Ngân Hàng Hoạt Động Theo Nguyên Tắc Dự Trữ 100%

thống. Tiền ở đây chính là tiền tín dụng. Tiền tín dụng chỉ được tạo ra thông qua hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng.

Để thấy rò vai trò tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại, chúng ta sẽ lần lượt xem xét hai tình huống sau:

5.1.4.1. Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ 100%

Để xem xét ảnh hưởng của các hoạt động ngân hàng thương mại đến cung tiền, đầu tiên, chúng ta hãy tưởng tượng trên thế giới không tồn tại bất kỳ một ngân hàng nào. Nếu không có ngân hàng trong nền kinh tế, sẽ không có tiền gửi và do đó, cung tiền đơn giản chỉ bằng khối lượng tiền mặt. Điều hoàn toàn tương tự xảy ra nếu như có các ngân hàng và chúng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ 100%. Nói cách khác, ngân hàng chỉ nhận tiền gửi và giữ chúng với tư cách là dự trữ mà không hề cho vay. Nếu dân chúng mang toàn bộ tiền mặt đến gửi tại hệ thống ngân hàng thương mại thì sẽ không có tiền mặt trong tay dân chúng – toàn bộ tiền mặt được giữ lại dưới dạng dự trữ - nhưng trái lại, lượng tiền gửi bằng đúng khối lượng tiền mặt. Trong điều kiện dự trữ 100%, các ngân hàng thương mại không có vai trò gì trong việc thay đổi cung tiền.

5.1.4.2. Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một phần

Trong thực tế, các ngân hàng luôn cho vay bởi vì các ngân hàng dự tính rằng không phải tất cả những người gửi tiền sẽ rút toàn bộ tiền gửi ngay lập tức và cùng một lúc, ngân hàng không cần giữ dự trữ bằng số tiền gửi. Trái lại, họ chỉ giữ một phần số tiền huy động được và cho vay phần còn lại.

Để thấy được hệ thống ngân hàng tạo tiền như thế nào, đầu tiên giả định dân chúng không giữ tiền mặt, và như vậy lượng tiền mặt nằm ngoài hệ thống ngân hàng sẽ bằng 0. Tiếp theo, giả thiết khi các ngân hàng nhận được một khoản tiền gửi, ngân hàng giữ lại 10% dự trữ và cho vay 90% còn lại. Trong trường hợp này, tỷ lệ dự trữ của ngân hàng là 10%.

Sau đây, chúng ta sử dụng tài khoản chữ T (dạng rút gọn của bảng cân đối kế toán) để xem xét sự thay đổi tài sản và nguồn vốn của một ngân hàng (ngân hàng thứ nhất) sau khi nhận được một khoản tiền gửi mới là 100 triệu đồng. Trước khi ngân hàng thứ nhất cho vay, cung tiền tăng 100 triệu đồng. Nhưng sau khi ngân hàng này cho vay thì tài khoản chữ T của ngân hàng này thay đổi như sau:

Ngân hàng thứ nhất

Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ: 10

Cho vay: 90

Tiền gửi: 100

Bên phải của tài khoản chữ T là nguồn vốn tăng thêm 100 triệu (số tiền mà

ngân hàng nợ người gửi tăng thêm). Bên trái của tài khoản chữ T là tài sản cũng tăng

thêm 100 triệu, trong đó ngân hàng bổ sung thêm 10 triệu dự trữ và cho vay thêm 90 triệu. Tài sản và nguồn vốn của ngân hàng luôn bằng nhau. Như vậy, bây giờ cung tiền tăng 190 triệu vì những người gửi tiền vào ngân hàng nắm giữ 100 triệu tiền gửi không kỳ hạn và người đi vay tiền của ngân hàng nắm giữ 90 triệu tiền mặt. Như vậy, khi ngân hàng chỉ nắm giữ một phần tiền gửi huy động được dưới dạng dự trữ, nó làm tăng tổng phương tiện thanh toán.

Sự tạo tiền không dừng lại ở ngân hàng thứ nhất. Giả sử những người đi vay tiền từ ngân hàng thứ nhất sử dụng 90 triệu để mua sắm một số vật dụng từ một vài người khác, những người này sau khi nhận được tiền lại quyết định gửi toàn bộ số tiền mặt của mình vào ngân hàng thứ hai. Ngân hàng thứ hai giữ lại 10% (9 triệu) làm dự trữ và cho vay 90% còn lại (81 triệu), cung tiền lại tăng thêm 81 triệu.

Ngân hàng thứ hai

Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ: 9

Cho vay: 81

Tiền gửi: 90

Quá trình cứ tiếp tục diễn ra: mỗi lần sau khi tiền mặt được gửi vào ngân hàng,

nó lại được ngân hàng cho vay một phần. Cứ như vậy, lượng tiền trong nền kinh tế ngày càng tăng. Vậy cuối cùng có bao nhiêu tiền được tạo ra trong nền kinh tế? Bây giờ chúng ta sẽ cộng các khoản tiền gửi nêu trên lại với nhau:

Số tiền gửi ban đầu = 100

Số tiền cho vay của ngân hàng thứ nhất = 90 (= 0,9 x 100) Số tiền cho vay của ngân hàng thứ hai = 81 (= 0,9 x 90)

………………….

Tổng lượng tiền tăng lên = 1 x 100 = 1 x 100 = 1.000

1 – 0,9 0,1

Như vậy, quá trình tạo tiền này không thể diễn ra vô hạn: lượng tiền bổ sung ngày càng giảm dần. Nếu chúng ta cộng tất cả các con số trong ví dụ trên, chúng ta sẽ thấy với 100 triệu đồng tiền gửi, lượng tiền trong nền kinh tế tăng 1.000 triệu đồng. Lượng tiền trong nền kinh tế tăng thêm do hoạt động của hệ thống ngân hàng tạo ra từ một đồng tiền gửi được gọi là số nhân tiền tệ. Như vậy, trong trường hợp tỷ lệ dự trữ là 10%, khi tiền gửi tăng thêm 100 triệu đồng đã làm cung tiền tăng 1.000 triệu đồng và như vậy, số nhân tiền là 10 (bằng 1 chia cho tỷ lệ dự trữ).

5.2. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại

Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại là bảng kê các tài sản và nguồn vốn của nó tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối này có đặc trưng:

Tổng tài sản = Nợ + Vốn của ngân hàng

Hơn nữa, bảng cân đối kế toán của một ngân hàng thương mại liệt kê các nguồn vốn của ngân hàng (nghiệp vụ tạo vốn) và sử dụng vốn của ngân hàng (nghiệp vụ sử dụng vốn). Các ngân hàng có thể tạo vốn thông qua việc đi vay hoặc phát hành các tài sản nợ khác như các khoản tiền gửi. Sau đó, ngân hàng dùng nguồn vốn có được này để cho vay hoặc đầu tư vào chứng khoán. Thu nhập của các ngân hàng thương mại từ tài sản bù đắp lại cho các chi phí cho việc hình thành nên nguồn vốn sẽ là lợi nhuận của ngân hàng. Bảng cân đối kế toán của một ngân hàng có dạng như sau:


Bảng 5.1: Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại

Đơn vị tính:…….


TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

Dự trữ

Tiền gửi

Tiền mặt trong quá trình thu

Các khoản tiền vay

Tiền gửi ở ngân hàng khác

Vốn tự có và coi như tự có

Đầu tư chứng khoán


Cho vay


Tài sản khác


TỔNG TÀI SẢN

TỔNG NGUỒN VỐN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Tài chính tiền tệ - 18


5.3. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

5.3.1. Nghiệp vụ tạo vốn

Đây là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm:

5.3.1.1. Vốn của ngân hàng

Vốn của ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng. Nó bao gồm vốn tự có và vốn coi như tự có.

a. Vốn tự có

Vốn tự có bao gồm:

- Vốn điều lệ: là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi ngân hàng thương mại được thành lập. Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Vốn điều lệ có thể do nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng thương mại quốc doanh, có thể là vốn đóng góp của cổ đông nếu là ngân hàng thương mại cổ phần. Trên thế giới, vốn của hầu hết các ngân hàng thương mại dưới dạng vốn cổ phần do các cổ

đông đóng góp. Đứng về mặt hạch toán, ngân hàng thương mại cổ phần coi số vốn cổ phần là phần vay nợ từ các cổ đông. Do vậy, việc huy động vốn để thành lập ngân hàng cổ phần cũng được coi là nghiệp vụ vay nợ.

Quy mô vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại lớn hay nhỏ là tuỳ vào quy mô của ngân hàng với số lượng chi nhánh nhiều hay ít và địa bàn hoạt động là thành thị hay nông thôn, và không được nhỏ hơn vốn pháp định qui định cho ngân hàng đó. Vốn điều lệ được sử dụng vào mục đích mua sắm tài sản, trang thiết bị ban đầu cần thiết cho hoạt động của ngân hàng; góp vốn liên doanh; cho các thành phần kinh tế vay và thực hiện các dịch vụ khác của ngân hàng.

- Quỹ dự trữ: Quỹ dự trữ của ngân hàng được hình thành từ 2 quỹ: Quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro. Các quỹ này được trích từ lợi nhuận sau thuế hàng năm của ngân hàng. Việc hình thành các quỹ này nhằm làm tăng vốn tự có của ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

b. Vốn coi như tự có

Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng. Đây là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định nhưng tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: lợi nhuận chờ phân bổ, tiền lương chưa đến hạn thanh toán hoặc các quỹ chuyên dùng chưa sử dụng đến như quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ khấu hao tài sản cố định…

Vốn của ngân hàng thường chiếm tỉ trọng nhỏ (không quá 10%) trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng nắm giữ nhưng lại là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt vì nó phản ánh thực lực tài chính của ngân hàng, do vậy nó quyết định qui mô hoạt động của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tiến hành kinh doanh, thu hút những nguồn vốn khác và cho vay. Nó được ví như một cái đệm để chống đỡ sự giảm giá trị của những tài sản có của ngân hàng, sự giảm giá trị có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản.

5.3.1.2. Vốn tiền gửi

Đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong số vốn thu hút từ bên ngoài của các ngân hàng thương mại, bao gồm:

a. Tiền gửi không kỳ hạn

Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào (vì vậy còn được gọi là tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu).

Tiền gửi không kỳ hạn được để trong các tài khoản gọi là tài khoản vãng lai. Người gửi tiền có thể gửi thêm tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi tài khoản bất cứ lúc nào. Do tính chất có thể rút ra bất cứ lúc nào nên dạng tiền gửi này thường chỉ được hưởng

lãi suất rất thấp hoặc không được ngân hàng trả lãi nhưng đổi lại người gửi tiền được sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

Với loại tiền gửi này, người gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà chủ yếu là nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Chính vì vậy mà loại tiền gửi này còn được gọi là tiền gửi thanh toán. Hầu hết các tài khoản vãng lai đều ở dạng tài khoản có khả năng phát séc tức là ngân hàng cho phép người chủ tài khoản được phép phát hành séc để thanh toán. Ở Việt nam, tài khoản séc thường được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán, bao gồm tài khoản thanh toán dùng cho các doanh nghiệp và tài khoản thanh toán cho cá nhân.

Tiền gửi không kỳ hạn là một nguồn vốn quan trọng của ngân hàng. Tuy nhiên do người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào nên nguồn vốn này thường xuyên biến động, vì vậy ngân hàng chủ yếu dùng nó để cho vay ngắn hạn.

b. Tiền gửi có kỳ hạn

Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến vài năm.

Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nhưng những người gửi tiền loại này không được hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng (ví dụ như không được ký phát séc). Mục đích chủ yếu của những người gửi tiền có kỳ hạn là để lấy lãi. Về nguyên tắc, tiền gửi có kỳ hạn không được rút ra trước thời hạn, song để cạnh tranh lôi kéo khách hàng, các ngân hàng vẫn cho phép được rút. Tuy nhiên người gửi tiền rút trước hạn sẽ phải chịu một khoản phạt, chẳng hạn chỉ được hưởng lãi suất bằng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn hoặc không được hưởng lãi, tuỳ theo qui định của từng ngân hàng trong từng thời kỳ.

Ở các nước phát triển, tiền gửi có kỳ hạn thường dưới dạng các chứng chỉ tiền gửi (CDs), còn ở Việt nam tiền gửi có kỳ hạn thường dưới hai dạng:

- Tiền gửi có kỳ hạn theo tài khoản.

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng. Trong hình thức này, ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ để huy động vốn thường nhằm các mục đích đã định, ví dụ để đầu tư cho một dự án... Kỳ phiếu được phát hành theo hai phương thức:

+ Phát hành theo mệnh giá: trong hình thức này người mua trả tiền mua kỳ phiếu theo mệnh giá đã được ghi trên kỳ phiếu. Khi đến hạn ngân hàng sẽ hoàn trả vốn gốc và thanh toán lãi cho người mua kỳ phiếu.

+ Phát hành dưới hình thức chiết khấu: trong hình thức này người mua sẽ trả số tiền mua kỳ phiếu bằng mệnh giá trừ đi khoản lãi mà họ được hưởng. Khi đến hạn, ngân hàng sẽ hoàn trả cho khách hàng theo mệnh giá của kỳ phiếu. Như vậy, trong trường hợp này, khách hàng đã được trả lãi trước.

c. Tiền gửi tiết kiệm

Là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ.

Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn gửi được ngân hàng công bố sẵn.

Các kỳ hạn thường là 1, 3, 6, 9, 12 tháng hoặc trên 1 năm (18, 24 tháng v.v..).

Hình thức phổ biến và cổ điển nhất của tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ. Khi gửi tiền, ngân hàng cấp cho người gửi một cuốn sổ dùng để ghi nhận các khoản tiền gửi vào và tiền rút ra. Quyển sổ này đồng thời có giá trị như một chứng thư xác nhận về khoản tiền đã gửi. Ngoài ra, còn có những hình thức khác như chứng chỉ tiết kiệm, trái phiếu tiết kiệm.

Ở Việt nam, tiền gửi tiết kiệm bao gồm ba loại sau:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho ngân hàng. Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định trước. Loại tiền gửi này cũng tương tự như tiền gửi có kỳ hạn ở các điểm: không được phép rút trước hạn, được hưởng lãi cao hơn các dạng tiền gửi không kỳ hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Với dạng tiền gửi này, người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến hạn, không cho phép bổ sung thêm vào số tiền đã gửi khi chưa hết hạn. Mỗi lần gửi được coi là một khoản tiền gửi riêng biệt. Mức tối thiểu của mỗi lần gửi tiền tiết kiệm do từng ngân hàng quy định.

- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm mục đích xây dựng nhà ở. Những người gửi tiền ngoài hưởng lãi còn được ngân hàng cho vay nhằm bổ sung thêm vốn cho mục đích xây dựng nhà ở. Mức cho vay tối đa bằng số dư tiền gửi tiết kiệm.

Lý do phải tách riêng tiền gửi tiết kiệm ra mà không xếp vào hai dạng tiền gửi trên (tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn) mặc dù tính chất của chúng rất giống nhau là vì đây là tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, là tài sản tích luỹ của quốc gia, được xem là nguồn vốn nội lực của đất nước, cho nên cần có chính sách ưu tiên bảo vệ.

Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định vì ngân hàng nắm được những kỳ luân chuyển của vốn, và vì vậy ngân hàng có thể dùng để cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn đều được.

Vốn tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng thương mại, là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng kinh doanh. Nó phản ánh

bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay. Chính vì vậy người ta gọi ngân hàng thương mại là ngân hàng tiền gửi.

5.3.1.3. Vốn đi vay

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng còn có thể vay vốn từ Ngân hàng Trung ương hay các tổ chức tín dụng khác, hoặc từ thị trường tài chính trong và ngoài nước.

a. Vay từ ngân hàng trung ương

Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được ngân hàng trung ương cho phép thành lập hoạt động đều hưởng quyền vay tiền tại ngân hàng trung ương trong trường hợp thiếu hụt dự trữ hay quá thiếu tiền mặt.

Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại chủ yếu dưới hai hình thức:

- Chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá

- Cho vay thế chấp hay ứng trước

Do vậy loại vay này được gọi là tiền chiết khấu hay tiền ứng trước.

Ở Việt nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt nam áp dụng ba hình thức cấp tín dụng, đó là:

- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

- Cho vay có đảm bảo bằng cách cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng: thường là các hồ sơ cung cấp tín dụng hỗ trợ theo yêu cầu của nền kinh tế như: thu mua lương thực, nông sản; dự trữ vật tư, nguyên liệu; sản xuất hàng hoá xuất khẩu thuộc diện ưu tiên....

b. Vay ngắn hạn các khoản dự trữ của các tổ chức tín dụng khác

Mục đích chính của loại vay này là nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo qui định của ngân hàng trung ương. Trong quá trình hoạt động, một số ngân hàng thương mại có những ngày cho vay quá nhiều dẫn đến sự thiếu hụt dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương. Trong khi đó lại có một vài ngân hàng thương mại khác thừa dự trữ. Để đảm bảo dự trữ theo qui định của ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại thiếu hụt dự trữ sẽ vay của ngân hàng thương mại có dự trữ dư thừa. Thời hạn của loại cho vay này rất ngắn, thường không quá một tuần.

c. Vay từ các công ty

Ở các nước phát triển, ngân hàng thương mại còn có thể vay trực tiếp từ các công ty. Khoản vay này tồn tại dưới một số hình thức sau:

- Vay ngắn hạn bằng các hợp đồng mua lại: hợp đồng mua lại là hợp đồng trong đó ngân hàng bán các tín phiếu kho bạc mà mình đang nắm giữ cho các tổ chức

kinh tế đang tạm thời thừa tiền mặt, có kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó sau một vài ngày hay một vài tuần với mức giá cao hơn. Về thực chất đây là một công cụ để vay nợ ngắn hạn (thường không quá hai tuần) của các ngân hàng trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc làm vật thế chấp. Hợp đồng mua lại là một hình thức giải quyết vấn đề thiếu hụt tiền mặt cấp thời cho ngân hàng thương mại. Lượng tiền mặt thu được từ hợp đồng mua lại được xem như một khoản vay nợ ngắn hạn. Ở các nước phát triển hiện nay, thời gian bán tối đa của hợp đồng này thường không quá hai tuần.

- Vay từ công ty mẹ: ở các nước phát triển, một công ty hoặc tập đoàn kinh doanh có thể là chủ của một hoặc nhiều ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu hay giấy nợ để vay tiền từ thị trường, nó sẽ chịu sự quản lý và ràng buộc của ngân hàng trung ương về dự trữ, lãi suất và thủ tục. Trong khi đó, nếu công ty mẹ thực hiện điều này, nó không phải bị ràng buộc về dự trữ, lãi suất, số lượng do ngân hàng trung ương qui định, vì bản thân nó không phải là một ngân hàng. Do vậy, các công ty mẹ của ngân hàng thường thay thế nó phát hành trái phiếu, cổ phiếu công ty hay các loại thương phiếu để huy động vốn, sau đó chuyển vốn huy động được về cho ngân hàng hoạt động dưới hình thức cho vay lại.

d. Vay từ thị trường tài chính trong nước

Các ngân hàng thương mại có thể vay từ thị trường tài chính thông qua phát hành các chứng từ có giá như:

- Chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng: đây thực chất là các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn, có thể mua đi bán lại trên thị trường khi chưa đáo hạn. Thời gian đáo hạn của loại chứng chỉ này thường không quá 6 tháng kể từ ngày phát hành.

- Trái phiếu ngân hàng: Đây là một công cụ vay nợ dài hạn của ngân hàng từ thị trường chứng khoán. Thời hạn vay thường từ 2 năm trở lên. Loại này có thể mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán khi chưa đáo hạn.

e. Vay nước ngoài

Các ngân hàng thương mại cũng có thể tìm kiếm nguồn vốn hoạt động từ việc phát hành phiếu nợ để vay tiền ở nước ngoài. Do loại tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế hiện nay là USD cho nên vay tiền ở nước ngoài thường vay bằng USD.

Các ngân hàng thương mại ở Mỹ là những ngân hàng đi đầu trong việc vay tiền ngoài nước để hoạt động (từ những năm 1940). Đó là những khoản vay mượn đô la châu Âu (Euro Dollars), tức là những khoản tiền gửi bằng USD thuộc các ngân hàng nước ngoài hoặc những chi nhánh ở nước ngoài của các ngân hàng Mỹ. Do khi đó, thị trường vay chủ yếu của các ngân hàng Mỹ là châu Âu nên đã phát sinh thuật ngữ đô la châu Âu (Euro Dollars) để chỉ các khoản vay USD từ châu Âu của các ngân hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022