Khái Niệm, Chức Năng Và Vai Trò Của Các Tổ Chức Tài Chính Trung Gian

gấp bốn lần các khoản vay thế chấp thương mại và nông trại.

Các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm nhân thọ là những tổ chức cung cấp các khoản vay thế chấp thương mại và nông trại chủ yếu. Còn các khoản vay thế chấp nhà ở thì thường do các hiệp hội cho vay và tiết kiệm và các ngân hàng tiết kiệm tương trợ cung cấp. Ngoài ra, chính phủ các quốc gia cũng hình thành nhiều tổ chức chuyên hỗ trợ cho thị trường các khoản vay thế chấp này. Ví dụ ở Mỹ có 3 cơ quan chính phủ là Hiệp hội vay thế chấp quốc gia thuộc liên bang (Federal National Mortgage Association – FNMA), Hiệp hội vay thế chấp quốc gia thuộc chính phủ (Government National Mortgage Association – GNMA) và Công ty cho vay thế chấp nhà ở thuộc liên bang (Federal Home Loan Mortgage Corporation – FHLMC) đang cung cấp vốn cho thị trường này bằng cách phát hành các trái phiếu để huy động vốn rồi dùng vốn đó để cho vay thế chấp.

Ngoài ra, thị trường vay thế chấp nhà ở ngày nay còn được hỗ trợ phát triển hơn nữa nhờ công nghệ chứng chứng khoán hoá. Đó là hình thức mà một cơ quan trực thuộc chính phủ như GNMA phát hành các chứng khoán thanh toán vốn và lãi bằng các khoản thu từ hoạt động cho vay thế chấp nhà ở, tức là các khoản thanh toán của các cá nhân vay thế chấp nhà ở sẽ thông qua GNMA chuyển đến cho các nhà đầu tư vào các loại chứng khoán bảo đảm bằng các khoản cho vay thế chấp. Nhờ sự phát triển của công nghệ này mà đến nay 2/3 các khoản cho vay thế chấp nhà ở của Mỹ đã được chứng khoán hoá, do đó đã tạo được thị trường thứ cấp cho các khoản vay thế chấp nhà ở, giúp cho thị trường này thêm hấp dẫn và sôi động.

5.2.3. Các khoản tín dụng thương mại

Đây là các món vay dành cho những công ty kinh doanh và người tiêu dùng, chủ yếu là do các ngân hàng cung cấp. Riêng các khoản cho vay tiêu dùng cũng có thể do các công ty tài chính cung cấp.

Các khoản vay này thường không chuyển nhượng được nên chúng kém lỏng nhất trong các công cụ của thị trường vốn.

5.2.4. Trái phiếu

Trái phiếu là một chứng thư xác nhận nghĩa vụ trả những khoản lãi theo định kỳ và vốn gốc khi đến hạn của tổ chức phát hành.

Như vậy, trái phiếu có bản chất là một công cụ nợ.

5.2.4.1. Đặc điểm của trái phiếu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Trái phiếu có những đặc điểm cơ bản sau:

- Mệnh giá của trái phiếu: là số tiền ghi trên bề mặt của tờ trái phiếu.

Tài chính tiền tệ - 15

Mệnh giá của trái phiếu thường chính là giá bán của trái phiếu khi phát hành, và

đây cũng là số tiền mà nhà phát hành phải hoàn trả lại cho người sở hữu trái phiếu khi trái phiếu đáo hạn. Luật các nước có thể qui định mệnh giá tối thiểu của trái phiếu. Ví dụ: Việt Nam qui định mệnh giá tối thiểu của các trái phiếu phát hành ra công chúng tại Việt nam là 100.000đ và bội số của 100.000đ.

- Thời hạn của trái phiếu : là thời hạn vay vốn của tổ chức phát hành, nó được ghi rò trên tờ trái phiếu. Thời hạn của trái phiếu thường từ 2 năm trở lên, có thể tới hơn 10 năm.

- Lãi trả cho trái phiếu: lãi trả cho trái phiếu thường được qui định theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá. Lãi suất trái phiếu có thể được qui định cố định hoặc thả nổi lên xuống theo lãi suất thị trường. Lãi thường được trả định kỳ hàng năm hoặc một năm hai lần. Kỳ hạn trả lãi cũng như lãi suất trái phiếu đều được qui định rất cụ thể trên tờ trái phiếu.

- Người sở hữu trái phiếu: bằng việc mua trái phiếu, người sở hữu trái phiếu đã cung cấp cho nhà phát hành một khoản vay ứng trước. Tên của người sở hữu trái phiếu có thể được ghi trên tờ trái phiếu (nếu là trái phiếu đích danh) hoặc không được ghi (nếu là trái phiếu vô danh). Người sở hữu trái phiếu ngoài quyền được đòi lãi và vốn khi đến hạn còn có quyền chuyển nhượng trái phiếu cho người khác khi trái phiếu chưa hết hạn.

5.2.4.2. Các loại trái phiếu

Khả năng thanh toán gốc và lãi của trái phiếu phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của tổ chức phát hành, do vậy khi phân loại trái phiếu, người ta thường căn cứ vào ai là nhà phát hành. Với căn cứ phân chia như vậy, trái phiếu có hai loại chủ yếu sau:

- Trái phiếu Chính phủ

Trái phiếu chính phủ thường dưới dạng trái phiếu kho bạc. Đây là các trái phiếu do Kho bạc phát hành để bù đắp thâm hụt ngân sách quốc gia hàng năm.

Các trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu mua bán mạnh nhất trên thị trường vốn các nước nên được xem là công cụ nợ lỏng nhất trên thị trường vốn.

Các nhà đầu tư vào trái phiếu chính phủ bao gồm các ngân hàng (kể cả ngân hàng trung ương), các cá nhân và một số tổ chức tài chính khác.

Ngoài trái phiếu chính phủ, còn có các trái phiếu do các cơ quan trực thuộc chính phủ phát hành và trái phiếu của chính quyền địa phương . Các chính quyền địa phương cũng có thể phát hành trái phiếu để vay vốn cho chi tiêu ngân sách địa phương hoặc để đầu tư cho từng công trình cụ thể theo kế hoạch, ví dụ để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng. Loại trái phiếu này thường có những ưu đãi đặc biệt như tiền lãi không phải chịu thuế. Tính chất của các loại trái phiếu này cũng gần tương tự trái phiếu chính phủ. Những nhà đầu tư chính là các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các cá nhân.

Tại Việt nam, ngoài trái phiếu kho bạc (thường có thời hạn 5 năm), chính phủ còn phát hành công trái quốc gia. Các công trái này thường có mức sinh lời kém, chủ yếu mang tính chất động viên người dân giúp đỡ nhà nước bằng cách cho vay vốn. Ngoài ra, các ngành lớn của Việt nam cũng phát hành trái phiếu công trình để tài trợ cho hoạt động đầu tư của mình, ví dụ: ngành năng lượng phát hành trái phiếu công trình để xây dựng đường dây 500 KV, tổng công ty bưu chính viễn thông phát hành trái phiếu xây dựng hệ thống bưu điện…

- Trái phiếu công ty

Trái phiếu công ty thường do các công ty có uy tín lớn phát hành. Những người nắm giữ trái phiếu trở thành chủ nợ của công ty và có quyền yêu cầu thanh toán lãi và vốn khi đến hạn. Khác với các cổ đông, thu nhập của những người nắm giữ trái phiếu công ty không phụ thuộc vào tình hình lợi nhuận của công ty và họ luôn được ưu tiên thanh toán lãi trước các cổ đông, kể cả cổ đông cổ phiếu ưu đãi.

Các trái phiếu công ty nhìn chung có qui mô giao dịch nhỏ hơn so với các trái phiếu chính phủ, do vậy mà chúng kém lỏng hơn. Tại các nước phát triển, thị trường trái phiếu công ty cũng có qui mô nhỏ hơn thị trường cổ phiếu công ty (tại Mỹ thị trường trái phiếu công ty chỉ bằng gần 1/5 thị trường cổ phiếu công ty) tuy nhiên tốc độ phát triển của nó lại nhanh hơn thị trường cổ phiếu công ty nhiều nên trong tương lai trái phiếu công ty có thể sẽ là một nguồn tài chính quan trọng hơn so với các cổ phiếu công ty.

Nắm giữ trái phiếu công ty thường là các công ty bảo hiểm (đặc biệt là công ty bảo hiểm nhân thọ), các quỹ hưu trí, các công ty chứng khoán và cả các cá nhân.

Việc phát hành trái phiếu công ty chưa phổ biến ở Việt nam. Chủ yếu mới chỉ có các ngân hàng phát hành trái phiếu ngân hàng để vay vốn từ dân.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Thị trường tài chính là gì? Trình bày các chức năng của thị trường tài chính.

2. Trình bày các chủ thể hoạt động trên thị trường tài chính.

3. Trình bày các loại thị trường tài chính theo các tiêu thức phân loại khác nhau.

4. Phân tích mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

5. Trình bày các công cụ trên thị trường tiền tệ

6. Cổ phiếu là gì? Đặc điểm của cổ phiếu và phân loại cổ phiếu.

7. Trái phiếu là gì? Đặc điểm của trái phiếu là phân loại trái phiếu.

8. So sánh điểm giống và khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu.

CHƯƠNG 5: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN


1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN

1.1. Khái niệm

Các tổ chức trong nền kinh tế bao gồm các tổ chức tài chính và phi tài chính. Tổ chức phi tài chính là các tổ chức sản xuất sản phẩm (xe, máy tính, mỹ phẩm ...) hoặc cung cấp các dịch vụ phi tài chính (vận tải, du lịch, các dịch vụ công cộng khác,...). Các tổ chức tài chính hay chúng ta thường gọi là các tổ chức tài chính trung gian, là những tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các tổ chức này là tập hợp các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế lại rồi tiến hành cung ứng cho những nơi có nhu cầu về vốn vay. Với các hoạt động như vậy, các tổ chức tài chính trung gian đóng vai trò là cầu nối giữa những chủ thể cung vốn và cầu vốn trong nền kinh tế.

1.2. Chức năng của các tổ chức tài chính trung gian

Các tổ chức tài chính trung gian có các chức năng kinh tế cơ bản sau đây:

- Chức năng tạo vốn: để có thể cho vay hoặc đầu tư, các tổ chức tài chính trung gian tiến hành huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành các quỹ tiền tệ tập trung. Phương thức huy động vôn có thể theo thể thức tự nguyện thông qua cơ chế lãi suất, hoặc theo thể thức bắt buộc thông qua cơ chế điều hành của Chính phủ. Với chức năng này, các tổ chức tài chính trung gian đem lại lợi ích cho chính mình và cho phần lớn những người có khoản tiết kiệm.

- Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế: vốn huy động từ những người có vốn là để thực hiện mục tiêu cung ứng cho những người cần nó. Trong nền kinh tế, những người cần vốn là các doanh nghiệp, Chính phủ, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Với chức năng này, các tổ chức tài chính trung gian đáp ứng chính xác, đầy đủ và kịp thời nhu cầu tài trợ của các cá nhân và tổ chức.

- Chức năng kiểm soát: các tổ chức tài chính trung gian thực hiện chức năng kiểm soát nhằm giảm tối thiểu vấn đề rủi ro. Yêu cầu của chức năng này là các tổ chức tài chính trung gian phải thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay các cá nhân và doanh nghiệp.

1.3. Vai trò của các tổ chức tài chính trung gian

1.3.1. Chuyển đổi thời gian đáo hạn của các tài sản tài chính

Vai trò này được thể hiện rò nhất thông qua hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi, chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Nhờ các tổ chức tài chính trung gian này,

cả người đầu tư (người gửi tiền) và người đi vay đều có thể dễ dàng lựa chọn được những thời hạn thích hợp với mục tiêu của mình, tránh được tình trạng người đi vay phải tự tìm những người cho vay đồng ý chấp nhận với thời hạn vay của mình (rất khó khăn cho các khoản vay dài hạn). Đối với các khoản vay dài hạn thì có rất ít người đồng ý cho vay vì họ sợ rủi ro, để bù đắp rủi ro đó họ thường đòi một mức lãi suất cao, gây khó khăn đối với người đi vay. Nhưng các tổ chức tài chính trung gian đã kết nối được các khoản tiền gửi ngắn hạn nối tiếp nhau nên các tổ chức này có thể cho vay với thời hạn dài hơn mà chi phí lại thấp hơn nhiều so với một người cho vay cá nhân.

1.3.2 Giảm rủi ro bằng hình thức đa dạng hoá danh mục đầu tư

Càng có nhiều các tổ chức tài chính trung gian thì càng có nhiều các công cụ tài chính. Khi các nhà đầu tư gửi tiền vào các quỹ đầu tư, những quỹ đầu tư sẽ dùng số tiền đó đầu tư cùng lúc vào nhiều loại tài sản, chẳng hạn như cổ phiếu của nhiều công ty hay trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ... Bằng cách đó, quỹ đầu tư đã đa dạng hoá việc đầu tư, làm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho nguồn vốn đầu tư. Nhưng việc này chỉ được thực hiện khi có số tiền đủ lớn mà một hay 2 cá nhân không đủ khả năng thực hiện được. Từ đó ta nhận thấy, đa dạng hoá danh mục đầu tư là một lợi thế của tổ chức tài chính trung gian

1.3.3. Giảm chi phí hợp đồng và chi phí xử lý thông tin

Những nhà đầu tư mua tài sản tài chính phải có những kỹ năng cần thiết để hiểu và đánh giá một khoản đầu tư. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân thường không có đủ điều kiện để phát triển những kỹ năng này cả về mặt thời gian và kiến thức. Vì thế, để thực hiện một khoản cho vay thì nhà đầu tư cá nhân này thường phải thuê người viết hợp đồng và dùng lợi nhuận thu được từ hợp đồng cho vay này để trả cho chi phí này. Chi phí này được gọi là chi phí hợp đồng. Bên cạnh đó, để có các thông tin và xử lý các thông tin đó về tài sản tài chính và người phát hành tài sản tài chính đó, ngoài chi phí cơ hội là việc tiêu tốn thời gian cho việc thu thập và xử lý thông tin thì nhà đầu tư còn tốn tiền để có được những thông tin. Chi phí đó được gọi là chi phí xử lý thông tin. Các tổ chức tài chính trung gian là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Với vai trò đó,

các tổ chức này có thể dễ dàng thu hút được nhiều nhà đầu tư và nhiều người đi vay. Mặc dù nó phát sinh thêm chi phí để cho những đối tượng này gặp nhau nhưng ngược lại, họ có được một đội ngũ nhân viên được đào tạo một cách chuyên nghiệp nên có thể soạn thảo các hợp đồng đủ loại một cách tốt nhất, giám sát việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng và có những hành đồng cần thiết để bảo vệ lợi ích của các trung gian tài chính. Nói một cách khác, do các tổ chức tài chính trung gian quản lý một khối lượng vốn lớn và hoạt động chuyên nghiệp, nên họ có được lợi thế về qui mô trong việc ký hợp đồng và xử lý thông tin. Chi phí thấp hơn này sẽ làm tăng lợi nhuận cho

các nhà đầu tư mua tài sản tài chính của các tổ chức tài chính trung gian, và những người phát hành tài sản tài chính cũng có lợi ích từ việc đi vay với chi phí thấp.

1.3.4. Cung cấp phương thức thanh toán

Với sự phát triển của nền kinh tế, ngày nay việc thanh toán không còn được thanh toán nhiều bằng mặt. Nó được thanh bằng các hình thức khác như: séc, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, chuyển khoản. Một số tổ chức tài chính trung gian đảm nhận việc cung cấp những phương thức thanh toán này (chủ yếu là ngân hàng). Khả năng thực hiện việc thực hiện thanh toán không bằng tiền mặt là hết sức quan trọng đối với sự vận hành trôi chảy của một thị trường tài chính có hiệu quả. Nói tóm lại, các tổ chức nhận tiền gửi chuyển các tài sản mà không thể sử dụng để thanh toán thành những tài sản khác có khả năng này.

2. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN

2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi

Các tổ chức nhận tiền gửi là các trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Không chỉ có vai trò quan trọng trong kênh tài chính gián tiếp, các tổ chức này còn tham gia vào quá trình cung ứng tiền cho nền kinh tế. Các tổ chức nhận tiền gửi bao gồm các ngân hàng thương mại và các tổ chức tiết kiệm như các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm, các quỹ tín dụng.

2.1.1. Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Các ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu dưới dạng: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn. Vốn huy động được dùng để cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản và để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương… Ngoài ra ngân hàng thương mại còn cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và mua bán ngoại tệ.

Ngân hàng thương mại dù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất. Đây cũng là các trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất.

2.1.2. Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay

Nguồn vốn chủ yếu của các hiệp hội này là các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn. Phần còn lại thì vay từ các nguồn khác và vay của chính quyền địa phương hay trung ương. Tiền vốn thu được chủ yếu để cho vay bất động sản (chủ yếu là nhà ở) với thời hạn dài. Thời kỳ đầu, các hiệp hội này bị giới hạn

trong các khoản cho vay bất động sản và không được cung cấp các tài khoản thanh toán. Nhưng từ những năm 80 trở đi các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đã được phép cung cấp các tài khoản thanh toán, cho vay tiêu dùng và thực hiện hàng loạt các hoạt động khác mà trước đây chỉ giới hạn ở các ngân hàng thương mại. Ngày nay, sự khác biệt về phạm vi hoạt động giữa các hiệp hội tiết kiệm và cho vay với các ngân hàng thương mại hầu như không đáng kể. Chúng đã trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các ngân hàng thương mại trong nhiều lĩnh vực.

Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay có nguồn gốc từ các “Liên hiệp xây dựng” (Building society) ở Anh, một hình thức hiệp hội tiết kiệm với mục đích giúp các thành viên có thể mua được nhà ở. Hàng tháng các thành viên sẽ đóng góp một khoản tiền nhất định và hiệp hội sẽ thu xếp cho vay để mỗi tháng có một thành viên có thể mua nhà được. Thành viên được vay sẽ trả từng phần hàng tháng cho đến khi hết nợ. Hiệp hội sẽ tự động giải tán khi tất cả các thành viên đều mua được nhà. Ngày nay thì các hiệp hội tiết kiệm và cho vay còn chấp nhận cả những thành viên tham gia không với mục đích mua nhà mà chỉ là để hưởng lãi.

2.1.3. Ngân hàng tiết kiệm

Ngân hàng tiết kiệm được thành lập với mục đích huy động các khoản tiền tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội. Chủ nhân của các ngân hàng tiết kiệm chính là những người gửi tiền tiết kiệm. Khởi đầu có một nhóm người đứng ra khởi xướng thành lập ngân hàng. Sau khi tạm đủ số người hưởng ứng, họ họp đại hội cổ đông, soạn thảo ra điều lệ hoạt động và xin giấy phép thành lập. Những cổ đông này hầu hết là người bỏ những khoản tiền tiết kiệm đầu tiên vào để tạo thành vốn hoạt động của ngân hàng. Kể từ đó về sau, mỗi khi có thêm khoản tiền tiết kiệm mới, họ lại tiếp tục gửi vào ngân hàng và khi cần có tiền để kinh doanh hoặc tiêu dùng, họ lại đi vay từ chính ngân hàng đó. Có điều cần chú ý là ngân hàng không mở rộng thêm cổ đông, do đó những người tham gia gửi tiền tiết kiệm sau này sẽ là khách hàng chứ không phải là chủ nhân. Hàng năm lợi tức của ngân hàng nếu không nhập vào tài sản của ngân hàng thì sẽ được chia cho những người gửi tiết kiệm và sáng lập ra ngân hàng.

Phương thức hoạt động của ngân hàng tiết kiệm mang tính tương trợ là chủ yếu, chứ không như ngân hàng thương mại là nhằm mục đích kinh doanh là chính.

Vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng tiết kiệm là từ tiền gửi tiết kiệm của dân chúng hoặc là vốn đóng góp của các nhà hảo tâm với tính chất hỗ trợ người nghèo là chính hơn là đóng góp để kiếm lời. Loại ngân hàng này không phát hành các công cụ nợ để vay vốn của công chúng và cũng hầu như không vay của các tổ chức nước ngoài hay ngân hàng trung ương, trừ trường hợp đặc biệt thiếu tiền mặt.

Do tính chất đặc biệt của vốn huy động, các ngân hàng tiết kiệm cho vay rất thận trọng. Tiêu chuẩn hàng đầu trong vấn đề cho vay là sự an toàn. Đối tượng cho vay chủ

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí