- Giai đoạn 2016 - 2020 triển khai các dự án đầu tư xây dựng Khách sạn, nhà hàng cao cấp, các khu nghỉ dưỡng, điều dưỡng... Năng lực phục vụ được xác định trên cơ sở phân loại số sao. Phấn đấu tới 2020 Cô Tô có ít nhất là 1 hoặc 2 khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao.
b. Phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống
Đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng với mục tiêu khai thác có hiệu quả các sản vật của địa phương, thoả mãn nhu cầu ẩm thực của du khách. Đầu tư để nâng cao chất lượng các món ăn Âu, Á phục vụ nhu cầu rất đa dạng của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế và khách du lịch công vụ tham dự các hội nghị, hội thảo lớn. Phối hợp ký kết hợp tác đầu tư với các tập đoàn hoặc hệ thống kinh doanh ăn uống đã khẳng định được thương hiệu đầu tư xây dựng hệ thống kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn cao.
c. Phát triển hệ thống các cơ sở thương mại - dịch vụ
- Giai đoạn năm 2017 -2018. Cô Tô cần tập trung đầu tư nâng cấp và từng bước xây dựng hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ mục đích du lịch và thương mại như: Siêu thị mini; Chợ các loại...
- Giai đoạn 2016 - 2020 khi du lịch đạt mức tăng trưởng ổn định, bền vững cần phát triển loại hình du lịch kết hợp với thương mại dịch vụ. Xây dựng các tuyến phố đi bộ phục vụ cho du lịch và đáp ứng như cầu tìm hiểu hàng hoá và các cơ hội hợp tác kinh doanh, gia tăng tỉ trọng xuất khẩu tại chỗ và trao đổi hàng hoá và sản vật địa phương.
- Xây dựng hệ thống chuẩn cung cấp các dịch vụ quy đổi tiền tệ.
d. Phát triển hệ thống cơ sở phục vụ hội nghị hội thảo, các cơ sở dịch vụ bổ trợ du lịch
- Đầu tư xây dựng trung tâm điều hành, hướng dẫn du lịch tại Cô Tô.
- Đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá trong huyện tạo thêm nhiều điểm tham quan cho khách du lịch. Duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể.
- Giai đoạn từ nay tới 2018 chủ yếu kết hợp tổ chức hệ thống cơ sở phục vụ du lịch lữ hành: Khách sạn mini, nghỉ dưỡng.
- Giai đoạn năm 2018 - 2020 cần quan tâm đầu tư xây dựng các trung tâm hội nghị hội thảo, trung tâm hội nghị đủ khả năng tổ chức các sự kiện chính trị, văn hoá, kinh tế - xã hội trọng đại.
Giá cả là mối quan tâm trước hết của khách du lịch mỗi khi sử dụng dịch vụ. Do đó, để tạo sự yên tâm, thoải mái cho du khách cũng như tăng uy tín cho thương hiệu du lịch Cô Tô, các cấp chính quyền, các ban ngành và chính các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch luôn chú trọng thực hiện nghiêm túc việc niêm yết giá công khai, tránh tình trạng chèn ép giá, gây ấn tượng xấu trong lòng du khách.
Niêm yết giá công khai các mặt hàng kinh doanh dịch vụ, du lịch là một trong những nội dung quan trọng nhằm nâng cao hình ảnh du lịch Cô Tô, tạo uy tín trong lòng du khách. Chính vì vậy, ngay từ đầu mùa du lịch, huyện Cô Tô đã tổ chức và thực hiện nghiêm túc việc niêm yết giá công khai, đặc biệt là đối với các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, phương tiện vận tải. Cơ quan chức năng yêu cầu các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng treo bảng niêm yết giá các loại thực phẩm, đồ uống và các dịch vụ khác. Ngoài các mặt hàng đã được Nhà nước quy định giá, những mặt hàng hải sản được tính theo giá hàng ngày cũng được niêm yết rõ ràng trên bảng giá để du khách biết và lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của mình. Việc làm này đã tạo sự yên tâm cho du khách trước khi sử dụng dịch vụ. Để du lịch Cô Tô phát triển, giá cả dịch vụ là một trong những yếu tố làm cho khách ưu tiên lựa chọn nơi đến trong chuyến du lịch . Nắm bắt được vấn đề này, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện cũng tự giác thực hiện. Nếu mà đắt lên là mất khách, vì vậy, việc giữ thuế và giữ giá luôn được quan tâm đảm bảo cho kinh doanh du lịch phát triển ổn định. Để quản lý chặt chẽ về công tác quản lý giá cả trong những tháng cao điểm du lịch, nhằm đảm bảo văn minh trong hoạt động kinh doanh du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện Cô Tô đã ra chỉ thị về việc niêm yết giá công khai các mặt hàng kinh doanh dịch vụ, du lịch từ ngày 25/4 đến ngày 4/9 hàng năm. Trong đó, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh thực hiện nghiêm túc chỉ thị. Song song với đó, huyện
cũng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về giá cả. Về mặt hàng đặc sản phụ thuộc vào thị trường thì đoàn kiểm tra cũng tham khảo giá thị trường, căn cứ vào bảng giá để xem chỗ nào để giá cao quá, sẽ nhắc nhở thực hiện cho đúng, để khách đến yên tâm về các dịch vụ. Du khách đến với Cô Tô thực sự được hưởng một chuyến du lịch với cảm giá thoải mái trọn vẹn.
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Đối với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
- Chủ động xây dựng kế hoạch quản lý, phát triển du lịch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Triển khai công tác xây dựng văn minh - văn hóa du lịch Cô Tô và triển khai Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch tới toàn thể nhân dân.
- Thực hiện công tác quản lý chính quyền về du lịch trên địa bàn; chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động du lịch trên địa bàn; đảm bảo công tác an toàn cho khách du lịch và nhân dân.
- Xây dựng kế hoạch dự phòng đảm bảo lưu trú cho khách du lịch trong trường hợp quá tải.
- Khuyến khích và hướng dẫn người dân, các hộ kinh doanh giới thiệu và bán các sản phẩm đặc sản; phát triển các sản phẩm đặc sắc, mới lạ.
- Ủy ban nhân dân thị trấn Cô Tô chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu xây dựng phố đi bộ, khu ẩm thực, chợ đêm.
- Ủy ban nhân dân xã Thanh Lân xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực Vụng Ba Châu, Vụng Ăng ten.
- Ủy ban nhân dân xã Đồng Tiến xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực Vàn Chảy, Hồng Vàn, đảo Cô Tô Con.
4.3.2. Đối với Hội Du lịch Cô Tô
- Chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin và các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch.
- Tuyên truyền, hướng dẫn hội viên đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
- Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin xây dựng cẩm nang du lịch Cô Tô 2017; bản đồ du lịch Cô Tô; hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn du lịch.
- Tuyên truyền xây dựng văn minh - văn hóa du lịch Cô Tô, Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch tới toàn thể hội viên.
- Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, hội nghị, giao lưu về du lịch.
4.3.3. Đối với Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ du lịch
- Thực hiện xây dựng văn minh - văn hóa du lịch Cô Tô và Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch.
- Đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
- Công khai niêm yết giá dịch vụ và cung cấp dịch vụ theo đúng giá niêm
yết.
- Có nghĩa vụ phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra,
chấn chỉnh, xây dựng môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi, đảm bảo.
KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thì dịch vụ được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam cũng vậy, xu hướng
phát triển dịch vụ, nhất là về du lịch đang ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và chú trọng phát triển. Tuy vậy, nước ta là một nước đang phát triển, hơn nữa trong cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về thương mại, dịch vụ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, thương mại, du lịch nước nhà cũng chưa thực sự được khai thác một cách có hiệu quả.
Luận văn “Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô” đã đi sâu phân tích thực trạng và đã đạt được các kết quả sau:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý du lịch, nghiên cứu bài học kinh nghiệm của đảo Cát Bà (Hải Phòng) và đảo Phú Quốc (Kiên Giang), tác giả đã rút ra dược tám bài học cho quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô.
Hai là, đánh giá và phân tích thực trạng du lịch huyện Cô Tô; thực trạng quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô qua các công tác lập quy hoach, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch; quản lý du khách; quản lý hoạt động xúc tiến du lịch; quản lý tổ chức và vận hành bộ máy quản lý về du lịch; quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô. Đồng thời tác giả đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô.
Ba là, tác giả đã phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô, bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô.
Bốn là, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô trong thời gian tới, trong đó tác giả đề xuất bốn giải pháp chủ yếu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải pháp về đầu tư; giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch; giải pháp về môi trường du lịch. Tác giả đưa ra kiến nghị các cơ quan chức năng trên địa bàn; UBND các xã, thị trấn; Hội Du lịch Cô Tô; Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn để có sự hỗ trợ tốt nhất cho các giải pháp thực hiện.
Tác giả rất mong muốn nhận được những nhận xét, góp ý từ các thầy cô giáo, đặc biệt chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của đề tài để sửa đổi, hoàn thiện
để đề tài có những ý nghĩa thực tiễn, có thể ứng dụng nhằm góp phần quản lý du lịch huyện Cô Tô hiệu quả trong thời gian tới, đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch huyện, tỉnh và quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Đình Chiến (2010), Quản trị Marketing, NXB Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
2. Nguyễn Văn Đính - Phạm Hồng Chương (2008), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (chủ biên) (2014), Quản lý học, NXB Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
5. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình quản trị kinhdoanh lữ hành,NXB Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
6. Nguyễn Văn Mạnh (2007), Quản trị kinh doanh lữ hành, Nhà xuất bản khoa họcvà kỹ thuật.
7. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2008), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Trường Đại học kinh tế quốc dân
8. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan về du lịch, Trường Đại Học Thương Mại,Nhà xuất bản Giáo dục.
9. PhillipKotler (2002), Quản trị Marketing,Nhà xuất bản Thống Kê.
10. Bùi Xuân Nhàn (2008), Marketing du lịch, hà xuất bản Thống kê
11. Phạm Trung Lương (2001),Tài nguyên và Môi trường Du lịch tại Việt Nam, NXB Giáo dục.
12. Bùi Thị Tám, Trân Thị Ngọc Liên, Nguyên Thị Hồng Hải (2014), Tổng quan du lịch, NXB Đại Học Huế
13. Bùi Thị Tám (2010), Marketing du lịch, NXB Đại Học Huế.
14. Luật Du Lịch của quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, số09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017.
15. http://baotuyenquang.com.vn/du-lich/trai-nghiem-kham-pha/xay-dung- cat-ba-theo-mo-hinh-dao-sinh-thai-thong-minh-86254.html
16. www.kiengiang.gov.vn
17. www.haiphong.gov.vn
18. www.quangninh.gov.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dành cho khách hàng
Xin chào Anh/chị!
Tên tôi là: Bùi Đức Khương
Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đánh giá công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô, vì thế, tôi thực hiện khảo sát này để thu thập thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu. Hy vọng anh/chị sẽ đưa ra các ý kiến khách quan để có thể hỗ trợ tốt nhất cho tôi trong nghiên cứu này.
Phấn 1: Thông tin cá nhân
1. Anh/Chị vui lòng cho biết thêm thông tin của anh/chị:
Giới tính của Anh/Chị? □ Nam □ Nữ
2. Anh/Chị thuộc độ tuổi nào?
□ Dưới 35 □ 35-45 □ Trên 45
3. Thu nhập của anh/chị theo tháng là bao nhiêu tiền?
□ Dưới 3 tr.đ □ 3-6 tr.đ □ 6-10 tr.đ □ trên 10 tr.đ
4. Vị trí làm việc hiện nay của Anh/Chị?
□ Lãnh đạo phòng/ban □ Nhân viên Công ty
Phần 2: Nội dung Phỏng vấn
Vui lòng đánh dấu (x) trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của Anh/chị theo mức độ sau:
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Bình thường 3. Không ý kiến
4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý.
Câu hỏi khảo sát | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
1. Tình hình công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến | Nhiều địa ddierm du lịch hấp dẫn | |||||
Sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu của du khách | ||||||
Địa phương có phát bảng hỏi khảo sát về sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ du lịch tại địa bàn | ||||||
Có thể bạn quan tâm!