cần như hệ thống ATM, các tuyến đường, cây xăng… Đây là công cụ đơn giản giúp du khách hình thành một lịch trình du lịch phù hợp, tiết kiệm thời gian, chí phí mà vẫn có những trải nghiệm tốt nhất.
Trật tự trị an tốt
Cướp giật là một trong những tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng tới người dân và du khách. Để giảm thiểu tình trạng này, Phú Quốc hiện đang đưa Giải pháp Thành phố an toàn (Safe City) vào sử dụng rộng rãi.
Với một ứng dụng di động cài trên máy, người dân Phú Quốc có thể gửi thông tin, ảnh về các vụ việc mất trật tự trị an (ví dụ như cướp giật, tai nạn giao thông…). Ngay lập tức, lực lượng chức năng nhận được thông tin kèm theo vị trí xảy ra vụ việc và có thể nhanh chóng điều phối người tới xử lý. Ngoài gửi thông tin qua ứng dụng, người dân cũng có thể gọi điện tới đầu số khẩn cấp để báo cáo vụ việc. Lực lượng chức năng ngay lập tức nhận được thông tin và điều động người xử lý.
Với một số vụ việc như cướp giật, người dân có thể gửi thông tin ảnh chụp về thủ phạm, phương tiện giao thông giúp thủ phạm di chuyển. Ngay khi nhận được thông tin, hệ thống camera giám sát giao thông sẽ đọc biển số xe. Dựa trên các thông tin này, lực lượng an ninh trực tại Trung tâm điều hành Thành phố thông minh của Phú Quốc sẽ nhập thông tin và phát đi cảnh báo, gửi lệnh điều động đến lực lượng tại khu vực nhanh chóng tới xử lý vụ việc.
Ngoài hệ thống camera giám sát giao thông, Phú Quốc còn trang bị hệ thống camera giám sát trật tự trị an công cộng, đặc biệt là ở những địa bàn phức tạp, có nhiều đối tượng gây mất trật tự trị an.
Với chức năng phân tích hình ảnh, cảnh báo phương tiện, người xâm nhập, hệ thống giúp bảo vệ tài sản cho người dân, du khách, hệ thống này giúp lực lượng chức năng phát hiện kịp thời xử lý hoặc ngăn chặn những hành động vi phạm.
Những hệ thống, ứng dụng đang giúp Phú Quốc ngày càng trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách nói trên chỉ là một phần trong số các giải pháp công nghệ đang được sử dụng tại Phú Quốc. Được định hướng phát triển thành
một thành phố thông minh, UBND huyện đảo Phú Quốc đã cùng hợp tác với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) để hiện thực hóa mục tiêu.
Giai đoạn đầu tiên trong đề án phát triển thành phố thông minh Phú Quốc vừa được hai bên công bố hoàn thành, với 5 hệ thống đã được xây dựng bao gồm: Hệ thống Chính quyền điện tử, Hệ thống Wifi công cộng, Hệ thống Camera giám sát, Hệ thống Quản lý lưu trú trực tuyến và Hệ thống giám sát môi trường. Cả 5 hệ thống này hiện đã được đưa vào sử dụng thực tế và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và du khách.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng)
Theo Đề án “Phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030” của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, thành phố sẽ xây dựng đảo Cát Bà theo mô hình đảo sinh thái, thông minh, không có khí thải của phương tiện cơ giới, trở thành khu du lịch quốc gia.
Theo đó, Hải Phòng sẽ thực hiện tốt việc quy hoạch và đầu tư quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, vui chơi giải trí có nhiều loại hình, khu chức năng, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng hiện đại được liên kết, khai thác đồng bộ tại đảo Cát Bà như thủy cung, khách sạn cao cấp 6 sao, hệ thống sân golf và các khu vui chơi, giải trí liên hoàn...
Ông Bùi Trung Nghĩa, Bí thư Huyện ủy Cát Hải cho biết: Thành phố Hải Phòng đã xây dựng quy chế quản lý giao thông trên đảo với mục đích không sử dụng các phương tiện giao thông có động cơ đốt trong hoạt động, chỉ sử dụng cáp treo và các loại xe điện làm phương tiện giao thông chủ yếu trên đảo để đưa đón khách du lịch.
Ủy ban nhân dân thành phố thỏa thuận với nhà đầu tư xây dựng phương án cụ thể để thực hiện việc miễn phí sử dụng phương tiện giao thông đối với người dân sinh sống trên đảo.
Thành phố thực hiện tốt cơ chế quản lý quy hoạch, quản trị đầu tư, khai thác, kinh doanh các dịch vụ du lịch trên toàn bộ quần đảo Cát Bà nhằm bảo đảm không bị phá vỡ quy hoạch và khai thác đồng bộ, hiệu quả.
Để hiện thực hóa đề án, Hải Phòng đã mời gọi nhiều nhà đầu tư có uy tín đến đầu tư tại Cát Bà như Tập đoàn Sungroup với khu cảng hàng hóa, bến tàu du lịch, ga cáp treo, nhà máy sản xuất các sản phẩm du lịch và khu dịch vụ hậu cần du lịch tại Cát Bà.
Cuối năm 2017, công trình trọng điểm quốc gia là cầu Tân Vũ-Lạch Huyện được đưa vào sử dụng sẽ tạo nên một cung đường giao thông thuận tiện để du khách trong nước, quốc tế đến với Cát Bà.
Cây cầu này nối trực tiếp với đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, quốc lộ 5, quốc lộ 18, đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long tạo thành mạng lưới giao thông kết nối Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long.
Ngoài sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, du khách còn có thể đến với Cát Bà bằng phương tiện thủy. Hiện nay, địa bàn thành phố có 21 tàu kinh doanh vận chuyển khách theo tuyến cố định Hải Phòng-Cát Bà (gồm 17 tàu cao tốc và 4 tàu thường), một tàu được cấp biển hiệu phương tiện thủy nội địa phục vụ vận chuyển khách du lịch.
Ông Vũ Tiến Lập, Trưởng Phòng Văn hóa-Thể thao và Du lịch huyện Cát Hải cho biết, tại Cát Bà hiện có 208 cơ sở lưu trú với gần 4.000 phòng ở, trong đó có Khu du lịch Cát Bà đạt tiêu chuẩn 4 sao, Khách sạn Hùng Long 3 sao, ngoài ra có 13 khách sạn 2 sao, 22 khách sạn 1 sao.
Trong 7 tháng qua, lượt khách du lịch tới Cát Bà đạt 1.436.000 lượt. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 775,9 tỷ đồng; tăng 10,3% và 10% so với cùng kỳ năm 2016.
1.2.2. Bài học rút ra cho huyện Cô Tô
Một là, khôi phục và giữ gìn các tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, văn hóa nghệ thuật thông qua việc ưu tiên phát triển du lịch bền vững.
Hai là, chú trọng đến phát triển du lịch, coi công tác phát triển du lịch là một quốc sách nên đã dành sự ưu tiên đầu tư cho du lịch cả về cơ chế, chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất.
Ba là, các bộ, ngành hữu quan có sự phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch; tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch, đem lại nguồn thu cho đất nước, tạo một vị thế nhất định với nước ngoài. Bốn là, xây dựng được chiến lược, sách lược phát triển du lịch phù hợp,
đạt hiệu quả kinh tế cao. Cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển rất linh hoạt và uyển chuyển.
Năm là, xây dựng kế hoạch phát triển ưu tiên cho du lịch có trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ; đồng thời, rất coi trọng và đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, mạnh dạn đầu tư cho công tác phát triển thị trường của ngành du lịch ra nước ngoài nói chung và ở một số thị trường trọng điểm… Sáu là, thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân, phối hợp với
cộng đồng địa phương trong quá trình khai thác, phát triển và quản lý tài nguyên du lịch.
Bẩy là, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch cả về số lượng và chất lượng
Tám là, thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc đảm bảo an ninh cho du khách và môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp du lịch.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời 03 câu hỏi sau:
(1) Thực trạng công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô ra sao?
(2) Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô như thế nào?
(3) Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô trong thời gian tới là gì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
- Các tài liệu thống kê đã công bố về quản lý du lịch;
- Các nguồn thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Cô Tô từ năm 2015-2017;
- Báo cáo về công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô từ năm 2015-2017;
- Các vản bản, chính sách của Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô về công tác quản lý du lịch;
- Thông tin trên các website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý du lịch; kinh nghiệm quản lý du lịch đối với địa bàn huyện Cô Tô.
2.2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp
a. Đối tượng điều tra: là các du khách được chọn tại một số địa điểm du lịch nổi tiếng của huyện Cô Tô và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô.
b. Mẫu phiếu điều tra:
Tác giả thiết kế phiếu hỏi gồm 2 phần:
Phần 1: Thông tin chung đối tượng trả lời như họ tên, giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn, …
Phần 2: Thông tin khảo sát được thiết lập theo các nội dung nghiên cứu về công tác tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô (Phụ lục 1 và 2), trong đó tác giả sử dụng câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ.
c. Quy mô mẫu:
- Đối với khách du lịch: do lượng khách du lịch đến địa bàn theo tính chất thời điểm mùa vụ nên tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, tác giả thống kê có 180 khách du lịch có thời gian du lịch từ 5-7 ngày.
Theo Slovin (1984 - trích dẫn bởi Võ Thị Thanh Lộc, 2010) cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:
N | |
n | = |
(1+N.e2) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô - 1
- Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô - 2
- Đặc Điểm Của Quản Lý Du Lịch Tại Địa Phương
- Các Chỉ Tiêu Về Kết Quả Phát Triển Du Lịch Của Huyện Cô Tô
- Biểu Đồ Dân Số Huyện Cô Tô Qua Các Năm 2015-2017
- Tình Hình Về Cơ Sở Vật Chất Và Hạ Tầng Du Lịch Tại Huyện Cô Tô
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Trong đó: N: Số quan sát tổng thế; e: sai số cho phép.
Nghiên cứu sử dụng mức chắc chắn 95%, biên sai số 5%. Theo Nguyễn Văn Dung (2010), các nhà nghiên cứu thường chỉ quan tâm đến độ tin cậy 95% hay 99%, tuy nhiên, mức tin cậy 95% hiện được sử dụng nhiều nhất
Áp dụng công thức trên tính được mẫu n1 = 124 du khách, tương ứng với 124 phiếu điều tra.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn huyện tác giả sẽ phỏng vấn 6 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch để đánh giá công tác quản lý du lịch đối với huyện Cô Tô, do đó mẫu n2 = 6 phiếu điều tra.
Tổng số mẫu điều tra là 130 phiếu
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
2.2.2.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng
phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô.
2.2.2.2. Phương pháp bảngthống kê
Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý du lịch tại huyện Cô Tô các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý du lịch tại huyện Cô Tô
Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thống kê sẽ giải thích các chỉ tiêu quản lý du lịch tại huyện Cô Tô và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý du lịch tại huyện Cô Tô.
2.2.2.3. Phương pháp đồ thị thống kê
Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng,... căn cứ vào nội dung nghiên cứu về lượng khách của Công ty; phân loại khách du lịch; ngân sách xúc tiến du lịch, ...trong công tác quản lý du lịch huyện Cô Tô.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá công tác quản lý du lịch tại huyện. Điểm trung bình: 𝑋̅̇ điểm (1≤ X ≤5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình:
X : Điểm trung bình
k
Xi Ki
X in
n
Xi : Điểm ở mức độ i
Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá
Bảng 2.1: Thang đo Likert
Phạm vi | Ý nghĩa | |
5 | 4,2-5,0 | Tốt |
4 | 3,4-4,2 | Khá |
3 | 2,6-3,4 | Trung bình |
2 | 1,8-2,6 | Yếu |
1 | 1,0-1,8 | Kém |
Nguồn: [1]
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về quản lý du lịch tại huyện Cô Tô trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng 2 kỹ thuật:
- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và kết luận.
- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích, được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
2.2.3.3.Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm và 2 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của phát triển du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô theo thời gian bao gồm:
*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính: Δi = yi-y1 , i=2,3….
Trong đó: yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu