Hoàn Cảnh Kinh Tế - Xã Hội Hình Thành Các Quan Điểm Kinh Doanh Ở Việt Nam




3. Các quan điểm về kinh doanh ở Việt Nam


3.1 Hoàn cảnh kinh tế - xã hội hình thành các quan điểm kinh doanh ở Việt Nam

Điều kiện của một nền kinh tế trồng lúa nước từ xa xưa đòi hỏi cao sự tôn trọng và lưu giữ, truyền bá kinh nghiệm... Những kinh nghiệm sản xuất, các triết lý về hoạt động kinh tế có nguồn gốc trực tiếp từ đây.

Trong suốt chiều dài lịch sử “trọng nông, ức thương”, hạn chế các điều kiện để xây dựng và phát triển một nền kinh tế vững mạnh, hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không mấy phát triển. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới cũng có cùng xuất phát điểm như Việt Nam nhưng đã nhanh chóng cải cách nền kinh tế cho phù hợp để trở thành các quốc gia phát triển. Còn ở Việt Nam lại không có những thay đổi cơ bản như thế, và trở nên lạc hậu về kinh tế so với các nước trên thế giới. Điều đó có nguồn gốc cơ bản là những nguyên nhân xã hội, điều kiện xã hội. Có thể khái quát bốn nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, quan hệ sản xuất phân tán và lạc hậu. Nền nông nghiệp nước ta trong các xã hội truyền thống có quy mô nhỏ và trình độ sản xuất thủ công (sản xuất nhỏ và lạc hậu); quan hệ sản xuất cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn là kinh tế hộ gia đình với quy mô đã được tổng kết trong câu ca dao cổ: “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”. Sản xuất nhỏ trong các xã hội truyền thống là kiểu sản xuất tự sản, tự tiêu, tự cung tự cấp - một nền kinh tế hiện vật có mức phát triển thấp hơn rất nhiều so với nền kinh tế thị trường. Biểu hiện của kiểu sản xuất này là những người nông dân sống trong các làng xóm luôn coi nghề nông là gốc, khi cần mua sắm thứ gì cho gia đình thì mang các sản phẩm nông nghiệp của họ tới chợ quê bán lấy tiền mua hoặc bằng cách thức hàng đổi hàng. Trong một nền kinh tế như vậy thì tính chất kinh doanh rất mờ nhạt, nếu không muốn nói chỉ có các quan hệ kinh tế mà không có các quan hệ kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Hai là, kết cấu làng xã và tâm lý tiểu nông. Làng xã Việt là một kết cấu xã hội hết sức bền vững vốn là các công xã nông thôn xuất hiện từ thời dựng nước, vào


Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 8



khoảng thiên niên kỷ I trước công nguyên, của những người nông dân có quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng trong cùng một địa vực cư trú. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ở Việt Nam nước đã nhiều lần bị mất nhưng làng chưa bao giờ bị mất. Làng xã là nơi làm ra hạt gạo bát cơm cho cả nước, là nơi bảo tồn các giá trị quốc văn, quốc hồn của dân tộc, đặc biệt là nơi sản sinh và lưu giữ cái căn tính nông dân và tâm thức làng quê của người Việt. Trong mỗi kết cấu làng xã đều có hai đặc tính quản lý trái ngược nhau cùng tồn tại: tính cộng đồng trong mối quan hệ giữa các thành viên của làng và tính tự trị trong mối quan hệ giữa làng với nước. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác. Tính tự trị là làng nào biết làng ấy, mỗi làng là một vương quốc nhỏ khép kín với luật pháp riêng. Đó chính là “hương ước”, một hệ thống luật tục tồn tại song song và không mâu thuẫn với luật pháp nhà nước nhưng tính hiệu lực của nó với các thành viên của làng có phần mạnh hơn. Điều đó tạo nên truyền thống “phép vua thua lệ làng”. Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre (thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm).

Bắt nguồn từ hai đặc trưng trái ngược nhau này tạo nên tính chất nước đôi trong tính cách của dân tộc Việt:

- Vừa có tinh thần đoàn kết, tương trợ lại vừa có óc tư hữu, ích kỷ và thói cào

bằng


- Vừa có tính tập thể, hòa đồng lại vừa có óc bè phái địa phương


- Vừa có nếp sống dân chủ, bình đẳng lại vừa có óc gia trưởng, tôn ti


- Vừa có tinh thần tự lập lại vừa xem nhẹ vai trò cá nhân


- Vừa có tinh thần cần cù và nếp sống tự cấp, tự túc lại vừa có thói quen dựa dẫm, ỷ lại....

Sự cố gắng giữ gìn tính thống nhất của cộng đồng, của tập thể đối lập với tính chất riêng lẻ của cá nhân do đó triệt tiêu sức mạnh, sự độc lập của các cá thể không có khả năng giải phóng cá nhân, các yếu tố kinh doanh tiềm ẩn không phát triển




được. Kết cấu xã hội hết sức bền vững của làng xã Việt Nam dẫn đến tình trạng là trong văn hóa kinh tế, kinh doanh của Việt Nam thì sức mạnh của cái truyền thống (văn hóa nông thôn) vẫn thường ở thế lấn át cái hiện đại (văn hóa đô thị, thị trường). Kết cấu ấy cũng dẫn đến tâm lý ăn xổi ở thì, không có thói quen nhìn xa, tâm lý bình quân cào bằng, ít chú ý đến hạch toán kinh tế. Thói quen sống tản mạn, tác phong tùy tiện, kỷ luật thiếu chặt chẽ, trọng tục lệ hơn luật pháp. Những thói quen, tập quán, tâm lý của người nông dân làng quê - với tất cả mặt tích cực và tiêu cực của nó - vẫn tiếp tục ngấm sâu, chi phối tâm thức và hành động của một phần lớn số thương nhân, doanh nhân nước ta hiện nay.

Ba là, hoàn cảnh chiến tranh xảy ra thường xuyên và kéo dài. Điều này dẫn đến thực tế là văn hóa chiến đấu có sự phát triển rực rỡ hơn nhiều so với văn hóa kinh tế, kinh doanh. Đồng thời, lối nghĩ, lối làm của những người đã tham gia chiến đấu nay chuyển sang làm kinh tế cũng đang tác động mạnh mẽ đến văn hóa kinh tế, kinh doanh.

Bốn là, ảnh hưởng của các nền văn hóa bên ngoài. Tư tưởng coi thường các hoạt động kinh tế, kinh doanh, khinh miệt các thương gia và các hoạt động quá thiên về vật chất của Nho giáo (Mạnh Tử với “vi nhân bất phú, vi phú bất nhân”) là cơ sở lý luận cho giới cầm quyền thời Lê Trịnh Nguyễn thi hành các chính sách chống kinh doanh “trọng nông ức thương” và “bế quan tỏa cảng” khiến nền kinh tế ngưng trệ với cơ chế “tự sản tự tiêu” khép kín. Phật giáo vốn không phải là một tôn giáo cổ vũ cho tinh thần kinh doanh nhưng lại có những giáo quy đề cao việc kinh doanh hợp đạo lý, nên có ảnh hưởng nhất định đến ý thức của tầng lớp doanh nhân nước ta. Có thể truyền thống doanh nhân tham gia vào công tác từ thiện xã hội ở nước ta có nguồn gốc văn hóa một phần là do sự khuyến đạo của Phật giáo. Đạo Lão với tư tưởng “vô vi” có xu hướng xuất thế nên không coi trọng, không khuyến khích các hoạt động kinh tế. Tuy vậy, vẫn có một số nhà quản trị kinh doanh hiện nay coi “vô vi” như là một nghệ thuật quản lý đặc sắc của phương Đông.




3.2 Quan điểm kinh doanh trong xã hội Việt Nam truyền thống

Quan niệm “trọng nông ức thương” của Nho giáo là một nguyên nhân cơ bản khiến cho các kinh nghiệm làm thương mại và kinh doanh của người Việt không được quan tâm đúng mức và không thể khái quát thành các hệ thống lý luận. Biểu hiện của các quan niệm kinh doanh trong văn hóa dân gian Việt Nam chủ yếu ở hai loại hình là thành ngữ, tục ngữ và hương ước của các làng xã.

Quan điểm kinh doanh trong thành ngữ, tục ngữ chưa mang đầy đủ các nội dung của quan điểm kinh doanh mà chỉ dừng ở những tư tưởng về kinh doanh, những tư tưởng này cũng phần nào thể hiện quan niệm của dân tộc Việt về kinh doanh. Chẳng hạn như quan niệm về tính cộng đồng trong kinh doanh (“buôn có bạn, bán có phường”), nhận thức được vai trò của đồng tiền, của vốn trong kinh doanh (“buôn tài không bằng dài vốn”), xác định thị trường, nhu cầu thị trường, thời điểm về kinh doanh để có lợi, cách chọn hàng để mua, cách bán hàng (“được mùa buôn vải vóc, mất mùa buôn thóc gạo”; “mua cua xem càng, mua cá xem mang”...), ý thức về tính nhân bản trong hoạt động kinh doanh (“tiền tài như phân thổ, nhân nghĩa tựa thiên kim”). Khi bàn về kinh doanh, cha ông ta có rất ít những tư tưởng làm ăn lớn và tầm nhìn xa trông rộng, chủ yếu vẫn là chuyện kiếm ăn độ nhật với quy mô nhỏ bé (“buôn chín bán mười, buôn thúng bán bưng, buôn chiều hôm, bán sớm mai”).

Hương ước là một văn bản quy định về tổ chức và quản lý làng xã - một tổ chức kinh tế - xã hội vi mô rất bền vững ở nước ta. Hương ước chứa đựng những triết lý nhất định về quản lý cộng đồng của người Việt Nam. Vai trò và chức năng của hương ước có một số điểm tương đồng với triết lý của doanh nghiệp hiện nay.

Trong xã hội thực dân phong kiến tầng lớp doanh nhân phân hóa thành hai bộ phận: bộ phận tư sản mại bản và bộ phận tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản mại bản với quan niệm kinh doanh là chủ nghĩa duy tiền, duy lợi nhuận. Bộ phận này làm giàu bất chấp đạo lý và lợi ích dân tộc, cấu kết chặt chẽ với giới cầm quyền thực dân để nhận được những hợp đồng béo bở có tính đặc quyền đặc lợi. Bộ phận tư sản dân




tộc gồm những nhà tư bản kinh doanh có tinh thần yêu nước, tự tôn và tự cường dân tộc. Mặc dù bị chính quyền thực dân chèn ép, kìm hãm nên không có được lợi thế cạnh tranh như các tư sản mại bản và tư sản nước ngoài nhưng họ vẫn nuôi chí làm giàu và biết phát huy tinh thần dân tộc, tình nghĩa đồng bào. Chẳng hạn như nhà kinh doanh Trịnh Văn Bô với triết lý kinh doanh “buôn bán được 10 đồng lãi thì giữ lại 7, còn lại thì giúp đỡ người nghèo và làm những việc phúc đức. Khi cần để nuôi nền độc lập thì cống hiến tất cả”. Đó là những quan điểm kinh doanh cao đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp việc phát triển kinh tế, kinh doanh của nước ta chủ yếu nhằm phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm là đánh đuổi quân xâm lược Pháp nên thời kỳ này không có triết lý về quản lý kinh doanh tiêu biểu.

Quan điểm kinh doanh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và theo cơ chế quan liêu bao cấp. Thời kỳ áp dụng nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp là thời kỳ có khoảng trống lớn về kinh doanh. Truyền thống kinh doanh vốn không phải là điểm mạnh, lại bị mai một trong thời kỳ mà thị trường và kinh doanh bị xóa bỏ, kỳ thị. Đây là thời kỳ sản xuất mà không kinh doanh, hoạt động kinh tế mà không coi trọng hiệu quả, làm giàu bị lên án.

Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986) đã khẳng định phải xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp và chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những năm tiếp sau, tư tưởng này được cụ thể hóa bằng nhiều chính sách và văn bản pháp luật. Cơ chế thị trường đang từng bước được hoàn thiện để tạo ra những cơ hội bình đẳng trong kinh doanh cho tất cả mọi thành phần kinh tế, cho mọi người đều có điều kiện làm giàu cho bản thân và cho xã hội. Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cố gắng nhất định trong việc xây dựng những quan điểm để định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nhìn chung triết lý quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn là hiện tượng mới mẻ, chưa có sự thống nhất trong nhìn nhận và đánh giá.




Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm ăn còn kém hiệu quả là đại đa số các doanh nghiệp nhà nước hiện nay chưa có triết lý kinh doanh bền vững được trình bày rõ ràng với đầy đủ chức năng, giá trị của nó. Các doanh nghiệp vẫn chủ yếu nhấn mạnh vào các yếu tố lượng của kinh doanh thể hiện trong các chỉ tiêu cụ thể như doanh số, lợi nhuận, nộp ngân sách, thuế,... mà chưa chú ý tới các hệ giá trị của doanh nghiệp, điều đó cũng chứng tỏ chưa thực sự chú trọng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mặt khác, các điều kiện như thực tiễn kinh doanh và sự kế thừa về lý tưởng, kinh nghiệm và triết lý ở các doanh nghiệp nhà nước của ta còn yếu ớt, thời hạn, quyền hạn, chức năng của người lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước chưa rõ ràng và ổn định.

Hầu hết các công ty nước ngoài đều mang vào Việt Nam và sử dụng quan điểm kinh doanh của họ như một công cụ quản lý chiến lược, như là hạt nhân của văn hóa doanh nghiệp và là phương tiện giáo dục tất cả các thành viên trong công ty. Họ coi quan điểm kinh doanh như là một yếu tố trong sức mạnh quản lý của mình.

Các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty cổ phần có điều kiện thuận lợi hơn các doanh nghiệp nhà nước trong việc phát huy tác dụng của quan điểm kinh doanh. Do không phải chịu sự cai quản và sức ép của nhiều cấp trên, những người lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân dễ dàng hơn so với đồng nghiệp của họ trong các doanh nghiệp nhà nước trong việc tổng kết kinh nghiệm kinh doanh đúc rút thành triết lý và truyền bá, giáo dục cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Song nhìn chung, triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp này mới chỉ dừng ở câu khẩu hiệu hoặc những câu quảng cáo chứ chưa mang đầy đủ các nội dung của một bản triết lý kinh doanh.

Song với triết lý “tiền là tiên là phật”, một số doanh nghiệp tư nhân bị chi phối bởi lối làm ăn “đánh quả”, gian lận, những khía cạnh đạo đức trong kinh doanh chưa được coi trọng đúng mức. Những triết lý vị kỷ, tư lợi đó không thể phát huy




được tinh thần đoàn kết, cộng đồng cùng thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên vì các mục tiêu chung.

Nhìn chung, nước ta còn thiếu vắng những nhà kinh doanh thành đạt nhờ kết hợp công nghệ kinh doanh với lý tưởng cao cả. Với thực trạng và trình độ phát triển như hiện nay, chúng ta còn rất nhiều yếu kém so với trình độ và khả năng chung của các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân cơ bản là chúng ta chưa chú ý đúng mức tới lý tưởng của các cá nhân và tổ chức, chưa có một phong cách kinh doanh phát huy được các giá trị nhân văn của con người Việt Nam trên mặt trận kinh tế. Vai trò của các triết lý bao hàm được các giá trị chân thiện mỹ còn mờ nhạt trong các hoạt động kinh doanh ở nước ta hiện nay.‌

II. TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1. Tác động tới nhận thức về hoạt động kinh doanh

Xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nặng nề của các quan điểm về kinh doanh trong đạo Khổng và Phật giáo về vấn đề kinh doanh. Thái độ coi thường kinh doanh tồn tại khá lâu trong đời sống các thế hệ Việt, dần dần ăn sâu vào tâm lý. Chủ trương “bế quan tỏa cảng” làm nền kinh tế Việt Nam trì trệ, lạc hậu, khó tiếp cận các tiến bộ kinh doanh thế giới. Thêm vào đó, chủ trương này làm cho kinh doanh quốc tế của Việt Nam không có điều kiện để phát triển, không có sự giao lưu kinh tế quốc tế trong suốt một thời gian dài.

Kể từ thời kỳ mở cửa, kinh tế Việt Nam có nhiều sự phát triển đáng ghi nhận, với nhiều thành tựu vượt bậc trong kinh doanh quốc tế. Tư duy và quan điểm kinh doanh, cũng như kinh doanh quốc tế có nhiều biến đổi tích cực, thể hiện ở việc coi trọng kinh doanh hơn và chịu khó học hỏi, tiếp thu các quan niệm, triết lý, kinh nghiệm,... kinh doanh trên thế giới. Yếu tố văn hóa nước ngoài không phải là không có ảnh hưởng gì đến sự thay đổi này. Việc coi trọng kinh doanh là một đặc trưng không thể phủ nhận ở các nước phương Tây. Ngay cả các nước phương Đông như




Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, mặc dù cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ đạo Khổng và Phật giáo nhưng họ đã tiếp thu các khía cạnh tích cực và có ý thức phát triển kinh tế từ rất lâu. Sự phát triển của con đường tơ lụa và giao lưu kinh tế từ sớm đã mang đến sự thịnh vượng cho các quốc gia này. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, với ý thức sâu sắc và rõ ràng về vai trò của kinh tế, cùng với sự tôn trọng doanh nhân, đặc biệt là các doanh nhân thành đạt, kinh doanh tại các quốc gia lại càng có thêm điều kiện để phát triển. Thực tế đã chứng minh dân tộc Việt Nam cũng đã nhanh chóng tiếp thu các giá trị này, và chú trọng hơn rất nhiều đến phát triển kinh tế, đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và củng cố nhận thức cho tầng lớp doanh nhân.

2. Tác động tới hoạt động đàm phán

Văn hóa Việt Nam trọng quan hệ, do đó, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng mang đậm tính chất coi trọng quan hệ, thích làm việc với người quen. Tuy nhiên, các nền văn hóa tập thể này chỉ phổ biến ở các nước châu Á, nổi bật là Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Văn hóa phương Tây, điển hình là Hoa Kỳ và các nước EU không mang nhiều đặc tính này. Do vậy, khi làm việc với các quốc gia châu Á, doanh nghiệp Việt Nam nên dành một khoảng thời gian nhất định để trò chuyện với đối tác cũng coi trọng quan hệ của mình về các đề tài mang tính trung lập nhằm tạo dựng một quan hệ thân thiện, thoải mái rồi sau đó mới đi vào bàn bạc các vấn đề kinh doanh. Nhưng lại không nên áp dụng cách thức trên khi đàm phán với các thương nhân Hoa Kỳ và EU, bởi họ thuộc nền văn hóa muốn đi thẳng vào vấn đề, bàn bạc ngay công việc khi vào bàn đàm phán hay khi gặp đối tác. Nhiều doanh nghiệp, và những người làm kinh doanh hiện nay, đặc biệt là tầng lớp thanh niên làm việc trong các công ty nước ngoài, đang có xu hướng chuộng cách thức đi thẳng vào vấn đề, để giải quyết công việc với đối tác cho nhanh, tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả làm việc.

Cũng bởi ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, trong đàm phán, người Việt Nam thường hay giữ khoảng cách, ít sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, cũng như ít giao tiếp mắt. Người Việt có xu hướng nói nhỏ, kiềm chế cảm xúc, không ngắt lời người

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí