động kiểm toán nhà nước với tính chất là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đã đạt được trong thời gian qua.
Tham gia ý kiến với Quốc hội vào việc xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, giúp hội đồng nhân dân các cấp quyết định và phân bổ dự toán thu - chi ngân sách địa phương phù hợp với tình hình thực tế. Tuy trong thời gian qua chưa kiểm toán được dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, nhưng đây là tiền đề để Cơ quan Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành tham gia kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo thông lệ quốc tế và phù hợp với vai trò của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khi được nhà nước giao nhiệm vụ.
Thông qua kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đã loại ra khỏi quyết toán các khoản chi tiêu không đúng nội dung, vượt định mức của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp…, để thu hồi các khoản chi không đúng chế độ quy định nộp ngân sách nhà nước, đồng thời kiến nghị với các đơn vị được kiểm toán khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng ngân sách, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Tạo ra những quan hệ tài chính công lành mạnh và việc sử dụng tài chính công một cách có hiệu quả.
Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng kiểm toán hoạt động do kiểm toán nhà nước thực hiện đã dần được xác lập và được khẳng định là một công cụ không thể thiếu được trong quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế - tài chính, nó có vai trò quan trọng trong việc giúp Quốc hội, Chính phủ thực hiện chức năng quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng và điều hành có hiệu quả các mặt hoạt động của nền kinh tế nói chung, ngân sách nhà nước nói riêng. Đồng thời thông qua hoạt động của mình cung cấp thông tin cho Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước khác điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách tài chính hiện hành. Do
đó để tăng cường và phát huy vai trò của kiểm toán hoạt động do kiểm toán nhà nước thực hiện trong nền kinh tế, cần thiết phải xác lập, duy trì quan hệ chặt chẽ giữa Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh với Cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Đồng thời quan tâm xây dựng hệ thống kiểm toán, xác lập đầy đủ những điều kiện tiền đề để kiểm toán hoạt động thực hiện tốt vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân.
2.3.2. Vai trò của kiểm toán hoạt động đối với quản lý vĩ mô
2.3.2.1. Đánh giá hoạt động của Chính phủ trong điều kiện mới
Trong năm 2008 và 2009, trước diễn biến nhanh của nền kinh tế theo cả chiều thuận và không thuận, để hỗ trợ tăng cường kiểm soát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ trong giai đoạn chống lạm phát và giai đoạn kích cầu, chống suy giảm kinh tế, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh mục tiêu, trọng tâm kiểm toán tiến hành nhiều cuộc kiểm toán chuyên đề để đi sâu đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực của việc thực hiện các gói giải pháp của Chính phủ. Kiểm toán Nhà nước đã đưa trọng tâm kiểm toán hoạt động năm 2009 đó là: Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của việc thực hiện các gói giải pháp của Chính phủ vào các cuộc kiểm toán ngân sách, tiền, tài sản nhà nước năm 2008 tại 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia. Kết quả kiểm toán các nội dung trên cho thấy:
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Và Kết Quả Kiểm Toán Hoạt Động Quản Lý Và Sử Dụng Kinh Phí Sự Nghiệp Khoa Học Công Nghệ Giai Đoạn 2001 - 2005
- Tổ Chức Và Kết Quả Kiểm Toán Hoạt Động Quản Lý Và Sử Dụng Kinh Phí Sự Nghiệp Môi Trường Giai Đoạn 2006 – 2008
- Tổ Chức Và Kết Quả Kiểm Toán Hoạt Động Mua Sắm, Quản Lý Tài Sản Của Các Ban Quản Lý Dự Án Giai Đoạn 2005 - 2007
- Khái Quát Thực Trạng Vai Trò Của Kiểm Toán Hoạt Động Ở Việt Nam Do Kiểm Toán Nhà Nước Thực Hiện Thời Gian Qua
- Tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện - 17
- Yêu Cầu Thực Hiện Xã Hội Hóa Sản Xuất Trong Điều Kiện Kinh Tế Thị Thường
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Về các gói giải pháp kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội: Với quy mô khoảng 145 nghìn tỷ đồng, ước thực hiện cả năm khoảng 100.600 tỷ đồng. Việc thực hiện các chính sách kích thích kinh tế đảm bảo an sinh xã hội bước đầu đã phát huy tác dụng, ngăn chặn suy giảm, duy trì, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đạt được một số mục tiêu chủ yếu đã được Quốc hội quyết định. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế đáng lưu ý đó là chưa tạo được đòn bẩy để tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng tích cực, còn mang tính bình quân, dàn trải, chưa tính đến thứ tự ưu tiên, triển khai nhiều mục tiêu và giải ngân chậm làm giảm hiệu quả của chính sách tài
khoá năm 2009. Ngoài ra, với một lượng tiền lớn bơm vào lưu thông khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao cùng với chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ được nới lỏng sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra lạm phát trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Kiểm toán Nhà nước đã có ý kiến tham gia với Quốc hội trong báo cáo tham gia ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách nhà nước năm 2010 là nên dừng việc thực hiện miễn, giảm thuế trong năm 2010 và thực hiện giãn thuế trong 3 tháng đầu năm 2010; dừng bù lãi suất cho vay ngắn hạn, chuyển sang bù lãi suất cho vay dài hạn và trung hạn để tạo điều kiện tái cơ cấu nền kinh tế; duy trì bù lãi suất theo Quyết định 497 nhưng phải điều chỉnh một số điểm cho phù hợp với thực tế để lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp cận được với chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Về thực hiện các chương trình mục tiêu: Một số địa phương chưa xây dựng kế hoạch dài hạn cho cả giai đoạn, chưa ban hành tiêu chí phân bổ vốn nên việc phân bổ còn dàn trải, mang tính bình quân, giao kế hoạch vốn chưa kịp thời và không sát thực tế nên rất nhiều dự án không thực hiện được phải chuyển năm sau, lập kế hoạch vốn thiếu chính xác nên kinh phí còn dư, không có đối tượng chi trả; một số công trình chất lượng không đảm bảo, không phù hợp dẫn đến không sử dụng được; sử dụng kinh phí sai mục đích, sai đơn giá, định mức... Bên cạnh đó, còn một số chương trình có mục tiêu, đối tượng trùng lắp, dàn trải (Chương trình mục tiêu theo Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình 135, Chương trình hỗ trợ 62 huyện nghèo, hỗ trợ các huyện nghèo giáp Tây nguyên…). Các hạn chế, tồn tại trên đây đã làm giảm hiệu quả và gây lãng phí vốn đầu tư. Trên cơ sở kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị với Quốc hội rà soát, kiểm tra lại danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia theo kế hoạch sẽ kết thúc năm 2010 để tập trung vốn bố trí hoàn thành dứt điểm trong năm 2010. Đối với các chương trình không hiệu quả, chưa cần thiết nhưng được bố trí trong dự toán năm 2010 cần mạnh dạn chấm
dứt; bố trí, sắp xếp lại các chương trình có mục tiêu và đối tượng trùng lắp, tránh dàn trải, manh mún để tập trung năng lực đầu tư có trọng điểm đối với các mục tiêu đã xác định.
2.3.2.2. Thông qua việc đưa ra các kết luận và kiến nghị tại các đơn vị được kiểm toán
Một là, kiến nghị về xử lý tài chính (số liệu về tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước và các kiến nghị xử lý khác);
Hai là, kiến nghị về xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm đã chỉ ra trong biên bản và báo cáo kiểm toán;
Ba là, kiến nghị sửa đổi, chấn chỉnh các khuyết điểm, tồn tại trong công tác quản lý tại các đơn vị được kiểm toán;
Bốn là, kiến nghị với các cơ quan quản lý cấp trên, các cơ quan quản lý có liên quan chỉ đạo đơn vị được kiểm toán thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, chấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động mà Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện trong quá trình kiểm toán;
Năm là, đưa ra các kiến nghị và hướng sửa đổi, để các cơ quan chức năng (Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành) nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành, các tiêu chuẩn, định mức chưa phù hợp đối với đơn vị được kiểm toán.
Sáu là, vai trò của kiểm toán nói chung, kiểm toán hoạt động nói riêng còn được thể hiện thông qua việc gửi và cung cấp báo cáo kiểm toán cho các Đại biểu Quốc hội và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Năm 2006, 2007 và 2008 báo cáo kiểm toán năm được gửi đến từng đại biểu Quốc hội để xem xét phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Kiểm toán Nhà nước cũng đã có báo cáo bằng văn bản gửi tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2007, 2008, 2009 và năm 2010. Tổ chức họp báo công bố kế hoạch kiểm toán năm 2007, 2008, 2009 và kết quả kiểm toán năm 2005, 2006, 2007. Kiểm
toán Nhà nước đã có nhiều đề xuất với Quốc hội, Chính phủ hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, giúp cho các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị được kiểm toán phát huy những mặt tích cực, khắc phục các khâu yếu kém trong hệ thống quản lý và kiểm soát nội bộ. Tất cả báo cáo kiểm toán cũng đã được gửi kịp thời cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước cũng đã kịp thời cung cấp thông tin, trả lời phỏng vấn báo chí, truyền hình để giải thích kết quả kiểm toán và định hướng đúng đối với dư luận về kết quả kiểm toán. Những kiến nghị trong báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sử dụng ngày càng nhiều trong xem xét hiệu quả của các dự án, chương trình để đưa ra các giải pháp, phương hướng điều chỉnh kịp thời; trong quản lý và xây dựng chính sách tài chính - ngân sách; trong xem xét, phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách, giám sát ngân sách và thực hiện chính sách pháp luật...
Bảy là, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương thực hiện đầy đủ các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, thu hồi các khoản trốn, lậu thuế, các khoản chi sai chế độ. Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp tích cực trong công tác kiểm tra, xử lý việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, nhờ đó việc thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước có nhiều tiến bộ. Nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị được kiểm toán đã thực hiện tương đối nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời các kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, xử lý về tài chính và thực hiện các giải pháp khắc phục những sai phạm, khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong quản lý tài chính, kế toán cũng như các mặt hoạt động khác. Tuy quy mô và số lượng các cuộc kiểm toán hoạt động còn khiêm tốn, kết quả đạt được chưa nhiều, nhưng các ý kiến của Kiểm toán Nhà nước tại các báo cáo kiểm toán đã từng bước giúp Quốc hội
và Chính phủ đưa ra các giải pháp kịp thời trong điều hành nền kinh tế nói chung và ngân sách nhà nước nói riêng. Qua kết quả kiểm toán tại một số cuộc kiểm toán hoạt động, Kiểm toán Nhà nước đã có một số kiến nghị cụ thể ở tầm quản lý vĩ mô đối với Quốc hội và Chính phủ như sau:
Thứ nhất, Đối với Quốc hội
Một là, tăng cường công tác giám sát trong lĩnh vực môi trường, chú trọng giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí môi trường từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí. Tập trung kiểm tra giám sát những tỉnh, thành phố có nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường lớn.
Hai là, bổ sung, sửa đổi, luật và pháp lệnh về môi trường đảm bảo khung pháp lý về môi trường nhằm quản lý trong lĩnh vực môi trường có hiệu quả hơn.
Ba là, qua kiểm toán cho thấy, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có số thu từ xổ số kiến thiết lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách địa phương nhưng không bố trí hết vốn cho các công trình giáo dục, y tế theo quy định. Nguyên nhân do ngoài công trình y tế, giáo dục, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương còn rất lớn, trong khi nguồn thu ngân sách địa phương không đủ để cân đối. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu và xem xét để tham mưu cho Quốc hội ban hành cơ chế quản lý và sử dụng nguồn thu xổ số cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng mở rộng nhiệm vụ chi từ nguồn thu này.
Thứ hai, Đối với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Một là, có biện pháp chấn chỉnh đối với các bộ, ngành, địa phương thực hiện không nghiêm túc Chỉ thị số 17/2007/CT-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương kiểm điểm và xử lý các sai phạm trong quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản của các ban quản lý dự án.
Hai là, chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp cùng các bộ, ngành xác định rõ mô hình hoạt động cơ quan nhà nước của các ban quản lý dự án, quy định rõ việc phân cấp trách nhiệm trong tổ chức, chuyên môn, tài chính kế toán...
Ba là, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có sử dụng vốn ODA khi tiến hành đàm phán, ký kết hiệp định, quyết định mua sắm máy móc trang thiết bị phải phù hợp với pháp luật, quy định của Việt Nam, tránh tình trạng các cán bộ, công chức của các đơn vị có dự án sử dụng vốn vay ODA dùng những trang, thiết bị cao hơn tiêu chuẩn, định mức chung của cán bộ, công chức nhà nước.
Bốn là, chỉ đạo Bộ Tài chính rút kinh nghiệm trong việc ban hành các văn bản dưới dạng công văn (theo quy định phải có quyết định điều chuyển tài sản), qua đó Bộ Giao thông - Vận tải đã ban hành quyết định điều chuyển 70 xe ôtô chưa đúng với các quy định tại Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 và Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước. Tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành địa phương thực hiện việc mua sắm, sử dụng tài sản theo quy định của nhà nước, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Năm là, trên cơ sở tổng kết các chương trình khoa học trọng điểm nhà nước giai đoạn 2001-2005, chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương tổ chức đánh giá hoạt động hoạt động khoa học giai đoạn 2001-2005 của toàn quốc để rút ra những ưu điểm, hạn chế đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất bổ sung, điều chỉnh các nội dung, mục tiêu trong giai đoạn 5 năn tiếp theo nhằm thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ đảm bảo cho việc thực hiện thành công mục tiêu chiến lược về khoa học và công nghệ của nước ta đến năm 2020.
Sáu là, tăng cường hơn nữa chỉ đạo đối với hoạt động khoa học và công nghệ, trong đó chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành, địa phương trong khuôn khổ nhiệm vụ được phân công, phân cấp phải thực hiện phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm, phối hợp trong việc lập và phân bổ kinh phí chi sự nghiệp khoa học và công nghệ, tránh tình trạng như giai đoạn 2001-2005, dự toán ngân sách nhà nước chi đầu tư phát
triển cho khoa học và công nghệ của Quốc gia chưa có sự tham gia của Bộ Khoa học và Công nghệ trong quá trình lập và phân bổ dự toán.
Bảy là, xem xét, mở rộng đối tượng học sinh được hỗ trợ theo hướng tất cả học sinh con hộ nghèo đều được hỗ trợ (bao gồm cả những học sinh con hộ nghèo theo học hệ bổ túc và học sinh nghèo học trường dân tộc nội trú nhưng chưa được hưởng chính sách nội trú), trong đó cần quy định rõ mức hỗ trợ cho từng đối tượng nhằm đưa chính sách của nhà nước thực sự đến với các hộ nghèo và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Chỉ đạo các bộ ngành có liên quan nghiên cứu các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để chỉ đạo thực hiện và bổ sung hoàn thiện cơ chế quản lý đối với Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
Tám là, đưa nội dung kiểm điểm công tác môi trường vào báo cáo tổng kết, đánh giá định kỳ của cơ quan, đơn vị. Chú trọng phát động phong trào bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp uỷ, chính quyền, các tầng lớp nhân dân về ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường. Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục công dân. Coi trọng việc phát động phong trào bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân.
2.3.3. Vai trò của kiểm toán hoạt động đối với quản lý vi mô
Kiểm toán hoạt động có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của các đơn vị được kiểm toán, điều đó được thể hiện qua 04 cuộc kiểm toán nói trên như sau:
Thứ nhất, đã chỉ ra các tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại của đơn vị được kiểm toán. Qua kết quả kiểm toán tại các cuộc kiểm toán hoạt động nêu trên đã cho thấy, Kiểm toán Nhà nước với những bằng chứng kiểm toán thuyết phục đã chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm và nguyên nhân của những