ĐVT: %
Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | |
1. Ngành N, L, TS | 59,1 | 58,2 | 56,3 |
2. Ngành CN, TTCN, XD | 14,3 | 13,5 | 11,3 |
3. Ngành TMDV và DL | 26,6 | 28,3 | 32,4 |
Tổng cộng | 100 | 100,0 | 100,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Của Quản Lý Du Lịch Tại Địa Phương
- Kinh Nghiệm Của Huyện Đảo Cát Bà (Hải Phòng)
- Các Chỉ Tiêu Về Kết Quả Phát Triển Du Lịch Của Huyện Cô Tô
- Tình Hình Về Cơ Sở Vật Chất Và Hạ Tầng Du Lịch Tại Huyện Cô Tô
- Đánh Giá Công Tác Xây Dựng Và Tổ Chức Thực Hiện Chiến Lược, Quy Hoạch, Kế Hoạch Và Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tại Huyện Cô Tô
- Đánh Giá Công Tác Quản Lý Khách Du Lịch Tại Huyện Cô Tô
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cô Tô)
Tỷ trọng ngành nông, lâm và thủy sản và CN, TTCN, XD trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần, tuy nhiên còn chậm. Năm 2017 tỷ trọng ngành nông, lâm và thủy sản là 56,3% giảm 1,9% so với năm 2016 còn ngành CN, TTCN, XD giảm 2,2% so với năm 2016. Trong khi đó tỷ trọng ngành TMDV và DL năm 2013 là 32,4% tăng 4,1% so với năm 2016. Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện còn chưa rõ rệt, tốc độ chuyển dịch chậm. Do đó, trong thời gian tới huyện cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chính sách để phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của huyện.
3.1.2.2. Dân số
Trong 3 năm vừa qua, dân số huyện Cô Tô không ngừng tăng hàng năm từ 5.553 người năm 2015 lên 6.047 người tính tới năm 2017. Tốc độ tăng dân số của huyện khá nhanh khi năm 2015 tăng với 3,1%, năm 2016 tăng 3,5%, năm 2017 dù tốc độ tăng giảm hơn nhưng vẫn tăng 2,4%. Trong đó, tổng số người trong độ tuổi lao động là 3.530 người (chiếm 58,37%). Do phần lớn dân cư tập trung trên đảo Cô Tô nên số lượng lao động tập trung chủ yếu tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến, còn xã Thanh Lân do có địa hình ít bằng phẳng hơn nên lao động tập trung cũng ít hơn.
6100
6047
6000
5901
5900
5800
5700
5600
5553
5500
5400
5300
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
ĐVT: Người
Hình 3.1: Biểu đồ dân số huyện Cô Tô qua các năm 2015-2017
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Cô Tô)
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những nét cơ bản trong bức tranh tổng thể của nông thôn. Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện vật chất quan trọng phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế cũng như nâng cao phúc lợi của dân cư nông thôn. Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn của các nước, cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện đã có nhiều thay đổi. Hệ thống điện, đường, trường, trạm, các công trình phúc lợi xã hội đã từng bước được quan tâm nâng cấp.
Hệ thống giao thông bao gồm đường thủy và hệ thống đường đô thị đã được nâng cấp hiện đại hóa cụ thể như sau:
- Giao thông đường thủy, là hệ thống giao thông đối ngoại quan trọng góp phần phúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện. Mạng lưới giao thông đường thủy huyện có cảng quân sự Bắc Vàn, và cảng Dân sự Cảng Cô Tô vận tải chuyên chở hành khách, hàng hóa từ đất liền ra đảo và ngược lại.
- Hệ thống đường giao thông đô thị tường bước được đầu tư, nâng cấp, đảm bảo nhu cầu giao thông đi lại của các phương tiện giao thông và nhân dân trên đảo, hệ thống đường nội thị đã được bê tông hóa.
Hệ thống điện: trong những năm qua huyện đã có nhiều cố gắng đưa lưới điện quốc gia về phục vụ nhân dân trong huyện. Đến nay toàn bộ các xã và thị trấn trong huyện đã có điện. Hàng năm huyện đã có những biện pháp nâng cấp và sửa chữa mới nhiều km đường điện nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện.
Thông tin liên lạc: trong nền kinh tế thị trường, ngoài chức năng về chính trị, xã hội, thông tin trở thành yếu tố quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Nhận thức được điều này, huyện Cô Tô đã phát triển hệ thống thông tin liên lạc đến toàn bộ tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện.
Thủy lợi: hệ thống thủy lợi được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tăng năng suất phần lớn các loại cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, thoát nước vào mùa mưa, cung cấp nước vào mùa khô… Trong những năm qua công tác thủy lợi đã liên tục phát triển, đã nâng cấp và xây dựng mới nhiều công trình lớn, vừa và nhỏ.
3.1.2.4. Văn hóa xã hội
Kinh tế - xã hội là hai mặt của nền kinh tế nói chung, nếu như phát triển kinh tế mà không phát triển xã hội thì cũng không thể phát triển bền vững được do vậy, phát triển nông nghiệp nông thôn phải gắn liền với phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế.
Văn hóa: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra sôi động với các hoạt động như: Chương trình văn nghệ, thể thao "Mừng Đảng - Mừng xuân" và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập huyện; khai mạc du lịch hè 2013 gắn với lễ hội Carnaval Hạ Long năm 2013; lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (05/6), Ngày Đại dương Thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01- 08/6) năm 2013 tại huyện Cô Tô.
Về giáo dục: So với các huyện khác trong tỉnh, Cô Tô có hệ thống giáo dục tương đối phát triển, hệ thống trường học của huyện được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em nhân dân trong huyện. Thực hiện tốt chủ trương tất cả con em đến tuổi đi học đều được đến trường, chất lượng chuyên môn dạy và học trong các trường không ngừng được nâng lên rõ rệt. Để đạt được điều đó là do có sự đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất tại các cơ sở dạy và học. Cho đến nay cả toàn huyện hiện có 10 trường học ở các cấp học, đã có 08 trường đạt chẩn quốc gia, 02 trường đủ điều kiện đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Y tế: Huyện đã duy trì mô hình quân - dân y kết hợp trong khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, hàng năm thực hiện khám, chữa bệnh cho
7.000 đến 10.000 lượt người với đội ngũ y, bác sỹ Trung tâm Y tế huyện đã nâng cao về trình độ chuyên môn đã thực hiện tốt một số thủ thuật hồi sức cấp cứu cơ bản và các phẫu thuật cấp cứu tiểu phẫu n hư: mổ viêm ruột thừa, mổ đẻ khó, mổ thoát vị bẹn hẹp, bơm hơi tháo lồng ruột ở trẻ em, nắn, bó bột gãy xương, trật khớp, hồi sức cấp cứu nhi khoa,… kiểm tra sức khỏe định kỳ cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự hằng năm.
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cô Tô
3.1.3.1. Thuận lợi
- Giao thông thuận lợi, hệ thống đường giao thông ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hóa giữa các vùng trong huyện, với các huyện khác trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn huyện đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, đất đai chưa sử dụng còn nhiều có thể đưa vào khai thác, phát triển nông nghiệp.
- Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp vùng biển đảo như: trợ cước giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, cho vay vốn với lãi xuất ưu
đãi cùng với cơ chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã khuyến khích nông dân phấn khởi sản xuất.
- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường, các cụm thương mại chợ nông thôn ngày càng phát triển và lưu thông hàng hóa thúc đẩy chuyển dịch kinh tế.
- Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực vào loại khá. Đây là thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên, huyện cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phù hợp để có thể cung cấp lao động có chất lượng cho địa phương.
3.1.3.2. Khó khăn
Cùng với những thuận lợi trên, quá trình phát triển kinh tế xã hội còn có những khó khăn đó là:
- Điểm xuất phát của nền kinh tế của huyện còn thấp so với cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, đây là khó khăn mà lãnh đạo và nhân dân trong huyện phải vượt qua bằng sự nỗ lực vượt bậc để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
- Trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp, chưa có nhiều mô hình sản xuất điển hình tiên tiến mang lại hiệu quả cao;
- Hệ thống thủy lợi xuống cấp, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.
- Huyện Cô Tô có nguồn lao động dồi dào nhưng hầu hết là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nghề. Trong cơ cấu lao động của huyện, lao động nông nghiệp chiếm 46,9%. Điều đó đang đặt ra thách thức đối với huyện trong việc đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo việc làm tại địa phương cho người lao động.
3.2. Thực trạng du lịch huyện Cô Tô qua một số năm
3.2.1. Tình hình phát triển du lịch tại huyện Cô Tô
Trong những năm qua, du lịch huyện đảo Cô Tô đã có nhiều chuyển biến tích cực, về quy mô khách hàng, doanh thu, tăng nguồn thu ngân sách cho huyện. Bảng số liệu 3.4 cho thấy tình hình phát triển du lịch Cô Tô rất khả quan, cụ thể:
Về tổng số khách du lịch: tăng hàng năm rất nhanh chóng, năm 2015 có
167.500 lượt khách; năm 2016 đạt 260.021 lượt khác, tương ứng tăng thêm 55,24%; năm 2017 đạt 279.992 lượt khách, tương ứng tăng thêm 7,68% so với năm 2016. Kết quả này là do số lượng khách nội địa và quốc tế đều tăng mạnh. Đối với khách nội địa: năm 2015 đạt 167.325 người, năm 2016 đạt 259.345 người, tăng thêm 54,99%; năm 2017 tăng đạt 278.645 người, tăng thêm 7,44% so với năm 2016, với đặc điểm khách nội địa tham gia du lịch chủ yếu vào thời gian cao điểm của năm vào các tháng 4,5,6,7,8 và huyện đảo đưa ra mức giá thu hút nên đã hấp dẫn được du khách nội địa. Quy mô khách quốc tế thay đổi, năm 2015 đạt 175 lượt khách, năm 2016 tăng thêm 676 lượt người, tăng thêm 286,29% so với năm 2015, nguyên nhân là do trong năm 2016, huyện đã tổ chức hội nghị làm việc với đoàn famtrip Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội ra khảo sát, xúc tiến phát triển du lịch tại Cô Tô vào ngày 08/5/2016; làm việc với đoàn công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh do đồng chí Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng đoàn vào ngày 11/5/2016 về chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Cô Tô nên đến năm 2017 lượng khách quốc tế tăng trở lại, một phần là do thời tiết ổn định, bên cạnh đó là sự thành công của công tác xúc tiến du lịch nên lượng khách quốc tế tăng lên quy mô là 1.347 lượt khách, tăng 99,26% so với quy mô khách năm trước.
Bảng 3.4: Tình hình phát triển du lịch tại huyện Cô Tô từ năm 2015-2017
ĐVT | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | |
Tổng khách du lịch | Lượt | 167500 | 260021 | 279992 |
Quốc tế | Lượt | 175 | 676 | 1347 |
Nội địa | Lượt | 167325 | 259345 | 278645 |
Tổng doanh thu | Tỷ đồng | 286 | 400 | 458 |
Thu ngân sách | Tỷ đồng | 14,7 | 21,5 | 30,4 |
Tỷ lệ thu NS của du lịch | % | 5,14 | 5,38 | 6,64 |
(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện)
Về doanh thu du lịch: lượng khách tăng nên doanh thu của du lịch tăng nhanh, năm 2015 đạt 286 tỷ đồng, năm 2016 đạt 400 tỷ đồng, tăng thêm 39,86% so với năm 2015; năm 2017 đạt 458 tỷ đồng, tăng thêm 14,5% so với năm 2016. Trong năm 2016, huyện đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Cô Tô là khu du lịch. Ngày 28/4/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND “V/v công nhận Huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh là Khu du lịch địa phương”. Ngày 01/11/2016 Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định số 575/2016/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý hoạt động Khu du lịch Cô Tô. Trong thời gian tới sẽ thành lập Ban quản lý Khu du lịch để đưa Khu du lịch Cô Tô đi vào hoạt động đảm bảo theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Nhờ vào tận dụng khai thác lợi thế để phát triển du lịch biển đảo, thu ngân sách hàng năm từ hoạt động du lịch của huyện Cô Tô không ngừng tăng thêm. Năm 2015 thu ngân sách đạt 14,7 tỷ đồng, đóng góp 5,14% vào tổng thu ngân sách trên địa bàn toàn huyện; năm 2016 thu ngân sách đạt 21,5 tỷ đồng, đóng góp 5,38% vào tổng thu ngân sách trên địa bàn toàn huyện; năm 2017 thu ngân sách đạt 30,4 tỷ đồng, đóng góp 6,64% vào tổng thu ngân sách trên địa bàn toàn huyện. Như vậy có thể nói, phát triển du lịch trên địa bàn huyện đang
là hướng phát triển tích cực không chỉ tạo ra nguồn thu cho huyện mà còn giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, chất lượng nguồn lao động được cải thiện, giảm thiểu sự dịch chuyển lao động giữa huyện với các địa bàn trong tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận.
3.2.2. Tình hình phát triển các tuyến điểm du lịch tại huyện Cô Tô
Sở hữu phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, khoảng 5 năm trở lại đây, cái tên Cô Tô như một điểm đến du lịch đầy sức hấp dẫn với du khách, đặc biệt là vào mỗi dịp hè. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua con số khách du lịch đến với huyện đảo hàng năm (bảng 3.4). Nhìn vào con số khách du lịch có thể nhận thấy rằng du lịch Cô Tô đang có bước chuyển mình ấn tượng...
Du lịch phát triển, hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú cũng phát triển theo, đến nay, trên địa bàn huyện đã có khoảng trên 300 cơ sở lưu trú với trên 2.500 phòng nghỉ phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, giao thông đường thủy vận chuyển khách ra, vào đảo đã và đang được các công ty đầu tư bổ sung và thay thế bằng tàu cao tốc có sức chở lớn, hành trình rút ngắn được 2/3 thời gian so với trước đây. Hiện tại có khoảng 26 tàu cao tốc tuyến Vân Đồn - Cô Tô, một ngày có thể chạy được 100 chuyến đưa đón khách ra, vào đảo, rút ngắn khoảng cách giữa đảo với đất liền.
Đặc biệt, ngày 28-4-2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND công nhận huyện Cô Tô là Khu du lịch địa phương. Theo đó, người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu hợp lệ đến huyện Cô Tô không phải xin giấy phép. Đây là tiền đề quan trọng để Cô Tô phát triển du lịch, tạo điều kiện thu hút khách du lịch quốc tế đến với địa phương.