Quá Trình Ra Đời Và Bản Chất Của Ngân Hàng Trung Ương

Thứ năm: Ngân hàng có thể có được khoản tiền dự trữ bằng cách vay từ các ngân hàng thương mại khác hoặc từ các công ty. Khi đó, tài khoản chữ T của ngân hàng sẽ như sau:

Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ: 9 Tiền gửi: 90

Cho vay: 90 Tiền vay NHTM: 9 Chứng khoán: 10 Vốn ngân hàng: 10

Theo cách này, ngân hàng A cũng phải trả lãi cho các khoản vay từ các ngân

hàng thương mại khác hoặc từ các công ty.

Như vậy, khi một dòng tiền rút ra, việc nắm giữ những khoản tiền dự trữ quá mức cho phép ngân hàng thương mại hạn chế được các chi phí do phải: (1) thu về hoặc bán các khoản cho vay; (2) bán các chứng khoán; (3) vay từ ngân hàng trung ương và

(4) vay từ các ngân hàng thương mại khác hoặc từ các công ty.

Các khoản tiền dự trữ quá mức là sự bảo hiểm để hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra. Chi phí khi có dòng tiền rút ra càng lớn thì các ngân hàng thương mại sẽ càng muốn giữ nhiều tiền mặt dự trữ quá mức.

5.4.1.2. Ngăn ngừa vỡ nợ ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Vỡ nợ ngân hàng thường xảy ra khi ngân hàng không thể đáp ứng được trách nhiệm thanh toán cho người gửi tiền và không có đủ khoản tiền dự trữ theo yêu cầu.

Để thấy một sự vỡ nợ ngân hàng có thể xảy ra như thế nào, chúng ta giả sử tài khoản chữ T của ngân hàng A như sau:

Tài chính tiền tệ - 20

Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ: 10 Tiền gửi: 100

Cho vay: 90 Vốn ngân hàng: 10 Chứng khoán: 10

Có một dòng tiền rút ra là 20 triệu đồng. Nếu ngân hàng A bán chứng khoán và

sử dụng 10 triệu đồng dự trữ để thanh toán, tài khoản chữ T của ngân hàng sẽ là:

Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ: 0

Cho vay: 90

Tiền gửi: 80

Vốn ngân hàng: 10

Như vậy, ngân hàng A sẽ thiếu 8 triệu đồng dự trữ bắt buộc. Nếu không có khoản

tiền cho vay đến hạn thu thì nó có thể sẽ phải bán các khoản cho vay của mình cho các ngân hàng khác để lấy tiền dự trữ và nó sẽ mất một khoản tiền. Trong tình trạng như vậy, nhiều khi các ngân hàng thương mại khác sẽ không muốn cho ngân hàng A vay tiền vì họ không tin vào khả năng thu hồi nợ của ngân hàng A.

Tình trạng trên có thể ngăn chặn được nếu ngân hàng A co thêm 8 triệu đồng trong khoản dự trữ quá mức hoặc dự trữ cấp hai, hoặc nó có một cái “đệm” lớn hơn trong vốn tự có để bù đắp những tổn thất do dòng tiền rút ra gây nên.

Tất cả các ngân hàng thương mại cần duy trì các khoản dự trữ quá mức, dự trữ cấp hai và vốn tự có bởi vì các khoản tiền này sẽ phòng cho ngân hàng tránh được tình trạng vỡ nợ ngân hàng do dòng tiền rút ra gây nên.

5.4.2. Quản lý tài sản

Để tối đa hóa lợi nhuận, ngân hàng phải tìm kiếm lợi tức cao nhất từ các khoản tiền cho vay và từ việc đầu tư chứng khoán đồng thời cố gắng giảm thiểu rủi ro và nắm giữ các tài sản đủ lỏng bằng cách:

- Cố gắng tìm những khách hàng tốt để cho vay.

- Cố gắng mua chứng khoán với lợi tức cao và rủi ro thấp.

- Nỗ lực giảm tối thiểu rủi ro thông qua đa dạng hóa bằng cách mua nhiều loại tài sản khác nhau.

- Quản lý trạng thái lỏng sao cho nó có thể thỏa mãn những đòi hỏi về dự trữ mà không phải chịu chi phí lớn. Nghĩa là nó phải nắm giữ những chứng khoán lỏng ngay cả khi chúng mang lại lợi tức thấp hơn so với các tài sản khác. Tuy nhiên, nếu ngân hàng thương mại tránh được những khoản tiền dự trữ quá mức thì nó phải chịu tổn thất do các khoản tiền dự trữ không đem lại tiền lãi.

5.4.3. Quản lý nguồn vốn

Trước những năm 60, phần lớn các ngân hàng thương mại coi nguồn vốn là cố định và cố đạt được cơ cấu vốn tối ưu. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại chủ yếu là các khoản tiền gửi có thể phát séc và theo luật, các khoản tiền gửi này không phải trả lãi. Do vậy, các ngân hàng không phải cạnh tranh để có được các khoản tiền gửi này. Mặt khác, do thị trường để thực hiện các khoản cho vay ngắn hạn (qua đêm) giữa các ngân hàng chưa phát triển, các ngân hàng thương mại hiếm khi vay từ các ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu tiền dự trữ.

Sau những năm 60, các ngân hàng thương mại lớn bắt đầu nghiên cứu kỹ phương pháp, trong đó các nguồn vốn trên tài khoản chữ T có thể đem lại cho họ tiền dự trữ và trạng thái lỏng. Chính điều này đã dẫn đến sự phát triển của các thị trường cho vay ngắn hạn và sự ra đời của các công cụ tài chính như chứng nhận tiền gửi có thể bán lại được, chúng giúp cho các ngân hàng thương mại nhanh chóng có được tiền vốn. Như vậy, các ngân hàng thương mại có thể sử dụng phương pháp khác cho việc quản lý. Họ không còn lệ thuộc vào những khoản tiền gửi có thể phát séc với tư cách là nguồn vốn như trước nữa. Thay vào đó, họ đã đưa ra mục tiêu cho sự tăng trưởng tài sản và có

được vốn bằng cách vay vốn từ các ngân hàng thương mại khác, phát hành chứng chỉ tiền gửi...

5.4.4. Những nguyên tắc quản lý tiền cho vay

Để có lợi nhuận, các ngân hàng thương mại phải vượt qua những vấn đề về rủi ro cho vay, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự vỡ nợ có thể xảy ra. Để tránh tình trạng này, các ngân hàng thương mại thường phải áp dụng những nguyên tắc để quản lý các khoản tiền cho vay

5.4.4.1. Sàng lọc và giám sát

- Sàng lọc: Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại đòi hỏi họ phải lựa chọm được khách hàng có ít rủi ro nhất. Nhằm thực hiện việc sàng lọc có hiệu quả, các ngân hàng thương mại phải tập hợp thông tin tin cậy về những khách hàng có triển vọng, tiến hành phân tích, thẩm định một cách có hiệu quả. Đó cũng chính là một trong những nguyên tắc quan trọng của việc quản lý tiền cho vay.

- Giám sát: Khi khoản cho vay được thực hiện, người vay có thể sử dụng tiền vay vào các hoạt động kinh doanh mạo hiểm và có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Để giảm bớt tình trạng này, các ngân hàng thương mại thường phải đưa ra hợp đồng. Trong các hợp đồng thường có các điều khoản nhằm hạn chế những người vay tiền không được thực hiện những hoạt động rủi ro. Nếu người vay không tuân theo các quy định trong hợp đồng, ngân hàng thương mại có thể cưỡng chế thi hành theo những điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

5.4.4.2. Quan hệ khách hàng

Một cách nữa để ngân hàng thu được thông tin về những người vay tiền là nhờ quan hệ khách hàng lâu dài – một nguyên tắc quan trọng của việc quản lý ngân hàng.

Nếu một người có triển vọng vay tiền đã có một tài khoản tiền gửi hoặc các khoản cho vay khác với một ngân hàng trong một thời gian dài, thì ngân hàng thương mại sẽ biết được nhiều thông tin về họ. Những số dư trong tài khoản tiền gửi cho ngân hàng biết được tiềm năng của người vay tiền cũng như việc hoàn trả các khoản vay cũ cho ngân hàng thương mại biết được tư cách của người vay. Quan hệ khách hàng lâu dài sẽ giảm được chi phí thu thập thông tin cũng như chi phí giám sát và do vậy, những khách hàng này dễ được vay với mức lãi suất thấp hơn các khách hàng khác.

5.4.4.3. Thế chấp tài sản và tiền ký quỹ

Những quy định bắt buộc về thế chấp tài sản đối với khoản tiền vay là một trong những công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro, làm giảm bớt hậu quả của rủi ro do nó có thể giảm các tổn thất của người cho vay trong trường hợp người vay không trả được nợ. Nếu người vay không đủ khả năng hoàn trả các khoản tiền vay, ngân hàng thương

mại có thể bán tài sản thế chấp và dùng tiền thu được để bù lại những tổn thất do khoản vay đó gây ra.

Khi người vay nhận được tiền vay, ngân hàng thương mại yêu cầu người vay phải giữ một số vốn tối thiểu bắt buộc trong các tài khoản tại ngân hàng thương mại. Số tiền này được gọi là tiền ký quỹ. Ngoài việc có tác dụng như tài sản thế chấp, tiền ký quỹ giúp tăng khả năng hoàn trả của khoản tiền vay. Bất kỳ thay đổi quan trọng nào trong các thủ tục thanh toán của người vay đều là tín hiệu báo cho ngân hàng biết rằng phải tiến hành điều tra. Những số tiền ký quỹ đó giúp cho ngân hàng giám sát những người vay tiền một cách có hiệu quả hơn và là một công cụ quản lý quan trọng.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày khái niệm và các đặc trưng của các tổ chức tài chính trung gian.

2. Trình bày chức năng của các tổ chức tài chính trung gian.

3. Phân tích vai trò của các tổ chức tài chính trung gian đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

4. Tín dụng là gì? Phân loại tín dụng theo các tiêu thức khác nhau.

5. Phân biệt tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng.

6. Lãi suất tín dụng là gì? Phân loại lãi suất tín dụng theo các tiêu thức khác nhau.

7. Phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa. Cho ví dụ minh họa.

8. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng.

9. Trình bày khái niệm và chức năng của ngân hàng thương mại.

10. Trình bày các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Vai trò của tiền dự trữ và việc quản lý dòng tiền rút ra đối với ngân hàng thương mại.

11. Ông Nguyễn Văn A gửi tiết kiệm một số tiền là 500 triệu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam với kỳ hạn 4 năm. Tính tiền lãi ông A nhận được mỗi năm và tổng số tiền ông A nhận được sau 4 năm theo phương pháp tính lãi kép với mức lãi suất là 10%/năm.

12. Ông Nguyễn Văn A có môt

khoản tiền 400 triêu

đồng, với kỳ han

̉ i dư ̣ tính là 4

năm. Ông A nên gử i theo hình thứ c nào nếu với cá ch tính lai và lãi suất đơn là 12%/năm.

suất kép là 11%/năm

CHƯƠNG 6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG


1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

1.1. Khái quát quá trình ra đời của ngân hàng trung ương

Các ngân hàng thương mại, dưới tác động của qui luật cạnh tranh đã dẫn đến tình trạng có một số ngân hàng có ưu thế đã giành được quyền phát hành “kỳ phiếu ngân hàng”. Từ đó các ngân hàng phát hành đã được phân định rò với các ngân hàng thương mại khác. Các ngân hàng phát hành ít dần các nghiệp vụ vốn có của mình và chỉ tiến hành giao dịch với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác bằng hình thức nhận tiền gửi và tiếp vốn cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.

Các ngân hàng phát hành là công cụ mạnh mẽ của các trùm tư bản tài chính, có khả năng gây lũng đoạn cả về kinh tế lẫn chính trị. Vì vậy, nhà nước đã từng bước can thiệp vào tổ chức cũng như hoạt động của các ngân hàng này. Nhưng các ngân hàng phát hành lúc này vẫn là các ngân hàng của tư nhân.

Ngân hàng trung ương có nguồn gốc từ các ngân hàng phát hành. Cho đến đầu thế kỷ 20, các ngân hàng phát hành vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do ảnh hưởng của những bài học kinh nghiệm từ cuộc Đại suy thoái năm 1929 - 1933 cũng như sự phát triển của các học thuyết kinh tế của Keynes (vào cuối những năm 1930) và Milton Friedman (năm 1960) về sự cần thiết của vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế và ảnh hưởng của khối lượng tiền cung ứng đối với các biến số kinh tế vĩ mô, các nước đã nhận thức được tầm quan trọng phải thành lập một ngân hàng trung ương đóng vai trò quản lý lưu thông tiền tệ, tín dụng và hoạt động của hệ thống ngân hàng trong một quốc gia94.

Các ngân hàng trung ương được thành lập hoặc bằng cách quốc hữu hoá các ngân hàng phát hành hiện có hoặc thành lập mới thuộc quyền sở hữu nhà nước. Các nước tư bản phát triển có hệ thống ngân hàng phát triển lâu đời như Pháp, Anh... thì thành lập ngân hàng trung ương bằng cách quốc hữu hoá ngân hàng phát hành thông qua mua lại cổ phần của các ngân hàng này rồi bổ nhiệm người điều hành. Một số nước tư bản khác thì Nhà nước chỉ nắm cổ phần khống chế hoặc vẫn để thuộc sở hữu tư nhân nhưng Nhà nước bổ nhiệm người điều hành. Hầu hết các nước khác thì thành lập ngân hàng trung ương mới thuộc sở hữu nhà nước. Ở Việt nam, ngân hàng trung ương được thành lập thuộc sở hữu của nhà nước, gọi là Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Là một tổ chức công cộng của Nhà nước, nhưng mối quan hệ của ngân hàng trung ương với chính phủ không hoàn toàn giống với các tổ chức công cộng khác của Nhà nước. Mối quan hệ này ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm ra đời của ngân hàng trung ương, thể chế chính trị, nhu cầu

của nền kinh tế cũng như truyền thống văn hoá của từng quốc gia mà ngân hàng có thể được tổ chức theo mô hình trực thuộc hay độc lập với chính phủ.

Mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ là mô hình trong đó ngân hàng trung ương nằm trong chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Các nước áp dụng mô hình này phần lớn là các nước Đông Á (Hàn quốc, Đài loan, Singapore, Indonesia, Việt nam ...) hoặc các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây.

Mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ là mô hình trong đó ngân hàng trung ương không chịu sự chỉ đạo của chính phủ mà là quốc hội. Quan hệ giữa ngân hàng trung ương và chính phủ là quan hệ hợp tác. Các ngân hàng trung ương theo mô hình này là Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ, ngân hàng trung ương Thuỵ sĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật bản và gần đây là ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Xu hướng tổ chức ngân hàng trung ương theo mô hình này đang càng ngày càng tăng lên ở các nước phát triển.

1.2. Bản chất của ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành, là nơi tập trung các quyền lực của nhiều ngân hàng vào một ngân hàng, là một bộ máy quyền lực to lớn có khả năng chi phối cả về mặt kinh tế và chính trị trong nước. Ngân hàng trung ương dù được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Ngân hàng nhà nước, ngân hàng quốc gia, ngân hàng dự trữ,… nhưng đều thể hiện là một trung tâm tài chính tiền tệ lớn của quốc gia, đóng vai trò rất to lớn trong hệ thống tín dụng của ngân hàng và của cả nền kinh tế.

2. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Ngân hàng trung ương thực hiện hai chức năng cơ bản: là ngân hàng của quốc gia và thực hiện chức năng quản lý vĩ mô các hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nhằm đảm bảo sự ổn định tiền tệ và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, qua đó mà thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Ngân hàng trung ương thực hiện các chức năng này thông qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh song tính chất kinh doanh chỉ là phương tiện nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý chứ không phải là mục đích của ngân hàng trung ương. Nói cách khác, mục đích hoạt động của ngân hàng trung ươgn không phải là doanh lợi mà là ổn định lưu thông tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

2.1. Chức năng ngân hàng của quốc gia

Được thể hiện ở các nhiệm vụ sau đây:

2.1.1. Ngân hàng phát hành tiền

Ngân hàng Trung ương được giao trọng trách độc quyền phát hành tiền theo các qui định trong luật hoặc được chính phủ phê duyệt (về mệnh giá, loại tiền, mức phát hành...) nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia. Đồng tiền do ngân hàng trung ương phát hành là đồng tiền lưu thông hợp pháp duy nhất, nó mang tính chất cưỡng chế lưu hành, vì vậy mọi người không có quyền từ chối nó trong thanh toán. Nhiệm vụ phát hành tiền còn bao gồm trách nhiệm của ngân hàng trung ương trong việc xác định số lượng tiền cần phát hành, thời điểm phát hành cũng như phương thức phát hành để đảm bảo sự ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế.

Dưới chế độ lưu thông tiền vàng, các ngân hàng trung ương được yêu cầu phát hành tiền giấy trên cơ sở có vàng đảm bảo. Tuy nhiên, yêu cầu phải có vàng đảm bảo khi phát hành tiền giấy dẫn đến sự thiếu linh hoạt trong phát hành tiền do khối lượng tiền phát hành không gắn với nhu cầu lưu thông trao đổi hàng hoá mà phụ thuộc vào số lượng vàng dự trữ của ngân hàng trung ương. Khi nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế vượt quá khả năng đảm bảo của lượng vàng dự trữ, các ngân hàng trung ương không thể đáp ứng được. Do vậy yêu cầu đảm bảo bằng vàng dần dần bị nới lỏng tiến tới bãi bỏ. Ngày nay, lượng tiền phát hành được quyết định dựa trên cơ sở nghiên cứu về nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế.

2.1.2. Ngân hàng của các ngân hàng

Ngân hàng trung ương không tham gia kinh doanh tiền tệ, tín dụng trực tiếp với các chủ thể trong nền kinh tế mà chỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các ngân hàng thương mại. Bao gồm:

2.1.2.1. Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng thương mại

Ngân hàng trung ương nhận tiền gửi từ các ngân hàng thương mại dưới hai dạng:

- Tiền gửi dự trữ bắt buộc: là khoản tiền dự trữ mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải gửi tại ngân hàng trung ương để nhằm đảm bảo khả năng chi trả của các ngân hàng này trước nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. Tiền dự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân trong kỳ tại ngân hàng thương mại nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc được ngân hàng trung ương quy định trong từng thời kỳ. Khoản tiền gửi này không được ngân hàng trung ương trả lãi. Chức năng ban đầu của khoản dự trữ bắt buộc này là nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro mất khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng. Nhưng theo thời gian ý nghĩa của chức năng này giảm dần. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính và xu hướng chứng khoán hoá trong hoạt động ngân hàng, khả năng thanh khoản của các tài sản có do ngân hàng nắm giữ và do đó khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tiền mặt của các ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó, các hình thức bảo hiểm tiền gửi ra đời đã làm yên

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí