Căn Cứ Vào Giá Trị Thực Của Tiền Lãi Thu Được

- Nhà nước cho vay.

Nhà nước sử dụng tín dụng để cho vay ưu đãi đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế xã hội ở trong nước, Chính phủ và các tổ chức nước ngoài.

4.1.4. Vai trò của tín dụng

- Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.

Nhờ nguồn vốn tín dụng, các doanh nghiệp và hội sản xuất hoạt động không những đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đảm bảo sự phát triển liên tục của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Tín dụng góp phần điều chỉnh quy mô sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại kinh tế của các doanh nghiệp, vùng và toàn nền kinh tế quốc dân. Từ đó phát huy năng lực sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn trong từng chủ thể sản xuất kinh doanh, trong từng ngành… và tạo ra những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, làm nòng cốt cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.

- Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.

Nhà nước thường xuyên sử dụng tín dụng làm công cụ cân đối thu chi ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo các nguồn lực tài chính để thực thi các chính sách kinh tế

- xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện và lãi suất tín dụng, Nhà nước có thể thay đổi được quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động các nguồn vốn tín dụng. Từ đó, thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của một số ngành, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước.

Ngoài ra, nhà nước sử dụng tín dụng để điều tiết lưu thông tiền tệ, đảm bảo sự cân đối tiền hàng, ổn định giá cả hàng hóa. Như vậy, tín dụng vừa là nội dung, vừa là công cụ để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

Tài chính tiền tệ - 17

- Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách xã hội và nâng cao đời sống dân cư.

Chính sách xã hội được thực hiện từ hai nguồn tài trợ: ngân sách nhà nước và tín dụng. Phương thức tài trợ không hoàn lại thường hạn chế về quy mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, Nhà nước đã sử dụng phương thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng thông qua việc cho vay ưu đãi với hộ nghèo làm cho họ được đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất hoặc tiêu dùng.

Các hộ nông dân, cá nhân sử dụng tín dụng như là một trong các phương tiện để cải thiện và nâng cao mức sống của mình. Thông qua việc vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao lợi nhuận và phân chia tỷ lệ tích lũy và tiêu dùng hợp lý nhất.

4.2. Khái niệm và phân loại lãi suất tín dụng

4.2.1. Khái niệm

Lãi suất là giá cả của tín dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vay được gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vay gọi là lãi suất.

Lãi suất cũng được xem là tỷ lệ sinh lời mà người cho vay thu được từ khoản vốn cho vay.

Lãi suất tín dụng =

Tổng tiền lãi Tổng số tiền cho vay

* 100%

Diễn biến của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mỗi chủ thể kinh tế. Nó tác động đến những quyết định của các cá nhân như chi tiêu hay để dành, mua nhà hay mua trái phiếu hay gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm. Lãi suất cũng tác động đến những quyết định kinh tế của các doanh nghiệp như: dùng tiền để đầu tư mua thiết bị mới cho các nhà máy hoặc để gửi tiết kiệm trong một ngân hàng. Do những ảnh hưởng đó, lãi suất là một trong những biến số được theo dòi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế và diễn biến của nó được đưa tin hàng ngày trên các phương tiện truyền thông.

4.2.2. Phân loại lãi suất tín dụng

4.2.2.1. Căn cứ vào tính chất của khoản vay

- Lãi suất tiền gửi ngân hàng

Lãi suất tiền gửi ngân hàng là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng. Lãi suất tiền gửi ngân hàng có nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào loại tiền gửi (không kỳ hạn, tiết kiệm…), thời hạn gửi và quy mô tiền gửi.

- Lãi suất tín dụng ngân hàng

Lãi suất tín dụng ngân hàng là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng khi đi vay từ ngân hàng. Lãi suất tín dụng ngân hàng cũng có nhiều mức tuỳ theo loại hình vay (vay thương mại, vay trả góp, vay qua thẻ tín dụng…), theo mức độ quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng… và phụ thuộc cả vào sự thoả thuận giữa hai bên.

Đối với các ngân hàng thương mại, hai loại lãi suất này hình thành nên những khoản thu nhập và chi phí chủ yếu của ngân hàng.

- Lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu được áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng đưa tiền vay cho khách hàng. Như vậy lãi suất chiết

khấu được trả trước cho ngân hàng chứ không trả sau như lãi suất tín dụng thông thường.

- Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất tái chiết khấu áp dụng khi ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này. Nó cũng được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi ngân hàng trung ương cấp tiền vay cho ngân hàng.

Lãi suất tái chiết khấu do ngân hàng trung ương ấn định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.

Vì hoạt động tái chiết khấu cung ứng nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại nên thông thường lãi suất tái chiết khấu nhỏ hơn lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên trong trường hợp cần hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng, nhằm kiềm chế đẩy lùi lạm phát hoặc phạt các ngân hàng thương mại trong trường hợp vi phạm các yêu cầu về thanh toán, ngân hàng trung ương có thể ấn định lãi suất tái chiết khấu bằng thậm chí cao hơn lãi suất chiết khấu của hệ thống ngân hàng.

- Lãi suất liên ngân hàng

Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng được hình thành qua quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái chiết khấu. Mức độ chi phối này phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động thị trường mở và tỷ trọng sử dụng vốn vay ngân hàng trung ương của các ngân hàng thương mại.

- Lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình.

Lãi suất cơ bản được hình thành khác nhau tuỳ từng nước, nó có thể do Ngân hàng trung ương ấn định (như ở Nhật - là mức lãi suất cho vay thấp nhất); hoặc có thể do bản thân các ngân hàng tự xác định căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của ngân hàng mình (ở Mỹ, Anh, Úc - đó là mức lãi suất áp dụng cho khách hàng có mức rủi ro thấp nhất); hoặc căn cứ vào biên độ dao động mức lãi suất cơ bản của một số ngân hàng đứng đầu rồi theo một tỷ lệ % nhất định để hình thành lãi suất cơ bản của mình (Malaysia); một số nước lại sử dụng lãi suất liên ngân hàng làm lãi suất cơ bản (Singapore, Pháp - vì thực chất lãi suất cơ bản của các ngân hàng rất gần với mức lãi suất thị trường liên ngân hàng nếu không như vậy hoạt động Arbitrage về lãi suất sẽ diễn ra để đưa lại trạng thái cân bằng lãi suất).

Mặc dù khác nhau, lãi suất cơ bản của hầu hết các nước đều hình thành trên cơ sở thị trường và có một mức lợi nhuận bình quân cho phép. Khi áp dụng đối với các đối tượng có mức rủi ro khác nhau, mức lãi suất kinh doanh sẽ khác nhau vì sự biến động của mức bù rủi ro.

4.2.2.2. Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được

- Lãi suất danh nghĩa (Nominal interest rate)

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm xem xét hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa thường được công bố chính thức trong các hợp đồng tín dụng và ghi rò trên công cụ nợ.

- Lãi suất thực (Real interest rate)

Lãi suất thực là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát, hay nói cách khác, là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát.

Lãi suất thực có hai loại:

+ Lãi suất thực tính trước (dự tính): là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về lạm phát .

+ Lãi suất thực tính sau: là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi trên thực tế về lạm phát.

Quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa được phản ánh bằng phương trình Fisher :

Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát

Vì được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát nên lãi suất thực phản ánh chính xác khoản thu nhập thực tế từ tiền lãi mà người cho vay nhận được hay chi phí thực của việc vay tiền.

Sự phân biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có một ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, chính lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa ảnh hưởng đến đầu tư, đến việc tái phân phối thu nhập giữa những con nợ và chủ nợ, sự lưu thông về vốn ngắn hạn giữa các nước khác nhau. Đối với người có tiền, nhờ đoán biết được lãi suất thực mà họ quyết định nên gửi vào ngân hàng hay mang đi kinh doanh trực tiếp. Còn đối với người cần vốn, nếu dự đoán được tương lai có lạm phát mà trong suốt thời gian đó lãi suất cho vay không đổi hoặc có tăng nhưng tốc độ tăng không bằng lạm phát tăng thì họ có thể yên tâm vay để kinh doanh mà không sợ lỗ do có trượt giá khi trả nợ.

Với các nước mà khoản thu nhập từ hoạt động tín dụng phải chịu thuế thì trong công thức tính lãi suất thực từ lãi suất danh nghĩa ngoài tỷ lệ lạm phát dự tính người ta còn phải trừ cả khoản thuế thu nhập đó

Lãi suất thực sau thuế = i × (1 - r) (với r là mức thuế thu nhập).

4.2.2.3. Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất

- Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là lãi suất được qui định cố định trong suốt thời hạn vay.

Nó có ưu điểm là số tiền lãi được cố định và biết trước, nhưng nhược điểm là bị ràng buộc vào một mức lãi suất nhất định trong một khoảng thời gian dù cho lãi suất thị trường đã thay đổi.

- Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất được qui định là có thể lên xuống theo lãi suất thị trường trong thời hạn tín dụng (báo trước hoặc không báo trước).

Lãi suất thả nổi vừa chứa đựng cả rủi ro lẫn lợi nhuận. Khi lãi suất tăng lên người đi vay bị thiệt trong khi người cho vay được lợi và ngược lại với trường hợp lãi suất giảm xuống.

Thường thì lãi suất được qui định cố định trong từng kỳ hạn tín dụng, khi chuyển sang kỳ hạn khác thì lại theo lãi suất thị trường tại thời điểm bắt đầu kỳ hạn mới. Ví dụ lãi suất tiền gửi 3 tháng là 0,5%/tháng sẽ không đổi trong suốt 3 tháng, nhưng nếu gửi tiếp kỳ hạn 3 tháng nữa thì sẽ theo lãi suất hiện hành vào thời điểm bắt đầu kỳ hạn mới. Tuy nhiên, với các kỳ hạn dài, ví dụ các khoản vay trung hạn (5 năm) thì lãi suất có thể qui định cố định trong suốt 1 năm, sau đó sẽ áp dụng lãi suất hiện hành vào năm tiếp theo.

4.2.2.4. Căn cứ vào loại tiền cho vay

- Lãi suất nội tệ

Lãi suất nội tệ là lãi suất cho vay và đi vay đồng nội tệ.

- Lãi suất ngoại tệ

Lãi suất ngoại tệ là lãi suất cho vay và đi vay đồng ngoại tệ.

4.2.2.5. Căn cứ vào nguồn tín dụng

- Lãi suất trong nước hay lãi suất địa phương (National interest rate)

Lãi suất trong nước là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng trong một quốc gia hay trong một địa phương.

- Lãi suất quốc tế (International interest rate)

Lãi suất quốc tế là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng quốc tế.

Các hợp đồng tín dụng quốc tế áp dụng mức lãi suất của thị trường quốc gia nào thì lãi suất của thị trường quốc gia đó trở thành lãi suất quốc tế.

Lãi suất địa phương chịu ảnh hưởng của lãi suất quốc tế. Nếu thị trường vốn địa phương đó mà tự do thì lãi suất địa phương sẽ lên xuống theo lãi suất quốc tế.

LIBOR (London Interbank Offered Rate): lãi suất của Liên ngân hàng London công bố vào 11h trưa hàng ngày tại London. Đây là lãi suất cho vay ngắn hạn (1, 3, 6,

12 tháng), thường được sử dụng làm lãi suất tham khảo trong các hợp đồng tín dụng quốc tế. Ngoài ra còn có lãi suất NIBOR của thị trường NewYork, TIBOR của thị trường Tokyo, SIBOR của thị trường Singapore.

4.2.3. Phương pháp tính lãi

4.2.3.1. Lãi đơn

Lãi đơn là loại lãi suất mà khi tính toán tiền lãi sẽ không được ghép chung với số tiền vốn ban đầu. Trong mỗi kỳ, khi tính tiền lãi của kỳ tiếp theo, số tiền sử dụng để tính lãi vẫn là số vốn gốc ban đầu chứ không được cộng thêm số tiền lãi đã tích lũy.

Cn = C0 (1 +n*i) Trong đó: Cn: số tiền trong tương lai của n kỳ

C0: vốn gốc (vốn vay ban đầu) i: lãi suất

n: số kỳ cho vay

4.2.3.2. Lãi kép (lãi gộp)

Lãi kép là loại lãi suất mà khi tính toán, số tiền lãi được hưởng trong mỗi kỳ sẽ được cộng thêm vào số vốn gốc ban đầu để hình thành một số tiền mới. Số tiền mới hình thành này sẽ là cơ sở để tính toán tiền lãi của kỳ tiếp theo.

i

Cn = C0 *( 1+

m

) m*n

Trong đó: Cn: số tiền trong tương lai của n kỳ

C0: vốn gốc (vốn vay ban đầu) i: lãi suất

n: số kỳ cho vay

m: số kỳ nhập vốn trong năm

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất

4.3.1. Cung cầu tín dụng

Cung tín dụng là lượng nguồn vốn được dùng để cho vay. Cầu tín dụng là lượng vốn mà nền kinh tế cần vay. Mối quan hệ giữa cung và cầu tín dụng trong một thời gian nhất định là yếu tố quan trọng quyết định đến mức lãi suất.

Nếu cung tín dụng lớn hơn cầu tín dụng thì lãi suất sẽ giảm, nếu cung tín dụng nhỏ hơn cầu tín dụng thì lãi suất sẽ tăng.

Để ổn định lãi suất và lãi suất giảm dần theo xu hướng tích cực trong nền kinh tế thị trường cần có các giải pháp thích hợp điều chỉnh cung và cầu tín dụng như tăng lượng tiền cung ứng, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tăng vốn tự có cho các doanh nghiệp, thực hiện bảo hiểm tiền gửi…

4.3.2. Tỷ lệ lạm phát

Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của lãi suất tín dụng do sự tăng hay giảm tỷ lệ lạm phát kéo theo sự biến động của giá trị tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người cho vay.

Nếu tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất phải tăng theo thì các tổ chức tín dụng mới thu hút được tiền gửi. Khi tỷ lệ lạm phát giảm, lãi suất tín dụng cũng giảm để đảm bảo khả năng kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Ngược lại, có thể sử dụng lãi suất tín dụng làm công cụ kiềm chế lạm phát. Khi lạm phát tăng cao, Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi để hạ lạm phát.

4.3.3. Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế

Hoạt động của các doanh nghiệp là nền tảng của hoạt động tín dụng. Do đó, tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế là cơ sở để xác định lãi suất tín dụng hợp lý. Thông thường, mức lãi suất tín dụng nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân để hài hòa lợi ích của người cho vay và người đi vay.

4.3.4. Chính sách kinh tế của Nhà nước

Bằng các chính sách kinh tế, Nhà nước can thiệp vào thị trường tín dụng nhằm duy trì sự vận động của lãi suất tín dụng cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách cho vay ưu đãi tác động trực tiếp đến lãi suất là chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, cho vay có trọng điểm…

4.4. Chính sách lãi suất

- Chính sách lãi suất cố định.

Lãi suất cố định là lãi suất mà ngân hàng trung ương khống chế ngân hàng thương mại cả về lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Khi đó sẽ không có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, không thúc đẩy tăng trưởng. Chính phủ hoàn toàn có thể kiểm soát được lãi suất, bảo vệ được nhiều doanh nghiệp nhà nước.

- Chính sách lãi suất trần.

Chính sách lãi suất trần là chính sách chỉ ấn định lãi suất cho vay tối đa. Chính phủ ấn định một mức lãi suất và áp đặt cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Chính sách này huyến khích huy động vốn, khả năng kiểm soát của chính phủ tốt hơn.

- Chính sách tự do hóa lãi suất.

Chính sách tự do hóa lãi suất là chính sách mà chính phủ sẽ can thiệp khi mức lãi suất vượt quá mức lãi suất chung. Lãi suất tăng giảm hoàn toàn do những biến đổi trong cung và cầu về vốn vay trên thị trường. Tuy nhiên, nó chỉ thực hiện được trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo.

5. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

5.1. Chức năng của ngân hàng thương mại

5.1.1. Trung gian tín dụng

Đây là chức năng đặc trưng của ngân hàng thương mại, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, ngân hàng thương mại đã huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư,…và sử dụng cho vay nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã tiến hành điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp.

5.1.2. Trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán

Ngân hàng thương mại với tư cách là thủ quỹ của các doanh nghiệp đã tạo điều kiện để ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự uỷ nhiệm của khách hàng. Trong quá trình thanh toán ngân hàng đã sử dụng giấy bạc ngân hàng thay cho vàng, sau đó sử dụng các công cụ lưu thông tín dụng thay cho giấy bạc ngân hàng (séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán,…).

Khi khách hàng gởi tiền vào trong ngân hàng, họ sẽ được ngân hàng đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi, nhất là đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn, cùng khắp địa phương, mà nếu tự khách hàng thực hiện sẽ tốn kém và khó khăn, vì thế đã tiết kiệm được cho xã hội rất nhiều về chi phí lưu thông.

5.1.3. Cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ ngân hàng có điều kiện thuận lợi về kho qũy, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp, nên có thể thực hiện thêm một số dịch vụ khác kèm theo như: tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hội giấy tờ, chứng khoám, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp,… để được hưởng hoa hồng, sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đạt hiệu quả cao.

5.1.4. Ngân hàng thương mại “tạo ra tiền”

Quá trình tạo ra tiền của ngân hàng thương mại được thực hiện nhờ vào hoạt động tín dụng và nhờ vào việc các ngân hàng thương mại hoạt động trong cùng một hệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022