Phương Pháp Xác Minh Biểu Trưng Của Văn Hóa Doanh Nghiệp (Artefactual Approach)




IV. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH - VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Nếu như E. Heriot định nghĩa “cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên lãng đi - đó là văn hóa” thì Đặng Lê Nguyên Vũ, cũng đứng trên cùng một quan điểm như thế, trong một lần trả lời phỏng vấn tạp chí “Văn hóa doanh nhân” cho rằng “văn hóa doanh nghiệp là cái còn lại của một doanh nghiệp khi bị bóc lớp vỏ ra, hoặc sau khi mọi thứ đã qua đi, tất cả những cái khác bị quên đi”. Điều đó cho thấy văn hóa doanh nghiệp chính là sự chuyển tải các yếu tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, kết hợp, vận dụng linh hoạt các giá trị văn hóa trong kinh doanh, chọn lọc tinh hoa văn hóa dân tộc và thế giới để hình thành nên một hệ thống các chuẩn mực và giá trị riêng của doanh nghiệp, gói gọn lại trong văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khi đó, trở thành một tổng thể thống nhất các giá trị văn hóa và kinh doanh, tạo nên các đặc trưng và sức mạnh cho doanh nghiệp. Việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề kinh doanh, tầm nhìn phát triển công ty ngày càng trở thành yếu tố sống còn để doanh nghiệp tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển bền vững có thể trở thành một lợi thế cho doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt với các doanh nghiệp khác, nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, khi nghiên cứu tác động của môi trường văn hóa tới hoạt động kinh doanh, không thể bỏ qua phân tích yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Với ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, các yếu tố văn hóa nước ngoài có những tác động không nhỏ đến văn hóa doanh nghiệp. Cũng chính vì thế nên hiện nay, nội dung văn hóa doanh nghiệp đang nhận được nhiều sự quan tâm của các công ty nói riêng và cộng đồng nói chung.




1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp


Văn hóa doanh nghiệp được hiểu theo quan niệm của Edgar H. Schein là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh.

Dưới góc độ quản lý, văn hóa doanh nghiệp bao gồm các phương thức tiến hành kinh doanh, quản lý kinh doanh, đàm phán với các đối tác, cách giải quyết các nhiệm vụ xuất hiện trong qúa trình kinh doanh như tổ chức doanh nghiệp, tuyển dụng lao động…

Một cách tổng quan nhất, văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên trong tổ chức.

2. Nội dung cơ bản của văn hóa doanh nghiệp


2.1. Niềm tin, quan điểm, các giá trị cốt lõi

Đây chính là các giá trị cơ bản, các triết lý kinh doanh mà doanh nghiệp đang theo đuổi, và cam kết thực hiện. Các giá trị này kết tinh trong sứ mệnh, trong các chiến lược phát triển, trong hệ thống các quan điểm hoạt động của từng lĩnh vực chuyên môn như sản xuất, bán hàng, tài chính, nhân sự, marketing, nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới…

2.2. Quy tắc, chuẩn mực đạo đức, kinh doanh

Những quy tắc, chuẩn mực này biểu thị thông qua những quy trình, thủ tục, và những chuẩn mực về thái độ làm việc, trang phục, thời gian làm việc, thời gian họp, hành vi ngôn ngữ giao tiếp,… trong công ty. Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (như người đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ cạnh




tranh…) sử dụng để đánh giá, phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức.

2.3 Biểu trưng văn hóa

- Kiến trúc đặc trưng: bao gồm kiến trúc công sở, cấu trúc phòng ban, cơ cấu thiết bị,...

- Biểu tượng, còn được gọi là logo: thông thường logo phải có tính hình tượng, tính đặc trưng và đều có một ý nghĩa nhất định. Logo cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa từng nơi, và quan niệm của người lănh đạo. Ở phương Đông, quan niệm phong thủy, âm dương ngũ hành cũng ảnh hưởng tới logo. Logo có ý nghĩa nhận diện doanh nghiệp trong cộng đồng kinh doanh, góp phần tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Có thể hiểu logo của một công ty có ý nghĩa quan trọng như lá cờ của một quốc gia.

- Khẩu hiệu: Khẩu hiệu thể hiện rất lớn phương châm kinh doanh của công ty. Nó thể hiện ngắn gọn, cô đọng nhất chiến lược phát triển lâu dài của công ty. Tuy nhiên cũng có những khẩu hiệu lại chỉ gắn liền với một sản phẩm nào đó, khi đó được gọi là slogan.

- Ấn phẩm điển hình: bao gồm các văn bản thể hiện chiến lược công ty, hay những bản thông báo, catalo, tài liệu chào hàng, hồ sơ năng lực hay tài liệu chuyên biệt về công ty hoặc tờ báo nội bộ nêu rõ hoạt động của công ty,...

- Các giai thoại: Giai thoại lẫn sự kiện mang tính lịch sử và có thể được thêu dệt thêm. Nó kể về các nhân vật có tiếng nói hoặc những sự kiện trọng đại. Giai thoại có thể biến thành các huyền thoại chứa đựng các giá trị niềm tin trong doanh nghiệp. Giai thoại cũng có thể là những sự kiện rất nhỏ nhưng đặc biệt và có ý nghĩa.

2.4. Phong cách làm việc

- Phong cách quản lý: phong cách quản lý có chức năng định hình phong cách làm việc trong công ty. Phong cách quản lý thường được chia làm 3 loại chính:

+ Phong cách cưỡng bức: là phong cách làm việc trong đó nhà quản lý chỉ dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, quyền hạn của mình để tự đề ra các quyết định rồi




bắt buộc cấp dưới phải thực hiện nghiêm chỉnh, không được thảo luận hoặc bàn bạc gì thêm.

+ Phong cách dân chủ: nhà quản lý có phong cách làm việc dân chủ rất quan tâm thu hút tập thể tham gia thảo luận để quyết định các vấn đề của đơn vị, thực hiện rộng răi chế độ ủy quyền.

+ Phong cách tự do: người quản lý có phong cách này tham gia rất ít vào công việc tập thể, thường chỉ xác định các mục tiêu cho đơn vị mà mình phụ trách rồi để cho các cấp dưới tự do hành động để đi đến mục tiêu.

Như vậy những phong cách khác nhau sẽ tạo nên không khí làm việc, cách thức ra quyết định… khác nhau, tạo nên một nét văn hóa riêng cho công ty.

- Phong cách nhân viên: Môi trường làm việc, vị trí làm việc, lĩnh vực làm việc và định hướng của lănh đạo sẽ tạo ra một phong cách đặc trưng cho mỗi doanh nghiệp. Đó là các phong cách như chuyên nghiệp, lịch sự hay tự do… Mỗi công ty đều tổng hợp những phong cách trên, tuy nhiên sẽ có một phong cách đặc thù được mọi người nhận biết ngay khi nói đến công ty đó và đó chính là một giá trị của văn hóa doanh nghiệp.

3. Tính mạnh yếu của văn hóa doanh nghiệp

Mức độ mạnh hay yếu của văn hóa doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô tổ chức, tuổi đời tổ chức, cường độ các hoạt động văn hóa của tổ chức… Sau đây là hai phương pháp định lượng để xác định tính mạnh yếu của văn hóa doanh nghiệp hay được áp dụng nhất:

3.1.Phương pháp xác minh biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp (Artefactual approach)

Có thể coi phương pháp này chính là phương pháp điều tra thăm dò ý kiến số đông để từ đó tổng hợp lại.

Về nguyên tắc: phương pháp đưa ra một loạt các câu hỏi hệ thống về “sự tồn tại”, “hiệu lực”, “tính nhất quán” của những biểu trưng của doanh nghiệp và chia ra các cấp độ khác nhau để người được thăm dò lựa chọn.




Về hình thức tiến hành: thông qua một bảng hay một phiếu điều tra gửi tới đối tượng điều tra dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp.

Về đối tượng để điều tra: là các biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp như hình ảnh công ty, slogan, quan niệm phương thức quản lý…

Về đối tượng điều tra: tùy từng mục đích. Nếu muốn tìm hiểu kết quả của các quyết định quản lý hay tìm hiểu nhân viên nghĩ gì về công ty thì phạm vi có thể chỉ trong nội bộ công ty. Và như vậy tất nhiên sẽ có hệ thống câu hỏi riêng. Nếu muốn đánh giá hình ảnh công ty trong con mắt của khách hàng hay của nhà quan sát thì đối tượng sẽ là người ngoài công ty.

Tập hợp các kết quả đạt được sẽ đem lại những đánh giá về văn hóa doanh nghiệp giúp cho ban lãnh đạo nhận thức được vị trí doanh nghiệp mình và có những điều chỉnh thích hợp.

3.2. Phương pháp xác minh tính đồng thuận/ mức độ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp (Carsensus/ intesity approach)

Phương pháp này xem xét trên cơ sở sự tác động qua lại của văn hóa đối với nhận thức và hành vi của con người. Cụ thể là văn hóa mạnh luôn có tác động lớn hơn đối với nhận thức và hành vi của con người. Việc tác động này không chỉ ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên - những người bị chi phối bởi các quyết định quản lý, mà còn tác động lên cả người quản lý khi họ ra quyết định. Văn hóa doanh nghiệp càng mạnh thì mức ảnh hưởng lên nhà quản lý càng cao. Chính nó một phần chi phối và định hình cho phát triển quản lý về cách thức hành động thích hợp.

Quá trình tác động của văn hóa doanh nghiệp lên công ty



Văn hóa

doanh nghiệp

Nhân viên


Như vậy mối liên hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với con người trong doanh nghiệp là rất cụ thể. Do vậy nội dung của phương pháp này là đánh giá mối quan hệ giữa mức độ đồng thuận giữa các thành viên và mức độ ảnh hưởng của họ về các đặc trưng văn hóa của doanh nghiệp. Mức độ đồng thuận là sự nhất trí đối với “lý tưởng”, “niềm tin”, “giá trị chủ đạo” của doanh nghiệp và “thái độ” của thành viên tổ chức. Mức độ ảnh hưởng thể hiện theo cả chiều rộng “phạm vi đối tượng tác động” và cả chiều sâu “sự rung cảm, ấn tượng, sức thuyết phục và ảnh hưởng đến hành vi”.

4. Mô hình văn hóa doanh nghiệp

Dựa trên hai tiêu thức: mức độ rủi ro gắn với các hoạt động của công ty và tốc độ của công ty và nhân viên của họ nhận được phản ứng về các chiến lược và quyết định của họ, Deal và Kenedy đã đưa ra mô hình văn hóa doanh nghiệp gồm bốn thành phần: văn hóa nam nhi (tough-guy, macho), văn hóa làm ra làm/ chơi ra chơi (work - hard/ play - hard), văn hóa phó thác (bet - your - company), văn hóa qui trình ( process).




Mô hình văn hóa doanh nghiệp


Văn hóa phó thác

Văn hóa nam nhi

Văn hóa qui trình

Văn hóa

làm ra làm/ chơi ra chơi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 6


Văn hóa nam nhi thường xuất hiện ở những tổ chức có môi trường rủi ro lớn, đồng thời đòi hỏi nhân viên có tinh thần kỷ luật cao, phản ứng nhanh trước các tình huống và đòi hỏi một ý chí mạnh. Mối liên hệ giữa các nhân viên là thấp.

Văn hóa qui trình thường xuất hiện trong các cơ quan nhà nước hay những tổ chức có môi trường làm việc mức độ rủi ro thấp, yêu cầu công việc đòi hỏi phải tuân thủ những qui định chặt chẽ có tính chất ràng buộc rất lớn. Do đó môi trường văn hóa loại này thường rất cứng nhắc. Tính sáng tạo của các nhân viên bị hạn chế nhiều.

Văn hóa làm ra làm/ chơi ra chơi thường xuất hiện ở những tổ chức mà môi trường làm việc rủi ro thấp, mối liên hệ giữa nhân viên và cấp trên lớn. Văn hóa loại này thường có môi trường làm việc sôi nổi, phát huy tối đa tính sáng tạo của nhân viên. Ngày nay các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình văn hóa này.

Văn hóa phó thác xuất hiện trong những tổ chức có môi trường làm việc rủi ro cao mà tốc độ phản ứng của các nhân viên với công việc lại thấp. Văn hóa này hiện




nay ít xuất hiện vì nó không còn phù hợp với thời đại mà cuộc sống luôn đòi hỏi sự thay đổi.

Ưu điểm của các phân loại này là giúp cho những người quản lý định dạng được những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp cho tổ chức. Từ môi trường hoạt động và những yêu cầu của tính chất kinh doanh mà doanh nghiệp có thể xác định những đặc trưng văn hóa cần có thông qua việc xác định mô hình thích hợp cho công ty.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí