Trường đại học ngoại thương hà nội Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế Chuyên ngành kinh tế đối ngoại
********* o0o ********
khoá luận tốt nghiệp
Đề tài:
Tác động của việt nam gia nhập wto đến hoạt
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu - 2
- Mức Thuế Cam Kết Bình Quân Theo Nhóm Ngành Hàng Chính
- Những Khó Khăn Và Thách Thức Kinh Tế Trung Quốc Phải Đối Mặt Khi Gia Nhập Wto
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
động xuất nhập khẩu
SV thực hiện : Nguyễn Thanh Loan
Lớp : Anh 14
Khóa : K42 A
GV hướng dẫn : PGS.tS. Nguyễn Hữu Khải
hà nội, tháng 11 / 2007
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 7
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU 7
1.1. Khái niệm xuất nhập khẩu 7
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động xuất nhập khẩu 8
1.2.1 Mục tiêu nhiệm vụ của xuất khẩu 8
1.2.2 Mục tiêu nhiệm vụ của nhập khẩu 9
1.3.Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu 10
1.3.1 Nhập khẩu 10
1.3.2 Xuất khẩu 12
II. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 15
2.1. Cam kết về thuế nhập khẩu 15
2.1.1 Mức cam kết chung 15
2.1.2 Mức cam kết cụ thể 15
2.2. Cam kết về các biện pháp phi thuế quan 20
III. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU SAU KHI GIA NHẬP
WTO 22
3.1. Trung Quốc sau khi gia nhập WTO 22
3.1.1 Những tác động tích cực của việc gia nhập WTO đến kinh tế Trung Quốc 22
3.1.2 Những khó khăn và thách thức kinh tế Trung Quốc phải đối mặt khi gia nhập
WTO 26
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 29
3.2.1 Điều chỉnh chính sách kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tận dụng các lợi
thế so sánh 29
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với điều cầu của WTO 29
3.2.3 Vận dụng quy tắc và cơ chế của WTO để ứng phó có hiệu quả với các tranh chấp
thương mại 30
3.2.4 Nắm vững và linh hoạt trong việc thực hiện các cam kết và quy định của WTO 31
3.2.5 Đổi mới tư duy kinh tế 31
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 33
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO 33
1.1. Xuất khẩu 33
1.1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 33
1.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 34
1.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 35
1.1.4.Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu 37
1.2. Nhập khẩu 38
1.2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 38
1.2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 40
1.2.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu 41
1.2.4 Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu 42
1.3. Đánh giá 43
II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 45
2.1 Xuất khẩu 45
2.1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 45
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 47
2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 48
2.1.4. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu 50
2.2 Nhập khẩu 50
2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 50
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 51
2.2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 52
2.2.4. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu 53
2.3 Đánh giá 54
III. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 56
3.1 Tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 56
3.1.1 Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu 56
3.1.2 Thúc đẩy cải cách trong nước 57
3.1.3 Tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào
sản xuất và sự lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào 58
3.1.4 Thúc đẩy sự phát triển của thương mại dịch vụ 58
3.1.5 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 59
3.1.6 Nâng cao thế và lực của Việt Nam trong đàm phán và giải quyết tranh chấp 60
3.1.7 Phát huy được lợi thế so sánh quốc gia, đưa hoạt động xuất nhập khẩu phát
triển cả vể bề rộng lẫn bề sâu 62
3.2 Tác động không thuận lợi đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 62
3.2.1 Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật phủ hợp với tiêu chuẩn quốc tế 62
3.2.2 Nguy cơ mất thị phần, thị trường và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam 63
3.2.3 Thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) 65
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHẨU THỰC HIỆN NHỮNG CAM KẾT KHI GIA NHẬP WTO 67
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 67
1.1. Quan điểm 67
1.1.1. Phát triển xuất nhập khẩu phải gắn với phát triển sản xuất, đảm bảo hiệu quả
kinh tế xã hội, phát triển bền vững: 67
1.1.2. Phát triển xuất - nhập khẩu phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế và vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng XHCN 67
1.1.3.Thực hiện tự do hoá, gắn thị trường trong nước và nước ngoài 68
1.2. Mục tiêu và định hướng 68
1.2.1 Xuất khẩu 68
1.2.2 Nhập khẩu 71
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO
ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 72
2.1. Các giải pháp vĩ mô 72
2.1.1Cải cách hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý nền kinh tế 72
2.1.2 Đẩy mạnh hoạt đông xúc tiến thương mại (XTTM) 74
2.1.3 Xây dựng nền kinh tế thị trường và đổi mới cơ cấu nền kinh tế 75
2.1.4Nhận thức vai trò của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN)và tạo điều kiện cho khu vực KTTN 77
2.1.5 Nâng cao vai trò của các hiệp hội các ngành hàng 79
2.1.6 Tích cực tham gia hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu 80
2.2. Các giải pháp vi mô 81
2.2.1. Đổi mới tư duy kinh tế của doanh nghiệp 82
2.2.2. Nắm vững các cam kết cụ thể của Việt Nam khi gia nhập WTO 83
2.2.3. Đổi mới công nghệ và dây chuyền sản xuất 84
2.2.4. Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm 85
2.2.5. Ứng dụng thướng mại điện tử vào hoạt động kinh doanh 86
KẾT LUẬN 88
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là thành viên chính thức của WTO - tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh với 150 quốc gia, chiếm tới 85% tổng giá trị thương mại hàng hoá và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
Cơ hội lớn nhất mà WTO đem lại cho Việt Nam, đó là nền kinh tế có động lực đẩy mạnh cải cách và phát huy lợi thế cạnh tranh để tăng trưởng với chất lượng cao, phát triển với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, thách thức cũng không phải là nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn ngay trên “sân nhà”, đồng thời phải tuân thủ những cam kết, quy định khắt khe của WTO. Những cơ hội và thách thức đó chia đều cho tất cả các ngành, các địa phương và tác động đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó quan trọng nhất là khu vực “đầu vào” và “đầu ra”.
Tuy thời gian gia nhập WTO của nước ta tính đến nay chưa đầy một năm - khoảng thời gian quá ngắn để đánh giá một cách toàn diện những tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam, và càng không đủ để nói về một xu thế phát triển mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; nhưng chí ít qua đó ta có thể nhận thấy một dấu hiệu nào đó của một thời kỳ mới.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu kịp thời những biến động trong hoạt động xuất nhập khẩu và những tác động của việc gia nhập đối với hoạt động này là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong thời điểm hiện nay, từ đó có thể chuẩn bị tốt hơn cho những bước đi tiếp theo. Việc này sẽ góp phần đánh giá những tác động ban đầu, từ đó kịp thời điều chỉnh những điểm bất cập, hạn chế những tiêu cực và phát huy các yếu tố tích cực, nhằm khai thác
và tận dụng hiệu quả nhất mọi cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho Việt Nam.
Chính vì tính cấp thiết và tầm quan trọng này mà tôi đã chọn đề tài: “Tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của khoá luận này là nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, so sánh hoạt động xuất nhập khẩu giữa giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO, từ đó đánh giá những tác động của việc trở thành thành viên WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Tiếp đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực do việc gia nhập WTO đem đến cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Với mục đích trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu mà còn đi sâu vào phân tích, đánh giá những tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động này. Đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, và thời gian nghiên cứu là từ năm 2001 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh - đối chiếu, phương pháp diễn giải – quy nạp…Bên cạnh đó, khoá luận còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thư viện và trên internet.
5. Nội dung đề tài
Khoá luận được chia thành 3 phần chính:
- Chương I: Những lý luận cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu
- Chương II: Những tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
- Chương III: Một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình, với sự tìm tòi phân tích cá nhân. Do những hạn chế về kiến thức, chắc chắn tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Kính mong quý thầy cô và độc giả góp ý để tôi tiến bộ hơn trong những nghiên cứu tiếp sau.
CHƯƠNG I:
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
I. Khái quát chung về xuất nhập khẩu
1.1. Khái niệm xuất nhập khẩu
Theo Từ điển bách khoa toàn thư, xuất khẩu là việc bán hàng hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài; gồm hai loại hình: xuất khẩu hàng hoá hay còn gọi là xuất khẩu hữu hình và xuất khẩu dịch vụ (cho thuê tàu, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, chuyển giao công nghệ…) hay còn gọi là xuất khẩu vô hình. Còn nhập khẩu là việc đưa hàng hoá từ nước ngoài vào nước mình; cùng với xuất khẩu, tạo thành cán cân thương mại của một quốc gia. Nhập khẩu có thể được chia thành hai loại: nhập khẩu hàng hoá hay còn gọi là nhập khẩu hữu hình và nhập khẩu dịch vụ (thuê tàu, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, du lịch quốc tế, mua quyền sở hữu công nghiệp của nước ngoài) hay còn gọi là nhập khẩu vô hình.
Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 (điều 28), xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Theo Giáo trình kinh tế ngoại thương (Trường đại học ngoại thương - 2006), xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài, và nhập khẩu là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài.
Tóm lại, nói một cách khái quát, xuất nhập khẩu là việc đưa hàng hoá hoặc dịch vụ ra hoặc vào Việt Nam, và được chia làm hai loại cơ bản là xuất nhập khẩu hữu hình và xuất nhập khẩu vô hình. Như vậy, xuất nhập khẩu chỉ là một bộ phận trong hoạt động thương mại vì “thương mại”, theo định nghĩa