?giới Hạn” An Toàn Của Tổng Nợ/ Vcsh Của Công Ty Mẹ - Pvn


Bảng 4.4. Chi phí vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ - PVN

và các doanh nghiệp thành viên cấp 1 của Tập đoàn tại thời điểm 31/12/2012


STT

Doanh nghiệp

Chi phí VCSH (*)

1

Công ty mẹ - PVN

11,04%

2

TCT Thăm dò khai thác DK

11,04%

3

CTy Lọc hóa dầu Bình Sơn

10,33%

4

TCT Hóa chất và phân bón PM

10,73%

5

TCT Khí Việt Nam

10,25%

6

TCT Dầu Việt Nam

10,50%

7

TCT Điện lực Việt Nam

10,25%

8

TCT Dịch vụ kỹ thuật DK

10,53%

9

TCT Khoan và DV khoan DK

10,58%

10

TCT Dịch vụ Tổng hợp DK

10,60%

11

TCT Vận tải Dầu khí

10,89%

12

TCT Tư vấn thiết kế Dầu khí

10,86%

13

TCT Công nghệ năng lượng DK

10,60%

14

TCT Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (Petec)

10,50%

15

TCT Dung dịch Khoan và hóa phẩm Dầu khí

10,82%

16

TCT Xây lắp Dầu khí

11,33%

17

TCT Bảo hiểm Dầu khí

10,21%

18

Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất

11,22%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam - 13

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của các DN thuộc TĐDKQGVN)

c) Xác định chính xác chi phí vốn vay (kd)

Hiểu một cách đơn thuần thì hiện nay các doanh nghiệp đang tính chi phí vốn vay một cách khá đơn giản bao gồm: chi phí trả cho các tổ chức tài chính hay chi phí trả cho việc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên cần lưu ý 2 vấn đề đối với loại chi phí này: Thứ nhất, các doanh nghiệp phải tính đủ “chi phí vốn vay – all in cost” chứ không chỉ tính riêng “lãi phải trả”. Chẳng hạn đối với các khoản vay từ các ngân hàng ngoài lãi phải trả còn có các loại chi phí khác như phí tư vấn, chi phí tư vấn luật trong việc soạn thảo hợp đồng, chi phí làm due - dilligence cho khoản


vay…, đối với phát hành trái phiếu các chi phí ngoài lãi trái phiếu cũng rất lớn như: chi phí xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, phí bảo lãnh phát hành, chi phí tư vấn phát hành, chi phí tư vấn luật… Thứ hai, chi phí vốn vay không cố định khi mức độ vay của doanh nghiệp tăng lên, nói một cách khác khi: (i) quy mô vốn vay tăng lên hoặc (ii) cấu trúc vốn thay đổi theo hướng tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu tăng thì chi phí vay cũng sẽ tăng lên do người cho vay sẽ chịu rủi ro nhiều hơn. Lúc đó với chi phí vốn vay tăng lên mức (kd + ∆) do mức độ rủi ro của doanh nghiệp tăng lên do sử dụng nhiều nợ hơn, thì chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp sẽ là:

WACC = * (kd + ∆)(1-t) + * ke


Như vậy đối với chi phí vốn vay việc xác định chính xác chi phí vốn khá đơn giản so với chi phí vốn chủ sở hữu, tuy nhiên cần phải tính đủ các chi phí ngoài lãi. Đồng thời, chi phí vay không phải luôn luôn cố định cho mọi đồng vốn huy động mà nó sẽ tăng khi doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn và khi vượt qua mức cấu trúc vốn tối ưu thì làm cho chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi mà chi phí vốn vay tăng do sử dụng nhiều nợ vượt quá tiết kiệm thuế do sử dụng nợ vay đó.

4.3.1.2. Khuyến nghị một phương pháp xác định “giới hạn” an toàn của cấu trúc vốn trong xác định cấu trúc vốn tối ưu

Về mặt lý thuyết, cấu trúc vốn của doanh nghiệ là tối ưu khi: “Lợi ích từ lá chắn thuế” (“PV of tax shield”) = “Chi phí khánh tận tài chính” (“Cost of financial distress”) lúc này Chi phí vốn của DN nhỏ nhất (WACC min) và giá trị doanh nghiệp lớn nhất. Tuy nhiên trong thực tế, cho đến nay chưa có một công trình nào lượng hoá được hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính. Do vậy, để xác định cấu trúc vốn tối ưu ngoài việc thông qua xác định chi phí vốn tối thiểu của doanh nghiệp, tác giả khuyến nghị ứng dụng phương pháp “Z-Score” 3 để xác định cấu trúc vốn trong đó tỷ trọng nợ là tối đa mà doanh nghiệp chưa đối mặt với nguy cơ phá sản.

(* Z - Score công cụ phát hiện nguy cơ phá sản: Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản luôn là một trong những mối quan tâm hàng


đầu của các nhà nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp. Có nhiều công cụ đã được phát triển để làm việc này. Trong đó, chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao. Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo sư Edward I.Altman đã phát triển ra Z’ và Z” để có thể áp dụng cho từng loại hình và ngành của doanh nghiệp. Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5: (i) X1 = Tỷ số Vốn Lưu Động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets); (ii) X2 = Tỷ số Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets); (iii) X3 = Tỷ Số Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets); (iv) X4 = Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Giá trị sổ sách của Tổng Nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities); (v) X5= Tỷ số Doanh Số trên Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets). Trong đó chỉ số Z’’ có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau

Z’’ = 6.56x1 + 3.26x2 + 6.72x3 + 1.05x4

Nếu Z’’ > 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản; Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có nguy cơ phá sản; Nếu Z <1.2 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.) 3.

Ứng dụng phương pháp này, để doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn chưa có nguy cơ phá sản Z” ≥ 2,6, với các hệ số x1, x2, x3 của doanh nghiệp, người điều hành các doanh nghiệp có thể xác định tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/ Nợ tối đa để đảm bảo cho doanh nghiệp “an toàn” từ hệ số x4 = giá trị thị trường của VCSH/ giá trị sổ sách của tổng nợ.


Tổng Nợ / Giá trị thị trường của VCSH ≤


Đối với các doanh nghiệp cổ phần giá trị vốn chủ sở hữu bằng giá trị thị trường của VCSH/ thị giá 1 cổ phiếu. Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, giá trị thị trường VCSH bằng giá trị vốn chủ sở hữu theo sổ sách.

Bảng 4.5. “Giới hạn” an toàn của Tổng Nợ/ VCSH của Công ty mẹ - PVN

và các doanh nghiệp thành viên cấp 1 của Tập đoàn theo phương pháp Z – Score tại thời điểm 31/12/2012



Doanh nghiệp

(Tổng nợ/ GTTT của

VCSH) tối đa

(Tổng nợ/ VCSH) tối đa

1

Công ty mẹ - PVN

4,44

4,44

2

TCT Thăm dò khai thác DK

3,56

3,56

3

CTy Lọc hóa dầu Bình Sơn

0,56

0,56

4

TCT Hóa chất và phân bón PM

0,58

2,06

5

TCT Khí Việt Nam

0,51

1,95

6

TCT Dầu Việt Nam

0,64

0,64

7

TCT Điện lực Việt Nam

2,92

2,92

8

TCT Dịch vụ kỹ thuật DK

0,81

1,10

9

TCT Khoan và DV khoan DK

0,58

2,16

10

TCT Dịch vụ Tổng hợp DK

1,69

2,11

11

TCT Vận tải Dầu khí

1,02

0,42

12

TCT Tư vấn thiết kế Dầu khí

1,57

1,23

13

TCT Công nghệ năng lượng DK

0,71

0,71

14

TCT Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (Petec)

0,31

0,31

15

TCT Dung dịch Khoan và hóa phẩm Dầu khí

4,00

5,19

16

TCT Xây lắp Dầu khí

0,34

0,18

17

TCT Bảo hiểm Dầu khí

2,99

4,54

18

Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy

Dung Quất

0,13

0,13

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo tài chính của các DN thuộc

TĐDKQGVN)


4.3.2. Nhóm các giải pháp hỗ trợ


4.3.2.1. Các giải pháp tác động đến các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp

a. Đổi mới nhận thức và thái độ của lãnh đạo doanh nghiệp (CEO, CFO) về cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ nói chung và trình độ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác tài chính nói riêng

Trong các yếu tố quyết định sự thành công của quá trình tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp, vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng. Đối với các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, kết quả kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn đã chỉ ra rằng “Thái độ của CEO” là một nhân tố có mối liên hệ chặt chẽ tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nếu CEO không sẵn sàng, không ưa thích sử dụng vốn vay thì ở doanh nghiệp đó cấu trúc vốn chắc chắn sẽ khó có thể đạt tới cấu trúc vốn tối ưu do tỷ trọng vốn vay/vốn chủ sở hữu quá thấp, hay nói cách khác với tâm lý không chấp nhận rủi ro do nợ vay mang lại hoặc “ngại” vay vốn doanh nghiệp sẽ chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn chủ sở hữu chính điều này đã làm hạn chế nguồn vốn của doanh nghiệp, hạn chế các cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời tước bỏ lợi thế “lá chắn thuế” của vốn vay làm cho doanh nghiệp phả trả chi phí vốn cao hơm và hệ quả cuối cùng là làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với nhận thức còn hạn chế về cấu trúc vốn tối ưu, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hoàn toàn chưa đặt vấn đề một cách nghiêm túc về cấu trúc vốn của doanh nghiệp mà thói quen khi có nhu cầu vốn họ sẽ tìm kiếm các nguồn vốn để tài trợ mà trước hết là kêu gọi vốn cổ đông nhà nước theo cơ chế xin – cho, bao cấp. Bên cạnh những lãnh đạo doanh nghiệp ngại vay vốn, sợ rủi ro khi vay vốn mà phụ thuộc quá nhiều vào vốn cổ đông như phụ thuộc vào nguồn vốn nhà nước trước đây thì một số lãnh đạo doanh nghiệp lại tỏ ra quá dễ dãi khi vay vốn và sử dụng vốn vay bất chấp các giới hạn về an toàn. Tất cả các tồn tại này đều có nguyên nhân xuất phát từ nhận thức và hiểu biết của lãnh đạo doanh nghiệp về cấu trúc vốn và tầm quan trọng của việc xây dựng cấu


trúc vốn tối ưu trong quản lý tài chính doanh nghiệp còn hạn chế, chưa chính xác và đầy đủ. Đây cũng là một hạn chế mang tính lịch sử, việc các doanh nghiệp của Tập đoàn trước kia đã quá lệ thuộc vào công ty mẹ, mà thực chất là nguồn vốn Nhà nước đã tạo nên tâm lý ỷ lại, không quan tâm đến việc hoạch định và huy động vốn một cách chủ động của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Thực tế này đòi hỏi quá trình tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam muốn diễn ra thành công trước hết cần phải đổi mới nhận thức và tư duy của đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp đặc biệt là các CEO và CFO về cấu trúc vốn tối ưu, đồng thời các lý thuyết mới về quản lý tài chính hiện đại và quản lý vốn cũng cần được cập nhật cho đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp trong Tập đoàn để nâng cao hiều biết về cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn theo hướng tối ưu cấu trúc vốn. Ngoài ra việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ nói chung và trình độ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác tài chính nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết để quá trình tái cấu trúc vốn có thể được triển khai thực hiện thành công trong thực tiễn.

b. Xây dựng chính sách quản trị rủi ro và nâng cao trình độ, khả năng quản trị rủi ro của doanh nghiệp

Cấu trúc vốn tối ưu sẽ đạt được khi tại đó giá trị công ty là lớn nhất, tức chi phí vốn ở mức thấp nhất và do đó tối đa hóa được lợi nhuận của công ty. Về mặt lý thuyết khi doanh nghiệp sử dụng càng nhiều vốn vay thì chi phí vốn sẽ càng thấp do doanh nghiệp được hưởng lợi từ “lá chắn thuế”, tuy nhiên có một nguyên lý khác đó là giá trị của doanh nghiệp dùng vốn vay mặc dù sẽ được tăng thêm nhờ nguồn giảm trừ thuế, nhưng sẽ gánh rủi ro tài chính, mà rủi ro này sẽ tăng theo tỉ lệ nợ. Giá trị của doanh nghiệp sẽ tăng đến một ngưỡng nhất định, rồi giảm dần do rủi ro tài chính tăng dần. Như vậy hiểu một cách đơn giản, chính rủi ro tài chính là lực cản trong quá trình doanh nghiệp đạt tới cấu trúc vốn tối ưu, hay nói một cách khác một trong nhưng tiêu chí quan trọng cho cấu trúc vốn là tối ưu đó là nó phải phù hợp với chính sách, trình độ và năng lực quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Do vậy, một giải pháp mang tính chiến lược quyết định sự thành công của quá trình tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn


Dầu khí Quốc gia Việt Nam đó là các doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng cho mình chính sách quản trị rủi ro đồng thời nâng cao trình độ và khả năng quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp có như vậy việc tăng nợ vay để thay đổi cấu trúc vốn, hướng tới cấu trúc vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp mới không phải trả giá bằng những rủi ro, đổ vỡ về tài chính, về thanh khoản…Đối với các Tập đoàn kinh tế Việt Nam, trường hợp Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin chính là bài học đắt giá về vấn đề khả năng và trình độ kiểm soát rủi ro không đạt yêu cầu trong khi tỷ trọng nợ vay quá lớn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, công với sự không hiệu quả trong đầu tư, đầu tư dàn trải…đã dẫn đến sự đổ vỡ của cả một Tập đoàn kinh tế lớn của đất nước.

Trước hết về nhận thức phải thống nhất rằng quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà doanh nghiệp mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro hiện nay mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn. Trong phạm vi giải pháp quản trị rủi ro cho quá trình tái cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí, tác giả tập trung kiến nghị các doanh nghiệp tập quản trị rủi ro liên quan rủi ro tài chính với hàm ý quản trị các trạng thái rủi ro kiệt giá tài chính (tức là các rủi ro từ các nhân tố như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa, chứng khoán tác động đến thu nhập của doanh nghiệp) và rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính – vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hệ thống các công cụ như hoán đổi (swaps) (bao gồm hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, hoán đổi chứng khoán, hoán đổi hàng hóa…), các công cụ kiểm soát và quản trị tính thanh khoản, khả năng thanh toán…của doanh nghiệp.

c. Thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định và phát triển về quy mô của doanh nghiệp Giữa tăng trưởng ổn định, phát triển về quy mô doanh nghiệp và tái cấu trúc

vốn thành công có mối quan hệ 2 chiều, một mặt doanh nghiệp hướng tới cấu trúc

vốn tối ưu nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng một cách hiệu quả, ổn định và bền vững, nhưng đồng thời quá trình tái cấu trúc vốn sẽ được tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn ở những doanh nghiệp có sự tăng trưởng và có quy


mô lớn. Trong những năm qua bên cạnh những doanh nghiệp của Tập đoàn luôn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định thì không ít các doanh nghiệp do ảnh hưởng của suy thoái và những khó khăn của nền kinh tế nói chung và bản thân vấn đề quản trị doanh nghiệp đã gần như không có sự tăng trưởng, hoặc có sự gia tăng về quy mô nhưng hiệu quả hoạt động quá thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro (một biểu hiện của tăng trưởng nóng, đầu tư dàn trải). Do vậy một trong những điều kiện tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thực hiện tái cấu trúc vốn thành công đó là cần thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định và sự phát triển về quy mô của các doanh nghiệp

d. Xây dựng định hướng và chiến lược phát triển doanh nghiệp theo hướng tập trung và gắn chặt với lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn

Ngoài việc đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp trong toàn Tập đoàn theo hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn, bản thân từng doanh nghiệp trong Tập đoàn cần xác định và xây dựng lại định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình theo hướng bám sát và gắn chặt với lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn. Điều đó đồng nghĩa với việc, các doanh nghiệp cần thoái vốn tại các dự án, các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp. Trong một vài năm trước đây rất nhiều doanh nghiệp của Tập đoàn mặc dù hoạt động trong 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn nhưng vẫn có những dự án, nhưng hoạt động đầu tư ra ngoài như bất động sản, tài chính, ngân hàng, chứng khoán…, hay những doanh nghiệp dịch vụ không tập trung toàn bộ nguồn lực cho lĩnh vực dịch vụ dầu khí mà phát triển cả các dịch vụ phi truyền thống, dịch vụ không liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn. Chính những hạn chế này đã không những dẫn đến những hậu quả vô cùng nặng nề như phân tán nguồn lực, đầu tư và hoạt động kém hiệu quả mà còn làm ảnh hưởng rất lớn tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp do việc tiếp cận các nguồn vốn vay cho các dự án đầu tư ngoài lĩnh vực chính là tương đối khó khăn, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.


4.3.2.2. Các giải pháp về quản trị doanh nghiệp


a. Xác lập và tăng cường vai trò - hiệu quả hoạt động của bộ phận quản lý và kinh doanh vốn đầu tư của Tập đoàn vào các doanh nghiệp

Mô hình một bộ phận nhằm quản lý và kinh doanh vốn đầu tư của Tập đoàn vào các doanh nghiệp là đơn vị thành viên có vốn góp của Tập đoàn là một giải pháp chiến lược cho việc quản lý vốn của Tập đoàn – vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp, đồng thời hoạt động của bộ phận này cũng tạo ra động lực và điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư của Tập đoàn trong việc sử dụng vốn hiệu quả với việc chi phí vốn Nhà nước cũng như vốn của các cổ đông khác phải được tính đúng, tính đủ, phản ánh chính xác tỷ suất sinh lời kỳ vọng của Tập đoàn với tư cách cổ đông khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Ngoài chức năng quản lý vốn đầu tư của Tập đoàn vào các doanh nghiệp, đảm bảo thu đủ chi phí của vốn đầu tư, bộ phận này có chức năng đặc biệt quan trọng đó là tại mỗi thời điểm tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (hiệu quả đầu tư vốn mang lại cho Tập đoàn), tùy thuộc vào chiến lược và định hướng phát triển của từng lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trong Tập đoàn và đặc biệt là tùy thuộc vào điều kiện thị trường tài chính, thị trường chứng khoán mà quyết định việc đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp hay rút bớt vốn đầu tư thông qua việc tăng hoặc giảm tỷ lệ nắm giữ tại các doanh nghiệp một cách linh hoạt. Động thái này của bộ phận quản lý và kinh doanh vốn đầu tư của Tập đoàn một mặt tạo ra sức ép đối với các doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó tối đa hóa khả năng sinh lời của vốn Nhà nước, mặt khác buộc các doanh nghiệp có ý thức đầy đủ về cấu trúc vốn của doanh nghiệp mình. Tính chính xác và minh bạch trong tính toán chi phí vốn chủ sở hữu Nhà nước tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong việc phải xây dựng cấu trúc vốn tối ưu để giảm thiểu chi phí vốn, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp đồng thời chủ động trong việc hoạch định và huy động vốn của doanh nghiệp. Do vậy, trong quá trình tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về mặt cơ cấu tổ chức của Tập đoàn việc xác lập và tăng cường vai trò, hiệu quả hoạt động của bộ phận quản lý và kinh doanh vốn đầu tư của Tập đoàn vào các doanh nghiệp là một giải pháp mang tính chiến lược và hết sức cần thiết.


b. Xây dựng và tuân thủ quy trình hoạch định cấu trúc vốn của doanh nghiệp


-Đầu tư thay thế

-Đầu tư mở rộng

-Hiện đại hóa

-Cắt giảm đầu tư

Quyết định

Ngân sách




Để quá trình tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí diễn ra thành công, một trong các giải pháp đó là các doanh nghiệp cần xác lập và tuân thủ theo một quy trình hoạch định cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Quy trình hoạch định cấu trúc vốn là một chuỗi bao gồm nhiều khâu, nhiều bước từ quyết định ngân sách theo nhu cầu đầu tư, nhu cầu sản xuất kinh doanh; thiết kế cấu trúc vốn mục tiêu, xác định ảnh hưởng của chi phí vốn, chính sách chi trả cổ tức tới cấu trúc vốn mục tiêu; xác định tính khả thi trong việc huy động các nguồn vốn (nguồn vốn nội tại, nguồn vốn bên ngoài, vốn cổ đông..); xác định ảnh hưởng của cấu trúc vốn mục tiêu tới rủi ro, tới lợi nhuận…từ đó xác lập cấu trúc vốn tối ưu mà mục đích cuối cùng là giá trị doanh nghiệp.



-Nhu cầu vốn nội tại

-N/c vốn vay bên ngoài

-N/c vốn cổ phần phát hành thêm cho Cổ

đông ngoài



Phát sinh nhu cầu

huy động vốn




Cấu trúc vốn hiện hữu

Thiết kế cấu trúc vốn mục tiêu

Chính sách chi trả cổ tức


Thiết kế cấu trúc vốn

Ảnh hưởng tới lợi nhuận


Giá trị Doanh nghiệp

Ảnh hưởng tới rủi ro

Thiết kế cấu trúc vốn mục tiêu

Ảnh hưởng tới chi vốn - WACC

Sơ đồ Quy trình hoạch định cấu trúc vốn


c. Đầu tư cho khoa học, công nghệ, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại doanh nghiệp

Quá trình tái cấu trúc vốn là một quá trình rất khó khăn và phức tạp, bởi thực chất đây là một quá trình hoàn thiện cơ chế quản trị, điều hành tài chính của doanh nghiệp, do vậy để quá trình này thành công ngoài yếu tố con người, yếu tố cơ chế…nhất thiết phải có sự hỗ trợ của hệ thống những phần mềm quản trị hệ thống, những giải pháp về công nghệ tiên tiến. Hiện nay tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, có một số ít doanh nghiệp đang bắt đầu triển khai hệ thống ERP (Enterprise Resource Planing) nhằm tăng cường quản trị hệ thống, nâng cao hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp trong đó có nguồn lực về vốn. Tuy nhiên việc triển khai này mới ở một vài doanh nghiệp và cũng mới chỉ bắt đầu, để có hệ thống ERP hoàn chỉnh và phát huy được hiệu quả cần có sự đầu tư rất lớn cả về nhân lực và chi phí đặc biệt cần phải có sự cam kết, sự quyết tâm cao của lãnh đạo doanh nghiệp. Việc xây dựng cấu trúc vốn mục tiêu cho doanh nghiệp cần những tính toán định lượng trên cơ sở hệ thống những số liệu thống kê tài chính trong một thời kỳ dài trong quá khứ, đồng thời cũng cần những số liệu dự báo tài chính trong tương lai…đồng thời cũng cần chạy những mô hình dự báo, mô hình kinh tế với các biến số phức tạp do vậy sẽ rất khó thành công nếu không có sự hỗ trợ của cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại (cả phần mềm và phần cứng). Vì vậy, đầu tư cho khoa học, công nghệ, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết quyết định tới sự thành công của tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

4.3.3. Nhóm giải pháp tái cấu trúc Nợ


4.3.3.1. Nâng cao khả năng tiếp cận và đa dạng hóa các kênh huy động vốn vay dài hạn

Một trong các yếu tố quyết định sự thành công của quá trình tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đó là đảm bảo “tính khả thi” trong việc đạt được cấu trúc vốn tối ưu. Có nghĩa là, cùng với việc xác định cấu trúc vốn tối ưu – cấu trúc vốn mục tiêu, bài toán của các doanh nghiệp


là phải có các giải pháp hữu hiệu để có thể huy động được nguồn vốn vay nhằm đạt được cấu trúc vốn tối ưu đó. Như đã phân tích ở phần thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, việc huy động vốn vay và các kênh huy động vốn của các doanh nghiệp hiện còn rất hạn chế dẫn đến tình trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp còn nhiều bất hợp lý, không tối ưu. Do vậy nâng cao khả năng tiếp cận và đa dạng hóa các kênh huy động vốn vay dài hạn là một trong những giải pháp hàng đầu đảm bảo sự thành công của quá trình tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Muốn vậy trước hết các doanh nghiệp cần lành mạnh và minh bạch hóa tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có như vậy thì khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của doanh nghiệp mới được nâng cao. Mặt khác, các doanh nghiệp không thể phụ thuộc vào một vài nguồn vốn, một hình thức, một kênh huy động vốn vay mà nhất thiết phải đa dạng hóa các nguồn vốn vay, đa dạng hóa các hình thức vay vốn và các kênh huy động vốn. Trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí mới chỉ duy nhất vay vốn từ các Ngân hàng (chủ yếu là các Ngân hàng trong nước, chiếm gần 60%) dưới hình thức vay thương mại (chiếm tới gần 85% trong cơ cấu vay) thì việc lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay thương mại thông thường từ các Ngân hàng trong nước với năng lực hạn chế (chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn), quy mô nhỏ bé là hết sức bất lợi cho việc mở rộng và gia tăng vốn vay nhất là vốn vay dài hạn trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Do vậy để đa dạng hóa các kênh, các hình thức huy động vốn vay, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí phải có một chiến lược nghiêm túc, một chương trình dài hạn với những bước đi bài bản về huy động các nguồn vốn vay cho doanh nghiệp.

Đối với kênh huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, việc mở rộng và đẩy mạnh vay vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài là bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong điều kiện nguồn vốn từ các ngân hàng trong nước rất hạn chế. Mặt khác, ngoài hình thức vay vốn truyền thống là vay thương mại, phải tùy thuộc vào tình hình, đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, từng dự án đầu tư có nhu cầu vay vốn để lựa chọn và phát triển các hình thức vay vốn khác từ các ngân hàng quốc

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí