Khái Quát Về Vị Trí Địa Lý, Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Tỉnh Hà Nam

Sáu là, sản phẩm của làng nghề, đặc biệt là làng nghề

thủ

công

truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Làng nghề là nơi bảo lưu

những tinh hoa nghệ

thuật và kỹ

thuật truyền thống được truyền từ

đời

này sang đời khác. Mỗi sản phẩm làng nghề là tác phẩm nghệ thuật mang bản sắc riêng của địa phương nhưng lại tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam. Do đó, sản phẩm làng nghề không chỉ có giá trị về kinh tế, mà nó còn mang những giá trị văn hóa độc đáo, chứa đựng những yếu tố văn hóa tinh thần và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc.

Việc tìm hiểu những đặc điểm chung về làng nghề giúp chúng ta hiểu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

được tại sao các làng nghề

thủ

Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 3

công nhất là những làng nghề

thủ

công

truyền thống lại có sức sống bền bỉ, trường tồn cùng lịch sử dân tộc như vậy. Đây chính là cơ sở ban đầu giúp chúng ta tiếp tục nghiên cứu về các làng nghề, đưa ra các giải pháp góp phần phát triển kinh tế làng nghề bền vững, đồng thời hạn chế những tiêu cực đối với làng nghề.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự làng nghề

hình thành và phát triển

Sự hình thành và phát triển làng nghề

chịu

ảnh hưởng của nhiều

nhân tố. trong đó có một số nhóm nhân tố chủ yếu:

Nhóm nhân tố tự nhiên

Những nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề bao gồm: vị trị địa lý, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, trong đó,

nhân tố

vị trí địa lý có

ảnh hưởng nhất định đến sự

phát triển của làng

nghề. Nếu một làng nghề có vị trí thuận lợi về giao thông hay gần những nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện cho làng nghề đó chuyên chở nguyên vật liệu, trao đổi và bán sản phẩm. Từ đó, thúc đẩy

việc sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn so với các làng nghề sản xuất các mặt hàng cùng loại nhưng không thuận lợi về vị trí địa lý.

Điều kiện tự nhiên như: khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, đất đai… là

những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của làng nghề, đặc

biệt là những làng nghề

sử dụng nguồn nguyên liệu trực tiếp từ

thiên

nhiên. Khí hậu, thời tiết mỗi vùng tạo ra những nguồn nguyên liệu đặc trưng cho các làng nghề. Tuy nhiên, nước ta có nền khí hậu nóng, ẩm nên nguồn nguyên liệu thiên nhiên rất dễ bị sâu bệnh phá hoại; việc bảo quản sản phẩm gặp nhiều khó khăn do nấm, mốc…

Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại, là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho các làng nghề thủ công khác nhau. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu tự nhiên này cũng đang cạn kiệt dần do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc sử dụng không hợp lý, thiếu quy hoạch, thiếu đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu. Chính vì vậy, các cấp quản lý cũng như tự thân các làng nghề cần phải có những biện pháp nhằm khôi phục và duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên này.

Tóm lại, nhóm nhân tố tự nhiên là nhóm nhân tố đầu tiên tác động

đến sự hình thành và phát triển lâu dài của bất kỳ làng nghề nào.

Nhóm nhân tố kinh tế

Nhóm kinh tế bao gồm các yếu tố thị trường, sản phẩm, vốn, cơ sở hạ tầng, trình độ lao động…

Nhu cầu về sản phẩm. Các sản phẩm của làng nghề thủ công có ưu điểm là bền, tốt cho sức khoẻ người sử dụng. Tuy nhiên, giá thành của nó khá cao, mẫu mã đơn giản, nhiều mặt hàng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng hiện nay. Do đó, muốn tồn tại, các làng nghề thủ công cần phải thay đổi hình thức mẫu mã sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản

phẩm và giá thành rẻ thì mới đáp ứng được nhu cầu thị trường và tâm lý người tiêu dùng hiện nay.

Nhu cầu thị trường là nhân tố chủ yếu tác động đến sự hình thành và phát triển của làng nghề thủ công. Sản xuất càng phát triển càng thể hiện rò sự chi phối của quan hệ cung cầu và quy luật cạnh tranh. Những làng nghề mà sản phẩm của nó có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và luôn đổi mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của xã hội thì mới có khả năng

thích

ứng với sự

thay đổi của thị

trường. Bởi vậy, các làng nghề

phải

thường xuyên thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu, thị

hiếu người tiêu dùng. Hiện nay, bên cạnh một số

nghề

phát triển mạnh

như: sản xuất vật liệu xây dựng, chạm khắc gỗ hay những làng nghề phát triển bình thường như các nghề chế biến lương thực ­ thực phẩm … là các làng nghề bị mai một, giảm sút đi như làng nghề làm nón, đan mũ… do nhu cầu, thị hiếu của thị trường giảm sút, do bị các sản phẩm công nghiệp hiện đại thay thế. Bên cạnh đó, các mặt hàng dệt may, gốm sứ… bị cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan…

Vốn là yếu tố

sản xuất, là nguồn lực quan trọng trong tất cả

các

hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao sức cạnh

tranh của sản phẩm, có điều kiện đào tạo nâng cao kỹ năng người lao

động, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh đều rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có nên đã làm hạn chế việc tăng trưởng sản xuất . Ngày nay, nhờ chủ trương của Đảng và Nhà nước, các cơ chế chính sách về tài chính có nhiều thay đổi tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong làng nghề vay vốn phát triển sản xuất.

Kết cấu hạ tầng gồm: hệ thống giao thông, điện, nước, bưu chính

viễn thông… là nhân tố tác động trực tiếp tạo ra môi trường hoạt động

sản xuất kinh doanh của các làng nghề thủ công. Giao thông phát triển tạo điều kiện thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm … Hệ thống cung cấp điện đảm bảo cho các làng nghề sử dụng các thiết bị, máy móc trong sản xuất và phục vụ đời sống. Hệ thống thông tin liên lạc tạo

điều kiện cho các làng nghề quốc tế.

Nguồn nhân lực và kỹ

trao đổi, quảng bá sản phẩm trong nước và


thuật là nguồn lực quan trọng nhất cho sự

phát triển làng nghề. Trong các làng nghề, những nghệ nhân có vai trò

đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề cũng như sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo. Bên cạnh đó, một lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu lao động trẻ, có khả năng thích ứng với công nghệ sản xuất tiên tiến, là

nhân tố

cốt lòi quyết định toàn bộ

hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy

nhiên, chất lượng nguồn lao động và trình độ kỹ thuật của họ chưa cao. Do đó, nâng cao trình độ cho lao động làng nghề là việc làm hết sức cần thiết.

Nhóm nhân tố văn hoá ­ xã hội

Nhóm nhân tố này bao gồm các điều kiện chung về văn hoá ­ xã hội như: mật độ dân số, trình độ dân trí, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước… Trong đó, những cơ chế chính sách của Nhà nước là điều kiện để khuyến khích, tạo môi trường cho các làng nghề hoạt động. Nếu đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với quy luật khách quan thì sẽ thúc đẩy làng nghề phát triển, ngược lại thì sẽ hạn chế sự phát triển của làng nghề. Vì thế, trong quá trình CNH ­ HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước cần có chính sách phát triển hợp lý trong việc kết hợp giữa công

nghiệp với TTCN thì các làng nghề thủ công mới có điều kiện phát triển.

Trên đây là những nhân tố tác động đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của các làng nghề thủ công. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó có những nhân tố tạo điều kiện tốt, nhưng cũng có nhân tố tác động xấu đến sự phát triển của các làng nghề; ngay cả trong từng nhân tố cũng có mặt tác động tốt, mặt tác động xấu. Trên cơ sở tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển làng nghề, chúng ta cần có những biện pháp nhằm phát huy những mặt tích cực của các nhân tố, hạn chế mặt tiêu cực, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển ổn định, bền vững.


1997

1.2. Tỉnh Hà Nam và thực trạng làng nghề

thủ

công trước năm


1.2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Tỉnh Hà Nam được thành lập vào ngày 20/10/1890 theo Nghị định của

toàn quyền Đông Dương. Từ khi thành lập cho đến nay, địa danh và địa

giới hành chính của tỉnh đã có nhiều thay đổi. Năm 1965, tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định được sát nhập thành tỉnh Nam Hà. Đầu năm 1976, Nam Hà sát nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1992, tỉnh Hà Nam Ninh được chia tách thành Nam Hà và Ninh Bình. Cho đến ngày 1/1/1997, tỉnh Hà Nam được tái lập, gồm các huyện Bình Lục, Thanh Liêm, Lý Nhân, Kim Bảng, Duy Tiên và thị xã Phủ Lý. Ngày 9/6/2008, thị xã Phủ Lý được chuyển thành thành phố Phủ Lý.

Hà Nam là một tỉnh nằm

ở phía Tây Nam đồng bằng châu thổ

sông

Hồng, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Bắc, cách thành phố Ninh Bình

khoảng 34 km về phía Nam; theo quốc lộ 21 về phía Đông Nam khoảng 30

km là thành phố Nam Định. Trên bản đồ, tỉnh Hà Nam có ranh giới hành

chính như sau: Phía Bắc và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình. Với vị trí này, Hà Nam vừa có thể giao lưu, trao đổi hàng hóa với các tỉnh miền núi phía Bắc, vừa là địa bàn chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế ­ lãnh thổ trong cả nước.

Theo thống kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là

86.049,40ha với hai loại địa hình là đồng bằng (chiếm phần lớn diện tích) và đồi núi. Phía Tây là vùng núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng chiếm khoảng 10 ­ 15% diện tích. Phía Đông là vùng đồng bằng được bồi tụ bởi sông Hồng, sông Đáy và sông Châu, chiếm khoảng 85 ­ 90% diện tích. Do tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người, Hà Nam có thổ nhưỡng tương đối đa dạng với tám nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, nhóm glây, nhóm đất biến đổi, nhóm đất cát và nhóm đất than bùn tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng; nhóm đất xám, nhóm đất đỏ và nhóm đất tầng mỏng tập trung ở vùng đồi núi. Ứng với mỗi nhóm đất của các loại địa hình, Hà Nam có thể phát triển nhiều loại cây trồng thuộc các nhóm cây lương thực ­ thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi. Đó là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các làng nghề chế biến lương thực ­ thực phẩm. Tuy nhiên, do quá trình kiến tạo địa chất và biến đổi khí hậu trong vùng nên Hà Nam có nhiều vùng đất trũng, thường xuyên ngập úng và bị phèn chua.

Giống như

nhiều địa phương

ở miền đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nam

nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chia thành bốn mùa:

xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ

trung bình từ

23 ­ 240c, tổng nhiệt độ

hoạt

động cả năm vào khoảng 8.500 ­ 8.6000c. Lượng mưa trung bình khoảng

1.900mm, tập trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 10. Độ ẩm trung bình khoảng 85%. Hướng gió thịnh hành vào mùa khô là Bắc, Đông, Đông Bắc. Vào mùa hạ, hướng gió thịnh hành là hướng Nam, Tây Nam và Đông Nam. Khí hậu và thời tiết như trên là cơ sở thuận lợi để Hà Nam bố trí một cách đa dạng về cây trồng, vật nuôi với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển các

làng nghề

chế biến lương thực ­ thực phẩm cũng như

các ngành kinh tế

thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, độ ẩm không khí cao, lượng mưa lớn, tập trung, trong khi trên địa bàn tỉnh có nhiều vùng trũng cũng làm phát sinh nhiều bệnh dịch; việc bảo quản các loại sản phẩm hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

Trên lãnh thổ Hà Nam có nhiều con sông lớn chảy qua như: sông

Hồng, sông Đáy, sông Châu và các con sông do con người đào như sông

Nhuệ, sông Sắt… là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy nước và các ngành kinh tế. Hàng năm, những con sông này còn cung cấp một lượng lớn phù sa cho vùng đồng bằng, thuận lợi cho việc thâm canh cây lúa nước và trồng cây hoa màu. Nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt khá dồi dào, tồn tại trong nhiều tầng, có chất lượng tương đối tốt. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm trong tỉnh lại đang bị nhiễm asen nên hiện tại sử dụng

kém. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hệ

thống các ao, hồ

lớn nhỏ

đảm

bảo việc tưới tiêu cho diện tích đất canh tác, sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Về tài nguyên khoáng sản: Ngoài tài nguyên đất, Hà Nam có nguồn đá

vôi với tổng trữ

lượng khoảng 7,4 tỷ m3 tập trung chủ

yếu

ở hai huyện

Thanh Liêm và Kim Bảng; các mỏ đất sét có tổng trữ lượng gàn 400 triệu

tấn làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ và sản xuất vật liệu xây dựng; các loại đá quý có vân màu phục vụ cho xây dựng, trang trí nội thất và làm đồ mỹ nghệ; các mỏ than bùn với trữ lượng trên 11

triệu m3, tập trung

ở Ba Sao và hồ

Liên Sơn thuộc huyện Kim Bảng có

chất lượng tốt có thể làm chất đốt hoặc làm phân bón vi sinh. Nhìn chung, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Hà Nam có trữ lượng tương đối lớn, dễ khai thác lại gần các tuyến đường giao thông, là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho các làng nghề khác nhau trong tỉnh.

Về tiềm năng du lịch: Cùng với tài nguyên khoáng sản, điều kiện tự nhiên và địa hình có nhiều nét độc đáo của một tỉnh bán sơn địa đã tạo cho Hà Nam có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thuận lợi cho phát triển du

lịch như: Ngũ Động Sơn, động Khả Phong, hồ Tam Chúc, dốc Ba Chồm

(huyện Kim Bảng); cảnh quan thiên nhiên ở Đọi Sơn ­ Điệp Sơn (huyện

Duy Tiên); Kẽm Trống, núi Tiên (huyện Thanh Liêm); Hệ sinh thái nông

nghiệp ở huyện Bình Lục, Lý Nhân… Hà Nam cũng là tỉnh giàu truyền

thống lịch sử

văn hóa với nhiều di tích lịch sử

văn hóa và lễ

hội truyền

thống như: Lễ hội tịch điền Đọi Sơn, lễ hội đền Trần Thương, lễ hội vật Liễu Đôi, lễ hội đến Trúc… Có thể nói, du lịch là lĩnh vực kinh tế mang lại

lợi nhuận cao được các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Hà Nam quan

tâm, khai thác và đầu tư. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch của tỉnh vẫn chưa đủ sức thu hút đông du khách.

Đặc biệt, Hà Nam là tỉnh có nhiều làng nghề lâu đời với những sản phẩm nổi tiếng như: Trống Đọi Tam, thêu ren Thanh Hà, mây tre đan Ngọc Động, cá kho làng Đại Hoàng, rượu làng Vọc, dũa cưa An Đổ, dệt lụa Nha Xá… Các sản phẩm làng nghề không chỉ được tiêu thụ trong tỉnh hoặc khu vực lân cân mà hiện nay, một số mặt hàng vươn ra các tỉnh trong cả nước,

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí