kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có thể xác định được sản lượng hòa vốn cũng như quy mô kinh doanh hợp lý để đạt được hiệu quả tối ưu.
5.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
5.2.1. Khái niệm doanh thu của doanh nghiệp
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản thu được do hoạt động của doanh nghiệp mang lại trong một thời kỳ nhất định.
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận:
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là toàn bộ các khoản thu được về việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Đây là bộ phận doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: bao gồm những khoản thu do hoạt động từ đầu tư tài chính mang lại như các khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi do bán ngoại tệ, lãi được chia từ việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp….
- Doanh thu từ hoạt động khác: là những khoản thu từ các hoạt động ngoài các hoạt động trên, là những khoản thu không mang tính chất thường xuyên như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, bán các loại vật liệu thừa, thu về tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp…
Đối với doanh nghiệp, doanh thu có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động vì nó là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp tục tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp vốn cổ phần, tham gia liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác…
5.2.2. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (Doanh thu tiêu thụ sản phẩm)
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Phân Loại Tài Sản Cố Định Của Doanh Nghiệp
- Quản Lý Kiểm Kê, Đánh Giá Lại Tài Sản Cố Định
- Mức Tiết Kiệm Vốn Lưu Động Do Tăng Tốc Độ Luân Chuyển Vốn
- Khái Niệm Và Chức Năng Của Thị Trường Tài Chính
- Thị Trường Sơ Cấp Và Thị Trường Thứ Cấp
- Khái Niệm, Chức Năng Và Vai Trò Của Các Tổ Chức Tài Chính Trung Gian
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
5.2.2.1. Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xuất bán sản phẩm cho đơn vị mua để nhận được số tiền về sản phẩm đó. Quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được coi là hoàn thành khi doanh nghiệp nhận được chấp nhận trả tiền của đơn vị mua sản phẩm.
Khi tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có một khoản tiền doanh thu bán hàng hay còn gọi là doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được xác đinh bằng số tiền thu được từ bán sản phẩm trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại và các khoản thuế thu được tính gộp vào trong giá bán
(nếu có) như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và cộng với khoản thu từ phần trợ giá của nhà nước.
5.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm
- Số lượng sản phẩm bán ra trong kỳ: chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sản lượng sản xuất.
- Chất lượng sản phẩm: do chất lượng sản phẩm liên quan trực tiếp tới giá cả sản phẩm.
- Giá cả sản phẩm: việc thay đổi giá bán sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Giá cả sản phẩm một mặt phải bù đắp được chi phí bỏ ra, mặt khác phải tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp để thực hiện tái sản xuất mở rộng.
- Thị trường và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng: sản phẩm có thị trường rộng lớn thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm cao làm cho doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ khối lượng sản phẩm lớn giúp tăng doanh thu. Phương thức tiêu thụ và thanh toán cũng ảnh hưởng tới việc tiêu thụ nên doanh nghiệp cần phải có những sự ưu đãi nhât định đối với người mua.
- Uy tín của doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm: là một tài sản quý giá làm cho khách hàng và người tiêu dùng tin tưởng, sẵn sàng sử dụng sản phẩm.
5.3. Lợi nhuận của doanh nghiệp
5.3.1. Khái niệm
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận được xác định là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi pí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được doanh thu đó.
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính trong kỳ.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác: là lợi nhuận thu được từ các hoạt động không mang tính chất thường xuyên của doanh nghiệp.
5.3.2. Ý nghĩa của lợi nhuận
- Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng một cách ổn định, vững chắc đồng thời cũng là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước.
- Lợi nhuận còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm sẽ làm lợi nhuận tăng lên một cách trực tiếp khi các điều kiện khác không đổi. Do đó, lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5.3.3. Phương pháp xác định lợi nhuận
5.3.3.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh (Lợi nhuận từ tiêu thụ sản phẩm)
Lợi nhuận từ
hoạt động sản xuất kinh doanh
Doanh thu thuần
= về tiêu thụ - sản phẩm
Giá vốn sản phẩm tiêu thụ
Chi phí
- -
bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận từ hoạt động
→ =
sản xuất kinh doanh
Trong đó:
Doanh thu thuần về
-
tiêu thụ sản phẩm
Giá thành toàn bộ
sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Giá vốn sản phẩm tiêu thụ: đối với doanh nghiệp sản xuất là giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụ; đối với doanh nghiệp thương mại là giá mua của hàng hóa bán ra.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với khâu bán hàng và khâu quản lý.
5.3.3.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ
= -
hoạt động tài chính
Chi phí về hoạt động tài chính
Thuế gián thu
-
(nếu có)
5.3.3.3. Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác
Doanh thu từ
= -
hoạt động khác
Chi phí về hoạt động khác
Thuế gián thu
-
(nếu có)
5.3.3.4. Lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận từ hoạt
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận từ
Lợi nhuận từ
=
thu nhập doanh nghiệp
động sản xuất kinh doanh
+ hoạt động tài chính
+
hoạt động khác
Lợi nhuận sau thuế của
=
doanh nghiệp trong kỳ
Lợi nhuận trước thuế
-
thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế của
↔
doanh nghiệp trong kỳ
Lợi nhuận trước thuế
=
thu nhập doanh nghiệp
* (1 -
Thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp)
5.3.4. Một số biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
- Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Là biện pháp cơ bản làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu trên thị trường tiêu thụ, giá bán và mức thuế đã được xác định thì lợi nhuận của đơn vị sản phẩm tăng thêm hay giảm đi là do giá thành sản phẩm hay chi phí quyết định. Do vậy, để tăng thêm lợi nhuận, doanh nghiệp phải thực hiện hạ giá thành sản phẩm hay chi phí sản xuất kinh doanh.
- Tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm
Đây là biện pháp quan trọng nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Với những điều kiện khác không đổi, lượng sản phẩm tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú ý nâng cao chất lượng của sản phẩm vì sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp, giúp sản lượng tiêu thụ tăng và làm tăng doanh thu.
5.3.5. Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
5.3.5.1. Mục đích của phân phối lợi nhuận
Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp luôn là một vấn đề tài chính quan trọng. Nó không phải là việc phân chia số tiền lãi một cách đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế. Việc phân phối đúng đắn sẽ trở thành động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo cho doanh nghiệp điều kiện tiếp tục thực hiện việc sản xuất kinh doanh.
5.3.5.2. Hướng phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
- Bù đắp phần lỗ của năm trước (nếu có) theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phần lợi nhuận sau thuế còn lại, căn cứ vào quy định của pháp luật thì chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ thực hiện việc phân phối lợi nhuận sau thuế. Việc phân phối chi tiết số lợi nhuận này sẽ do chủ sở hữu của từng loại hình doanh nghiệp quyết định cụ thể. Trong phân phối sẽ được trích một số loại quỹ sau:
- Trích lập quỹ dự phòng tài chính nhằm bù đắp những tổn thất hay thiệt hại xảy ra trong quá trình kinh doanh.
- Doanh nghiệp giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư nhằm tăng thêm vốn hoạt động. Ở Việt Nam, phần này được thực hiện dưới hình thức quỹ đầu tư phát triển.
- Trích một phần lợi nhuận dđể cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, khuyến khích họ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong sản xuất. Ở Việt Nam, phần này được thể hiện dưới hình thức trích lập quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng.
Đối với công ty cổ phần, lợi nhuận sau thuế thu nhập được phân chia do đại hội cổ đông quyết định, trong đó có số lợi nhuận trích lập các quỹ của công ty, số lợi nhuận được chia cho các cổ đông hàng năm.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, phần lợi nhuận sau thuế được phân chia theo quyết định của các thành viên của công ty.
5.3.6. Các loại quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp
5.3.6.1. Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ này được doanh nghiệp sử dụng vào các mục đích sau:
- Đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh
- Đổi mới, thay thế máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dung các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Đổi mới trang thiết bị và điều kiện làm việc của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu khoa học, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho công nhân viên của doanh nghiệp.
- Bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Tham gia liên doanh, mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần theo quy định.
5.3.6.2. Quỹ dự phòng tài chính
Quỹ này được sử dụng để:
- Bù đắp những khoản chênh lệch từ những tổn thất thiệt hại về tài sản do những nguyên nhân khách quan gây ra hoặc các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải sau khi đã được cơ quan bảo hiểm bồi thường (nếu những tài sản đó được doanh nghiệp mua bảo hiểm).
- Bù đắp những khoản lỗ của doanh nghiệp theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Ban tổng giám đốc.
5.3.6.3. Quỹ phúc lợi
Quỹ này sử dụng để:
- Đầu tư, xây dựng hoặc sửa chữa bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng thỏa thuận.
- Chi cho các hoạt động phúc lợi xã hội, thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng của tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
- Đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội như các hoạt động từ thiện, nhân đạo, phúc lợi xã hội công cộng.
- Trợ cấp khó khăn thường xuyên hoặc đột xuất cho công nhân viên doanh nghiệp.
5.3.6.4. Quỹ khen thưởng
Quỹ này được sử dụng để:
- Thưởng cuối năm hay thường kỳ cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác và mức lương cơ bản của mỗi người lao động trong doanh nghiệp.
- Thưởng cho các cá nhân và đơn vị ngoài doanh nghiệp do có những đóng góp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thưởng đột xuất cho các cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp do có thành tích đột xuất.
BÀI ĐỌC THÊM
MÔ HÌNH QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO
1. Các chi phí liên quan đến quản lý hàng tồn kho
Tiêu chí để đánh giá một mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả thường là tối thiểu hóa chi phí tồn kho. Quản lý hàng tồn kho liên quan đến 3 loại chi phí sau:
1.1. Chi phí đặt hàng
Chi phí đặt hàng là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc thiết lập đơn hàng bao gồm: chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng, thông báo qua lại) và các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc vận chuyển hàng đến kho của doanh nghiệp.
1.2. Chi phí tồn trữ
Chi phí tồn trữ là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động tồn trữ.
Những chi phí này có thể bao gồm:
- Chi phí về nhà cửa, kho hàng:
+ Tiền thuê và khấu hao nhà cửa
+ Chi phí cho bảo hiểm nhà kho, kho hàng
+ Chi phí thuê nhà đất
- Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện:
+ Tiền thuê, khấu hao dụng cụ, thiết bị
+ Chi phí năng lượng
+ Chi phí vận hành thiết bị
- Chi phí về nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý
- Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho:
+ Phí tổn cho việc vay mượn vốn
+Thuế đánh vào hàng tồn kho
+ Bảo hiểm cho hàng tồn kho
- Thiệt hại của hàng tồn kho do mất mát, hư hỏng hoặc không sử dụng được.
1.3. Chi phí mua hàng
Chi phí mua hàng là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến mô hình tồn kho trừ mô hình khấu trừ theo số lượng.
1.4. Chi phí thiếu hàng
Chi phí thiếu hàng là chi phí phản ánh kết quả về kinh tế khi hết hàng trong kho.
Việc hết hàng trong kho sẽ dẫn đến 2 trường hợp:
- Thứ nhất, bắt khách hàng phải chờ cho tới khi có hàng. Điều này có thể làm mất đi thiện chí muốn hợp tác với doanh nghiệp trong tương lai của khách hàng;
- Thứ hai, nếu không có sẵn hàng thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng.
Như vậy, tiền lãi bị mất do bán được ít hàng và thiện cảm của khách hàng bị giảm sẽ làm giảm sút tiềm năng bán hàng trong tương lai.
2. Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả (EOQ)
Mô hình này là một trong những kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho phổ biến và lâu đời nhất, nó được nghiên cứu và đề xuất từ năm 1915 do ông Ford. W. Harris đề xuất, nhưng đến nay nó vẫn được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Khi sử dụng mô hình này, người ta phải tuân theo các giả định quan trọng sau đây:
- Nhu cầu vật tư trong 1 năm được biết trước và ổn định (không đổi);
- Thời gian chờ hàng (kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận hàng) không thay đổi và phải được biết trước;
- Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng;
- Toàn bộ số lượng đặt mua hàng được nhận cùng một lúc;
- Không có chiết khấu theo số lượng.
Theo mô hình này có 2 loại chi phí thay đổi theo lượng đặt hàng là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng (Do trong mô hình này không cho phép thiếu hàng nên không tính chi phí do thiếu hàng, còn chi phí mua hàng cũng không ảnh hưởng đến sự thay đổi lượng hàng lưu kho trong mô hình này nên chúng ta không xét đến 2 loại chi phí này).
Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ cho thấy, khi số lượng sản phẩm hàng hóa cho mỗi lần đặt mua tăng lên, số lần đặt hàng trong kỳ giảm đi thì chi phí đặt hàng giảm trong khi chi phí tồn trữ tăng lên. Do đó, mục đích của quản lý vốn về hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí để tổng chi phí tồn kho là thấp nhất.
Giả thiết của mô hình EOQ:
- Lượng đặt hàng mỗi lần là như nhau (Q)
- Lượng hàng tồn cuối kỳ là 0.
- Công tác xuất nhập là đều đặn.
Do vậy, lượng hàng tồn kho bình quân trong kỳ là: (Q+0)/2 = Q/2 Đặt: C1 là chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho.
FL là chi phí lưu giữ hàng tồn kho trong kỳ → FL = C1 *Q/2
Qn là tổng số lượng vật tư, hàng hóa cần cung ứng theo hợp đồng trong kỳ