Vốn Xã Hội Bên Trong Và Bên Ngoài Với Đổi Mới Sản Phẩm


cộng sự, 2014). Trong ngành dệt may, nếu DN có mối quan hệ rộng, gắn bó bền vững với khách hàng, đối tác kinh doanh và các bên liên quan thì sẽ tạo hiệu ứng tích cực đến kết quả kinh doanh. Nhờ có mối quan hệ này mà các doanh nghiệp huy động được các nguồn lực của nhau, tiết giảm chi phí giao dịch, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh, kiến thức và thông tin được chia sẻ thuận lợi (Yang & các cộng sự, 2011). Thật vậy, chất lượng các mối quan hệ bên ngoài càng kết dính, biểu hiện qua niềm tin, giúp đỡ và hỗ trợ qua lại sẽ tạo điều kiện cho một kết quả tốt hơn bởi vì cả hai bên cam kết chia sẻ một số lượng đáng kể các nguồn lực của họ (Laursen và cộng sự, 2012; Uzzi, 1996). Thông qua các mối quan hệ với người mua, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, liên doanh và các bên liên quan, cho phép họ trao đổi nhiều loại thông tin và kiến thức bổ sung cho nhau để tạo ra các sản mới với chi phí thấp, khắc phụ những rủi ro liên quan đến đổi mới sản phẩm (Cuevas­Rodríguez và cộng sự, 2014).

Khi DN xây dựng được lòng tin đối với khách hàng, đối tác kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ tiếp nhận được nhiều ý kiến đóng góp về mẫu mã, kiểu dáng, họa tiết, chất liệu sản phẩm nhằm giúp cho doanh nghiệp dệt may cải tiến đổi mới sản phẩm nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, thông qua thảo luận với các chuyên gia cũng đã khẳng định VXBN giúp cho doanh nghiệp có nhiều ý tưởng trong việc đổi mới sản phẩm, đặc biệt là trong ngành dệt may.

Với những thảo luận như trên đây về mối quan hệ giữa VXBN với đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp dệt may, giả thuyết H6 được đề xuất:

H6: Vốn xã hội bên ngoài doanh nghiệp tác động trực tiếp và cùng chiều lên đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp.

Giả thuyết H5 và H6 trên đây được mô hình hóa như Hình 2.5.


Hình 2.5: Vốn xã hội bên trong và bên ngoài với đổi mới sản phẩm

(Nguồn: tác giả xây dựng từ lược khảo lý thuyết và nghiên cứu định tính)

2.5.7. Mối quan hệ giữa tiếp thu kiến thức với đổi mới sản phẩm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 295 trang tài liệu này.


Đổi mới sản phẩm là một trong những kết quả có thể nhìn thấy từ khả năng sáng tạo ra kiến thức (Cuervo­Cazurra và cộng sự, 2014), vì kiến thức được sáng tạo ra phải được chứng minh thông qua việc giới thiệu ra các đổi mới (Nonaka, 1994), sự kết hợp mới giữa kiến thức và học tập tạo ra những đổi mới trong doanh nghiệp. Theo thuyết kiến thức, một bối cảnh đổi mới sẽ đòi hỏi sự kết hợp của các nền tảng kiến thức khác nhau, cũng như việc tạo ra kiến thức mới. Yli­Renko và cộng sự (2001) cho rằng việc tiếp thu kiến thức làm tăng sự phát triển sản phẩm mới theo ba cách: (1) nâng cao độ rộng và độ sâu của kiến thức cho công ty, từ đó tăng tiềm năng cho các kết hợp sáng tạo mới; (2) tăng cường tốc độ phát triển sản phẩm thông qua việc giảm thời gian chu kỳ phát triển; (3) tăng sự sẵn sàng của công ty để phát triển sản phẩm mới cho các khách hàng quan trọng của mình. Hơn nữa, sự tiếp thu kiến thức thông qua các mối quan hệ góp phần phát triển sản phẩm mới, bởi vì phát triển sản phẩm mới đòi hỏi sự tích hợp và kết hợp các đầu vào tri thức chuyên ngành từ nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau.

Hơn nữa, khách hàng chính là nơi cung cấp nhiều thông tin quý giá để phát triển sản phẩm mới, một khách hàng quan trọng có thể cung cấp bí quyết cho DN về khả năng cải tiến sản phẩm, các yêu cầu chức năng mới, lợi ích mới và những thứ tương tự. Đặc biệt, sự tiếp thu kiến thức bên ngoài cũng rút ngắn các chu kỳ phát triển sản phẩm, DN sẽ tiên phong giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường cũng như tăng tỷ lệ giới thiệu sản phẩm mới nhiều hơn (Yli­Renko và cộng sự, 2001).

Cuối cùng, việc tiếp thu kiến thức thông qua các mối quan hệ bên ngoài giúp tăng cường việc đổi mới sản phẩm bằng cách tăng sự sẵn sàng phát triển sản phẩm mới, sự sẵn sàng này được tăng cường hơn nữa bởi sự thông hiểu rò hơn về thị hiếu của khách hàng thông qua sự tiếp thu kiến thức từ những khách hàng quan trọng. Việc tiếp thu kiến thức cho phép DN phát triển các sản phẩm mới đồng thời gia tăng lợi thế cạnh


tranh sản phẩm và kiểm soát sự không quen thuộc của khách hàng, dẫn đến khả năng thành công cao hơn (Zhang và cộng sự, 2015).

Với những thảo luận như trên về mối quan hệ giữa sự tiếp thu kiến thức với đổi mới sản phẩm của DN, giả thuyết H7 được đề xuất:

H7: Tiếp thu kiến thức tác động trực tiếp và cùng chiều lên đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp.

2.5.8. Mối quan hệ giữa đổi mới sản phẩm với kết quả kinh doanh


Lý thuyết đổi mới của tổ chức cho rằng có 4 loại đổi mới: đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới hoạt động và đổi mới Marketing (OEDC, 2005). Các tổ chức áp dụng các đổi mới để thay đổi kết quả, sản phẩm hay dịch vụ, cấu trúc và quy trình của

doanh nghiệp, và cuối cùng để duy trì nâng cao trình độ hoặc thành tích của doanh

nghiệp (Damanpour và Gopalakrishnam, 1999).

Theo Cillo và cộng sự (2010) nghiên cứu về lĩnh vực thời trang tại Ý cũng đã cho rằng các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh mối quan hệ tích cực giữa đổi mới của sản phẩm và kết quả của công ty. Đầu tiên, sự đổi mới sản phẩm đem đến cho khách hàng nhiều lợi ích độc đáo (Li và Calantone, 1998), đồng thời gia tăng sự khác biệt và độc quyền. Vì những yếu tố này, công ty sẽ bán được mức giá cao hơn cho khách hàng, do đó mang lại kết quả tốt hơn. Thứ hai, tính đổi mới sản phẩm thể hiện khả năng phát triển của DN ở hiện tại cũng như trong tương lai trong một môi trường đầy biến động và ngày càng phát triển (Han và cộng sự, 1998). Thứ ba, đổi mới sản phẩm là đòn bẩy cạnh tranh chiến lược trong ngành thời trang (Cillo và cộng sự, 2010). Trong ngành thời trang, sự đổi mới phong cách tuân theo một mô hình tuần hoàn, theo đó mỗi chu kỳ được chi phối bởi một thiết kế chủ đạo (Cappetta và cộng sự, 2006) nhằm thích ứng với nhu cầu thị trường, gia tăng thành quả kinh doanh.

Hơn nữa, DN thường xuyên cải tiến đổi mới sản phẩm góp phần đáp ứng nhu cầu và mong muốn thay đổi của khách hàng (Li và Atuahene­Gima, 2001). Ngoài ra, việc giới thiệu nhiều sản phẩm mới đạt yêu cầu về chất lượng nhưng hiệu quả hơn về mặt chi phí có thể làm tăng tổng quy mô thị trường và lợi nhuận bằng cách thu hút người tiêu dùng mới từ các phân khúc thị trường chưa được khai thác (Zu và cộng sự, 2008).


Như

vậy, đổi mới sản phẩm đóng góp tích cực vào kết quả

kinh doanh của doanh

nghiệp, tăng trưởng thị phần, tạo ra nhiều việc làm và lợi nhuận.

Theo kết quả khảo sát của của Công ty TNHH W&S về hành vi mua sắm sản phẩm quần áo thời trang của người Việt Nam. Trong ba nhóm sản phẩm may mặc chính, trong đó nhóm chỉ mua sắm khi cần thiết chiếm tỉ lệ 30%; hai nhóm còn lại là quan tâm đến thời trang và chạy theo xu hướng thời trang chiếm 70%. Như vậy, xu hướng thời trang đã quyết định hành vi mua sắm quần áo của người tiêu dùng. Hai yếu tố quan trọng là kiểu dáng/thiết kế và chất liệu vải ảnh hưởng mạnh đến hành vi lựa chọn mua sắm quần áo của người tiêu dùng (VinaResearch, 2012). Như vậy, đổi mới sản phẩm ngay từ khâu thiết kế giúp các công ty may mặc thời trang đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thêm những phân khúc thị trường mới, khách hàng mới từ đó giúp công ty cải thiện kết quả kinh doanh.

Với những thảo luận như trên về mối quan hệ giữa đổi mới sản phẩm với kết quả kinh doanh của DN, giả thuyết H8 được hình thành:

H8: Đổi mới sản phẩm tác động trực tiếp và cùng chiều lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.6. Mô hình nghiên cứu

2.6.1. Mô hình nghiên cứu


Hình 2.5 trình bày mô hình nghiên cứu

của luận án, môí quan hê

của 6 yếu tố

nghiên cứu cũng được thể hiện, cụ thể là: VXLD, VXBT, VXBN, tiếp thu kiến thức, đổi mới sản phẩm và kết quả kinh doanh của DN. Trong đo,́ yếu tốVXLD có ba thành

phâǹ là: Hiệp hội ngành nghề, đối tác kinh doanh và đồng nghiệp. Qua đó, có 8 gia

thuyêt́ nghiên cứu trong mô hình lý thuyết cũng đãđược đề xuất.


Như

vậy, VXLD tác động trực tiếp, cùng chiều lên

VXBT và VXBN doanh

nghiệp. Hơn nữa, VXBT và VXBN tác động trực tiếp, cùng chiều lên tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm. Cuối cùng là đổi mới sản phẩm tác động trực tiếp, cùng chiều lên kết quả kinh doanh của DN.


Hình 2 6 Mô hình lý thuyết tác động vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh 1


Hình 2.6: Mô hình lý thuyết tác động vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh


(Nguồn: Xây dựng từ lược khảo lý thuyết, nghiên cứu định tính và nghiên cứu khám phá định lượng)

2.6.2. Tổng hợp những giả thuyết nghiên cứu từ mô hình lý thuyết

H1: Vốn xã hội lãnh đạo tác động trực tiếp và cùng chiều lên vốn xã hội bên trong doanh nghiệp.

H2: Vốn xã hội lãnh đạo tác động trực tiếp và cùng chiều lên vốn xã hội bên ngoài doanh nghiệp.

H3: Vốn xã hội bên trong tác động trực tiếp và cùng chiều lên tiếp thu kiến thức của doanh nghiệp.

H4: Vốn xã hội bên ngoài tác động trực tiếp và cùng chiều lên tiếp thu kiến thức của doanh nghiệp.

H5: Vốn xã hội bên trong tác động trực tiếp và cùng chiều lên đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp.

H6: Vốn xã hội bên ngoài tác động trực tiếp và cùng chiều lên đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp.

H7: Tiếp thu kiến thức tác động trực tiếp và cùng chiều lên đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp.

H8: Đổi mới sản phẩm tác động trực tiếp và cùng chiều lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.


Tóm tắt chương 2

Trong Chương 2, tác giả trình bày cać lý thuyết sử dụng nghiên cứu luận án và mô hình nghiên cứu. Trong đó lý thuyêt́ vốn xã hội, thuyết kiến thức và lý thuyết đổi mới tổ

chức làm nền tảng để nghiên cứu các yêú tốtác động lên tiếp thu kiến thức, đổi mới sản

phẩm và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tác giả cũng đã trình bày nghiên cứu định tính để phân tích môí quan hệ cua các yếu tố: VXLD, VXBT, VXBN, tiếp thu kiến thức, đổi mới sản phẩm và kết quả kinh doanh của DN. Đồng thời, tác giả thực hiện nghiên cứu khám phá định lượng với công cụ kiểm định PLS­SEM để dự đoán mối quan hệ giữa VXLD với VXBN và VXBT.

Trong mô hình lý thuyết tác động của vốn xã hội đến kết quả kinh doanh có 6 yêú tốnghiên cứu là: VXLD, VXBT, VXBN, tiếp thu kiến thức, đổi mới sản phẩm và kết quả kinh doanh. Đồng thời, mô hình này cũng thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố thông qua 8 giả thuyêt́ nghiên cứu.


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trong Chương 3, tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu, giải thích các bước thực hiện trong quy trình nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng để đạt được mục tiêu cũng được giới thiệu. Hơn nữa, kết quả kiểm định sơ bộ thang đo của 6 nhân tố cũng được trình bày.

Cuối cùng, hoàn thiện bộ thang đo lường của 6 nhân tố nghiên cứu nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu chính thức.

3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu


Thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng bằng cách sử dụng các dữ liệu, kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu của 2 trường phái định tính và định lượng, giải quyết từng mục tiêu cụ thể.

Đầu tiên, nghiên cứu định tính được sử dụng theo trình tự như sau: (1) Tìm ra các yếu tố cũng như mối quan hệ mới giữa vốn xã hội với kết quả kinh doanh, (2) Thực hiện hiệu chỉnh thang đo của từng yếu tố của mô hình cho phù hợp trong ngành dệt may. Sau đó, kết hợp với nghiên cứu khám phá định lượng với công cụ kiểm định PLS­ SEM để dự đoán các mối quan hệ với yêu cầu cỡ mẫu không lớn.

Sau cùng, sử dụng nghiên cứu định lượng để lượng hóa, đo lường mức độ mối quan hệ, kiểm định mô hình và các giả thuyết cũng theo 2 giai đoạn: (1) Sử dụng nghiên cứu sơ bộ để hoàn thiện bảng câu hỏi và điều chỉnh mô hình nghiên cứu, (2) Sử dụng nghiên cứu chính thức để đưa ra các kết luận bằng cách thu thập, phân tích thông tin từ thị trường, sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu.

3.1.2. Quy trình nghiên cứu


3.1.2.1. Tóm tắt quy trình nghiên cứu


Tác giả thực hiện quy trình nghiên cứu theo 2 giai đoạn: (1) Xây dựng lý thuyết khoa học thể hiện trong Bước 1; (2) Kiểm định lý thuyết khoa học thể hiện trong Bước


2 và Bước 3 được sơ đồ hóa như hình 3.1 dưới đây:

Bước 1: Nghiên cứu khám phá


Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ


Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức


Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài

(Nguồn: xây dựng của tác giả)


3.1.2.2. Giải thích quy trình nghiên cứu

Mô tả 3 bước thực hiện trong quy trình cụ thể như sau:

Bước 1. Nghiên cứu khám phá


(1) Tổng kết các nghiên cứu trước liên quan về vốn xã hội, tiếp thu kiến thức, đổi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022