phục vụ cho hoạt động kinh doanh này, có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như: ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay…Thực tế cho thấy, ít có doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. Phần lớn trong các trường hợp, khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển.
*) Kinh doanh lữ hành
Hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung đề cập đến các hoạt động chính như: làm nhiệm vụ giao dịch; ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh lữ hành thường tồn tại hai hoạt động phổ biến sau:
Kinh doanh lữ hành: là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần; quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.
Kinh doanh đại lý lữ hành: là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng. Trong đó, Kinh doanh lữ hành bao gồm có kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Lữ hành nội địa là việc xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa. Lữ hành quốc tế là việc xây dựng, chào bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách quốc tế vào nước mình và đưa công dân nước mình đi du lịch nước ngoài, thực hiện chương trình đã bán hoặc ký hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa.
*) Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác
Ngoài các hoạt động du lịch kinh doanh như đã nêu trên, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí; tuyên truyền, quảng cáo du lịch; tư vấn đầu tư du lịch… Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này ngày càng có xu hướng phát triển mạnh. Phần không thể thiếu trong hành trình Du lịch là kinh doanh khu vui chơi, giải trí, các dịch vụ mua bán hàng hóa, hàng lưu niệm, dịch vụ thể thao như sân golf và dịch vụ cho thuê dụng cụ đánh golf, dịch vụ thuê các thiết bị lướt ván, lặn biển, các dịch vụ thuê dụng cụ leo núi, các dịch vụ thuê dụng cụ du lịch mạo hiểm, dịch vụ massage…
1.1.2. Đặc điểm của quản lý du lịch tại địa phương
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô - 1
- Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô - 2
- Kinh Nghiệm Của Huyện Đảo Cát Bà (Hải Phòng)
- Các Chỉ Tiêu Về Kết Quả Phát Triển Du Lịch Của Huyện Cô Tô
- Biểu Đồ Dân Số Huyện Cô Tô Qua Các Năm 2015-2017
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Một là, Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch diễn ra trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính phức tạp, năng động và nhạy cảm. Vì vậy, hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt để đứng ra tổ chức và điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là Nhà nước - vừa là người quản lý, vừa là người tổ chức hoạt động du lịch. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Nhà nước phải đề ra pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,…và sử dụng các công cụ này để tổ chức và quản lý hoạt động du lịch.
Hai là, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch…phát triển du lịch là cơ sở, là công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động du lịch. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, về hình thức tổ chức và quy mô hoạt động…Dù phức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý của Nhà nước cũng phải đảm bảo cho hoạt động du lịch có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng rõ rệt. Do đó, Nhà nước phải ban hành pháp luật,
đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và dùng các công cụ này để tác động vào lĩnh vực du lịch.
Ba là, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có trình độ, năng lực thật sự. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải tạo được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động du lịch phát triển. Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước không thể khác hơn là phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương.
Bốn là, quản lý nhà nước còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật trong nền kinh tế thị trường với tư cách là công cụ quản lý. Nền kinh tế thị trường với những quan hệ kinh tế rất đa dạng và năng động đòi hỏi có một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt là khi vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế là mục tiêu mà các quốc gia hướng tới. Trong bối cảnh đó, phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp không chỉ với điều kiện ở trong nước mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế. Đây là sự thách thức lớn đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bởi vì, mọi quan hệ hợp tác dù ở bất cứ lĩnh vực nào và với đối tác nào cũng cần có trình tự nhất định và chỉ có thể dựa trên cơ sở chính sách, pháp luật.
1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong quản lý du lịch tại địa phương
Nước ta là một nước có nền kinh tế tập trung, mọi hoạt động của nền kinh tế đều chịu sự điều tiết của Nhà nước. Chính vì vậy, không chỉ riêng du lịch hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước mà tất cả các hoạt động khác trong nền kinh tế quốc dân đều rất cần có sự quản lý ấy để nền kinh tế nước nhà đi theo đúng định hướng. Đối với hoạt động du lịch được thể hiện ở các mặt sau:
Một là, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho du lịch phát triển, đảm bảo về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho sự phát triển ấy. Nhà nước cũng có các dự án đầu tư xây dựng, củng cố các khu du lịch, có những phương thức quảng
bá nhằm thu hút khách du lịch đến với Việt Nam. Đồng thời, Nhà nước cũng tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho du lịch có điều kiện phát triển.
Hai là, Nhà nước định hướng cho sự phát triển của du lịch. Sự định hướng này được thể hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Định hướng, dẫn dắt sự phát triển của du lịch còn được đảm bảo bằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức, quản lý du lịch từ Trung ương đến địa phương.
Ba là, Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động du lịch của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường. Xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ rộng rãi, khuyến khích và đề cao trách nhiệm cá nhân là điều kiện cho sự phát triển toàn diện cả về kinh tế - xã hội.
Bốn là, quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước quy định rõ những bộ phận, những ngành then chốt, những nguồn lực và tài sản mà Nhà nước trực tiếp quản lý.
1.1.4. Nội dung quản lý du lịch tại địa phương
1.1.4.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp, do đó, nhà nước và địa phương phải đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và dùng công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch để thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, trở thành kinh tế mũi nhọn của quốc gia và địa phương. Đề làm được điều này, nhà nước và địa phương hải xác định được chiến lược tổng thể phát triển du lịch phù hợp với điều kiện đất nước, vừa phát huy được tính đặc thù, huy động được nội lực để tăng khả năng hấp dẫn khách du lịch, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tranh thủ được nguồn lực bên ngoài. Các chính sách quản lý bao gồm công tác quy hoạch,
kế hoạch phát triển du lịch bao gồm địa đểm; thu phí, lệ phí du lịch; đầu tư cơ sở hạ tầng-vật chất; các loại hình du lịch (du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp….) cho phát triển du lịch địa phương.
1.1.4.2. Tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương
Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thực hiện thông suốt từ cấp Trung ương đến địa phương, bao gồm sự phân cấp từ Chính phủ, Bộ Văn hóa-thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch, Sở Văn hóa-thể thao và du lịch, UBND tỉnh/thành phố, UBND cấp huyện. Du lịch là hoạt động mang tính liên ngành, do đó quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải tạo được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động du lịch phát triển. Chính vì vậy cần tăng cường quản lý bộ máy để có sự thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương, đồng thời các cơ quan trong bộ máy đó phải luôn được phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo du lịch luôn có sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động tại địa phương hiệu quả nhất. Các chính sách quản lý gồm quản lý sự phân cấp, quy trình hoạt động, số lượng cán bộ thực thi nhiệm vụ phát triển du lịch địa phương.
1.1.4.3. Quản lý công tác xúc tiến du lịch địa phương
Để phát triển công tác xúc tiến du lịch tại địa phương, cần có các hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch của địa phương thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, tổ chức các đoàn công tác kết hợp tham quan trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác trong nước hoặc nước ngoài…nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch. Công tác quản lý xúc tiến du lịch bao gồm quản lý chính sách về ngân sách, các công cụ và phương pháp xúc tiến du lịch cho địa phương.
1.1.4.4. Quản lý khách du lịch
Đây chính là công tác quản lý quy mô khách du lịch đến với địa phương được tính trong thời gian đến và đi của khách. Tùy vào lý do, mục đích của chuyến đi của khách hàng cá nhân hay khách hàng tổ chức; khách hàng nội địa hay quốc tế mà sẽ góp phần tăng quy mô lượng khách du lịch cho địa phương.
Quản lý lượt khách có ý nghĩa rất lớn khi xác định lợi thế phát triển du lịch của địa phương này với địa phương khác; là căn cứ xác định thế mạnh trong phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách của địa phương.
1.1.4.5. Quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch của địa phương
Mỗi địa phương có sự tham gia của các loại hình doanh nghiệp/tổ chức tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch như dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú tiếp đón du khách và là yếu tố quyết định đến sự lựa chọn địa phương đến du lịch. Quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch của địa phương bao gồm quản lý số lượng, quy mô doanh nghiệp, tổ chức hoạt động,….đảm bảo khả năng đáp ứng cung-cầu các dịch vụ cho du khách.
1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý du lịch tại địa phương
1.1.5.1. Yếu tố khách quan
* Điều kiện tự nhiên của địa phương: Điều kiện tự nhiên là toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn… Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Những yếu tố về điều kiện tự thuận lợi sẽ giúp cho việc hoạch định phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý du lịch đạt hiệu quả.
* Chính sách của Nhà nước: Mỗi quốc gia sẽ có chiến lược thu hút khách du lịch nhằm quảng bá hình ảnh du lịch, tạo hấp dẫn cho điểm đến, Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đối với khách du lịch nước ngoài, Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Do đó, mỗi địa phương sẽ có cơ hội và thách thức riêng khi phát triển du lịch địa phương như khả năng
phát triển các loại hình du lịch, chính sách thu hút tổ chức đầu tư cho du lịch; quy định ngành du lịch hoạt động,….
* Kinh tế-xã hội địa phương: Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham gia vào các hoạt động du lịch, điều đó cũng thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước.
1.1.5.2. Yếu tố chủ quan
* Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Bảo đảm quản lý nhà nước về du lịch có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong này rất quan trọng. Nhân tố này được cấu thành bởi ba thành phần: (1) Tổ chức bộ máy; (2) cơ chế hoạt động; (3) nguồn nhân lực quản lý; (4) nguồn lực cho quản lý. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch bản thân nó cũng là một hoạt động kinh tế khi nó cung cấp sản phẩm là các quyết định quản lý nhà nước. Quá trình này cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực để thực hiện. Do đó số lượng điều kiện nguồn lực cũng quyết định tới chất lượng hoạt động của công tác quản lý du lịch các địa phương.
* Sản phẩm du lịch của địa phương: Các sản phẩm dịch vụ của địa phương đa dạng, phong phú thì mới có thể thu hút được du khách, chiếm lĩnh được thị trường. Điều này, tạo nên được sự khác biệt, sức hấp dẫn của sản phẩm, định vị được sản phẩm của địa phương này với địa phương khác trong tâm trí khách hàng. Địa phương có thể phát triển sản phẩm du lịch dựa trên điều kiện tự nhiên để khai thác phát triển, và phát triển các dịch vụ gia tăng để thu hút du khách như hình thành khu vui chơi, giải trí.
*Chiến lược xúc tiến du lịch của địa phương: Ngân sách địa phương chi bao nhiêu cho các chương trình xúc tiến du lịch nhằm quảng bá, thu hút nhằm tăng quy mô khách du lịch đến với địa phương. Nếu tỷ lệ ngân sách chi nhiều thì các hoạt động xúc tiến chuyên nghiệp,bài bản, có cơ hội mở rộng được sự liên kết du lịch với các địa phương khác và các quốc gia thiết kế sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú; và ngược lại. Tuy nhiên quản lý ngân sách là khâu quan trọng vì kết quả này
càng minh bạch, công khai và không có tham nhũng sẽ là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy các chương trình xúc tiến du lịch của địa phương.
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý du lịch tại một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Cô Tô
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý du lịch
1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
Đảo Phú Quốc, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, Cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Số lượng cơ sở lưu trú tại Phú Quốc tăng nhanh, hiện Phú Quốc đã có 485 cơ sở lưu trú với tổng số 13.855 phòng, trong đó số lượng phòng khách sạn 4-5 sao có tốc độ tăng trưởng cao. Phú Quốc đã có sự hiện diện của các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực khách sạn du lịch như Vin Group, Sun Group, BIM Group, CEO Group, Mường Thanh Hotel. Với sự đầu tư vào lĩnh vực lưu trú và hạ tầng dịch vụ đang tăng nhanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Phú Quốc hứa hẹn sớm trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch có đẳng cấp của đất nước, đồng thời đòi hỏi có những chính sách, giải pháp đột phá để thu hút khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc.
Với việc đưa vào áp dụng nhiều giải pháp công nghệ, Phú Quốc đang đi đầu cả nước, trở thành một địa diểm du lịch hấp dẫn du khách không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn bởi những tiện ích và sự an toàn.
Wifi miễn phí ở khắp nơi
Điểm đáng chú ý đầu tiên khi đến Phú Quốc chính là tại hầu hết các điểm du lịch chính của đảo, du khách đều có thể kết nối internet di động thông qua hệ thống wifi miễn phí.
Cập nhật nhanh các thông tin du lịch cần biết
Hiện Phú Quốc đã xây dựng Cổng thông tin Du lịch. Ngay khi truy nhập wifi miễn phí, du khách sẽ tự động được chuyển tới Cổng thông tin này để cập nhật các thông tin cần thiết khi du lịch ở hòn đảo này.
Ngoài ra, Phú Quốc còn xây dựng một ứng dụng về Du lịch trên di động. Với ứng dụng này, du khách có thể nhanh chóng tìm kiếm các thông tin mình