Đánh Giá Công Tác Xây Dựng Và Tổ Chức Thực Hiện Chiến Lược, Quy Hoạch, Kế Hoạch Và Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tại Huyện Cô Tô


đã có chủ trương cho Cô Tô triển khai làm đường giai đoại II, đường dài rộng, thông thoáng, kẻ ô bàn cờ, giao thông đô thị tiên tiến.

Dự án quần thể Trung tâm thương mại, hậu cần nghề cá, bến cảng nội địa đón được tàu quốc tế, dự kiến huy động nguồn vốn ngoài ngân sách theo hình thức PPP. Nhà ga chờ tàu có mái che rộng 600m², giá trị đầu tư 40 tỷ đồng, Cty TNHH Ka Long đã lập dự án đầu tư xây dựng.

Bảng 3.9: Đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch tại huyện Cô Tô

ĐVT: Số phiếu được trả lời



Tiêu chí

Hoàn toàn không

đồng ý


Không đồng ý

Bình thườn g


Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Điểm trung bình

Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn

4

19

21

44

41

3,08

Sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu của

du khách


9


17


24


32


47


3,64

Địa phương có phát bảng hỏi khảo sát về sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ du

lịch tại địa bàn


4


15


26


43


42


3,18

Chính sách phát triển du lịch thuận lợi giúp du khách dễ dàng tiếp cận và sử

dụng dịch vụ du lịch tại địa bàn


5


8


24


42


51


3,85

Điểm trung bình chung

Xtb = 3,79

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô - 8

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Qua bảng 3.9 cho thấy công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch tại huyện Cô Tô đạt điểm trung bình là 3,79 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí “Chính sách phát triển du lịch thuận lợi giúp du khách dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ du lịch tại địa bàn” đạt 3,58 điểm, xếp điểm cao nhất, ý kiến đồng ý chiếm 33,31% và ý kiến rất đồng ý chiếm 39,23%. Cô Tô, huyện đảo xa xôi nhất vùng biển Đông Bắc bộ. Quần đảo tiền tiêu này gồm trên 50 hòn đảo, trong đó 3 đảo có nhiều người ở. Từ khi có điện lưới quốc gia, Cô Tô như được đánh thức tiềm năng du lịch,


huyện đã sớm điều chỉnh quy hoạch tổng thể, xây dựng đô thị Cô Tô theo hướng đô thị du lịch biên hải, cả tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô không ngừng đưa ra chính sách thực hiện chiến lược quy hoạch và phát triển du lịch cho huyện. Tiêu chí “Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn” chỉ đạt 3,08 điểm cho thấy huyện đang xây dựng kế hoạch, lộ trình cho sản phẩm du lịch địa phương, kết hợp du lịch tự nhiên với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái cho nên đánh giá ở thời điểm hiện tại huyện chưa có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, huyện mới chỉ có 3 tuyến 2 điểm du lịch. Nhìn chung, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch tại huyện Cô Tô được thực hiện nghiêm túc, có lộ trình, căn cứ xác định, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội để đưa ra kế hoạch, chính sách cho phát triển du lịch phù hợp.

3.3.2. Công tác tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

a. Bộ máy phân cấp quản lý du lịch tại huyện

Để quản lý công tác du lịch của huyện, huyện đã xây dựng bộ máy quản lý phát triển du lịch như hình 3.2.


Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh

Phòng Văn hóa và Du lịch huyện Cô Tô

UBND

tỉnh Quảng Ninh

UBND

huyện Cô Tô

Trung tâm thông tin du lịch Cô Tô


Hội du lịch Cô Tô


Hình 3.2: Bộ máy quản lý du lịch tại huyện Cô Tô

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Du lịch huyện)


Công tác quản lý du lịch của huyện được thực hiện qua Phòng Văn hóa và Du lịch làm trung tâm đầu não, Phòng Văn hóa và Du lịch huyện Cô Tô thực hiện chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ theo sự phân công của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh và UBND huyện Cô Tô. Trung tâm thông tin du lịch Cô Tô được thành lập và chiuh giám sát của Phòng Văn hóa và Du lịch huyện. Hội du lịch Cô Tô chịu sự giám sát của UBND huyện và Phòng Văn hóa và Du lịch huyện.

Bảng 3.10: Số lượng cán bộ thực thi nhiệm vụ phát triển du lịch huyện Cô Tô năm 2017‌

Các cơ quan

Số lượng cán bộ

Tỷ trọng (%)

UBND huyện Cô Tô

3

2,72

Phòng Văn hóa và Du

lịch huyện Cô Tô

21

19,09

Trung tâm thông tin du

lịch Cô Tô

8

7,27

Hội du lịch Cô Tô

78

70,92

Tổng

110

100

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Du lịch huyện)

Số lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch của huyện co 110 người, trong đó, cán bộ thuộc UBND huyện có 3 người, chiếm 2,72%; Phòng Văn hóa và Du lịch huyện có 21 người, chiếm 19,09%, Trung tâm thông tin du lịch Cô Tô có 8 người, chiếm 7,27% và thành viên chính thức của Hội du lịch Cô Tô có 78 người, chiếm tỷ trọng 70,92% chiếm lớn nhất, lý do các thành viên tham gia gia nhập Hội rất dễ theo điều lệ và quy tắc của Hội, các cán bộ ở các cơ quan còn lại là đối tượng biên chế, phục vụ trong bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.

b. Công tác tổ chức du lịch

Trên địa bàn huyện Cô Tô đã tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao hưởng ứng mùa du lịch hè 2016. Ngày 11/4/2016 Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND “Kế hoạch tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cô Tô 2016” diễn ra từ ngày đến ngày 05 - 12/5/2016.


Trong Tuần lễ ngoài các môn truyền thống được tổ chức thường niên còn tổ chức một số hoạt động và thi đấu một số môn mới, lạ gây được hiệu ứng cao với sự hưởng ứng tham gia tích cực của nhân dân và khách du lịch như: Hội trại sáng tác văn học nghệ thuật về Cô Tô, thi chèo mủng nan bằng chân, thi 2 môn phối hợp (chạy bộ + chèo thuyền kayak).

Bảng 3.11: Thống kê nguồn nhân lực tham gia các lớp nghiệp vụ cho phát triển du lịch huyện Cô Tô‌


Tên lớp

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Số lớp

Số

người

Số lớp

Số

người

Số lớp

Số

người

Kỹ thuật chế biến món ăn

1

50

2

70

3

110

Nghiệp vụ buồng, bàn, bar

1

26

1

35

2

70

Tiếng anh

1

28

2

60

3

94

Nghiệp vụ cho quản lý cơ

sở lưu trú


1


61


1


85


1


86

Nghiệp vụ du lịch (lái

tài,nhân viên phục vụ tàu)


1


25


1


27


1


35

Tập huấn khác


15


20


25

Tổng

5

205

7

297

10

420

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Du lịch huyện)

Trong năm 2015-2017 đã tổ chức đào tạo, tập huấn cho lao động phục vụ trong ngành du lịch, cụ thể: năm 2015 tập huấn cho 205 người, năm 2016 tập huấn cho 297 người và năm 2017 tập huấn cho 420 người. Các lớp tập huấn phục vụ cho các dịch vụ lưu trú, ăn uống, nghiệp vụ cho nhân viên, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ,… Huyện rất nỗ lực trong quá trình làm hài lòng khách du lịch nên đã liên kết với các cơ sở đào tạo như Trường Đại học Hạ Long, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội… đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức, thái độ cho lao động tham gia cung ứng dịch vụ cho khách du lịch. Với nhu cầu du lịch tăng cả lượng khách trong nước và quốc tế nên huyện đã đưa ra chính sách đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa bàn.


Bảng 3.12: Đánh giá về công tác tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về du lịch huyện Cô Tô‌

ĐVT: Số phiếu được trả lời



Tiêu chí

Hoàn toàn không

đồng ý


Không đồng ý


Bình thườn g


Đồng ý


Hoàn toàn đồng ý


Điểm trung bình

Phân cấp bộ máy gọn nhẹ nên

du khách có nhiều thuận lợi trong sử dụng dịch vụ du lịch


4


6


18


35


67


4,20

Vận hành bộ máy trôi chảy, không gâp áp lực cho du khách

sử dụng dịch vụ


8


15


21


30


56


3,82

Du khách có sự phản hồi về tổ chức và vận hành bộ máy khi

đến du lịch


9


19


26


40


36


3,53

Điểm trung bình chung

Xtb=3,84

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng 3.12 cho thấy công tác tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đạt điểm 3,84 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí “Phân cấp bộ máy gọn nhẹ nên du khách có nhiều thuận lợi trong sử dụng dịch vụ du lịch” đạt 4,2 điểm, đạt mức cao nhất và xếp loại tốt, với phân cấp phân quyền như trình bày ở hình 3.2 cho thấy công tác này được huyện chú trọng làm tốt, ý kiến hoàn toàn đồng ý chiếm đến 51,54%. Tiêu chí “Du khách có sự phản hồi về tổ chức và vận hành bộ máy khi đến du lịch” đạt 3,53 điểm, xếp thấp nhất, hiện nay trên địa bàn có website và fanpage cho du lịch nhưng khách hàng chưa phản hồi nhiều về tiêu chí này. Nhìn chung, công tác tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được làm khá tốt, đó là tiền đề giúp cho công tác du lịch được phát triển và phát huy được lợi thế về du lịch sinh thái cho du khách.

3.3.3. Công tác quản lý xúc tiến du lịch


Công tác xúc tiến du lịch được huyện Cô Tô rất chú trọng bởi nó là đòn bẩy tích cực cho du khách biết đến, quan tâm và sẽ tham gia vào các chương trình du lịch của huyện đảo. Có rất nhiều chương trình cho xúc tiến du lịch huyện: Với mục đích xây dựng, hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thái độ lịch sự, thân thiện của những người làm dịch vụ du lịch và nhân dân trên địa bàn huyện Cô Tô; Nâng cao nhận thức của người dân về văn minh - văn hóa du lịch Cô Tô; Cung cấp cho du khách những thông tin cơ bản về văn hóa ứng xử tại điểm đến và khuyến nghị những hành vi không phù hợp, hướng tới mục tiêu làm tốt đẹp hơn mối quan hệ giữa du khách và điểm đến Cô Tô.

Ngày 06/4/2016 Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định số 121/2016/QĐ-UBND “Quyết định ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô”. Xây dựng hình ảnh hóa Bộ Quy tắc, tổ chức in, phát hành tờ gấp hình ảnh hóa để du khách và nhân dân dễ thực hiện; in, phát hành Lịch du lịch Cô Tô; in, phát hành Cẩm nang du lịch Cô Tô; tổ chức họp báo; xây dựng website du lịch Cô Tô: coto.gov.vn; xây dựng fanpage (facebook) du lịch: Du lịch Cô Tô. Kết hợp đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, xúc tiến trên hệ thống thông tin đại chúng của huyện, tỉnh…: website, fanpage, các trang mạng xã hội, báo viết, báo mạng, hệ thống truyền thanh - truyền hình, video clip, phóng sự.

Bảng 3.13: Ngân sách và phương tiện xúc tiến du lịch của huyện Cô Tô


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Lịch Du lịch

Cuốn

1500

1800

2000

Cẩm nang du lịch

Quyển

6500

8000

10000

Tờ gấp Bộ quy tắc ứng xử

Tờ

1700

2000

2500

Họp báo

Cuộc

1

1

1

Ngân sách cho xúc tiến du lịch

Tỷ đồng

3,6

5,4

6,5

Tỷ lệ Ngân sách xúc tiến so với doanh thu

%

1,26

1,35

1,42

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Du lịch huyện)

Qua bảng 3.13 cho thấy huyện đã sử dụng khá đa dạng các hình thức xúc tiến du lịch, quy mô ngân sách và số lượng các phương tiện xúc tiến có xu thế


tăng qua các năm. Đặc biệt, ngân sách dành cho xúc tiến tăng cả về số lượng và tỷ lệ ngân sách so với doanh thu: ngân sách năm 2015 đạt 3,6 tỷ đồng; năm 2016 đạt 4,4 tỷ đồng và năm 2017 đạt 6,5 tỷ đồng.

Bảng 3.14: Đánh giá công tác quản lý công tác xúc tiến du lịch huyện Cô Tô

ĐVT: Số phiếu được trả lời



Tiêu chí

Hoàn toàn không

đồng ý


Không đồng ý


Bình thường


Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Điểm trung bình

Có chương trình du lịch riêng cho

từng nhóm khách hàng


17


21


24


38


30


3,22

Cử nhân viên tham gia hội chợ xúc tiến du lịch tại tỉnh và địa phương

khác, thị trường quốc tế


8


15


32


40


35


3,57

Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng

năm


8


19


43


30


30


3,39

Thường xuyên xây dựng kế hoạch và

ngân sách tìm kiếm khách hàng mới


9


17


24


47


33


3,56

Sử dụng đa dạng công cụ thu hút xúc

tiến du lịch thường xuyên


12


18


21


38


41


3,53

Điểm trung bình chung

Xtb=3,45

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Qua bảng 3.14 cho thấy công tác xúc tiến du lịch huyện Cô Tô đạt điểm trung bình là 3,45 xếp loại khá. Tiêu chí “Cử nhân viên tham gia hội chợ xúc tiến du lịch tại tỉnh và địa phương khác, thị trường quốc tế” đạt 3,57 điểm, xếp cao nhất, và tiêu chí “Có chương trình du lịch riêng cho từng nhóm khách hàng” đạt 3,22 điểm, xếp điểm thấp nhất, hiện tại huyện chỉ xây dựng chương trình cho khách quốc tế, khách nội địa, các chương trình cụ thể cho từng nhóm khách hàng như hộ đình, đoàn công vụ, nhóm đơn lẻ đang trong lộ trình xây dựng. Nhìn chung, lượng khách tăng nên doanh thu du lịch tăng cho nên huyện tổ chức quảng bá xúc tiến dựa trên tổng doanh thu của năm liền kề trước đó, điều này cho thấy huyện rất quan tâm, chú trọng trong công tác xúc tiến du lịch,


tuy nhiên với đặc thù là huyện đảo nằm xa đất liền, còn khó khăn về cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc (y tế, ngân hàng…) nên sắp tới huyện còn chi nhiều ngân sách cho hoạt động xúc tiến du lịch.

3.3.4. Công tác quản lý khách du lịch

Để quản lý khách du lịch chuyên nghiệp, bài bản, kéo dài ngày lưu trú của khách hàng thì công tác quản lý đặt ra nhiều nhiệm vụ buộc cơ quan chính quyền huyện Cô Tô phải thực hiện đồng bộ. Các hoạt động quản lý khách hàng của huyện đã được thực hiện, đó là:

* Thành lập Khu du lịch Cô Tô

- Hoàn thiện hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Cô Tô là khu du lịch. Ngày 28/4/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND “V/v công nhận Huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh là Khu du lịch địa phương”.

- Ngày 01/11/2016 Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định số 575/2016/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý hoạt động Khu du lịch Cô Tô. Trong thời gian tới sẽ thành lập Ban quản lý Khu du lịch để đưa Khu du lịch Cô Tô đi vào hoạt động đảm bảo theo các quy định hiện hành của pháp luật.

* Thành lập Hội Du lịch Cô Tô

- Hoàn thiện hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân tỉnh cho phép thành lập Hội Du lịch Cô Tô. Ngày 13/01/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 126/QĐ-UBND “V/v cho phép thành lập Hội Du lịch Cô Tô”.

- Ngày 22/3/2016 Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Ban vận động thành lập Hội Du lịch Cô Tô tổ chức Đại hội thành lập Hội Du lịch Cô Tô với sự tham gia của 78 hội viên chính thức.

* Thành lập Trung tâm Thông tin du lịch Cô Tô

Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin thành lập và phụ trách Trung tâm thông tin du lịch Cô Tô.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023