nghiệp vụ, làm cơ sở cho việc đào tạo và sử dụng nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế; Tăng cường cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch chú trọng đến đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ hướng dẫn viên...; Cần có những chính sách đãi ngộ thu hút các chuyên gia trong nước và nước ngoài; Đầu tư kinh phí cho hoạt động đào tạo nhân lực nói chung và nhân lực du lịch nói riêng; Xây dựng hệ thống dữ liệu về nguồn nhân lực du lịch thành phố; Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch với những định hướng, mục tiêu, lộ trình và giải pháp phát triển phù hợp;
+ Xây dựng và ban hành các chính sách về tuyển dụng lao động và đào tạo, bồi dưỡng về du lịch cho người lao động: Cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành danh mục chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn nghiệp vụ người lao động trong ngành du lịch. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ lao động trong các doanh nghiệp; Đổi mới công tác dự báo nhu cầu lao động trong ngành du lịch trên địa bàn thành phố; Định hướng cơ cấu đào tạo hợp lý cho các nhóm ngành nghề trong lĩnh vực du lịch; Nghiên cứu biện pháp hỗ trợ bồi dưỡng trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và các chính sách đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần cho người lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch;
+ Liên kết giữa cơ sở đào tạo, doanh nghiệp du lịch và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Việc liên kết giữa cơ sở đào tạo, doanh nghiệp du lịch và cơ quan quản lý nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đồng thời giúp dự báo một cách chính xác nhu cầu nguồn nhân lực du lịch trong tương lai, tạo sự hợp lý trong quan hệ “cung - cầu”. Cần tăng cường sự liên kết và tính chủ động của các bên có liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch;
+ Nâng cao nhận thức và kỹ năng cho các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với khách du khách trong chiến lược phát triển du lịch cộng đồng: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về du lịch cho lãnh đạo các ngành, các địa phương; Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch
cộng đồng theo hướng tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường, định hình sản phẩm phù hợp với đặc trưng của địa phương, với cơ sở hạ tầng du lịch thành phố; Huy động nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong phát triển du lịch cộng đồng;
4.2.2. Giải pháp giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường
Sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch thời gian qua đã và đang góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và nhiều địa phương nói riêng, song đồng thời cũng gây áp lực không nhỏ lên môi trường sống, cảnh quan thiên nhiên... Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững, một số giải pháp cần được quan tâm nhằm tăng cường bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, trong đó quy định những nội dung mới như du lịch có trách nhiệm, chi trả dịch vụ môi trường hệ sinh thái (đối tượng là khách du lịch), tăng cường chế tài xử phạt vi phạm...;
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Công Tác Xây Dựng Và Tổ Chức Thực Hiện Chiến Lược, Quy Hoạch, Kế Hoạch Và Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tại Huyện Cô Tô
- Đánh Giá Công Tác Quản Lý Khách Du Lịch Tại Huyện Cô Tô
- Quan Điểm, Định Hướng Và Mục Tiêu Quản Lý Du Lịch Trên Địa Bàn Huyện Cô Tô
- Tăng Cường Sự Phối Hợp Các Cơ Quan Chức Năng Trong Quản Lý Du Lịch Huyện
- Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô - 13
- Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu du lịch đảm bảo tính khoa học, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch thiếu đồng bộ, chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung, quản lý môi trường nói riêng;
Tăng cường năng lực quản lý môi trường trong các khu du lịch, khu bảo tồn, phân công thống nhất đầu mối quản lý các khu bảo tồn, vườn quốc gia… Cần có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị quản lý các khu bảo tồn và vườn quốc gia, các cơ quan hành chính và an ninh địa phương, cơ quan quản lý trung ương, các công ty du lịch, đại diện các cộng đồng nhân dân địa phương;
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong kinh doanh dịch vụ du lịch. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; Trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này; Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về
môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật BVMT, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và BVMT, phát triển DLBV;
Phát triển sinh kế cho người dân góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường.Chú trọng phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng.
Tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa phương thức hợp tác trong phát triển DLBV. Các nhà đầu tư, tài trợ, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dân sự xã hội trong và ngoài nước có thể tham gia và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển DLBV khi có cơ chế khuyến khích, kêu gọi tham gia hợp lý.
- Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại khu vực trung tâm huyện, tuyệt đối không được xả thải trực tiếp nước thải ra biển khi chưa được xử lý.
- Hạn chế hoạt động chế biến Sứa biển, nước thải từ hoạt động này có sức hủy hoại môi trường (nhất là môi trường biển) rất lớn.
- Tăng cường phương tiện và nhân lực thu gom, xử lý rác thải; vận hành hiệu quả nhà máy xử lý rác thải.
- Nghiêm cấm các hành vi gây hủy hoại đến môi trường như: khai thác hải sản bằng xung điện, hóa chất; chặt phá rừng, cây trồng lâu năm...
- Bảo tồn, tái tạo môi trường (nhất là môi trường biển).
- Hạn chế sự hoạt động của các phương tiện ô tô, xe gắn máy, khuyến khích sử dụng phương tiện xe điện, xe đạp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường.
4.2.3. Giải pháp về truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch
- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch: Trong thời gian qua các chương trình, chính sách khuyến khích phát triển du lịch của tỉnh từng bước dần được thể chế hóa. Vì vây công tác tuyên truyền về
vị trí, vai trò của hoạt động du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của tỉnh cần được quan tâm. Các điểm du lịch cần nêu cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tạo không gian xanh sạch đẹp để giữ nét đẹp riêng của huyện đảo.
- Tăng cường quy mô và phạm vi hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch: Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch huyện trong thời gian qua chưa được triển khai thường xuyên, quy mô nhỏ, sản phẩm quảng bá thiếu tính hấp dẫn, sáng tạo, theo lối mòn. Chính vì vậy, hiệu ứng Marketing du lịch mới chỉ dừng ở mức độ nhất định. Do đó các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cần được mở rộng cả về phạm vi và quy mô, trong đó cần chú trọng tham gia các chương trình, sự kiện Thương mại - Văn hóa - Du lịch lớn như: Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội -Việt Nam (VITM); Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM (ITE); Tổ chức Hội nghị xúc tiến giới thiệu điểm đến du lịch Cô Tô tại các thị trường trọng điểm như: Hà Nội; Quảng Ninh; Huế; Đà Nẵng; Thành Phố Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông cửu long, liên kết các tuyến điểm với các đường bay của các tỉnh và các chương trình xúc tiến của Tổng cục Du lịch; Tham gia liên kết các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của Tổng cục Du lịch tại các chương trình, sự kiện xúc tiến du lịch để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch huyện đảo đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước..
- Đẩy mạnh liên kết, huy động nguồn lực tham gia xúc tiến du lịch: Hoạt động phối hợp liên ngành trong việc thực hiện tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong những năm gần đây tuy đã được cải thiện, Sự phối kết hợp giữa các ngành trong hoạt động xúc tiến quảng bá chưa thật chặt chẽ, hiệu quả. Do vậy cần liên kết huy động nguồn lực tham gia xúc tiến du lịch. Giao cho phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với Sở Du lịch, Hiệp hội du lịch Quảng Ninh, Hội du lịch Cô Tô, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ du lịch và các đơn vị liên quan đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch Cô Tô.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch: Đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, xúc tiến du lịch còn mỏng, trình độ chuyên môn còn trẻ. Chính vì vậy kỹ năng thực hiện, tổ chức Marketing du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên sâu. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, các thông tin về du lịch, dịch vụ du lịch huyện phần lớn mới chỉ dừng lại ở ngôn ngữ tiếng Việt, tài liệu tuyên truyền quảng bá bằng ngôn ngữ Tiếng Anh, còn hạn chế về chất lượng cũng như số lượng, do đó chưa đáp ứng được việc đưa thông tin đến với khách nước ngoài.
- Tập trung phát triển marketing điện tử phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch: Nâng cấp và quản trị hiệu quả Website, fanpage du lịch Cô Tô; Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin du lịch Cô Tô; Phát triển các tiện ích quảng bá du lịch cho các thiết bị cầm tay (điện thoại di động thông minh, máy tính bảng v.v...)
- Bổ sung kinh phí cho hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch:Ngân sách đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch hàng năm còn hạn chế. Kêu gọi xã hội hóa trong việc thực hiện công tác truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch Cô Tô (in cẩm nang du lịch, xây dựng bản đồ du lịch...).
4.2.4. Giải pháp về đầu tư
- Xây dựng môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển du lịch.
- Công bố và tổ chức thực hiện quản lý phát triển du lịch theo Đề án phát triển du lịch Cô Tô bền vững giai đoạn 2016 - 2020 nằm trong Quy hoạch phát triển du lịch huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã được phê duyệt để thu hút đầu tư.
- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, cơ chế chính sách thu hút các dự án du lịch lớn (trên 4 sao) đầu tư vào Cô Tô (khu Vàn Chảy, Hồng Vàn, Cô Tô Con, Hòn Cá Chép, Vụng Ba Châu, Vụng Ăng ten).
- Đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch có chất lượng cao: Đây là một hướng đầu tư hết sức quan trọng tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động phát
triển du lịch ở huyện đảo Cô Tô. Hiện nay ở Hòa Bình đã và đang đầu tư xây dựng nhiều cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch (Hồ Hoà Bình, Kim Bôi…). Tuy nhiên, việc đầu tư để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng cao, có sức hấp dẫn, có các điều kiện tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ bổ sung thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của khách, có những chính sách, mô hình tổ chức quản lý và đội ngũ lao động có chất lượng…
- Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú có chất lượng và các công trình dịch vụ du lịch bổ trợ khác: Trong tiến trình hội nhập của du lịch huyện với du lịch của tỉnh Quảng Ninh và du lịch Việt Nam với khu vực và thế giới, các tiêu chuẩn về dịch vụ du lịch phải được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy việc đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống khách sạn (theo quy hoạch), đặc biệt là các khách sạn thương mại, khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp (3 - 4 sao) với đầy đủ các công trình dịch vụ bổ trợ (tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí…) là hết sức quan trọng và cần thiết.
- Đầu tư phát triển đồng bộ và có chất lượng cao hệ thống các công trình vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp: Hiện nay, các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao có chất lượng bổ trợ cho các hoạt động của khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của họ ở huyện đảo còn rất hạn chế. Điều này đã hạn chế đáng kể thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của khách, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Để khắc phục tình trạng này cần ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình vui chơi giải trí và thể thao tổng hợp để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa - thị trường khách có nhu cầu cao về các dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao.
- Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử, cách mạng truyền thống: Khu di tích lịch sử Hồ Chủ tịch trên đảo Cô Tô
- Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao để đảm bảo các hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả: Đây là một lĩnh vực đầu tư rất quan trọng, đảm bảo cho việc nâng cao chất
lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch, đặc biệt trong bối cảnh du lịch Hòa Bình đang phát triển trên con đường hội nhập với hoạt động phát triển du lịch trong nước, khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc đầu tư để xây dựng một chương trình đào tạo toàn diện và đồng bộ từ cán bộ quản lý đến đội ngũ nhân viên phục vụ có chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu hiện nay là rất quan trọng đối với sự phát triển của toàn ngành du lịch huyện. Giải pháp đầu tư về đào tạo có thể được thực hiện đồng bộ giữa Nhà nước - Doanh nghiệp - và cá nhân người lao động (có thể tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế trong các chương trình hợp tác về đào tạo).
4.2.5. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tại huyện
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Quy hoạch du lịch của huyện; quản lý, kiểm tra và cấp giấy phép kinh doanh cho các cơ sở lưu trú và ăn uống, dịch vụ khác trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan chức năng đưa dần từng bước hoạt động du lịch của địa bàn vào nề nếp.
- Nhà nước thống nhất quản lý các nguồn tài nguyên, phân rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cấp, mỗi ngành trong khai thác tài nguyên, tránh phân tán, chồng chéo hay buông lỏng như hiện nay.
- Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống chính sách, cụ thể hóa các văn bản pháp quy do Tổng cục Du lịch và các cơ quan chức năng ban hành để tạo nên một hành lang pháp lý thống nhất và đồng bộ cho hoạt động khai thác tiềm năng du lịch.
- Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển du lịch, chú trọng 5 lĩnh vực chủ yếu gồm: 1) Định hướng mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch; 2) Tăng cường xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch; 3) Đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch; 4) Phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và 5) Hội nhập, hợp tác quốc tế.
Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững tại điểm du lịch, trong đó Trung tâm du lịch được phép trực tiếp đầu tư và kinh doanh du lịch bền vững như một doanh nghiệp chịu sự quản lý chức năng của ngành du lịch, nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Hoàn thiện các định chế, khai thác các điểm du lịch dựa trên nguyên tắc: không bao cấp, tự hạch toán và cân bằng lợi ích kinh tế - xã hội giữa khai thác du lịch với phát triển địa phương. Ngoài ra ban hành các tiêu chuẩn và qui tắc của khu du lịch đồng thời tăng cường sự liên kết phối hợp giữa các bộ, ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư bằng các cơ chế thống nhất đảm bảo lợi ích giữa các bên, có sự cam kết của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch bền vững.
4.2.6. Hoàn thiện quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch
Các vùng bờ biển là nơi có không gian chật hẹp nên dễ bị đe doạ, bấp bênh, cân bằng kinh tế về mặt sinh học và địa mạo dễ bị thoái hoá âm ỉ. Vì vậy, cần đảm bảo thường xuyên nghiêm ngặt, mọi sự quy hoạch hợp lý. Việc hoàn thành Quy hoạch Tổng thể và Quy hoạch chi tiết phát triển du lịch ở Cô Tô là cơ sở xây dựng các dự án đầu tư. Cần phải mời các nhà tư vấn có kinh nghiệm trong nước và quốc tế xây dựng các quy hoạch.
Hơn nữa, để khai thác tài nguyên có hiệu quả và bền vững việc lập quy hoạch cần được đặt lên hàng đầu. Nội dung của quy hoạch phải xác định rõ vị trí, vai trò lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng biển đảo; phân tích đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên, thị trường du lịch, các nguồn phát triển du lịch; xác định các quan điểm mục tiêu, tính chất quy mô phát triển cho từng khu vực qui hoạch; xác định các danh mục các khu vực dự án ưu tiên đầu tư, nhu cầu sử dụng đến, vốn đầu tư nguồn nhân lực cho du lịch ở từng khu vực; đánh giá được tác động môi trường, tính toán các yếu tố để bảo vệ được tài nguyên và môi trường.
Các quy hoạch cụ thể ở khu du lịch vùng biển đảo không chỉ đảm bảo các nội dung trên đây mà còn giải quyết cụ thể phân khu chức năng, bố trí mặt bằng, phương án sử dụng tài nguyên, có các biện pháp để quản lý thực hiện qui hoạch như xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng tài nguyên theo các mục đích sử dụng khác nhau (khu lưu trú, khu nghỉ dưỡng, khu tắm biển, khu vui chơi giải trí, khu thương mại, bãi đỗ xe …) đảm bảo sự tương quan thích hợp giữa các mục đích sử dụng và giữa du lịch và môi trường. Phát triển du lịch phải phù