Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu - 2


của Luật Thương mại Việt Nam 2005, là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.

1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động xuất nhập khẩu

1.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của xuất khẩu

Mục tiêu của xuất khẩu

Một doanh nghiệp có thể kinh doanh xuất nhập khẩu đơn giản chỉ vì lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc gia. Một quốc gia, trong một giai đoạn nào đó, có thể thông qua xuất khẩu để trả nợ, để mua vũ khí hoặc để thực hiện các mục đích ngoại giao.

Tuy nhiên, đối với một nền kinh tế, đó là mục tiêu dài hạn, nó không phải là mục tiêu trước mắt và cũng không đơn thuần chỉ là thu lợi nhuận. Mục tiêu quan trọng nhất của xuất khẩu đối với một nền kinh tế là đáp ứng được các nhu cầu của nền kinh tế đó, chẳng hạn như tạo công ăn việc làm, tăng dự trữ ngoại tệ, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Nhiệm vụ của xuất khẩu

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên thì hoạt động xuất khẩu phải hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tận dụng, khai thác triệt để và hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách tăng cường đầu tư chiều sâu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh hàng hoá trên thị trường thế giới.

- Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh cao.

Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu - 2


- Mở rộng thị trường, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu đồng thời tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận và thâm nhập thị trường mới tại khu vực và trên thế giới.

1.2.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của nhập khẩu

Mục tiêu nhập khẩu

Nhập khẩu đồng nghĩa với việc hàng hoá nước ngoài sẽ thâm nhập vào thị trường nội địa và cạnh tranh với hàng hoá trong nước. Do đó, với việc hạn chế nhập khẩu hoặc nhập khẩu có chọn lọc, một quốc gia có thể giảm bớt sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá nội địa, từ đó bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng, nhập khẩu sẽ thuận tiện và rẻ hơn so với tự sản xuất trong nước. Nhưng không thể vì thế mà ỷ lại vào nhập khẩu, vì như vậy chính là đã gián tiếp bóp chết nền sản xuất trong nước. Chính vì thế, mục tiêu quan trọng của nhập khẩu là vừa phải bảo vệ có mức độ những ngành sản xuất nội địa còn non kém, vừa phải đảm bảo nhập khẩu ở một mức độ hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất của mình để cạnh tranh với hàng nhập khẩu, đồng thời để đẩy mạnh xuất khẩu.

Đối với Việt Nam, việc nhập khẩu đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của nhập khẩu lúc này là phải ưu tiên nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, phù hợp với điều kiện và trình độ của Việt Nam. Đồng thời, nhập khẩu cũng phải hết sức chọn lọc, tiếp thu những công nghệ tiên tiến hiện đại, tránh trường hợp chỉ vì chi phí thấp mà nhập khẩu những công nghệ đã quá cũ và lạc hậu, bởi những công nghệ như vậy sẽ không sử dụng được bao lâu thì đã phải thay thế.

Nhiệm vụ nhập khẩu

- Sử dụng nguồn vốn dành cho nhập khẩu phải hết sức tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên dành ngoại tệ cho nhập vật tư và nguyên liệu để sản xuất hàng


xuất khẩu và hàng tiêu dùng, từ đó giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu, phát triển sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu.

- Ưu tiên nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, cho tăng trưởng xuất khẩu.

- Nhập khẩu phải bảo bảo hộ chính đáng cho sản xuất nội địa, đồng thời tạo tạo điều kiện để sản xuất trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh đối với hàng nhập khẩu.

1.3. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu

1.3.1 Nhập khẩu

Nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, tác động trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.

Mục đích của nhập khẩu có thể là để bổ sung các hàng hoá trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu; cũng có thể là để thay thế - nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, nhập khẩu đảm nhiệm một số vai trò sau đây:

a. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. Mục tiêu của chúng ta là đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại, và trước mắt là điều chỉnh tỉ trọng trong GDP của nông nghiệp xuống 16- 17%, tỉ trọng của công nghiệp lên khoảng 40-41%, dịch vụ lên 42-43% vào năm 2010.


Trong khi đó, khoa học công nghệ đã được xác định là động lực của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần thực hiện những mục tiêu này, đặc biệt là khi Việt Nam có xuất phát điểm là một nước có nền sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ. Nhập khẩu sẽ giúp trang bị, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ cho các ngành kinh tế chủ chốt, từ đó góp phần hướng cho các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

b. Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định

Một nền kinh tế ổn định và tăng trưởng là một nền kinh tế đảm bảo cân đối giữa các thành phần như: sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng, tiêu dùng và tích luỹ, giữa xuất khẩu với nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế…

Nhập khẩu sẽ cung cấp các điều kiện đầu vào như vật tư, nguyên liệu mà trong nước không có cho các ngành sản xuất trong nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngoài ra, nhập khẩu chính là điều kiện để một quốc gia chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng những lợi thế từ thị trường thế giới như công nghệ, vốn…; từ đó kịp thời giải quyết những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo cho cơ cấu kinh tế trong nước có một tỷ lệ hợp lý, phát triển một nền kinh tế bền vững.

c. Nhập khẩu có tác dụng điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân

Nhập khẩu sẽ góp phần thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người dân về hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh…

Nhập khẩu còn có tác dụng bảo vệ những ngành sản xuất trong nước chưa phát triển, tránh được sự cạnh tranh quá mức của những sản phẩm nước ngoài, đồng thời vẫn đảm bảo đầu vào cho sản xuất, khôi phục lại những


ngành nghề cũ, mở ra những ngành nghề mới, tạo việc làm ổn định cho người lao động, từ đó nâng cao khả năng thanh toán.

Hơn thế nữa, hàng hoá nhập khẩu còn buộc các doanh nghiệp trong nước cải tiến sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, do đó nhập khẩu đã gián tiếp góp phần phát triển những ngành sản xuất nội địa. Kết quả là chủng loại hàng hoá sẽ đa dạng hơn, chất lượng sẽ tốt hơn, điều đó đồng nghĩa với việc người dân có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, đời sống được nâng cao hơn.

d. Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu

Đối với một số nước đang và kém phát triển, do khả năng về công nghệ, trình độ sản xuất còn thấp cho nên thường phải nhập khẩu để tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Chẳng hạn như hình thức gia công, với hình thức này, người sản xuất sẽ nhập toàn bộ hoặc một phần nguyên vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện sản xuất ra hàng hoá xuất khẩu trở lại cho bên đặt gia công.

1.3.2 Xuất khẩu

Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại và được coi là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu, nước ta đã sử dụng nhiều biện pháp khuyến khích phát triển các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân vừa tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Xuất khẩu ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân, và điều đó được thể hiện cụ thể qua các mặt sau:

a. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước

Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý. Đây là bước đi tất yếu nếu muốn phát triển kinh tế, khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Muốn thực hiện quá trình chuyển


đổi từ lao động thủ công lạc hậu sang lao động với công nghệ hiện đại thì phải có một số vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến.

Vốn dành cho nhập khẩu có thể bao gồm các nguồn như: vốn đầu tư nước ngoài, vốn vay, vốn từ viện trợ, vốn từ xuất khẩu hàng hoá, vốn thu được từ các hoạt động du lịch, dịch vụ…Trong số đó, nguồn vốn từ xuất khẩu được coi là nguồn vốn quan trọng nhất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, bởi vốn từ viện trợ hay vốn vay thì không sớm thì muộn và bằng cách này hay cách khác cũng sẽ phải trả lại.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, nguồn vốn từ bên ngoài sẽ chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều, nhưng nguồn vốn từ xuất khẩu vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng, vì xuất khẩu phải phát triển mạnh mẽ thì cơ hội vay vốn hay xin viện trợ từ các tổ chức nước ngoài hoặc các nhà đầu tư mới có thể được hiện thực hóa.

b. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đấy sản xuất phát triển

Những thành tựu của cách mạng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới. Do vậy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì tất yếu phải đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước sao cho phù hợp hơn với xu hướng phát triển của thị trường thế giới cũng như lợi ích của bản thân nước đó.

Như vậy, việc xuất khẩu dựa trên cơ sở thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới sẽ tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách nhanh nhạy và hợp lý, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Cụ thể, vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sản xuất biểu hiện qua các một số mặt như sau:

- Xuất khẩu sẽ kéo theo việc phát triển một số ngành khác có liên quan. Chẳng hạn như khi ngành dệt may xuất khẩu phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ khác phát triển như các ngành sản xuất nguyên


liệu khuy, chỉ, thuốc nhuộm… hoặc ngành công nghiệp thiết kế. Hoặc sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô sẽ tạo cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất linh kiện như săm, lốp, dây điện…

- Xuất khẩu luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải duy trì, củng cố các thị trường hiện tại đồng thời mở rộng ra các thị trường mới, từ đó góp phần ổn định và mở rộng sản xuất.

- Xuất khẩu tạo điều kiện về vật chất - kỹ thuật để cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua xuất khẩu, những công nghệ mới, vốn, kỹ thuật hiện đại từ thế giới sẽ được đưa vào Việt Nam, từ đó góp phần hiện đại hoá nền sản xuất trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hơn thế nữa, xuất khẩu hàng hoá cho phép chúng ta tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đó chính là cơ hội để đổi mới nền sản xuất và hình thành nên một cơ cấu sản xuất thích nghi với thị trường thế giới.

c. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân

Những tác động của xuất khẩu đối với đời sống của người dân được thể hiện trên nhiều mặt. Trước nhất phải kể đến, đó là ngành sản xuất để xuất khẩu như: dệt may, da giầy, thuỷ sản…đã thu hút được hàng triệu lao động. Xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm tăng quy mô và tốc độ sản xuất, do đó đòi hỏi nhiều lao động hơn, năng suất lao động cao hơn; điều đó đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định thu nhập và cải thiện đời sống.

Mặt khác, chính xuất khẩu đã tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của nhân dân.

d. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế của nước ta


Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại với nhau. Xuất khẩu chính là việc di chuyển hàng hoá từ thị trường nội địa ra thị trường nước ngoài, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các quốc gia phải mở rộng giao dịch với nhiều đối tác khác nhau, đó lại là cơ sở quan trọng để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước khác. Chẳng hạn như hoạt động xuất khẩu có thể có trước và tạo điều kiện cho các quan hệ tín dụng, đầu tư, phát triển vận tải quốc tế…phát triển. Ngược lại, chính các quan hệ kinh tế này lại tạo điều kiện thuận lợi và mở rộng hơn nữa hoạt động xuất khẩu.‌

II. Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO

2.1. Cam kết về thuế nhập khẩu

2.1.1 Mức cam kết chung

Việt Nam đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành với 10.600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% (từ 17,4% xuống còn 13,4%) so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của biểu thuế. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có một thời gian để thực hiện lộ trình này từ 5 đến 7 năm.

Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần - cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế).

2.1.2 Mức cam kết cụ thể

Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy... vẫn được duy trì mức bảo hộ nhất định. Những nhóm mặt hàng có cắt giảm thuế nhiều nhất là: dệt may (63%), cá và sản phẩm cá (38%), gỗ giấy (33%), máy

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí