Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 9




khác, thường diễn đạt dài dòng, ít đi vào vấn đề một cách trực tiếp, ngôn ngữ diễn đạt thường giàu ngữ cảnh nên trong các trường hợp khác nhau một thông điệp có thể mang những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Điều này sẽ thuận tiện khi làm việc với người Trung Quốc và Nhật Bản. Nhưng các đối tác phương Tây có thể sẽ không cảm thấy thoải mái lắm và cho rằng người Việt Nam thiếu thiện chí. Tuy vậy, giao lưu văn hóa và bắt nhịp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã sử dụng nhiều hơn cách diễn đạt trực tiếp, và sử dụng ngôn ngữ cử chỉ nhiều hơn, đặc biệt trong khi thuyết trình để gia tăng hiệu quả. Giao tiếp qua ánh mắt cũng được chú trọng, bởi quan niệm về sự thẳng thắn, và trung thực trong quá trình giao tiếp thể hiện ở việc nhìn thẳng vào mắt người khác ngày càng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt trong tầng lớp thanh niên.

Tác phong nhanh nhẹn và văn hóa coi trọng giờ giấc của các nước phương Tây cũng ảnh hưởng nhiều đến cách thức kinh doanh của người Việt Nam. Trong suốt một thời gian dài, người Việt Nam vẫn được biết đến là một dân tộc có quan niệm “đa chiều” về thời gian. Việc một người đến trễ 5 phút ở Đức là không thể chấp nhận được thì việc trễ chừng 20 - 30 phút lại là một điều rất phổ biến tại Việt Nam, không riêng gì trong kinh doanh, mà ngay cả trong một hoạt động quan trọng của kinh doanh là đàm phán thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng ít quan tâm đến việc phải đến đúng giờ. Tuy nhiên, thói quen xấu không phù hợp cần phải loại bỏ, vì nó có thể cản trở hoạt động kinh doanh phát triển. Người dân Việt Nam hiện tại đã có ý thức hơn về vấn đề giờ giấc. Quan điểm này tuy chưa thực sự phổ biến tại xã hội Việt Nam nhưng nhận thức đã được gieo mầm và nảy sinh. Việc phát triển và phổ biến quan điểm này thực sự có ý nghĩa, vì tôn trọng giờ giấc trong các cuộc hẹn với đối tác nói riêng, làm việc nói chung cũng có nghĩa là tôn trọng đối tác và cũng sẽ củng cố thêm quan hệ kinh doanh. Hiển nhiên, việc nhận thức và thay đổi thói quen giờ giấc này chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa nước ngoài, trong trường hợp này là văn hóa phương Tây.

Trang phục công sở, đặc biệt là trang phục trong khi đàm phán của người Việt Nam cũng thể việc việc học hỏi, tiếp thu giá trị văn hóa phương Tây. Ngày nay,




trong các nghi lễ, các sự kiện quan trọng trong xã hội nói chung, trong kinh doanh nói riêng, nam giới thường mặc complet sẫm màu, thắt caravate, nữ giới có thể mặc váy hoặc quần dài với áo sơmi. Cách phục trang như thế thể hiện sự nghiêm chỉnh, gọn gàng. Tuy nhiên, trong môi trường công sở, đặc biệt là tại các khách sạn, bộ phận lễ tân thường mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Đây cũng là một nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam vẫn được gìn giữ và phát huy tại các đơn vị làm kinh tế.

Các nghi thức trong đàm phán cũng có nhiều sự thay đổi. Do ảnh hưởng từ phong cách làm việc của các nước EU và Hoa Kỳ, nhiều thủ tục, nghi thức đàm phán của người Việt Nam đã được tinh giản. Số lượng doanh nghiệp cho rằng luôn cần phải tổ chức chiêu đãi và tặng quà khi đàm phán đã giảm xuống đáng kể. Thay vào đó là tâm lý “đúng lúc, đúng chỗ, đúng người”, đôi khi tiến hành các hoạt động đó để tạo dựng quan hệ với đối tác, nhưng chú trọng đến tính hiệu quả kinh tế. Quan niệm về suy xét tính hiệu quả kinh tế ngày càng được phát triển rộng rãi hơn ở Việt Nam, làm người dân nói chung, những người làm kinh tế nói riêng tiết kiệm hơn, tránh xa hoa lãng phí, từ đó làm giàu cho đất nước.

Cũng nhờ tính cách linh hoạt của người Việt Nam nên có thể dễ dàng nhận biết và thích nghi với các khác biệt văn hóa và điều chỉnh thích hợp với phong cách của mình. Do đó, trong đàm phán, các doanh nghiệp Việt Nam thường và nên chủ động thay đổi linh hoạt cách thức giao tiếp và làm việc với đối tác để công việc được thuận tiện, đồng thời tạo được ấn tượng tốt đẹp trước đối tác về sự am hiểu văn hóa kinh doanh cũng như thể hiện việc trân trọng đối tác. Tất yếu điều đó sẽ giành được thiện cảm của đối tác và dễ dàng tạo dựng được mối quan hệ làm ăn suôn sẻ.

3. Tác động tới hợp đồng

Do có sự tác động từ xa xưa và ngày nay là các nét tương đồng trong văn hóa, người Việt Nam, cũng như người Trung Quốc và người Nhật Bản ưa làm việc dựa vào quan hệ nên ít coi trọng hợp đồng. Hợp đồng thường được quy định đơn giản, bao gồm các điều khoản cơ bản. Vấn đề được những người theo nền văn hóa




có đặc trưng này quan tâm nhiều nhất là giá cả. Các điều khoản khác như tên hàng, quy cách phẩm chất, thời gian giao hàng, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, giải quyết tranh chấp,... nhận được rất ít sự quan tâm. Các hợp đồng thường được soạn thảo tương đối sơ sài, đảm bảo các điều khoản bắt buộc, các điều khoản khác sẽ thỏa thuận sau hoặc dựa vào các hợp đồng đã ký kết trước đó. Đối với hoạt động mua bán hàng hóa nội địa, có lẽ do chung một nền văn hóa, có những khuynh hướng tư duy và nhìn nhận về hợp đồng giống nhau nên việc kinh doanh vẫn được tiến hành tương đối thuận lợi giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau, bởi họ cùng quan niệm việc ký kết hợp đồng giao dịch chỉ mang tính hình thức là chủ yếu. Tuy nhiên, kể từ khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế rộng rãi với các quốc gia trên thế giới, hoạt động ngoại thương thực sự có điều kiện phát triển, số lượng các thương vụ xuất nhập khẩu tăng lên đáng kể, hàm nghĩa nhiều hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết hơn. Các hợp đồng giao dịch với thương nhân Trung Quốc hay Nhật Bản ít gặp phải các tranh chấp hơn các hợp đồng giao dịch với thương nhân Hoa Kỳ và EU. Tuy nhiên, những người đến từ nền văn hóa Mỹ và EU không ưa cách làm việc này, họ không tin tưởng vào các hợp đồng được quy định ngắn gọn, thiếu cơ sở để giải quyết khi phát sinh tranh chấp. Do tính chất phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế, việc đối tác thực hiện đúng các điều khoản như khi đàm phán là rất ít xảy ra. Trong khi đó, thiếu các điều khoản ràng buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng, thiếu quy định rõ ràng và chính xác nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, và tâm lý trông chờ vào sự thiện chí của đối tác đã làm các doanh nghiệp Việt Nam, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, thua thiệt nhiều và chịu ấm ức khi không thể làm gì để yêu cầu đối tác nhận hàng, giao hàng hay thanh toán,...

Cũng bởi ý thức chưa thực sự coi trọng luật pháp và hợp đồng, các doanh nghiệp Việt Nam ít khi thực hiện đúng những gì đã cam kết trong hợp đồng. Mỗi khi gặp khó khăn trong thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam thông thường trông đợi đối tác thông cảm và đồng ý sửa đổi hợp đồng cho mình. Điều này làm các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các đối tác Âu Mỹ rất khó chịu, vì họ coi hợp




đồng đã ký kết có giá trị pháp lý như luật pháp, cần thực hiện nghiêm chỉnh. Nếu điều kiện thị trường diễn biến bất lợi, họ sẵn sàng chịu thua thiệt trong một, hai thương vụ để giữ uy tín với khách hàng còn hơn là thỏa thuận lại, và họ cũng đòi hỏi đối tác cũng có thái độ tương tự thế.

Xuất phát từ thực tiễn đó, kết hợp với học hỏi cách làm việc tích cực của văn hóa Âu Mỹ, một bộ phận trong thương nhân Việt Nam hiện nay đã điều chỉnh quan niệm của mình về vấn đề soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng cho phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế và phong cách làm việc hiện đại, tiến bộ của đối tác. Việc giữ uy tín của doanh nghiệp qua các thương vụ cũng đặc biệt được chú trọng. Để làm điều đó, đôi khi doanh nghiệp cũng chủ động chịu thiệt hại về mình khi tình hình thị trường có nhiều biến động bất lợi so với các điều khoản quy định trong hợp đồng. Luật pháp Việt Nam hiện nay cũng đã có nhiều quy định minh bạch, rõ ràng hơn để giải quyết các quan hệ kinh tế nói chung, quan hệ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nói riêng. Vai trò của hợp đồng được nâng cao rất nhiều thể hiện ở việc hợp đồng là văn bản đầu tiên luôn được yêu cầu phải có để tòa án hay trọng tài giải quyết các tranh chấp. Hợp đồng cũng là cơ sở pháp lý đầu tiên và có hiệu lực cao nhất để các cơ quan chức năng dựa vào đó tìm ra phương án giải quyết thỏa đáng cho các bên, sau đó mới đến các luật, quy định chuyên ngành và liên quan. Với nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vấn đề này, và hậu quả dễ nảy sinh từ một hợp đồng đơn giản, quy định các điều khoản thiếu chặt chẽ, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng ý thức nhiều hơn về vai trò của hợp đồng. Việc học hỏi và vận dụng cách quy định các điều khoản trong hợp đồng, ký kết và thực hiện hợp đồng, đồng thời rút kinh nghiệm từ các tranh chấp hợp đồng từ văn hóa phương Tây đã cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều bài học hữu ích để thay đổi dần văn hóa làm việc.

4. Tác động tới hoạt động marketing

Một điều rất đáng lưu tâm, và vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh là vấn đề marketing. Có thể nói marketing là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng nhất




của văn hóa, vì việc quyết định mặt hàng kinh doanh, mạng lưới phân phối, cách thức khuyến mại, và nhất là quảng cáo đều liên quan đến văn hóa.

Vấn đề quan trọng nhất trong marketing là việc nghiên cứu thị trường, trong đó chủ yếu là nghiên cứu hành vi người tiêu dùng. Các tác động qua lại trong xã hội ảnh hưởng đến hành vi cá nhân. Quyết định của người tiêu dùng cũng chịu tác động của các ảnh hưởng xã hội bên ngoài, các ảnh hưởng này xuất phát từ con người và hoàn cảnh xung quanh của cá nhân. Chừng nào mà doanh nghiệp không thể kiểm soát hay tác động trực tiếp các ảnh hưởng này, thì chúng phải được đưa vào tính toán trong kế hoạch kinh doanh bởi vì chúng ảnh hưởng đến kết quả của nỗ lực kinh doanh. Bằng cách hiểu rõ các ảnh hưởng xã hội đối với quyết định của người tiêu dùng, nhà kinh doanh có thể tránh được các chướng ngại ngăn cản sự thông tin hiệu quả và như vậy có thể tìm ra các cơ hội. Các nhóm ảnh hưởng xã hội đối với quyết định của người tiêu dùng bao gồm: nhóm tham khảo, văn hóa, giai cấp xã hội và gia đình.


Các ảnh hưởng xã hội


Giai cấp xã hội

Nhóm tham

khảo

Ra quyết định

tiêu dùng

Văn

hóa

Gia đình

Trong đó, một văn hóa là một nhóm cá nhân có cùng những kiến thức, niềm tin, và phong tục được học hỏi và hấp thụ qua thời gian. Một nhóm như vậy tác




động đến các ý kiến của cá nhân về cái gì được giá cao và đáng mong ước. Những ý kiến và giá trị này cung cấp cơ sở cho cách cư xử của các cá nhân trong nhóm. Các giá trị được chia sẻ này khuyến khích hay không khuyến khích những loại hành vi nào đó. Các văn hóa khác nhau được phân biệt bằng cách người ta sống hay tồn tại, được phản ánh qua các hoạt động đặc biệt, các mối quan tâm và quan điểm. Đến lượt mình, các khác biệt trong lối sống này bộc lộ qua các kiểu mua hàng khác nhau. Hình sau trình bày minh họa một vài kết quả của một cuộc khảo sát thái độ tại nhiều nền văn hóa khác nhau:

Thái độ đối với vấn đề làm sạch nhà cửa, con cái và chất khử mùi trong các nền văn hóa khác nhau:


Nhà cửa nên được quét dọn và lau chùi 3 lần một tuần

Con cái là điều quan trọng nhất trong cuộc sống

Mỗi người nên sử dụng sản phẩm khử mùi

% đồng ý

Italia 86

Anh 59

Pháp 55

Tây Ban Nha 53

Đức 45

Úc 33

Mỹ 25

% đồng ý

Đức 86

Italia 84

Canada nói tiếng Pháp 84

Đan Mạch 74

Pháp 73

Mỹ 71

Tây Ban Nha 67

Anh 57

Canada nói tiếng Anh 56

Nam Phi 53

óc 48

% đồng ý

Mỹ 89

Canada nói tiếng Pháp 81

Canada nói tiếng Anh 77

Anh 71

Ý 69

Pháp 59

Úc 53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 9


Ý nghĩa của các thái độ khác nhau này là cơ hội kinh doanh khác nhau tại các nền văn hóa khác nhau. Ví dụ dựa vào kết quả của các khảo sát trên thì cơ hội kinh




doanh dầu chùi bóng đồ đạc ở Ý sẽ cao hơn ở Mỹ, trong khi đó so với người tiêu dùng tại hầu hết các nước khác thì người Mỹ biểu lộ rõ ràng nhu cầu cao đối với việc sử dụng chất khử mùi. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam, yêu cầu nắm vững yếu tố văn hóa trong các môi trường khác nhau ngày càng phải nhận được nhiều sự quan tâm thích đáng hơn. Đối với người quản lý marketing trong doanh nghiệp, sự hiểu biết về lối sống của nhóm giúp xây dựng các thông tin mang tính thuyết phục. Một ý tưởng hay một sản phẩm được trình bày như là rất phù hợp với lối sống hiện hữu sẽ thu hút người tiếp nhận.

Có bốn yếu tố cơ bản tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay mà các doanh nghiệp cần quan tâm:

- Cơ chế thị trường và chính sách mở cửa nền kinh tế đã kích thích sản xuất trong nước, mở đường cho hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ làm số lượng hàng hóa trên thị trường tăng lên nhanh chóng, phong phú cả về chủng loại, mẫu mã. Có thể nói, chưa bao giờ nhu cầu của người Việt Nam được thỏa mãn một cách đa dạng và phong phú như hiện nay.

- Cơ chế thị trường cũng tạo điều kiện để người dân nâng cao thu nhập, có thêm điều kiện để thỏa mãn nhu cầu của mình.

- Nhờ chính sách mở cửa, người dân có điều kiện tiếp cận với những phong cách sống, mức sống cao hơn dân cư sống tại các nước khác. Sự giao lưu này có tác dụng kích thích, làm nảy sinh những nhu cầu mới, nhất là ở cư dân đô thị.

- Cũng với sự thay đổi trong môi trường sống, nhận thức của người dân và dư luận xã hội cũng thay đổi theo. Trước kia, ngay cả những người có điều kiện kinh tế cũng phải kìm nén nhu cầu theo xu hướng chung của xã hội. Ngày nay, việc làm giàu không còn bị cấm đoán, soi mói, con người được tự do phát triển hơn nên có điều kiện thỏa mãn nhu cầu của mình.

Từ việc phân tích hành vi người tiêu dùng, các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà làm marketing, mới có cơ sở xây dựng các chiến lược tiếp thị hiệu quả. Khi các




nhà sản xuất quyết định đưa một mặt hàng nào đó ra kinh doanh, họ cần xác định được phản ứng của người tiêu dùng với mặt hàng này. Chẳng hạn như, các mặt hàng phổ biến được trẻ em ưa thích ngày trước là bỏng ngô, bỏng gạo, kẹo kéo,... Nhưng đến bây giờ, các mặt hàng này hầu như không xuất hiện trên thị trường, hoặc có với số lượng rất khiêm tốn. Thay vào đó, là sự phổ biến của các mặt hàng bim bim, bánh ngọt,... đặc biệt là sữa tươi. Điều này một phần ảnh hưởng bởi thu nhập của người dân đã tăng lên, một phần khác ảnh hưởng bởi điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các nền văn hóa khác nhau, tìm hiểu phong cách ẩm thực nước ngoài, nhu cầu trẻ em trên thế giới, phân tích nhu cầu trẻ em tại Việt Nam, các nhà sản xuất Việt Nam đã đưa vào thị trường nhiều mặt hàng tiêu dùng khác nhau phù hợp với nhu cầu không kém phần đa dạng của trẻ em. Nếu nghiên cứu sâu hơn về danh mục hàng thực phẩm và tiêu dùng cho trẻ em, đối chiếu với 20 năm trở về trước, bất cứ ai cũng có thể nhận thấy sự chuyển biến đáng kể. Các mặt hàng đồ chơi trẻ em, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, cũng có sự phong phú và được ưa chuộng ở Việt Nam. Sản phẩm búp bê Barbie của Mattel Inc., nhà sản xuất và tiếp thị đồ chơi ở Hoa Kỳ khi tiếp cận thị trường Việt Nam đã chiếm lĩnh được một thị phần không nhỏ. Việc các bé gái yêu thích chơi búp bê Barbie đã làm cho một số nhà sản xuất đồ chơi trẻ em tạo dựng kiểu dáng cho sản phẩm búp bê đồ chơi của mình có nhiều điểm mô phỏng sản phẩm của Mattel Inc. Hầu hết các sản phẩm búp bê trên thị trường Việt Nam đều có kiểu “tóc vàng, mắt xanh, da trắng” phỏng theo người Âu Mỹ. Các sản phẩm đồ chơi khác, cùng với ảnh hưởng của sự du nhập và phổ biến hóa văn hóa nước ngoài, cũng nhận được nhiều sự yêu thích của trẻ em Việt Nam.

Cấu trúc của các kênh marketing cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa trong đó chúng tồn tại. Hơn nữa, một sự phân tích kênh chỉ ra rằng đây là lực lượng chính ảnh hưởng đến cấu trúc kênh. Chúng ta có thể thấy cấu trúc kênh ở các nền văn hóa khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau như thế nào đến cấu trúc kênh, qua hình sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022