Các Chỉ Tiêu Về Kết Quả Phát Triển Du Lịch Của Huyện Cô Tô


*) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính:

tii 2 3 … n Trong đó y mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y i 1 mức độ tuyệt 1 ; i=2,3,….n

Trong đó: y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Ti=1,2..,n =

Trong đó: yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 : mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

- Tốc độ phát triển bình quân )

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn: t2, t3, t4… tn

Công thức tính: 𝑡̅ = 𝑛−1𝑡2. 𝑡3. 𝑡4… . . 𝑡𝑛

hoặc:


= = n-1 yn

y1

Trong đó: t2, t3, t 4, ... t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ n.

Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n. yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu


2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu về kết quả phát triển du lịch của huyện Cô Tô

Tỷ lệ thu NS của du lịch (%)


=

Tổng doanh thu từ hoạt động du

lịch


x 100


Tổng NSNN trên địa bàn huyện


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô - 5

-Tỷ lệ thu ngân sách của du lịch



Chỉ tiêu này phản ánh hoạt động du lịch mang lại đóng góp cho nền kinh tế huyện ở mức độ nào.

- Tình hình phát triển cơ sở lưu trú phụ vụ du lịch

Tổng số cơ sở lưu trú = [∑ Số phòng + ∑ số cơ sở lưu trú] (năm i)

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng đáp ứng khả năng lưu trú của địa bàn huyện về hoạt động du lịch ở mức độ nào.

- Tình hình về cơ sở ăn uống phục vụ du lịch

Tổng số cơ sở ăn uống = ∑ Số cơ sở ăn uống theo địa bàn (năm i)

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng đáp ứng dịch vụ ăn uống của địa bàn huyện về hoạt động du lịch ở mức độ nào.

- Số lượng phơpng tiện giao thông tham gia phục vụ du lịch Tổng số phương tiện = ∑ Số các loại phương tiện (năm i)

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng đáp ứng khả năng di chuyển bằng phương tiện giao thông của địa bàn huyện về hoạt động du lịch ở mức độ nào.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý du lịch tại huyện Cô Tô

- Chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch: công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch bao gồm địa đểm; thu phí, lệ phí du lịch; đầu tư cơ sở hạ tầng-vật chất; các loại hình du lịch (du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp….)


Chỉ tiêu đánh giá công tác xây

dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế


=

Số lượng trả lời từng tiêu chí

x 100%


Tổng số người trả lời



hoạch và chính sách phát triển

du lịch

- Chỉ tiêu đánh giá công tác tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương: quản lý sự phân cấp, quy trình hoạt động, số lượng cán bộ thực thi nhiệm vụ phát triển du lịch địa phương.

Chỉ tiêu đánh giá công tác tổ chức

và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương

Số lượng trả lời từng tiêu chí

=

Tổng số người trả lời

x 100%

- Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý công tác xúc tiến du lịch địa phương: quản lý chính sách về ngân sách, các công cụ và phương pháp xúc tiến du lịch cho địa phương.

Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý công tác xúc tiến du lịch địa

phương

Số lượng trả lời từng tiêu chí

x 100%

=

Tổng số người trả lời

Chỉ tiêu đánh giá công tác

quản lý khách du lịch

=

Số lượng trả lời từng tiêu chí

x

100%

Tổng số người trả lời

- Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý khách du lịch: quy mô, phân loại khách du lịch, đặc điểm du khách,…


-Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch của địa phương: số lượng, quy mô doanh nghiệp, tổ chức hoạt động,….

Chỉ tiêu đánh giá công tác quản

lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch của địa phương

Số lượng trả lời từng tiêu chí

x 100%

=

Tổng số người trả lời


Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔ TÔ


3.1. Khái quát về huyện Cô Tô

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Cô Tô là huyện đảo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, với tọa độ địa lý: Từ 20055’ đến 21015’7” vĩ độ Bắc. Từ 107035’ đến 108020’ kinh độ Đông. Huyện Cô Tô cách đất liền 100km về phía đông bắc Vịnh Bắc Bộ, có tổng chiều dài biên giới biển tiếp giáp với Trung Quốc gần 200km từ khơi đảo Trần đến ngoài phía đông đảo Bạch Long Vĩ của Hải Phòng.

Huyện Cô Tô là một quần đảo, trong đó có 3 đảo lớn: đảo Cô Tô, đảo Thanh Lân và đảo Trần. Diện tích tự nhiên toàn huyện thường xuyên thay đổi, do có sự tích tụ và bồi đắp cuả đất đai. Theo Quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ số 272/QĐ-TTg ngày 27/02/2007, diện tích tự nhiên của huyện là 47,43km2 (4.743,37 ha) chiếm 0,8% diện tích đất đai tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Cô Tô có 3 đơn vị hành chính gồm 2 xã và thị trấn.

Đảo Cô Tô cách đất liền khoảng 60 hải lý, gần ngư trường khai thác hải sản lớn của cả nước; Đảo Trần nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện, cách khu kinh tế mở Mong Cái khoảng 35km, nằm trong khu vực cửa khẩu, cách đường hàng hải quốc tế Hải Phòng - Bắc Hải 30km.

Với vị trí địa lý nêu trên, Cô Tô là một huyện đảo nằm ở vị trí có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trên biển, du lịch, giao lưu kinh tế với nhân dân Trung Hoa. Quần đảo Cô Tô có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng để làm cơ sở vạch đường cơ bản khi hoạch định đường biên giới trên biển của nước ta. Có vị trí thuận lợi để phát triển dịch vụ cứu hộ cứu nạn trên biển.

Huyện Cô Tô còn có vị trí quan trọng tạo thành điểm kết nối và tuyến du lịch, giải trí Hạ Long - Cửa Ông - Vân Đồn - Cô Tô.


3.1.1.2. Đất đai và thổ nhưỡng

Đất đai huyện Cô Tô được chia thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển. Nhóm đất này phân bổ ở thị trấn Cô Tô, xã Thanh Lân và xã Đồng Tiến, gồm có 3 đơn vị đất là:

- Bãi cát ven sông, ven biển: đơn vị đất này gồm có 1 đơn vị phân loại đất phụ là: Bãi cát ngập triều, loại đất này thường ở địa hình thấp ngoài đê biển và thường xuyên ảnh hưởng của chế độ thủy chiều.

- Đất cồn cát trắng vàng: loại đất này chủ yếu thành phần cơ giới là cát, ở địa hình cao tạo thành những cồn cát dài, và được phân bổ ở các xã, thị trấn trong huyện. Loại đất này ở một đơn vị phân loại đất phụ là: Đất cồn cát trắng vàng điển hình, đất này có đặc điểm là: có phản ứng chua (pHKCL: 4,50 ở tầng đất mặt). Hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều rất nghèo. Dung tích hấp thụ (CEC) thấp: 4,40mg/ 100g đất ở tầng mặt và tăng dần theo chiều sâu. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát thô, cát vật lý > 95%.

- Đất cát biển: loại đất này phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô.

Đơn vị đất này được chia làm 2 đơn vị đất phụ là:

+ Đất cát biển điển hình: phân bố ở xã Đồng Tiến, thường ở địa hình cao hoặc vàn cao, hình thành chủ yếu do sự hoạt động của sông và biển. Thành phần cơ giới từ cát pha đến cát mịn. Đất có phản ứng chu, hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng nghèo. Dung tích hấp thu thấp.

+ Đất cát biển giây sâu: phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô, đất có quá trình hình thành cũng giống đất cát biển điển hình, song ở điêu kiện địa hình thấp hơn nên thường xuất hiện tầng giây ở độ sâu dưới 50cm. Phản ứng của đất chua pHKCL: 4,49-5,22. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng đất mặt nghèo, tương ứng là: 1,01% và 0,48%. Lân tổng số và dễ tiêu ở tất cả các tầng đất. Kali tổng số và dễ tiêu nghèo (<0,5mg/ 100g đất), canxi và manhê trao


đổi thấp, lượng canxi trao đổi chiếm ưu thế hơn so với manhê. Dung tích hấp thụ (CEC) rất thấp, thành phẩn cơ giới cát mịn là chủ yếu.

Nhóm đất Giây:

Đất Giây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa. Chúng biểu hiện đặc tính Giây mạnh ở độ sâu 0-50cm. Đất Giây phân bố ở các xã Thanh Lân và Đồng Tiến. Đất Giây có một đơn vị đất là đất Giây chua.

Nhóm đất Đỏ vàng

Đất Đỏ vàng được hình thành trên các loại đá sa thạch. Hình thành phẫu diễn đất thường có màu vàng đỏ, hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất. Đất Đỏ vàng được phân bố ở các xã và thị trần trong huyện.

Diện tích đất tự nhiên của huyện Cô Tô là 4.750,75 ha, được chia đều chủ yếu trên hai hòn đảo lớn là Cô Tô (bao gồm thị trấn Cô Tô: 601,49 ha và xã Đồng Tiến: 1.566,08 ha) và đảo Thanh Lân (xã Thanh Lân) là 2.583,18 ha. Đất tại thị trấn và xã Đồng Tiến bằng phẳng và thuận lợi cho hoạt động kinh tế và phát triển hạ tầng, đô thị hơn so với xã Thanh Lân.

Hiện tại, đất nông nghiệp của huyện Cô Tô chiếm diện tích lớn nhất trong tổng số diện tích đất tự nhiên (chiếm tới 49,5%). Trong đó, phần lớn diện tích đất nông nghiệp là đất lâm nghiệp (chiếm tới 44% tổng diện tích tự nhiên). Diện tích trồng lúa và hoa màu hàng năm khá nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2013 diện tích đất trồng lúa là 120,23 ha, đất trồng màu chỉ là 24ha, diện tích nuôi trồng thủy sản không thay đổi trong vòng 5 năm với 110ha (xem bảng 3.1).


Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Cô Tô năm 2017


Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Đất nông nghiệp

2476,11

Đất sản xuất nông nghiệp

250,54

Đất cây trồng hàng năm

151,97

Trong đó


Đất trồng lúa

120,23

Đất lâm nghiệp có rừng

2090,57

Đất nuôi trồng thủy sản

111

Đất nông nghiệp khác

24

Đất phi nông nghiệp

1164,91

Đất chưa sử dụng

1232,94

Nguồn: Phòng thống kê huyện Cô Tô


Một thế mạnh của huyện Cô Tô đó là diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn (năm 2017 còn 1232,94 ha và chiếm khoảng 30% tổng diện tích đất tự nhiên), nguyên nhân là do Cô Tô là huyện đảo nằm xa đất liền, điều kiện phát triển kinh tế đang phát triển và khai thác. Trong đó, đất núi đá không có rừng cây khoảng 33ha; đất đồi núi chưa sử dụng khoảng 513ha; còn lại khoảng hơn 600 ha đất bằng chưa sử dụng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đồng bộ quy hoạch phát triển huyện đảo Cô Tô theo hướng đô thị sinh thái biển trong giai đoạn tiếp theo.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy sản

Cô Tô là huyện đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải đảo, chịu ảnh hưởng và tác động của biển, nhiều dông bão, tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển và được chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

Nhiệt độ trung bình năm 22,70C, dao động từ 17-280C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 27-300C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Lượng mưa trung bình năm tương đối cao so với toàn tỉnh đạt 1.707,8 mm và phân thành 2 mùa là mùa mưa và mùa ít mưa.


3.1.1.4. Nguồn nước tưới

Nguồn nước mặt: Cô Tô là một huyện đảo xung quanh là biển bao bọc, địa hình bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớn nên lượng nước mặt ít và hoàn toàn phụ thuộc vào mùa mưa. Không có hồ lớn chỉ có khoảng 14 hồ chứa nhỏ với trữ lượng và dòng chảy nhỏ nên mùa khô thường thiếu nước.

Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm có trữ lượng ước tính 10,64 × 106 m3. Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5 và thấp nhất là 2m, có thể khai thác từ quy mô nhỏ đến trung bình đối với các tầng chứa nước nguồn gốc biển và tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích, chất lượng nước nhìn chung là tốt.

3.1.2. Các điều kiện về kinh tế xã hội của huyện Cô Tô

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mặc dù nền kinh tế huyện Cô Tô có những bước tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên huyện Cô Tô vẫn là một huyện thuần nông, sản xuất mang trình tự cung tự cấp. Điều này được thể hiện trong bảng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn 2015-2017 như sau:

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành qua các năm ở huyện Cô Tô

(theo giá cố định năm 2010)

Đơn vị tính: Giá trị - Tỷ đồng


TT

Chỉ tiêu

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Tốc độ tăng

trưởng (%)

I

Tổng GTSX (giá cố định)

38,4

41,7

62,9

14,6

1

Ngành nông, lâm và thủy sản

22,7

24,3

35,4

12,9

2

Ngành CN, TTCN, XD

5,5

5,6

7,1

8,0

3

Ngành TMDV và DL

10,2

11,8

20,4

19,9

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cô Tô)

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2017 tăng 14,6% so với năm 2010. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 12,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8%, khu vực dịch vụ tăng 19,9%.

Bảng 3.3. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Cô Tô giai đoạn 2015-2017

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023