Tập trung vào một khía cạnh phân tích khác, lý thuyết “Vòng đời của ngành” lại cho rằng việc gia nhập thị trường hay không của một doanh nghiệp do giai đoạn phát triển của ngành đó quyết định (như Jovanovic& 1994[53]; Klepper 1996[54]). Khi ngành đang ở giai đoạn mới phát triển, lúc đó rào cản gia nhập là thấp nhất sẽ thu hút sự gia nhập ngành nhiều hơn của các doanh nghiệp mới, ngược lại khi ngành đã phát triển đầy đủ, số sản phẩm mới hay được cải tiến không nhiều, ngành không còn hấp dẫn cho các doanh nghiệp mới nữa. Như vậy một người thường dễ dàng quyết định tự tạo việc làm trong một ngành nào đó hơn khi mà ngành còn đang trong giai đoạn mới phát triển, chẳng hạn ngành kinh doanh điện thoại di động ở Việt Nam cách đây chục năm. Tuy nhiên, cùng cách tiếp cận này có mô hình “phân chia nguồn lực” lại giải thích ngược lại, giúp chúng ta hiểu hơn về hiện tượng gia tăng những doanh nghiệp mới trong các ngành đã phát triển ổn định, tỷ lệ tập trung hoá cao. Khi đó các doanh nghiệp lớn sẽ chia sẻ một số nguồn lực cho các nhà cung cấp chuyên môn hoá nhỏ hơn, những doanh nghiệp mới này sẽ có thêm cơ hội tham gia thị trường (Carroll&, 1992[25]). Cũng còn có hiện tượng những ngành càng có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động lại càng thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mới gia nhập. Mô hình của Horvath& (2001)[44] giải thích rằng bằng cách quan sát các doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng các doanh nghiệp này càng lớn càng cung cấp nhiều thông tin giúp các doanh nghiệp mới do giảm bớt được tính rủi ro, có thể học tập kinh nghiệm của doanh nghiệp đi trước, chẳng hạn làm thế nào để tìm được nhân lực cạnh tranh, đầu vào, hỗ trợ tài chính, các khách hàng tiềm năng vvv. Hơn nữa, khi số lượng đủ lớn các doanh nghiệp hợp pháp hoá hành vi của họ sẽ giúp doanh nghiệp mới tìm được qui trình khởi sự hợp pháp và phù hợp của mình, vì vậy cơ hội gia nhập thị trường sẽ dễ dàng hơn. Một nguyên nhân khác khiến cho hiện tượng các doanh nghiệp phát triển tập trung ở một vùng, theo (Klepper, 2002)[55] là sự tách ra và thành lập doanh nghiệp mới trong cùng ngành của những thành viên cũ trong doanh nghiệp ra đời trước. Việc tách ra này thường được giải thích là do bất đồng trong việc ra quyết định của nhóm cùng hợp tác trong các doanh nghiệp cũ.
Tóm lại, các lý thuyết tổ chức ngành giúp chúng ta hiểu được tại sao một số ngành, một số vùng, địa điểm lại thu hút tự tạo việc làm nhiều hơn so với các ngành khác hay vùng khác chứ chưa tìm hiểu đầy đủ cơ chế thúc đẩy các cá nhân lựa chọn tự tạo việc làm. Tuy nhiên, các phát hiện trên đây cũng gợi ý rằng, biến vùng, ngành nên được đưa vào mô hình phân tích khả năng tự tạo việc làm.
Nhấn mạnh nhiều hơn tới khả năng tự tạo việc làm của các cá nhân, băn khoăn với câu hỏi: liệu tự tạo việc làm có là một cơ hội đầu tư tài chính hay cơ hội lựa chọn nghề nghiệp của một người? Những cơ hội khác nhau sẽ dẫn tới xác định các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tự tạo việc làm khác nhau như thế nào? Các lý thuyết kinh tế đầu tư và kinh tế lao động sau đây sẽ giúp chúng ta giải đáp các câu hỏi này.
Theo lý thuyết kinh tế đầu tư, quyết định đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố, theo hai nhà nghiên cứu Dixit và Pyndick (1994)[33], đó là chi phí điều chỉnh và tính không thể đảo ngược của khoản đầu tư ban đầu. Có nghĩa là, trước khi quyết định tự tạo việc làm, mỗi cá nhân đều phải biết trước khoản đầu tư ban đầu của mình không thể rút lại được, không thể sinh lời ngay, và việc thay đổi mức độ vốn đầu tư đòi hỏi có chi phí điều chỉnh. Các đặc tính này của quyết định đầu tư lại luôn bị ảnh hưởng bởi sự không chắc chắn, có thể thay đổi của giá cả sản phẩm trên thị trường, thay đổi tỷ lệ lãi suất, thay đổi chi phí hoạt động, và thời gian hoạt động.
Gần đây các lý thuyết kinh tế còn cố gắng lồng ghép phân tích khía cạnh tâm lý cá nhân vào trong quá trình ra quyết định, nếu không khó có thể giải thích được thực tế, đứng trước các cơ hội đầu tư hay thành lập doanh nghiệp như nhau, nhưng số quyết định khởi sự công việc của riêng mình vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Chẳng hạn Camerer& (1999)[22] nhấn mạnh sự quan trọng của bản tính tự tin sẽ dẫn tới quyết định khởi sự công việc của một người. Cooper& (1988)[28], J.S.Cramer& (2002)[49] trong số các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các doanh nhân lạc quan, dám chấp nhận rủi ro, tự nhận thấy viễn cảnh thành công của mình sẽ thành công hơn những người khác trong cùng ngành kinh doanh.
Như vậy, các lý thuyết đa dạng trên đây mặc dù đều đề cập tới tự tạo việc làm, nhưng chủ yếu mới chỉ đề cập tới dạng hình tự tạo việc làm thông qua khởi sự doanh nghiệp, còn hình thức tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình chưa thể giải thích được bằng hệ thống lý thuyết này. Lý thuyết trong kinh tế lao động được trình bày trong phần tiếp theo sẽ xem xét kỹ hơn các quyết định lựa chọn tự tạo việc làm như là một quyết định lựa chọn nghề nghiệp hay sự nghiệp và những động lực thúc đẩy đằng sau các quyết định đó, có khả năng giải thích được tất cả các dạng thức tự tạo việc làm khác nhau, cho dù đó là tự tạo việc làm giản đơn trong khu vực phi chính thức để mưu sinh hay là khởi sự một doanh nghiệp tư nhân.
1.3.2 Lý thuyết kinh tế lao động về tự tạo việc làm
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam - 2
- Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam - 3
- Những Đặc Điểm Của Thanh Niên Liên Quan Tới Khả Năng Tự Tạo Việc Làm
- Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam - 6
- Cơ Chế Ảnh Hưởng Của Vốn Xã Hội
- Khung Lý Thuyết Nghiên Cứu Khả Năng Tự Tạo Việc Làm Của Thanh Niên Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề tại sao một người lại lựa chọn tự tạo việc làm hay tại sao tỷ lệ tự tạo việc làm gia tăng trong những giai đoạn tăng trưởng phát triển kinh tế khác nhau hay ở những vùng khác nhau, với những cá nhân có đặc trưng khác nhau vẫn đang được tiếp tục phát triển theo các hướng: cách tiếp cận vĩ mô; cách tiếp cận vi mô và cách tiếp cận thể chế (các yếu tố thể chế chính sách như thuế, luật, quy định...ảnh hưởng tới mức độ tự tạo việc làm). Trong số các nghiên cứu này, hai cách tiếp cận đầu dường như chiếm ưu thế so với cách tiếp cận thể chế.
1.3.2.1. Cách tiếp cận vĩ mô: Lực hút hay Lực đẩy
Sự gia tăng đáng kể số người tự tạo việc làm trong những giai đoạn khủng hoảng hoặc chuyển đổi cơ cấu kinh tế thường được giải thích là phản ứng tạm thời của thị trường lao động đối phó với tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người lao động (János Kollo&,1999)[51]; Giả thiết này trùng hợp với “Lý thuyết bất lợi” hay “lực đẩy” trong tự tạo việc làm khi coi sự lựa chọn khởi sự kinh doanh là bắt buộc, bắt nguồn từ việc không tìm được một việc làm công thích hợp (Evans, Leighton, 1989)[37]. Đó cũng là một trong hai trường phái được đề cập trong nghiên cứu của Lin& (1999)[61] về mối quan hệ giữa tự tạo việc làm và các yếu tố kinh tế. Ngược lại với trường phái thứ nhất, trường phái thứ hai luôn cho rằng những cá nhân người lao
động với những phẩm chất đặc biệt sẽ có động lực khởi sự doanh nghiệp mà họ thường xuất phát từ tự tạo việc làm. Trong trường hợp này, tự tạo việc làm được cho rằng có liên quan tới các yếu tố tạo nên sức hút trong môi trường kinh tế vĩ mô như quá trình công nghiệp hóa-đô thị hóa, sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ trợ giúp, chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vi mô. Như vậy khi lý thuyết “lực hút” phát huy tác dụng thì tự tạo việc làm sẽ không gia tăng với tình trạng thất nghiệp, nhưng nếu lý thuyết “lực đẩy” chiếm ưu thế thì tự tạo việc làm sẽ có mối tương quan tỷ lệ thuận với mức thất nghiệp.
So với tình hình chung của lực lượng lao động, vấn đề việc làm của thanh niên thường chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ những biến đổi kinh tế vĩ mô vì họ có ít kinh nghiệm và hạn chế về trình độ chuyên môn, nhưng cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trên thị trường lao động (Niall O'Higgins, 2005)[70]. Như vậy, dường như đến với tự tạo việc làm, thanh niên sẽ chịu tác động từ “lực đẩy” nhiều hơn “lực hút”.
Các lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm trên thị trường lao động như tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ thất nghiệp... với mức độ tự tạo việc làm nhìn chung được chia thành hai trường phái rõ rệt, mỗi trường phái này đều dựa trên những giả thiết khác nhau về bản chất của tự tạo việc làm mà các nhà nghiên cứu đã quan sát được trong thực tế.
Lý thuyết “Lực đẩy” đưa ra giả thuyết rằng, những người tự tạo việc làm không phải có phẩm chất gì khác với những người làm công mà chỉ là phản ứng tạm thời của họ với hoàn cảnh khó tìm kiếm việc làm trong thời kỳ suy giảm kinh tế. Điển hình của dòng lý thuyết này gồm có Aronson (1991)[17], Casson (1991)[26], Holmes&(1990)[43], Rosen (1983)[78].
Các bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho giả thuyết trên khá nhiều, với các nghiên cứu ở mọi châu lục, chẳng hạn như mô hình của Schuetze (1998)[83] tìm thấy mối quan hệ dương giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lao động nam tự làm ở Canada và Mỹ. So sánh về tự làm trong các nước OECD và qua thời gian Acs& (1994)[14] đi đến
kết luận rằng tỷ lệ tự tạo việc làm tăng cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp. Theo nghiên cứu ở Tây Ban Nha và Mỹ Alba-Ramirez (1994)[16] cũng chứng minh rằng, thời gian thất nghiệp dài hơn sẽ làm tăng khả năng tự tạo việc làm. Các bằng chứng từ các nước đang phát triển như Mexico với nghiên cứu của Sindy& (2006)[85] cũng cho thấy nhiều ”lực đẩy” hơn là “lực hút” giải thích cho tình trạng gia tăng tự làm ở nông thôn 10 năm sau NAFTA (North American Free Trade Agreement).
Dựa trên thực tế ở nhiều nước đang phát triển cho thấy sự gia tăng của tự làm gắn liền với sự phát triển của khu vực việc làm phi kết cấu, là kết quả của các chương trình khuyến khích tự tạo việc làm nhằm xóa đói giảm nghèo. Carlo&(2004)[23] với một mẫu của 64 nước đang phát triển và 19 nước phát triển trong khoảng thời gian từ những năm 1960 đến năm 1990 cho thấy các hình thức tự làm ở các nước đang phát triển đa dạng hơn ở các nước công nghiệp phát triển. Ở các nước đang phát triển, tự làm có thể đại diện cho tầng lớp doanh nghiệp mới xuất hiện nhưng cũng có thể che giấu cho tình trạng thất nghiệp sau suy thoái kinh tế. Các kết quả nhìn chung xác nhận mối liên hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ tự làm và phát triển kinh tế, tự tạo việc làm sẽ có xu hướng giảm cùng với quá trình phát triển. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này cũng tìm thấy bằng chứng trong một số trường hợp mà tỷ lệ tự làm liên quan đến giá trị gia tăng xuất khẩu, là những trường hợp đại diện một hình thức tự làm năng động và và đang ở giai đoạn mới xuất hiện của các doanh nhân.
Tìm hiểu ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế tới tự làm và tự tạo việc làm, cũng tương tự như vậy, Rampini (2004)[77] đề xuất một số lý do tại sao số lượng các doanh nghiệp có thể sẽ biến đổi cùng chiều với chu kỳ kinh tế. Khi những cú sốc tổng cầu tác động đến nền kinh tế một cách tích cực, năng suất lao động và sự giàu có trong kinh doanh tăng, khiến cho người ta sẵn sàng chịu rủi ro và trở thành doanh nhân. Ngoài ra, khi dự đoán lợi nhuận sẽ lớn hơn trong suy thoái, các doanh nhân cũng nỗ lực lực hơn, dám chấp nhận rủi ro hơn để đầu tư. Tuy nhiên, khi những cú sốc không tác động tích cực, quá trình ngược lại xảy ra: sự giàu có, mức đầu tư và kinh doanh, tất cả đều suy giảm. Carmona&(2010)[24] cũng tìm hiểu mối liên hệ giữa tự tạo việc làm và một số
biến kinh tế vĩ mô ở Tây Ban Nha và Mỹ, sử dụng số liệu theo quí từ 1987 đến 2004, mặc dù không tìm được bằng chứng cho thấy tự làm biến đổi cùng chiều với chu kỳ kinh tế, nhưng lại chứng minh được mối liên hệ chặt chẽ giữa nhóm tự làm đặc biệt, nhóm khởi sự doanh nghiệp có biến động cùng chiều với chu kỳ kinh tế.
Đối lập với lý thuyết “lực đẩy” là lý thuyết “lực hút”, với giả thuyết cho rằng những người khởi sự doanh nghiệp là những người có phẩm chất và kiến thức kỹ năng đặc biệt nào đó thúc đẩy họ lựa chọn và theo đuổi tự tạo việc làm. Vì vậy, giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ tự tạo việc làm sẽ không liên quan tới nhau, nếu có sẽ là có tương quan âm, có nghĩa là thời kỳ có tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ làm giảm động lực tự tạo việc làm. Có thể do, thứ nhất, khi điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi, người lao động sẽ không quyết định khởi sự công việc vì rủi ro thất bại sẽ cao; thứ hai, cơ hội tự tạo việc làm gắn liền với sự gia tăng phát triển sản xuất, gia tăng giá trị xuất khẩu khiến giảm bớt thất nghiệp.
Các bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ cho giả thuyết này cũng khá nhiều như với nghiên cứu của Carmona&(2010)[24], Carlo& (2004)[23], Acs& (1994)[15]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cùng lúc tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho cả hai giả thuyết “lực đẩy” và “lực hút”. Theo Blau (1987)[19], trong những năm đầu 1970 tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp ở Mỹ đã tăng, chấm dứt xu hướng giảm vốn đã tồn tại trong hơn thế kỷ trước đó. Các phân tích thực nghiệm chỉ ra rằng những thay đổi trong công nghệ, cơ cấu ngành nghề, mức lương tối thiểu, mức thuế, và lợi ích hưu trí và an sinh xã hội đã góp phần vào sự đảo ngược này.
Trong nghiên cứu của mình, Blanchflower& năm 1990 đã tìm thấy mối tương quan âm khá chặt giữa mức thất nghiệp với mức tự làm theo vùng ở Anh sử dụng số liệu mảng. Đến nghiên cứu năm 1998 Blanchflower& (1998a)[29] đã khẳng định lại kết quả này khi tìm được bằng chứng cho thấy log của tỷ lệ thất nghiệp theo vùng có mối tương quan âm tới khả năng lựa chọn tự làm của đoàn hệ 23 tuổi năm 1981 và đoàn hệ này (lúc 33 tuổi) năm 1991. Acs& (1994)[14] lại tìm thấy bằng chứng khi sử
dụng số liệu mảng theo quốc gia cho thấy tỷ lệ thất nghiệp có mối tương quan âm với tự làm trong mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên.
Như vậy, cả về lý luận và thực tiễn, mối liên hệ giữa tự tạo việc làm và các biến kinh tế vĩ mô là thuận hay nghịch vẫn chưa thể phân định rõ ràng mà phải được kiểm định cụ thể.
Ngoài ra, còn có các yếu tố kinh tế xã hội, văn hóa, tâm lý và thể chế khác ảnh hưởng tới khả năng tự tạo việc làm được đề cập tới trong các nghiên cứu như Blau (1987)[19], Roy& (2002)[80].
1.3.2.2 Cách tiếp cận vi mô: Lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp
A. Mô hình lựa chọn giữa làm công và tự tạo việc làm (occupation choice)
Lý thuyết này miêu tả quyết định tự tạo việc làm của người lao động như là quyết định lựa chọn nghề nghiệp của họ giữa hai lĩnh vực làm công và tự tạo việc làm.
Lý thuyết kinh tế cổ điển với hai tác giả Knight (1933)[56] với lý thuyết “career” và Schumpeter (1934)[84] với lý thuyết “default”, đây là những người đầu tiên giải thích sự lựa chọn tự tạo việc làm dựa trên mức độ thỏa dụng về kinh tế (economic utility) của người lao động. Rõ ràng hơn như Evans& (1989)[37] giả thiết rằng người lao động sẽ lựa chọn tự tạo việc làm nếu thu nhập dự kiến bù trừ rủi ro (risk adjusted expected earning) đem lại từ công việc tự tạo này lớn hơn từ các hoạt động khác, bao gồm cả việc làm công, làm nông nghiệp, học tập, làm việc nhà, hay các lợi ích khác từ giải trí, và nghỉ ngơi.
Lý thuyết “career” với vai trò trọng tâm của “yếu tố kéo” Knight cho rằng người lao động bị hấp dẫn bởi tự làm và tự tạo việc làm do kiến thức và kỹ năng của họ phù hợp, và họ quan tâm tới những lợi ích phi tiền tệ của loại hình này như tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo, nhiều thách thức.…Trong khi đó, lý thuyết “default” đề cập tới các “yếu tố đẩy” của Schumpeter lại bổ sung những khía cạnh khác của quyết định tự tạo việc làm. Người lao động, do thiếu hay hạn chế các cơ hội làm công như: chưa
qua đào tạo, không có bằng cấp, mức lương thấp, thiếu việc làm hoặc thất nghiệp khiến người lao động buộc phải lựa chọn tự tạo việc làm như một giải pháp tình thế.
Cũng cùng ý tưởng phân chia thành hai nhóm yếu tố cơ bản nhưng với cách giải thích khác, “chi phí cơ hội thấp” và “chi phí cơ hội cao” đã ảnh hưởng tới quyết định tự làm của người lao động. Xuất phát từ thực tế, không phải lúc nào người lao động cũng có cơ hội lựa chọn đầy đủ theo lý thuyết để tối đa hóa mức độ thỏa dụng của mình, đôi khi có những người lao động buộc phải tự tạo việc làm vì họ thất nghiệp, không đủ khả năng tìm một công việc có thu nhập phù hợp trong lĩnh vực làm công, chứ không hẳn tự tạo việc làm hấp dẫn họ hơn việc làm công. Để giải thích được hiện tượng rất phổ biến ở nhiều nước đang phát triển này, dựa trên Light (1979)[47], James (1998)[50] đã đưa vào mô hình phân tích sự lựa chọn “chi phí cơ hội tự làm”.
Các nhân tố tạo nên chi phí cơ hội này bao gồm 2 nhóm:
- Các nhân tố mang tính chất “bất lợi” hay tạo nên “chi phí cơ hội thấp” sẽ khiến người lao động dễ chọn tự làm hơn: (i) Các nhân tố bất lợi trên thị trường lao động như thất nghiệp, nghèo, bị phân biệt đối xử, hay đô thị hoá quá mức, mức thu nhập trên thị trường thấp, là người nhập cư, là phụ nữ, là thanh niên....; (ii) Các nhân tố bất lợi thuộc về vốn con người (thường được đánh giá thông qua trình độ học vấn và trình độ chuyên môn thấp, kinh nghiệm làm việc ít), và vốn xã hội (thường được đánh giá thông qua khả năng tiếp cận nguồn lực, dân tộc, nền tảng gia đình, mối quan hệ xã hội hạn hẹp). Những người lao động tự tạo việc làm do những nhân tố “bất lợi” này hay còn được gọi là các nhân tố “lực đẩy của thị trường lao động”, với mục tiêu trang trải cuộc sống do mức thu nhập giới hạn của họ thấp nên dễ dàng chọn tự tạo việc làm hơn và thường tham gia những công việc mang tính chất đơn lẻ như dịch vụ, buôn bán nhỏ, bán hàng rong trong khu vực phi kết cấu với tính chất công việc giản đơn, thời gian linh hoạt, cần ít vốn, thu nhập thấp và thường xuyên thay đổi.
- Các nhân tố mang tính chất “lợi thế” hay tạo nên “chi phí cơ hội cao” như: (i)tự làm có mức thu nhập mong đợi cao hơn việc làm công hay làm nông nghiệp (ii)