Khái Niệm Và Bản Chất Của Tài Chính Doanh Nghiệp

BÀI 2: DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2014


CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014

Đơn vị: Tỷ đồng



Stt


Nội dung


Dự toán 2014

A

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Thu nội địa Thu từ dầu thô

Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu Thu viện trợ không hoàn lại

TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Chi đầu tư phát triển Chi trả nợ và viện trợ

Chi phát triển các sự nghiệp KT-XH, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính

Chi thực hiện cải cách tiền lương Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính Dự phòng

BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Tỷ lệ bội chi so GDP

782,700

1

539,000

2

85,200

3

154,000

4

4,500

B

1,006,700

1

163,000

2

120,000

3

704,400

4


5

100

6

19,200

C

-224,000


5.3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Tài chính tiền tệ - 8

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2014

Đơn vị : Tỷ đồng


Stt

Nội dung

Dự toán 2014



TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Thu nội địa

Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thu từ khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân Lệ phí trước bạ

Thuế bảo vệ môi trường Các loại phí, lệ phí

Các khoản thu về nhà, đất

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

- Thu tiền thuê đất, mặt nước

- Thu tiền sử dụng đất

- Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Thu khác ngân sách

Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã

Thu từ dầu thô

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu

Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường hàng nhập khẩu

- Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (tổng số thu)

Hoàn thuế giá trị gia tăng

Thu viện trợ không hoàn lại

782,700

I

539,000

1

184,599

2

111,603

3

107,252

4

32

5

47,384

6

13,692

7

12,569

8

10,330

9

42,469


1,234


4,748


36,000


487

10

8,071

11

999

II

85,200

III

154,000

1

224,000


73,920


150,080

2

-70,000

IV

4,500

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2014

Đơn vị : Tỷ

đồng


Stt


Nội dung chi


Dự toán 2014


CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Chi đầu tư phát triển Chi trả nợ và viện trợ Chi trả nợ

Chi viện trợ

Chi phát triển các sự nghiệp KT- XH, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính

Trong đó:

Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề Chi Y tế

Chi dân số và kế hoạch hoá gia đình Chi khoa học, công nghệ

Chi văn hoá, thông tin

Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn Chi thể dục thể thao

Chi lương hưu và bảo đảm xã hội Chi sự nghiệp kinh tế

Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường Chi quản lý hành chính

Chi trợ giá mặt hàng chính sách

Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính Dự phòng

1,006,700

I

163,000

II

120,000

1

118,750

2

1,250

III

704,400


1


174,481

2

60,290

3

547

4

7,680

5

5,690

6

3,090

7

2,260

8

107,653

9

58,251

10

9,980

11

98,545

12

1,810

IV

100

V

19,200

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày vai trò của ngân sách nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

2. Trình bày nội dung các nguồn thu của ngân sách nhà nước.

3. Trình bày nội dung các khoản chi chủ yếu của ngân sách nhà nước.

4. Trình bày các biện pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước.

5. Trình bày tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước.

6. Trình bày sự phân cấp của ngân sách nhà nước.

7. Trình bày nội dung chu trình quản lý ngân sách nhà nước.

CHƯƠNG 3: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm và bản chất của tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.

Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp chứ không phải là các cá nhân.

Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Trong nền kinh tế thị trường các loại hình doanh nghiệp phát triển một cách đa dạng, phong phú. Có nhiều cách tiếp cận về doanh nghiệp. Nếu xét trên một góc độ cung cầu vốn trong nền kinh tế thì doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp tài chính kinh doanh tiền tệ và doanh nghiệp phi tài chính kinh doanh hàng hoá dịch vụ thông thường. Nếu dựa vào quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất thì doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Nếu dựa vào hình thức pháp lý tổ chức của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được phân chia thành doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân.

Dù là cách phân chia nào thì đối với một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải sử dụng tài chính doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Trong chương này chỉ đề cập đến doanh nghiệp phi tài chính. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có những yếu tố cần thiết là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định. Muốn vậy doanh nghiệp phải hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, phát sinh và hình thành các luồng tiền tệ gắn liền với các hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Các luồng tiền tệ bao hàm các luồng tiền tệ đi vào và các luồng tiền tệ đi ra khỏi doanh nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính doanh nghiệp.

Bên trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh

nghiệp là các quan hệ kinh tế, các quan hệ này được gọi là các quan hệ tài chính và bao gồm các quan hệ:

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, phát sinh khi nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ưng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi và vốn vay, lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động… Thông qua các thị trường này, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường.

- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất – kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ; giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí…

Từ các dạng quan hệ tài chính trên có thể kết luận tài chính doanh nghiệp xét về nội dung vật chất là quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp được tạo lập, sử dụng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, xét về thực chất là những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Từ đó, có thể khái quát tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp.

1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp có những vai trò chủ yếu sau đây:

- Huy động vốn, đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để thực hiện mọi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trước hết phải có một yếu tố tiền đề đó là vốn kinh doanh. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết được thể hiện ở việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức huy

động vốn thích hợp, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn để hoạt động của các doanh nghiệp được thực hiện nhịp nhàng liên tục với chi phí huy động vốn thấp nhất.

- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư tối ưu; huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, phân bổ hợp lý các nguồn vốn, sử dụng các biện pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.

- Đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh. Vai trò này của tài chính doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ, đồng thời xác định giá bán hợp lý khi phát hành cổ phiếu, hàng hoá bán, dịch vụ và thông qua hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp, phân phối quỹ tiền thưởng, quỹ tiền lương, thực hiện các hợp đồng kinh tế…

- Giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp là một tấm gương phản ánh trung thực nhất mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính thực hiện mà các nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy thực trạng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vướng mắc, tồn tại để từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới mục tiêu đã định.

Vai trò của tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động trước hết là phụ thuộc vào sự nhận thức và vận dụng các chức năng của tài chính, sau nữa còn phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, cơ chế tổ chức tài chính doanh nghiệp và các nguyên tắc cần quán triệt trong mọi hoạt động tài chính doanh nghiệp.

1.3. Các nguyên tắc của tài chính doanh nghiệp

Tổ chức tài chính của doanh nghiệp phải quán triệt đầy đủ các nguyên tắc sau:

1.3.1. Nguyên tắc tôn trọng luật pháp

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu chung của các doanh nghiệp là đều hướng tới lợi nhuận. Vì lợi nhuận tối đa mà các doanh nghiệp có thể kinh doanh với bất cứ giá nào có thể phương hại tới lợi ích quốc gia, đến lợi ích của các doanh nghiệp khác. Do đó, song song với bàn tay vô hình của nền kinh tế thị trường phải có bàn tay hữu hình của nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế. Nhà nước đã sử dụng hàng loạt các công cụ như luật pháp, chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả… để quản lý vĩ mô nền kinh tế. Các công cụ đó một mặt tạo điều kiện kích thích mở rộng đầu tư, tạo môi trường kinh doanh, mặt khác tạo ra khuôn khổ luật pháp kinh doanh rất chặt chẽ. Vì vậy, nguyên tắc hàng đầu của tổ chức tài chính doanh nghiệp là phải tôn trọng luật pháp. Doanh

nghiệp phải hiểu luật để đầu tư đúng hướng – nơi được nhà nước khuyến khích (như giảm thuế, tài trợ tín dụng…)

1.3.2. Nguyên tắc hạch toán kinh doanh

Hạch toán kinh doanh là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định tới sự sống còn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Yêu cầu tối cao của nguyên tắc này là lấy thu bù chi, có doanh lợi. Nó hoàn toàn trùng hợp với mục tiêu của các doanh nghiệp là kinh doanh để đạt được lợi nhuận tối đa. Do có sự thống nhất đó nên hạch toán kinh doanh không chỉ là điều kiện để thực hiện mà còn là yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nếu như không muốn doanh nghiệp bị phá sản. Thế nhưng hạch toán kinh doanh chỉ có thể được phát huy tác dụng trong môi trường đích thực là nền kinh tế hàng hoá mà đỉnh cao của nó là nền kinh tế thị trường và doanh nghiệp được tự chủ về mặt tài chính, tự chủ trong kinh doanh. Doanh nhiệp được quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư kinh doanh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác; lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn, chủ động tìm kiếm thị trường khách hàng và ký kết hợp đồng; tuyển thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; chủ động áp dụng phương thức quản lý khoa học hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Mục tiêu hiệu quả kinh tế phải được coi là mục tiêu bao trùm chi phối hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

1.3.3. Nguyên tắc giữ chữ tín

Giữ chữ tín không chỉ là một tiêu chuẩn đạo đức trong cuộc sống đời thường mà còn là nguyên tắc nghiêm ngặt trong kinh doanh nói chung và trong tổ chức tài chính doanh nghiệp nói riêng. Trong thực tế kinh doanh cho thấy, kẻ làm mất chữ tín, chỉ ham lợi trước mắt sẽ bị bạn hàng xa lánh. Đó là nguy cơ dẫn đến phá sản. Do đó trong tổ chức tài chính doanh nghiệp để giữ chữ tín cần tôn trọng nghiêm ngặt các kỉ luật thanh toán, chi trả các hợp đồng kinh tế, các cam kết về góp vốn đầu tư, và phân chia lợi nhuận. Mặt khác để giữ chữ tín doanh nghiệp cũng cần mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ, cải tiến kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm để luôn giữ được giá trị của nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp.

1.3.4. Nguyên tắc an toàn phòng ngừa rủi ro

Đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro bất trắc cũng được coi là nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh nói chung và tổ chức tài chính doanh nghiệp nói riêng. Đảm bảo an toàn là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu kinh doanh có hiệu quả. Nguyên tắc an toàn cần được quán triệt trong mọi khâu của công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp: an toàn trong việc lựa chọn nguồn vốn, an toàn trong việc lựa chọn đối

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí