Tăng Cường Sự Phối Hợp Các Cơ Quan Chức Năng Trong Quản Lý Du Lịch Huyện


hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội. Để phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đảo, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cô Tô khóa III, khóa IV (nhiệm kỳ 2014 - 2015) đã xác định nhiệm vụ đưa dịch vụ du lịch thành trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Để thực hiện mục tiêu trên, những năm vừa qua, Huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng phục phụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng, trong đó tập trung giải quyết khó khăn 03 lĩnh vực chính là: giao thông, cấp điện và nước sinh hoạt.

Đến nay điện chiếu sáng khu vực trung tâm huyện được trang bị bằng hệ thống pin năng lượng mặt trời và được triển khai đến khu vực nông thôn, tất cả các đường làng, ngõ xóm. Ngày 16/10/2015, Dự án Đưa điện lưới quốc gia ra huyện đảo Cô Tô khánh thành, tạo một bước ngoặt mới cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt là du lịch. Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng hiệu quả cần được quan tâm đáng kể để tránh gây ra sự cố về điện trong mùa hè là hết sức cần thiết.

Tập trung cải tạo, nâng cấp các hồ chứa nước hiện có trên đảo. Hoàn thành xây dựng mới 04 hồ chứa nước trên đảo Cô Tô, Thanh Lân gồm: Hồ C4 (thị trấn Cô Tô) công suất 100.000 m3 nước, hồ Trường Xuân (xã Đồng Tiến) công suất 170.000 m3 nước, hồ Chiến Thắng I (xã Thanh Lân) 54.000 m3 nước, hồ Chiến Thắng II (xã Thanh Lân) 70.000 m3 nước; sửa chữa, nâng cấp 10 hồ chứa nước hiện có trên địa bàn (đảo Cô Tô 05, đảo Thanh Lân 02, đảo Trần 03) đảm bảo đủ nhu cầu nước ngọt phụ vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân toàn huyện. Đầu tư xây dựng mới 03 trung tâm cấp nước sinh hoạt gồm: Hệ thống cấp nước sinh hoạt hồ C4 (thị trấn Cô Tô) có công suất 600 m3/ngày; hệ thống cấp nước hồ Trường Xuân (xã Đồng Tiến) có công suất 1.000 m3/ngày, hệ thống cấp nước hồ Chiến Thắng (xã Thanh Lân) công suất 800 m3/ngày; đảm bảo 95% hộ dân trên địa bàn được sử dụng nước sạch sinh hoạt từ hệ thống cấp nước của huyện. Đến cuối năm 2016, có 100% khu vực dân cư của huyện đủ điều kiện sử dụng nước sạch.


Được sự quan tâm của Trung ương và Tỉnh, huyện Cô Tô đã đầu tư 03 dự án lớn: Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Vịnh Bắc Bộ được khởi công xây dựng năm 2008, với tổng giá trị đầu tư gần 500 tỉ đồng, đã hoàn thành giai đoạn I (hạng mục bến cập tàu và đê chắn sóng từ cuối năm 2015); Dự án Tôn tạo, mở rộng Khu di tích Bác Hồ trên đảo với tổng mức đầu tư 71 tỷ đồng và Dự án Đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô có tổng mức đầu tư 1.107 tỷ đồng, hoàn thành vào cuối năm 2017, đặt nền tảng cho ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển kinh tế biển và dịch vụ, du lịch tại huyện đảo.

Quy hoạch và quản lý quy hoạch đất đai và đầu tư xây dựng các công trình nhằm tạo cơ sở pháp lý cho quản lý khai thác tài nguyên du lịch cụ thể:

- Các điểm, khu du lịch phải được quy hoạch trong một thể thống nhất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cô Tô.

- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cho phát triển du lịch. Phân loại đất sử dụng theo các mục đích sử dụng khác nhau, như khu thương mại, khu giải trí, khu công viên cây xanh,... đảm bảo sự tương quan thích hợp giữa các mục đích sử dụng khác nhau và giữa du lịch với môi trường.

- Xác định các tiêu chuẩn xây dựng phát triển đối với khu du lịch, bao gồm: tiêu chuẩn xây dựng các công trình du lịch; kiểm soát về không gian và môi trường liên quan đến chiều cao công trình, cảnh quan, tiếng ồn, tầm nhìn; kiểm soát các điều kiện về cơ sở hạ tầng, đảm bảo không gây áp lực quá tải đối với khu du lịch; kiểm soát việc sử dụng đất và xây dựng của khu du lịch, không thay đổi mục đích sử dụng đất, chống đầu cơ đất, lấn chiếm đất công, ngăn ngừa sự phát triển hỗn độn của các công trình làm phá vỡ cảnh quan và không tương xứng với giá trị của tài nguyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

4.2.7. Tăng cường sự phối hợp các cơ quan chức năng trong quản lý du lịch huyện

* Phòng Văn hóa và Thông tin:

Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô - 12


Là cơ quan chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc quản lý, xây dựng và phát triển ngành du lịch Cô Tô:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý môi trường kinh doanh du lịch theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin du lịch Cô Tô; nâng cấp và quản trị website, fanpage du lịch Cô Tô.

- Phối hợp với Sở Du lịch tổ chức thẩm định, phân loại và xếp hạng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt chuẩn.

- Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cô Tô;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn du lịch trên toàn bộ tuyến, điểm du lịch đã được công nhận; xây dựng tên đường, tên phố trên địa bàn toàn huyện.

- Tổng hợp tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Sở Du lịch theo định kỳ, đột xuất; Tổng kết, rút kinh nghiệm, tham mưu đề xuất khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động du lịch.

* Phòng Tài chính - Kế hoạch và Công Thương huyện:

- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện cân đối tài chính phục vụ phát triển du lịch năm 2017.

- Phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch.

* Đài Truyền thanh - Truyền hình, Cổng thông tin điện tử huyện:

- Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thông tin, tuyên truyền xây dựng văn hóa - văn minh du lịch Cô Tô.

- Thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về du lịch.


* Phòng Y tế, Trung tâm Y tế:

- Thực hiện tốt công tác phòng bệnh, phòng dịch; công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân.

- Chủ động chuẩn bị các phương tiện, trang thiết bị cần thiết để kịp thời xử lý các sự việc xảy ra liên quan đến an toàn tính mạng con người.

- Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch để làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch.

* Phòng Tài nguyên - Môi trường và Nông nghiệp:

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện công tác quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch.

- Chủ trì, phối hợp quản lý và giải quyết các vấn đề về vệ sinh môi trường.

- Phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch.

* Ban Quản lý cảng:

- Phối hợp với Công ty TNHH vận tải Ka Long để điều hành thông suốt tuyến giao thông đường thủy, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho du khách. Có biện pháp điều tiết các phương tiện bổ sung khi lượng khách tăng đột biến.

- Phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, điều tiết hợp lý khu vực cầu cảng trong mùa du lịch.

- Đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt (xây dựng phương án dự phòng cụ thể).

* Công an huyện và các Đồn Biên phòng:

- Thực hiện tốt công tác quản lý, theo dõi, thống kê khách du lịch.

- Chủ trì, phối hợp đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn tính mạng và công tác cứu hộ cứu nạn.

- Phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch.

* Phòng cảnh sát PCCC số 1, Cảnh sát PCCC Quảng Ninh:


- Đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện; Kiểm tra, thẩm định, tập huấn và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch.

* Ban Chỉ huy Quân sự huyện, các Tiểu đoàn Bộ đội đóng quân trên địa

bàn:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác an

ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện.

- Chủ trì thực hiện công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.

* Đội Quản lí thị trường số 16:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đảm bảo công tác quản lý thị trường, bình ổn giá cả; xử lý các trường hợp kinh doanh hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng giả, hàng quá hạn sử dụng và các trường hợp bán phá giá không theo giá niêm yết.

- Phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch.

* Điện lực Vân Đồn, khu vực Cô Tô:

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, khoa học, hợp lí trong nhân dân và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Tham mưu, đề xuất với ngành điện để đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định phục vụ trong mùa du lịch, không để xảy ra tình trạng quá tải, cúp điện.

- Xây dựng phương án dự phòng cấp điện vào những lúc cao điểm.

4.2.8. Các giải pháp khác

4.2.8.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch địa phương

- Đa dạng hóa dịch vụ các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Cô Tô có tiềm năng rất lớn để phát triển nhiều loại hình du lịch độc đáo, hấp dẫn. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện nay ở Cô Tô là du lịch tàu thuỷ, tắm biển, đi bộ đến các bãi đá, khám phá rừng nguyên sinh hoặc trèo lên ngọn hải đăng, du lịch tại Cô Tô cần tạo ra nhiều sản phẩm bền vững và có trách nhiệm, mang lại cái nhìn mới về điểm du lịch này.


Chính vì vậy, giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn ở đảo Cô Tô có một ý nghĩa rất lớn; góp phần làm cho du lịch phát triển mạnh hơn. Những sản phẩm du lịch mới không chỉ thu hút khách du lịch mà còn tăng thời gian lưu trú của du khách, mở rộng không gian làm tăng sức chứa của khu du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.

Trước mắt cần xây dựng các sản phẩm cụ thể nh•:

- Trung tâm lưu trú dịch vụ du lịch của đảo tại thị trấn Cô Tô

- Khu tắm biển gắn liền với các hoạt động giải trí và các bãi tắm mini trên các đảo nhỏ.

- Khu thể thao nước kết hợp cả tham quan các đảo.

- Du lịch tham quan: tham quan sinh thái trong rừng của đảo Cô Tô, Thanh Lân sử dụng các sản phẩm truyền thống và tự nhiên, không gây hại đến môi trường; leo núi; các di tích văn hoá như: đền thờ Bác Hồ, chùa Cô Tô,…

- Du lịch mạo hiểm: leo núi, lướt ván, nhảy dù, đua thuyền, hay tổ chức tour đi xe đạp quanh đảo Cô Tô.

- Du lịch ngầm tham quan rạn san hô, sinh vật cảnh biển, quay phim chụp ảnh dưới nước. Tắm biển ở các bãi cát nhỏ, đẹp là một trong những thế mạnh của Cô Tô.

a. Cụm du lịch thị trấn Cô Tô:

- Du lịch tham quan thị trấn Cô Tô;

- Du lịch nghỉ dưỡng, tiến tới cao cấp;

- Du lịch tham quan nông nghiệp, ngư nghiệp,

- Du lịch gắn với tinh thần yêu nước, bảo vệ vùng biển đảo

- Tham quan của các đối tượng học sinh, sinh viên

- Tập huấn nghiệp vụ: các đơn vị vũ trang, rèn luyện thể lực cho các vận động viên thể thao...

- Du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học

- Hội nghị, hội thảo kèm nghỉ dưỡng....

b. Cụm du lịch xã Thanh Lâm sản phẩm du lịch bao gồm:

- Du lịch sinh thái cộng đồng;


- Du lịch tham quan tự nhiên;

- Du lịch tham quan nông nghiệp, ngư nghiệp;

- Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

- Điều tra, khảo sát nghiên cứu khoa học

- Cắm trại, khám phá thiên nhiên và các hoạt động ngoài trời của các tổ chức, học sinh, sinh viên...

c. Phát triển khu nghĩ dưỡng chất lượng cao Cô Tô con

Phát triển tuyến du lịch

- Hà Nội - Vân Đồn - Cô Tô, 3 ngày 2 đêm ....

- Hải Phòng - Vân Đồn - Cô Tô, 3 ngày 2 đêm ....

- Hạ Long - Cô Tô - Đảo Trần, 4 ngày 3 đêm ....

- Liên kết với các trung tâm du lịch tại Hạ Long, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...để quảng bá thương hiệu du lịch của huyện đảo.

- Từng bước tiếp cận với khách du lịch quốc tế.

Nếu việc kết nối giữa Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô, Hạ Long thành tour tuyến hợp lý thì trong Chiến lược biển của tỉnh Quảng Ninh sẽ khai thác tốt lợi thế, tiềm năng và thế mạnh du lịch biển đảo, trong đó Tuần Châu cũng đã và đang làm tốt vấn đề này.

Nguyên tắc thu hút khách du lịch:

- Ưu tiên thu hút khách du lịch có mức chi tiêu / người/ngày tăng dần.

- Từ nay đến 2018, thu hút khách du lịch có mức chi tiêu trung bình 1,2- 2 triệu đồng/người/ngày.

- Sau 2025, thu hút khách du lịch có mức chi tiêu lớn, 3-4 triệu đồng/người/ngày.

4.2.8.2. Mở rộng và tăng cường mối quan hệ với các địa phương khác

Đó cũng chính là nhằm mục đích phát triển du lịch bền vững của các doanh nghiệp cũng như các cơ sở kinh doanh du lịch tại đảo Cô Tô. Ngoài ra mở rộng và tăng cường hợp tác mối quan hệ với các địa phương khác để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng dịch vụ cao. Khi các doanh nghiệp đã có mối quan hệ với các địa phương khác họ sẽ tạo ra được sự thuận tiện, hợp lý


trong lịch trình tour cho khách. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể tổ chức, kết hợp nhiều loại hình du lịch, các tuyến điểm du lịch khác nhau để thu hút được nhiều đối tượng khách.

- Khách quốc tế gồm châu Âu, châu Á, Úc, châu Mỹ và thị trường khách nội địa chủ yếu khu vực Hà Nội.

- Thị trường các nhà đầu tư: các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, thể thao.

- Chiến lược phát triển sản phẩm: Với thị trường xác định và có mục tiêu thì sản phẩm cần hướng tới là:

- Phát triển du lịch sinh thái biển đảo gắn với thiên nhiên, cộng đồng dân cư, nghỉ dưỡng hướng tới thị trường khách du lịch chất lượng cao;

- Du lịch văn hoá - lễ hội, hướng đến nhu cầu giao lưu và tìm hiểu văn hoá bản địa.

- Phát triển du lịch gắn với nghề cá (nông nghiệp).

4.2.8.3. Phát triển điều kiện cần thiết cho du lịch

a. Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú:

Sức chứa:

- Chiều dài bãi biển: 2018 yêu cầu có khoảng 1 km, song để phù hợp với hướng gió, cần khoảng 2 km. Năm 2020 cần khoảng 4 km chiều dài bãi biển.

- Yêu cầu về cơ sở lưu trú: Năm 2018 cần khoảng 800 phòng nghỉ; Năm 2020 cần khoảng 2000 phòng.

- Nhu cầu lao động phục vụ trực tiếp: Năm 2018 cần khoảng 500 lao động; Năm 2020 cần khoảng 800- 1.000 lao động.

Theo dự báo đến năm 2018 Cô Tô cần khoảng 800 phòng khách sạn và nhà nghỉ, năm 2020 khi đông khách du lịch nhất có thể lên đến 320 nghìn khác du lịch, do đó cần khoảng 2000 phòng.

- Giai đoạn 2017 - 2018 đầu tư mở rộng thêm các điểm lưu trú tại các trung tâm du lịch phụ trợ của các cụm du lịch.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023