Lực Lượng Lao Động Thanh Niên Theo Tình Trạng Việc Làm, Vhlss 2006-2008.


Để phục vụ mục đích nghiên cứu nhóm thanh niên tự tạo việc làm29, và để có được một mẫu thuần nhất, phân tích hồi quy giới hạn chỉ đề cập tới công việc chiếm nhiều thời gian nhất của người lao động và nhóm thanh niên từ 18 tuổi trở lên vì theo Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải từ 18 tuổi. Mẫu cuối cùng của lực lượng lao động thanh niên trong điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006 gồm 7215 người và năm 2008 gồm 7458 người từ 15 đến 29 tuổi, và 6133 và 5980 người tương ứng từ 18-29 tuổi, cả nam lẫn nữ. Nhược điểm của mẫu này là không tách được nhóm thanh niên làm việc không được trả công trong hộ gia đình ra khỏi nhóm tự tạo việc làm. Thông thường nhóm này tập trung ở dưới 18 tuổi, vì vậy trong mô hình hồi quy, mẫu chỉ xét nhóm từ 18 tuổi trở lên để có một mẫu đồng nhất hơn. Sau khi được lấy trọng số, cơ cấu lực lượng lao động được trình bày trong bảng 2.2 sau đây:

Bảng 2.2: Lực lượng lao động thanh niên theo tình trạng việc làm, VHLSS 2006-2008.

Tình trạng việc làm

2006

2008

Số người

Tỷ lệ %

Số người

Tỷ lệ %

Nhóm thanh niên 15-29





Thất nghiệp

615888

4.13

375249

2.28

Làm công chính thức

3571434

23.97

2952006

17.94

Làm công phi chính thức

3102805

20.82

2644350

16.07

Tự tạo việc làm

7611208

51.08

10482934

63.71

TỔNG SỐ

14901335

100.00

16454539

100.00

Nhóm thanh niên 18-29





Thất nghiệp

484836.2

3.79

319970

2.41

Làm công chính thức

3396253

26.56

2590308

19.49

Làm công phi chính thức

2620581

20.49

2128248

16.02

Làm chủ SXKD

981561.2

7.68

1689388

12.71

Tự làm cho bản thân và gia đình

5305008

41.48

6560230

49.37

TỔNG SỐ

12788239

100.00

13288144

100.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam - 11

Phương pháp phân tích

Luận án áp dụng phương pháp phân tích hai biến và đa biến để tìm hiểu và lượng hóa mức độ và cách thức ảnh hưởng của các yếu tố tới khả năng tự tạo việc làm



29 Xem khái niệm về “tự tạo việc làm” phần 1.1


của thanh niên Việt Nam. Kỹ thuật phân tích hai biến cho phép phân tích ảnh hưởng của từng biến độc lập tới lựa chọn việc làm của thanh niên. Các bảng so sánh chéo từng cặp được sử dụng để phát hiện mức độ và cách thức ảnh hưởng của từng biến độc lập tới biến phụ thuộc với giả định các yếu tố khác không thay đổi.

Ảnh hưởng của cùng lúc nhiều biến độc lập tới biến phụ thuộc cũng cần được xem xét vì trong thực tế mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng thường xảy ra đồng thời và hết sức phức tạp, mô hình hồi quy Logistic đa bậc sẽ được sử dụng.

a. Mô hình hồi quy Logistic đa bậc30

Để lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau một cách đồng thời tới khả năng (xác suất) tự tạo việc làm của thanh niên (hoặc làm chủ SXKD, hoặc tự làm), mô hình có hàm mật độ xác suất (CDF) logitstic được sử dụng

P(Y

j x)

e Zj(x)

j

1 e Z ( x )

(2.4)


Trong đó, Yi là biến rời rạc thể hiện khả năng lựa chọn việc làm của cá nhân i

Hàm hồi qui logit ước lượng xác suất biến phụ thuộc Y nhận giá trị j (Y=j) theo các biến độc lập X có dạng như sau:

Y j ( x ) ln

P(Y j x)

P(Y 0 x)

Z j( x )


β β X 1 β X 2... β X k

(2.5)


j0 j1 j2 jk

trong đó, j là các lựa chọn khác nhau của biến phụ thuộcY (khả năng tự tạo việc làm); X vector các biến đo lường đặc tính cá nhân như đặc tính nhân khẩu học, vốn con người, vốn xã hội; các biến phản ánh ảnh hưởng của môi trường kinh tế xã hội. βi (i=1,k) là các tham số của mô hình hồi qui.

b. Các biến trong mô hình hồi quy Logistic đa bậc


30 Mô tả chi tiết hàm hồi quy trong phụ lục 4


Luận án kiểm định vai trò của vốn con người và vốn xã hội đối với khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam, vì vậy, hệ thống các biến phụ thuộc và giải thích trong mô hình sẽ phản ánh chủ yếu các yếu tố này, đồng thời có kiểm soát một số yếu tố cơ bản khác.

Biến phụ thuộc


Để phản ánh được thực tế trên thị trường lao động Việt Nam, thanh niên sẽ lựa chọn việc làm đứng trước rủi ro thất nghiệp cao hơn so với lao động trưởng thành, biến phụ thuộc “Khả năng tự tạo việc làm” sẽ bao gồm 5 giá trị (Y=0 nếu thất nghiệp; Y=1 nếu chọn làm công khu vực chính thức, Y=2 nếu chọn làm công phi chính thức, Y=3 nếu chọn làm chủ SXKD, và Y=4 nếu chọn tự làm cho bản thân). Trong đó, Y=0 với tình trạng thất nghiệp được chọn làm giá trị tham chiếu với ý nghĩa, đứng trước rủi ro

thất nghiệp31 thì khả năng thanh niên sẽ lựa chọn Làm chủ SXKD hoặc Tự làm như thế

nào.


Biến giải thích


- Nhóm biến đại diện cho yếu tố “vốn con người” bao gồm:


Kinh nghiệm trên thị trường lao động, là biến liên tục, giá trị của biến này được tính bằng cách lấy (Tuổi-số năm đi học-6) tương ứng với mỗi cá nhân.

Trình độ học vấn là biến rời rạc, bao gồm 2 giá trị, tốt nghiệp PTTH trở lên và chưa tốt nghiệpPTTH.

Đào tạo là biến rời rạc, bao gồm 2 giá trị, lao động chưa qua đào tạo và lao động đã qua đào tạo (đã tốt nghiệp học nghề hoặc THCN hoặc CĐ ĐH trở lên).

- Nhóm biến đại diện cho yếu tố “vốn xã hội”:


Từ bộ số liệu khảo sát mức sống dân cư chúng ta không có những thông tin trực tiếp để đánh giá mức độ vốn xã hội của các cá nhân, tuy nhiên, có thể sử dụng một số biến đại diện sau đây:

31 Từ phần tổng quan trang 53-54


Vốn xã hội quan hệ: thể hiện lợi ích mà các cá nhân có được tự những mối quan hệ thân thích trong gia đình, bạn bè, thường được biểu diễn qua các biến phản ánh hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn việc làm của thanh niên như cơ cấu hộ gia đình theo số thành viên là nữ trên 15 tuổi trong hộ, theo số thành viên tự tạo việc làm trong hộ, theo nghề nghiệp và trình độ của chủ hộ. Tiềm lực tài chính của hộ gia đình cũng là yếu tố quan trọng.

Cụ thể, mô hình có sử dụng các biến như sau: Tỷ lệ số thành viên là nữ trên 15 tuổi trong hộ; Tỷ lệ số thành viên tự tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; nghề và lĩnh vực việc làm của chủ hộ, trình độ học vấn và trình độ nghề của chủ hộ.

Tiềm năng nguồn lực vật chất của hộ gia đình: (i) tỷ trọng thu nhập ngoài làm việc của hộ trong tổng số thu nhập hàng năm, đây là những khoản thu nhập thường xuyên; (ii)tỷ trọng các khoản thu không tính vào thu nhập vì không thường xuyên như bán tài sản, vay mượn....

Vốn xã hội giao tiếp: thể hiện lợi ích của các cá nhân được hưởng từ mối quan hệ với các mạng lưới mở rộng tại nơi ở và nơi làm việc như khu phố, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đồng nghiệp... Trong mô hình, nhóm yếu tố này được biểu diễn qua một số biến như sau:

Dân tộc là biến được sử dụng để xem xét cơ hội việc làm khác nhau giữa thanh niên người Kinh/Hoa và thanh niên người dân tộc thiểu số với giả định rằng nhóm người Kinh/Hoa thường có vốn xã hội giao tiếp cao hơn nhóm thứ hai.

Di dân là biến xác định tình trạng di chuyển của các cá nhân nhưng vì thanh niên di dân thường sẽ có mạng lưới quan hệ mở rộng khác với nhóm không di dân nên biến này được sử dụng để phản ánh mức vốn xã hội giao tiếp. Nếu đến nơi ở mới, các em có cơ hội tham gia các tổ chức, đoàn thể thì vốn xã hội giao tiếp sẽ được nâng cao, nhưng ngược lại, nếu bị cô lập, nó sẽ bị giảm sút.


Mức sống: Hộ gia đình nghèo thường được giả định là ít có cơ hội tham gia các mạng lưới xã hội hơn các gia đình trung lưu hoặc giàu có. Họ thường bị cô lập vì thời gian và nguồn lực chủ yếu của hộ chỉ tập trung vào kiếm sống, không đủ nguồn lực cho những hoạt động khác trong cuộc sống. Vì vậy, đề tài sử dụng biến Mức sống để phản ánh vốn xã hội giao tiếp của lao động thanh niên.

Vốn xã hội liên kết: thể hiện những lợi ích mà cá nhân được hưởng từ sự hỗ trợ phát triển trực tiếp và gián tiếp của chính phủ, các ngành, các cấp quản lý khác nhau, các tổ chức và tầng lớp xã hội khác nhau tại địa phương. Thường những vùng phát triển hơn thì vốn xã hội liên kết mà người dân trong vùng được hưởng cũng phong phú hơn. Vì vậy, trong mô hình, tác giả sử dụng các biến Vùng để phản ánh các yếu tố này, bao gồm: vùng kinh tế trọng điểm, vùng nông thôn/thành thị, vùng kinh tế xã hội. Rõ ràng, vùng kinh tế trọng điểm, nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp sẽ cung cấp nhiều việc làm hơn, hay ở thành thị, mật độ dân cư đông đúc, tập trung nhiêu cơ quan, tổ chức, xí nghiệp... vì vậy sẽ có nhiều cơ hội tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm hơn. Bên cạnh đó, vùng thành thị cũng là nơi mà mạng lưới thông tin, tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, tư vấn giao lưu để khởi sự sản xuất kinh doanh cũng phát triển hơn, do vậy tăng cơ hội tự tạo việc làm tốt cho thanh niên.

- Nhóm biến kiểm soát:


Mô hình cũng sử dụng một số biến kiểm soát, đề cập tới các yếu tố có ảnh hưởng tới khả năng tự tạo việc làm của thanh niên như cơ cấu gia đình, đặc tính nhân khẩu học. Bao gồm,

Cơ cấu phụ thuộc hộ gia đình: Tỷ lệ số thành viên 0-5 tuổi, 6-10 tuổi, 11-14 tuổi, 15-59 tuổi không làm việc, và nhóm từ 60 tuổi trở lên;

Đặc tính nhân khẩu học: như nhóm tuổi (thuộc nhóm 18-24, hoặc 25-29), giới tính, tình trạng hôn nhân.

c. Phân tích kết quả hồi quy Logistic đa bậc


Các tham số βi của mô hình hồi qui logistic đa bậc được ước lượng nhờ hàm ước lượng hợp lý tối đa loglikelihood.

Để giải thích các tham số và hệ số ước lượng trong bảng xác suất, cần lưu ý, khi biến độc lập tăng lên 1 đơn vị, và các biến khác được giữ không đổi, thì xác suất ước tính: P (Y=j/Y=0)=eβj với βj là hệ số ước lượng của biến j tương ứng trong mô hình hồi qui với nhóm thanh niên Làm công chính thức, và tương tự như vậy với các nhóm thanh niên Làm công phi chính thức, Làm chủ SXKD, và nhóm Tự làm cho bản thân và gia đình. (Bảng 1a. 1b Phụ lục 1)

Và với các giá trị cụ thể của biến X chúng ta tính được các giá trị xác suất tương ứng là:

P(Y 0 x)

1

1eZ1(x) Z2(x) Z3(x)

eZ1(x)



(2.6)

P(Y1x)


Z (x)Z (x)Z (x)

(2.7), tương tự như thế với các giá trị khác của biến


phụ thuộc.

1e 1 2 3

Như vậy, từ các ước lượng của hàm hồi qui logistic đa bậc chúng ta có thể xác định được cụ thể mức độ ảnh hưởng và vai trò của các yếu tố tác động tới khả năng tự tạo việc làm của thanh niên thông qua các xác suất. Một ví dụ minh họa cho phương pháp tính các xác suất được tổng hợp vào bảng 2.3 (tính tỷ lệ-xác suất áp dụng công thức 2.6và 2.7), các tỷ lệ này dự đoán khả năng tự tạo việc làm và thất nghiệp của thanh niên thông qua mô hình hồi quy Logistic, được trình bày đầy đủ, chi tiết trong Bảng 2a, 2b, phụ lục 1. Cách phân tích và diễn giải các kết quả như sau:

Nhóm tham chiếu hay tình trạng so sánh ở đây là nhóm thanh niên có số năm kinh nghiệm ít hơn 1 năm và nhóm nam thanh niên có tỷ lệ lựa chọn việc làm được trình bày ở dòng đầu tiên. Kết quả cho thấy, nếu số năm kinh nghiệm tăng thêm 1 năm thì đã giảm khoảng 1.1% rủi ro thất nghiệp cho thanh niên (từ 4% xuống còn 2.9%) và

tăng khả năng lựa chọn Làm chủ SXKD hơn 1.8% (từ 7% tăng thành 8.8%), tăng khả năng làm công trong khu vực chính thức của các em hơn 2.9 điểm %, tăng khả năng làm công phi chính thức lên 1.2 điểm %, giảm tỷ lệ tự làm đi 4.8 điểm % (đều có ý nghĩa thống kê p<0.001).

Bảng 2.3 Xác suất tự tạo việc làm của thanh niên, VHLSS 2006

Đơn vị:%

Biến phụ thuộc: Tình trạng việc làm (Y=0 nếu thất nghiệp; Y=1 nếu chọn làm công khu vực chính thức, Y=2 làm công phi chính thức, Y=3làm chủ SXKD, và Y=4 tự làm cho bản thân, trong đó, Y=0 với tình trạng thất nghiệp được chọn làm giá trị tham chiếu)


Xác suất lựa chọn việc làm của thanh niên khi 1 biến số độc lập thay đổi, các biến khác không đổi

Làm công CT

Làm công

PCT

Làm chủ

SXKD

Tự làm

Thất nghiệp

Tình trạng so sánh

24.0

21.0

7.0

44.0

4.0

Số năm kinh nghiệm tăng thêm 1 năm

26.9

22.2

8.8

39.2

2.9

Là nữ thanh niên so với nam thanh niên

28.9

8.4

9.5

48.03

5.08

Tương tự như vậy, so với nam thanh niên, nữ thanh niên dễ bị thất nghiệp hơn, rủi ro thất nghiệp của nữ tăng hơn so với nam thanh niên là 1.08 điểm phần trăm. Nữ thanh niên cũng có xu hướng lựa chọn làm công trong khu vực chính thức nhiều hơn nam, tỷ lệ này của nữ cao hơn nam 4.9 điểm phần trăm. Tự tạo việc làm của nữ thanh niên cũng phổ biến hơn khi tỷ lệ làm chủ SXKD ở nữ cao hơn ở nam là 0.7%, tỷ lệ tự làm cho bản thân và gia đình cao hơn là 4,03%.(p<0.001). Có thể giải thích tương tự như thế với tất cả các biến số khác trong mô hình hồi quy.

2.3 Phương pháp định tính

a. Mục đích:


Các phân tích định tính được thiết kế hỗ trợ phân tích định lượng, nhằm các mục đích cụ thể như sau:

- Thông qua phân tích các trường hợp tự tạo việc làm điển hình của thanh niên để góp phần xây dựng khái niệm sâu về “khả năng tự tạo việc làm”, “tăng cường khả năng tự tạo việc làm” và các yếu tố ảnh hưởng.


- Tìm hiểu về mức độ mong muốn tự tạo việc làm của thanh niên, lấy ví dụ từ một nhóm sinh viên đại học, vì có thể coi như đây là nhóm thanh niên ưu tú, chi phí cơ hội đến với tự tạo việc làm là khá cao so với các nhóm khác.

- Tìm hiểu về quá trình tự tạo việc làm và một số nhu cầu cần hỗ trợ để tăng cường khả năng tự tạo việc làm của thanh niên.

b. Phương pháp thu thập dữ liệu:


- Chọn mẫu: áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích, đáp ứng nội dung phân tích với cỡ mẫu không ấn định trước. Thời gian thu thập thông tin từ 2006 tới nay (31/12/2011), quá trình thu thập thông tin dừng lại khi các thông tin mới không tăng thêm giá trị cho nội dung nghiên cứu.

Đối tượng thu thập dữ liệu: gồm 3 nhóm chính


(i) nhóm lao động trưởng thành đã tự tạo việc làm thành công;


(ii) thanh niên đã và đang tự tạo việc làm, gồm nam-nữ thanh niên ở thành thị và nông thôn, ở các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau như thanh niên là sinh viên, là nông dân, là người khuyết tật, tự tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thông tin, thương mại-dịch vụ....

(iii) thanh niên mong muốn tự tạo việc làm (là sinh viên kinh tế năm thứ 2). Bảng hỏi32 đã được gửi tới 110 sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thu về 65 bảng hỏi online được điền tính đến 18h ngày 13/3/201233.

- Nội dung dữ liệu cần thu thập: bao gồm (i) Các câu chuyện thanh niên tự tạo việc làm điển hình; (ii) Mức độ mong muốn và các vấn đề thanh niên quan tâm để khởi sự; (iii) Quá trình tự tạo việc làm; và (iv) Nhu cầu hỗ trợ tự tạo việc làm.


32 Bảng hỏi online: https://docs.google.com/spreadsheet/embeddedform?formkey=dHRVMk1tdXZKV18wRzRsWExYTFZ6aFE6MQ

33 Kết quả online:

https://docs.google.com/spreadsheet/gform?key=0Ahggg3iSR1fNdHRVMk1tdXZKV18wRzRsWExYTFZ6aFE&gridId=0#chart

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2022