Công tác đảm bảo an toàn khách du lịch được thực hiện tốt, trong năm 2016 không có vụ việc mất an toàn tính mạng khách du lịch nào xảy ra trên địa bàn.
Bảng 3.15: Đánh giá công tác quản lý khách du lịch tại huyện Cô Tô
ĐVT: Số phiếu được trả lời
Hoàn toàn không đồng ý | Không đồng ý | Bình thường | Đồng ý | Hoàn toàn đồng ý | Điểm trung bình | |
Xây dựng quy trình quy định về điểm đến và đi của du khách | 0 | 0 | 15 | 60 | 55 | 4,34 |
Có sử dụng bộ tiêu chuẩn quản lý du khách bằng phần mềm CNTT | 4 | 6 | 18 | 35 | 67 | 4,19 |
Quản lý thông qua từng điểm du lịch | 9 | 15 | 20 | 47 | 39 | 3,67 |
Điểm trung bình chung | Xtb=4,07 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Dân Số Huyện Cô Tô Qua Các Năm 2015-2017
- Tình Hình Về Cơ Sở Vật Chất Và Hạ Tầng Du Lịch Tại Huyện Cô Tô
- Đánh Giá Công Tác Xây Dựng Và Tổ Chức Thực Hiện Chiến Lược, Quy Hoạch, Kế Hoạch Và Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tại Huyện Cô Tô
- Quan Điểm, Định Hướng Và Mục Tiêu Quản Lý Du Lịch Trên Địa Bàn Huyện Cô Tô
- Giải Pháp Giải Quyết Các Vấn Đề Vệ Sinh Môi Trường
- Tăng Cường Sự Phối Hợp Các Cơ Quan Chức Năng Trong Quản Lý Du Lịch Huyện
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả điều tra)
Kết quả đánh giá công tác quản lý khách du lịch tại huyện Cô Tô đạt điểm trung bình là 4,07 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí “Xây dựng quy trình quy định về điểm đến và đi của du khách “ đạt 4,34 điểm xếp loại tốt, huyện đã có 3 tuyến, 2 điểm xây dựng lộ trình rất rõ trong chương trình du lịch, có đến 46,15% ý kiến cho là đồng ý và 42,31% ý kiến cho là rất đồng ý. Năm 2016, 2017 du lịch huyện có bước tiến nhảy vọt về doanh thu du lịch nên khâu quản lý khách còn gặp khó khăn nhất định do thời tiết, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Với địa hình nằm cách đát liền khá xa, trong thời gian cao điểm của du lịch là tháng hè nên khách du lịch có thể gặp ngày mưa bão, UBND huyện Cô Tô đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các tổ công tác liên ngành của huyện tiến hành thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, vận động, tuyên truyền du khách yên tâm ở lại, đồng thời kêu gọi các nhà nghỉ giảm giá phòng, hỗ trợ một phần kinh phí trong sinh hoạt của du khách. Đây là nghĩa cử cao đẹp mà nhân dân huyện, các doanh nghiệp, cơ sở
kinh doanh đều thông cảm,chia sẻ cùng du khách. Đó là nét văn hóa cao đẹp mà truyền thông đến được khách hàng.
3.3.5. Công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch
Công tác quản lý nhà nước về các tổ chức kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh không chỉ về số lượng mà còn chất lượng hoạt động qua tham gia cung cấp loại hình dịch vụ cho du lịch như lưu trú, ăn uống, dịch vụ giải trí, văn hóa cộng đồng, lao động phục vụ cho ngành du lịch của huyện, bảng 3.16 thống kê đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô qua các năm 2015- 2017 như sau:
Bảng 3.16: Thống kê đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô qua các năm 2015-2017
ĐVT | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | So sánh 2016/2015 | So sánh 2017/2016 | |||
(+/-) ∆ | % | (+/-) ∆ | % | |||||
Khách sạn | Cái | 30 | 31 | 33 | 1 | 3,33 | 2 | 6,45 |
Nhà nghỉ | Cái | 95 | 101 | 106 | 6 | 6,32 | 5 | 4,95 |
Homestay | Hộ | 68 | 75 | 80 | 7 | 10,29 | 5 | 6,67 |
Lao động trực tiếp | Người | 850 | 1000 | 1500 | 150 | 17,65 | 500 | 50 |
Lao động gián tiếp | Người | 1600 | 2000 | 2000 | 400 | 25 | 0 | 0 |
(Nguồn: Phòng Văn hóa và Du lịch huyện)
Qua bảng 3.16 có thể thấy các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch kết hợp giữa lưu trú và ăn uống tại chỗ có quy mô tăng qua các năm. Năm 2015 có 30 khách sạn, 95 nhà nghỉ, 68 hộ tham gia hình thức Homestay. Năm 2016 có 31 khách sạn, 101 nhà nghỉ, 75 hộ tham gia hình thức Homestay. Năm 2017 có 33 khách sạn, 106 nhà nghỉ, 80 hộ tham gia hình thức Homestay. Các khách sạn trên địa bàn đến năm 2017 có 6 khách sạn 2 sao, 27 khách sạn 1 sao, du khách đến tham quan chủ yếu sử dụng nhà nghỉ và homestay. Số lượng các phòng nghỉ đáp ứng lượng khách cho du lịch huyện Cô Tô.
Lực lượng lao động trực tếp tăng hàng năm, năm 2015 có 850 lao động, năm 2016 có 1000 lao động, tăng thêm 17,65%, năm 2017 có 1500 lao động, tăng thêm 50% so với năm 2016. Quy mô lao động gián tiếp có biến động qua các năm, năm 2015có 1600 lao động, năm 2016 có 2.000 lao động và ổn định ở năm 2017.
Bảng 3.17: Đánh giá công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch tại huyện Cô Tô
ĐVT: Số phiếu được trả lời
Hoàn toàn không đồng ý | Không đồng ý | Bình thường | Đồng ý | Hoàn toàn đồng ý | Điểm trung bình | |
Quản lý về loại hình doanh nghiệp | 0 | 0 | 43 | 44 | 43 | 4,0 |
Quản lý về danh mục đăng ký kinh doanh dịch vụ du lịch | 0 | 22 | 22 | 44 | 43 | 3,83 |
Quản lý chất lượng hoạt động các loại hình kinh doanh | 0 | 0 | 0 | 65 | 65 | 4,5 |
Quản lý hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư du lịch | 0 | 0 | 22 | 43 | 65 | 4,33 |
Điểm trung bình chung | Xtb=4,17 |
(Nguồn: Tác giả điều tra)
Kết quả đánh giá công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch tại huyện Cô Tô đạt điểm trung bình là 4,17 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí “Quản lý chất lượng hoạt động các loại hình kinh doanh” đạt 4,5 điểm và tiêu chí “Quản lý hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư du lịch” đạt 4,33 điểm, xếp loại tốt, các tiêu chí “Quản lý về loại hình doanh nghiệp” đạt 4,0 điểm, tiêu chí “Quản lý về danh mục đăng ký kinh doanh dịch vụ du lịch” đạt 3,83 điểm, xếp loại khá.
Khai thác du lịch ở huyện Cô Tô rất có lợi thế bởi huyện đảo nơi đây mới khai thác cho nên tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô đưa ra chính sách cải thiện thu hút môi trường kinh doanh du lịch: Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện
tiến hành kiểm tra 09 đợt. Qua quá trình kiểm tra 354 lượt hộ kinh doanh, Đoàn kiểm tra đã lập biên bản cảnh cáo và xử phạt vi phạm hành chính 88 vụ, phạt tiền 44.200.000 đồng, tiêu hủy các mặt hàng không đảm bảo chất lượng, hàng giả, hàng hết hạn sử dụng. Cấp 31 giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, 30 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống; Đẩy mạnh công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, nhất là đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực trung tâm huyện, các điểm du lịch, các bãi tắm. Thường xuyên tổ chức phát động các cuộc ra quân dọn vệ sinh chung.; Tuyên truyền cho nhân dân kinh doanh dịch vụ đảm bảo các điều kiện, xây dựng văn hóa kinh doanh; Tạo môi trường thuận lợi và kêu gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển du lịch tại Cô Tô.
Nhìn chung công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch tại huyện Cô Tô đã đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của ngành du lịch huyện, đáp ứng điều kiện môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp gia nhập ngành dịch vụ.
3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý du lịch tại địa bàn huyện Cô Tô
3.4.1. Yếu tố khách quan
* Điều kiện tự nhiên của địa phương:
Nằm ở phía đông của huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh), Cô Tô có diện tích 47,3 km2 và số dân sinh sống chỉ có gần 5 nghìn người. Hiện Cô Tô đang là một trong những địa điểm nghỉ dưỡng thu hút khách du lịch, đặc biệt thích hợp cho những người ưa thích sự khám phá vùng đất còn khá mới mẻ, hoang sơ. Để có thể đặt chân đến Cô Tô, du khách xuất phát từ cảng Cái Rồng - Vân Đồn bằng tàu cao tốc hoặc tàu gỗ. Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cộng với sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng từ “ngư nghiệp sang dịch vụ du lịch”, trong đó lĩnh vực du lịch được huyện xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, trong vài năm trở lại đây Cô Tô đã trở thành điểm sáng về du lịch trong nước. Mỗi năm huyện đảo này thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tham quan, lưu trú.
* Chính sách của Nhà nước:
Chính sách của nhà nước về du lịch và xúc tiến đang thực thi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đó là:
Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 02/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành thi hành một số Luật Du lịch;
Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năn 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Quyết định số 2151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/11/2013 về phê duyệt chương trình hành động quốc gia giai đoạn 2013 - 2020
Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn đến năn 2030”
Quyết định 4227/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 29/11/2013 về Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030 Quyết định 3455/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
ban hành ngày 20/10/2014 về việc Phê duyệt “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020”
Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 4/7/2014 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL ngày 13/07/2016 phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 về “Quyết định phê duyệt đề án chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Như vậy các chính sách cho phát triển du lịch và xúc tiến du lịch của nhà nước đã tạo điều kiện cho công tác xúc tiến du lịch tại Quảng Ninh cả trong nước và nước ngoài, đây là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động xúc tiến du lịch tại Quảng Ninh.
* Kinh tế-xã hội địa phương:
Tỷ trọng ngành nông, lâm và thủy sản và CN, TTCN, XD trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần, tuy nhiên còn chậm. Năm 2017 tỷ trọng ngành nông, lâm và thủy sản là 56,3% giảm 1,9% so với năm 2016 còn ngành CN, TTCN, XD giảm 2,2% so với năm 2016. Trong khi đó tỷ trọng ngành TMDV và DL năm 2013 là 32,4% tăng 4,1% so với năm 2016. Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện còn chưa rõ rệt, tốc độ chuyển dịch chậm. Do đó, trong thời gian tới huyện cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chính sách để phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của huyện
3.4.2. Yếu tố chủ quan
* Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:
Cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn cùng phối hợp trong công tác phát triển du lịch đó là cơ quan tài chính cấp huyện hỗ trợ công tác chi ngân sách cho xúc tiến du lịch huyện, Phòng Công thương huyện hỗ trợ công tác quảng bá thông qua các hội chợ trên địa bàn hàng năm. Cơ quan Hải quan hỗ trợ trong quá trình làm thủ tục xuất nhập cảnh cho khách quốc tế, Công an hỗ trợ quá trình thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm trong xúc tiến du lịch như tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy,…. Như vậy các cơ quan ban ngành đã phối hợp khá tốt trong quá trình quản lý nhà nước về phát triển du lịch
* Sản phẩm du lịch của địa phương:
Cô Tô được thiên nhiên ưu đãi ban tặng những bãi biển trải dài trắng mịn, khí hậu trong lành. Mới đây, hệ thống điện lưới quốc gia đã được kéo ra tới đảo; cơ sở hạ tầng nước sinh hoạt, giao thông được đầu tư nâng cấp… Đó là những điều kiện quan trọng để ngành Du lịch của Cô Tô chuyển mình mạnh mẽ, hướng đến phát triển mang tầm vóc là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cấp
quốc gia. Điện, nước, phương tiện ra đảo và các loại dịch vụ trên đảo mở ra con đường sáng lạng, phá đi những rào cản để tiềm năng du lịch Cô Tô vươn mình, ngày một được nâng tầm. Con số du khách đến với đảo tăng nhanh theo từng năm: Năm 2017 có 6 vạn lượt khách- tăng gấp 10 lần so với năm 2015. Các doanh nghiệp tàu cao tốc đưa vào hoạt động tuyến Vân Đồn - Cô Tô có thể chở từ 68 đến 128 người/chuyến, gần nhất, huyện đã đưa vào hoạt động tàu cao tốc công tác Cô Tô 01 kết hợp chở khách tăng cường vào những ngày đông khách có mức đầu tư 33 tỉ đồng, rút ngắn thời gian vận tải khách từ 2h xuống còn 1,5h đồng hồ.
Với những điều kiện đi lại thuận lợi, điện lưới đã có, cơ sở hạ tầng của huyện đầu tư như hiện nay cộng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Cô Tô, và chất lượng dịch vụ của huyện đảo ngày càng nâng cao đã góp phần làm cho nhu cầu khách du lịch đến Cô Tô ngày càng tăng.
*Chiến lược xúc tiến du lịch của địa phương:
Triển khai thực hiện quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ trướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên Hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2020”; Quyết định số 2622/QD-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Nghị quyết số 142/NQ-HĐND ngày 30/5/2014 của hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Theo Luật Du lịch năm 2017.
Căn cứ vào Luật Du lịch năm 2017; Căn cứ Quyết định số 1418/QĐ- UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã lên kế hoạch xuất bản 10.000 tấm bản đồ du lịch Hạ Long và du lịch Quảng Ninh phục vụ du khách. Mỗi loại sẽ được xuất bản
5.000 tấm, với 2 thứ tiếng: Tiếng Việt (2.000 bản), tiếng Anh (3.000 bản). Như
vậy, du lịch huyện Cô Tô được xúc tiến rất mạnh mẽ cùng với chiến lược xúc tiến du lịch của tỉnh.
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô
3.4.1. Những kết quả đạt được
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của huyện có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản, các cơ chế, chính sách phát triển du lịch ngày càng tiến bộ. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được kiện toàn, vai trò quản lý nhà nước đồng hành cùng các doanh nghiệp và Hiệp hội du lịch tiếp tục được đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao hơn.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường, nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch,…cho lực lượng lao động tại địa bàn huyện.
- Hoạt động quáng bá, xúc tiến du lịch được đổi mới và có hiệu quả thiết thực. Công tác xã hội hóa được chú trọng nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào các cuộc xúc tiến quan trọng
- Hoạt động kinh doanh phát triển du lịch những năm qua có chuyển biến tích cực, một số dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đó là tín hiệu tốt trong việc đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự phong phú về sản phẩm du lịch, đáp ứng mục tiêu thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao trong giai đoạn tới.