Tình Hình Về Cơ Sở Vật Chất Và Hạ Tầng Du Lịch Tại Huyện Cô Tô


Bảng 3.5: Xây dựng tuyến điểm du lịch tại huyện Cô Tô


Tuyến du lịch

(3 tuyến)

Điểm du lịch

(2 điểm)

Tuyến 1:

Thị trấn Cô Tô - Xã Đồng Tiến

Tuyến 2: Thị trấn Cô Tô - Đảo Cô Tô Con

Tuyến 3: Thị trấn Cô Tô

- Xã Thanh

Lân

1. Khu di tích lịch sử Hồ Chủ tịch trên đảo Cô

2. Xã Thanh Lân

- Tuyến du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, sinh thái biển

- Các điểm tham quan trong tuyến: Bãi đá Móng Rồng (bãi đá Cầu Mỵ) - Khu trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá - Chợ trung tâm huyện - Khu di tích lịch sử Hồ Chủ tịch - Khu di tích lịch sử Đồn Cao - cung đường Tình yêu và bãi tắm Tình yêu (bãi tắm Nam Hải) - Trạm Hải Đăng Cô Tô - hồ Trường Xuân - bãi biển Hồng Vàn - rừng Chõi nguyên sinh - bãi

biển Vàn Chảy

- Tuyến du lịch sinh thái biển, khám phá trải nghiệm, du lịch mạo hiểm

- Các điểm tham quan trong tuyến: Khu di tích lịch sử Hồ Chủ tịch trên đảo Cô Tô - bãi Nam, bãi Đông, hòn Sư Tử (đảo Cô Tô Con)

- Tuyến du lịch sinh thái biển, tham quan trải nghiệm

- Các điểm tham quan trong tuyến: Khu di tích lịch sử Hồ Chủ tịch trên đảo Cô Tô - bãi biển Vụng Ba Châu, cơ sở chế biến Sứa Mai Công Đàm (xã Thanh Lân)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô - 7

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện)


Một điều rất dễ nhận thấy, những năm trước đây, vào mùa hè lượng khách du lịch đến Cô Tô chỉ tập trung đông vào những ngày cuối tuần, thì đến năm nay, du khách đến Cô Tô đã đều vào các ngày trong tuần. Giờ đây Cô Tô không chỉ tập trung phát triển du lịch hè, mà mùa khác trong năm vẫn có khách, tuy lượng khách không đông bằng mùa cao điểm du lịch hè. Đây thực sự là một tín hiệu khả quan cho ngành Du lịch của huyện. Du lịch đã tạo việc làm cho một bộ phận lao động không nhỏ trên địa bàn huyện. Doanh thu từ du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển này đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của lĩnh vực du lịch trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.

3.2.3. Tình hình về cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch tại huyện Cô Tô

a. Về lưu trú

Trong mùa du lịch 2015-2017, quy mô cơ sở lưu trú có sự thay đổi rất rõ rệt, theo xu hướng tích cực về số lượng cơ sở phục vụ lưu trú và cung ứng số phòng nghỉ đều tăng, trong đó đa số tập trung ở khu vực thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.

Bảng 3.6: Thống kê phân bổ cơ sở lưu trú du lịch huyện Cô Tô



Địa bàn

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Số cơ

sở

Số

phòng

Số cơ

sở

Số

phòng

Số cơ

sở

Số

phòng

Thị trấn Cô


81


1.056


191


1.335


235


1.434

Đồng Tiến

29

431

85

595

117

631

Thanh Lân

8

50

10

70

14

90

Tổng

118

1.537

286

2.000

366

2.155

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện)

Về số cơ sở phục vụ tăng, năm 2015 có 118 cơ sở, năm 2016 tăng lên 286 cơ sở và năm 2017 tăng dạt 366 cơ sở. Về số phòng nghỉ, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cho du khách, năm 2015 đạt 1.537 phòng, năm 2016 đạt 2.000 phòng và năm


2017 đạt 2.155 phòng. Với điều kiện xây dựng cơ sở lưu trú như vậy đã đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi và kéo dài ngày nghỉ trung bình của du khách.

b. Về ăn uống

Với sự phát triển về quy mô lượng khách đến du lịch tại Cô Tô như vậy, nên cơ sở ăn uống tăng về quy mô. Năm 2015 toàn huyện có 41cơ sở, năm 2016 có 58 cơ sở và năm 2017 có 85 cơ sở ăn uống, trong đó các cơ sở ăn uống có quy mô lớn tập trung tại địa bàn thị trấn Cô Tô, ngoài ra tại các cơ sở lưu trú có đến 90% phục vụ cả nhu cầu ăn uống.


Địa bàn

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

So sánh 2016/2015

So sánh 2017/2016

(+/-) ∆

%

(+/-) ∆

%

Thị trấn Cô Tô

17

25

31

8

47,06

6

24

Đồng Tiến

20

28

43

8

40

15

53,57

Thanh Lân

4

5

11

1

25

6

120

Tổng

41

58

85

17

41,46

27

46,55

Bảng 3.7: Thống kê cơ sở ăn uống phân theo địa bàn tại huyện Cô Tô


(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện) c.Về giao thông

Do là huyện đảo nằm cách xa đất liền nên huyện đã phát triển các loại hình phương tiện giao thông phù hợp với việc phát triển du lịch.

Đối với đường thủy, phương tiện chủ yếu là tàu khách di chuyển từ dất liền ra đảo và đò khách phục vụ các tuyến điểm du lịch. Trong năm 2017 có 21 tài cao tốc, 5 tàu thường; 37 đò khách đi tuyến Bắc Vàn-Cô Tô Con, 3 đò khách tuyến Cô Tô - Thanh Lân.

Đối với đường bộ, phương tiện chủ yếu là xe ô tô, xe điện, xe gắn máy, xe đạp và xe đạp điện. Trong đó, phương tiện xe máy được sử dụng phổ biến nhất là

1.000 xe, phục vụ cho du khách thuê xe đi phượt, tự khám phá. Phương tiện là xe


đạp, xe đạp điện có 300 xe, xe điện phục vụ khách theo đoàn có 136 xe và ô tô có 9 xe.


Bảng 3.8: phương tiện giao thông tham gia vào hoạt động du lịch năm 2017‌


Đường thủy


Phương tiện

Tàu khách

Đò khách

Cao tốc

Tàu

thường

Bắc Vàn -

Cô Tô Con

Cô Tô -

Thanh Lân

Số lượng

21

5

37

3

Đường bộ

Phương tiện

Xe ô tô

Xe điện

Xe gắn máy

Xe đạp, xe đạp điện

Số lượng

9

136

1.000

300

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện)

d. Các cơ sở vật chất khác

- Điểm mua sắm: Toàn huyện có khoảng 30 cơ sở mua sắm hàng hóa dịch vụ liên quan đến du lịch (cơ bản bán các sản phẩm hải sản Cô Tô như mực, cá, bào ngư, hải sâm, các loại rượu ngâm hải sản…), trong đó có 3 cơ sở được công nhận là điểm mua sắm đạt chuẩn.

- Điểm vui chơi, giải trí: Có 12 cơ sở karaoke, xông hơi, massage và khoảng 10 cơ sở internet công cộng. Các cơ sở đều được cấp phép hoạt động và cơ bản đảm bảo các điều kiện kinh doanh.

- Điện: Ngay từ đầu năm ngành điện đã đầu tư lắp thêm các trạm hạ áp để đảm bảo cung cấp điện cho các cơ sở kinh doanh và phục vụ sinh hoạt. Nhìn chung cơ bản đảm bảo phục vụ du lịch

- Nước: Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cơ bản đảm bảo, hiện 2 hồ chứa nước mặt gồm: hồ Trường Xuân ở xã Đồng Tiến dung tích 170.000 m³; hồ C4 ở thị trấn Cô Tô, trước đây nguồn nước chủ yếu phục vụ nông nghiệp, nay được xác định là “vò” nước ăn, phải thanh sạch, rừng lòng hồ chuyển từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ. Nước thải, tổ chức JICA của Nhật giúp đỡ hệ thống đường ống tự làm sạch nước thải công suất 50 m³/h được nâng cấp, phát huy tốt tác dụng.

- Bưu chính viễn thông: Trên địa bàn huyện có sự hiện diện của 2 nhà mạng lớn nhất Việt Nam là Vinaphone và Vietteltelephone, đảm bảo nhu cầu liên lạc cho khách du lịch và nhân dân.


- Ngân hàng: Có 2 hệ thống ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện Cô Tô là Agribank và Ngân hàng chính sách xã hội. Tuy nhiên chỉ có Agribank phục vụ nhu cầu giao dịch tài chính cho khách du lịch.

3.3. Thực trạng quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô

3.2.1. Tình hình công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch

a. Căn cứ thực hiện

- Luật du lịch năm 2015;

- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH 11 ngày 29/11/2009;

- Nghị định 98/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;

- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 3/11/2013 của Bộ Kế hoạch và Dầu tư hướng dẫn tổ chức lập thẩm định, phê duyệt, điêu chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

- Quyết định số 2782/QD-BVHTTDL ngày 27-07-2013 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Đê án phát triển du lịch biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 2782/QD-BVHTTDL ngày 27-07-2013 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 91/QD-BVHTTDL ngày 30-12-2008 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.

- Quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.


- Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 03/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ủy quyền cho các Sở Ban Ngành của tỉnh và UBND các địa phương liên quan triển khai lập Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây dựng và các Quy hoạch ngành lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tinh Quảng Ninh;

- Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 25/5/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quang Ninh, Giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cô Tô lần thứ V;

- Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng biển đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cô Tô đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Công văn số 201/UBND ngày 8/04/2014 của UBND huyện Cô Tô về việc lập Quy hoạch phát triển du lịch huyện Cô Tô đến năm 2020, tàm nhìn đến 2030;

- Các quy hoạch một số ngành về giao thông, điện nước, đô thị... đến năm 2020; quy hoạch nông thôn mới các xã;

b.Nội dung

- Kế hoạch bảo tồn tài nguyên du lịch Cô Tô, giải pháp kế hoạch phát huy giá trị tài nguyên, kèm theo nội dung đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật liên quan nhằm đảm bảo những giá trị vật chất, tinh thần quan trọng của các di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử phục vụ hiệu quả đối với khách du lịch.

- Kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, giải pháp và kế hoạch phát triển hệ thống sản phẩm du lịch gắn với hệ thống di sản vật thể và phi vật thể của Cô Tô.


- Kế hoạch và giải pháp phát triển thị trường du lịch Cô Tô, nghiên cứu, đề xuất hệ thống thương hiệu du lịch cho Cô Tô, giải pháp và kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch, kế hoạch phát triển hệ thống thông tin du lịch.

- Hệ thống quản lý chất lượng du lịch Cô Tô trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng về chất lượng của du lịch Cô Tô.

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cụ thể gồm: hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo nghề, đào tạo các đào tạo viên.

- Quản lý du lịch phù hợp với định hướng phát triển du lịch, đảm bảo sự tham gia tích cực và hiệu quả của cộng đồng và các thành phần kinh tế trong hoạt động quản lý phát triển, kinh doanh du lịch.

c. Kết quả thực hiện

Trong hành trình kiến thiết đô thị cho phát triển du lịch, Cô Tô chia làm nhiều giai đoạn theo đặc điểm cụ thể ở địa phương. Trước mắt, huyện chọn mục tiêu then chốt là quản lý đất đai, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Huyện khắc phục tồn tại do lịch sử để lại, gánh nặng nhất một thời di dân ra xây dựng vùng kinh tế mới (mục đích giữ đất là chính), dân tự do cư trú và gần đây là phát triển du lịch “nóng”, công tác quản lý đất đai không theo kịp tốc độ xây dựng. Đồng thời với việc quản lý đất xây dựng, sắp xếp lại quy hoạch, Cô Tô đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, theo hướng đi trước đón đầu vận hội mới, quần đảo địa phương nằm trong khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn. Cô Tô đầu tư 2 công trình trọng điểm trong niên khóa kế hoạch (2016 - 2020) là dự án đường xuyên đảo và dự án xây dựng quần thể Trung tâm thương mại- hậu cần nghề cá - bến cảng nội địa quy mô tiên tiến đón được tàu quốc tế.

Dự án đường xuyên đảo đầu tư giai đoạn I với 118 tỷ đồng, trục đường chính dài 5km, lòng đường rộng từ 7 đến 8,5m, vỉa hè hai bên trung bình rộng 5m, có chỗ rộng tới 9m (công trình nhân dân tự nguyện hiến đất mở đường, kinh phí tập trung cho xây dựng) nền đường vỉa hè vững chãi, đẹp mắt. Tỉnh

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí