Tìm Hiểu Văn Hóa Trong Kinh Doanh Của Một Số Nước Trên Thế Giới




Cấu trúc kênh tại một số nước


Người mua số lượng lớn

Bán lẻ ở thành phố

Bán lẻ ở thành phố nhỏ

Bán lẻ ở nông thôn

Venezuela Thổ Nhĩ Kỳ


Nhà sản xuất

Nhà sản xuất


Đại lý nhập khẩu

Bán buôn ở nông thôn


Đầu ra bán buôn họ làm chủ

Bán buôn

Bán lẻ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 10


Nhà sản xuất

Người sản xuất sản phẩm cơ bản

Người bán buôn chung

Người bán buôn địa phương

Đại lý của người sản xuất

Người bán buôn đặc biệt

Người bán buôn sản phẩm đặc biệt cơ bản

Người bán buôn nhỏ

Người bán buôn vùng

Người bán buôn địa phương

Người bán lẻ

Bán lẻ

Bán lẻ

Ấn Độ Nhật Bản



Bán lẻ

Bán

ở nông

buôn

thôn họ


làm chủ





Ở Việt Nam do môi trường văn hóa nên tồn tại số đông các trung gian bán lẻ rất nhỏ, kinh doanh những số lượng hàng hóa rất nhỏ, mà các nhà quan sát cho rằng nó không hiệu quả.

Rõ ràng là, nhà kinh doanh phải có nhận thức về môi trường văn hóa của kênh marketing khi mở rộng các kênh sang các nền văn hóa khác. Những nhà kinh doanh, đặc biệt là nhà quản lý kênh marketing, không phải chỉ mở rộng kênh sang các nước khác mới tìm thấy môi trường mới lạ mà sự thay đổi môi trường văn hóa có thể diễn ra ngay trong nước, đòi hỏi họ phải nhận biết được. Sự thay đổi môi trường văn hóa tại một số khu vực có thể có nhiều nét tương đồng, khi đó có thể áp dụng cấu trúc kênh marketing thích hợp của các nền văn hóa tương thích. Cách thức tổ chức kênh marketing theo yếu tố văn hóa nước ngoài không ảnh hưởng nhiều và ngay lập tức đến cách thức tổ chức kênh marketing tại Việt Nam nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng đến tư duy về tổ chức kênh của các doanh nghiệp Việt Nam. Xu thế phát triển kinh tế chung của thế giới là một xu thế tất yếu. Dù theo đuổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản thì vẫn không có sự khác biệt về các quy luật kinh tế điều chỉnh và chi phối hoạt động kinh tế và xã hội. Do đó, có thể dễ dàng nhận thấy, các cách thức phân phối sản phẩm tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi, trong khoảng 50 năm gần đây, kéo theo là sự thay đổi dần dần cấu trúc kênh marketing cho phù hợp hơn với hoàn cảnh mới và nhu cầu. Số lượng các cửa hàng tạp phẩm kinh doanh nhỏ lẻ đã thu hẹp lại rất nhiều so với trước đây. Thay vào đó là sự xuất hiện nhiều siêu thị lớn, cả bán buôn lẫn bán lẻ. Sự thay đổi này được nhận thấy rất rõ nét tại các thành phố lớn, các tụ điểm thương mại của đất nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Nếu khảo sát một vòng Việt Nam, người ta cũng có thể thấy sự xuất hiện của các siêu thị lớn, với cách thức hoạt động độc lập hoặc nhượng quyền thương mại tại các tỉnh thành trong cả nước. Điều đó có thể kết luận do tác động của các yếu tố nước ngoài, trong đó có văn hóa đã thay đổi cách thức tổ chức kênh của các doanh nghiệp Việt Nam, và sự thay đổi này không diễn ra một cách nhanh chóng, mau lẹ mà diễn ra một cách từ từ, và phải trải qua cả một quá trình tác động lên các yếu tố liên quan khác.




Văn hóa cũng gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức xúc tiến bán hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay áp dụng và triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại để gia tăng doanh số. Với bản tính ưa cần kiệm và quan tâm nhiều đến giá cả thì các chương trình giảm giá và quà tặng được người Việt Nam ưa chuộng hơn nhiều so với các chương trình bốc thăm trúng thưởng, vé cào trúng thưởng,... trong hệ thống thiết kế khuyến mãi của doanh nghiệp. Với những hàng hóa đắt tiền, giảm giá là hình thức được yêu thích hơn cả vì nó giúp người dân Việt tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Còn với những hàng hóa có giá trị không cao, quà tặng là phương tiện hiệu quả để thu hút khách hàng hơn.

Các chương trình quảng cáo cũng nhận được nhiều sự quan tâm của người dân Việt Nam. Tuy vậy, người Việt khá nhạy cảm với các nội dung quảng cáo. Trong khi nhiều chương trình quảng cáo mang tính hành động cao theo phong cách Mỹ khá được ưa chuộng tại Việt Nam, thì các chương trình quảng cáo liên quan đến giới tính tương đối gây phản cảm cho người Việt, bởi họ vốn tế nhị và kín đáo. Mặc dù ở nhiều nơi trên thế giới, việc sử dụng sức hấp dẫn về giới tính rất phổ biến trong quảng cáo nhưng lại dễ khiến người Việt Nam khó chịu. Bên cạnh đó, tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng bản địa cũng có thể trở thành một lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam khéo léo khai thác kết hợp với yếu tố nước ngoài thông qua các chương trình quảng cáo. Chẳng hạn như đối với sản phẩm nước tăng lực đóng chai Number 1, công ty đã lấy bối cảnh quay quảng cáo tại nước ngoài, thuê diễn viên nước ngoài đóng quảng cáo và thông điệp kết thúc cuối đoạn phim quảng cáo là “đã có mặt tại Việt Nam”. Thông điệp đó đã tạo ra tâm lý chung, Number 1 là một sản phẩm nước ngoài. Các phân tích của giới marketing cũng có chung nhận định như thế. Điều này đạt được hiệu quả tương đối lớn, khi sản phẩm nước tăng lực đóng chai đầu tiên này được tiêu thụ nhanh chóng và rộng rãi trên khắp đất nước. Tuy nhiên, điều mà người tiêu dùng Việt Nam ít chú ý, Number 1 là sản phẩm nước giải khát của một công ty Việt Nam!




5. Tác động tới cách thức quản trị doanh nghiệp

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của đạo Khổng, Trung Quốc, nên theo kết quả trong công trình của Hofstede, Việt Nam là nơi có chỉ số phân cấp quyền lực cao. Chính vì vậy, ngay từ thời xa xưa, mô hình tổ chức nhà nước cũng như các hoạt động kinh doanh chủ yếu là theo chiều dọc, phổ biến nhất là hình tháp, với một người lãnh đạo chịu trách nhiệm tối cao và nhiều tầng lớp nhân viên cấp dưới. Nhà nước phong kiến là mô hình điển hình cho phương thức quản lý này. Trong công việc, cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh và chỉ thị của cấp trên. Ngược lại, cấp trên có trách nhiệm phải đưa ra những yêu cầu rõ ràng để nhân viên có thể tuân theo. Nền văn hóa này tạo ra các chỉ số cá nhân thấp, do đó vai trò của cá nhân không được đề cao, mọi người làm việc vì lợi ích tập thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Việt Nam không chịu bất cứ ảnh hưởng gì từ văn hóa nước ngoài, ngoại trừ ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc từ xa xưa về phương thức quản trị. Ngược lại, càng ngày các nhà nghiên cứu càng nhận thấy dấu ấn của sự ảnh hưởng văn hóa nước ngoài trong quản trị doanh nghiệp Việt Nam. Cơ cấu công ty và mô hình quản trị, cũng như cách thức quản trị tại Việt Nam khá đa dạng và linh hoạt, tương đối thích hợp với các nguồn lực và tư duy lãnh đạo của từng doanh nghiệp, đồng thời có sự điều chỉnh, thay đổi khi không phù hợp. Điều đó có nghĩa, việc tiếp thu văn hóa nước ngoài trong quản trị của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chọn lọc, tiếp thu những cái phù hợp với thực tế kinh doanh tại doanh nghiệp mình và vận dụng linh hoạt với các thay đổi của môi trường xung quanh.

Văn hóa quản trị hướng vào con người, coi con người là trung tâm trong doanh nghiệp cũng được áp dụng rộng rãi và hiệu quả tại các doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp hơn học hỏi văn hóa này. Xuất phát điểm của văn hóa quản trị coi trọng nhân lực tiến bộ này đến từ hệ thống quản trị kinh doanh của các nước phương Tây.

Mặc dù văn hóa truyền thống Việt Nam vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến lĩnh vực đề bạt và tuyển dụng nhân sự, việc tiếp thu văn hóa nước ngoài thể hiện ở các tiến




bộ và thành tựu đạt được trong việc cải tổ các quy trình, nội dung tuyển dụng và điều kiện thăng tiến tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng có vai trò khá quan trọng. Có thể nhận thấy tại nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam, quy trình và nội dung tuyển dụng tương đối đồng nhất với quy trình và nội dung tuyển dụng tại các nước phương Tây. Các doanh nghiệp hiện nay đã áp dụng nhiều hơn, và phổ biến hơn các bài kiểm tra đầu vào ứng viên về IQ (chỉ số thông minh), EQ (chỉ số cảm xúc), AQ (chỉ số phản ứng với các tình huống), cũng như các hình thức phỏng vấn nhóm, phỏng vấn tình huống,... Các chương trình “quản trị viên tập sự” không những được tiến hành bởi các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam như Unilever, P&G, Cocacola, Pepsicola, Maersk Broker Asia,... mà còn được tiến hành bởi các công ty Việt Nam như ACB, Nutifood,... hay chương trình “thủ lĩnh trẻ FPT” cũng là một dạng của chương trình “quản trị viên tập sự” mà các công ty khác đang tiến hành.



CHƯƠNG III: HƯỚNG TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI KẾT HỢP VỚI KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ MỘT SỐ

KHUYẾN NGHỊ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


I. TÌM HIỂU VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Trong quá trình phân tích tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời chuyển tải yếu tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tiên tiến, hiện đại, việc tìm hiểu văn hóa trong hoạt động kinh doanh của các quốc gia khác sẽ giúp chúng ta có cơ sở để phân tích, nhận định và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Khóa luận này giới hạn phạm vi tìm hiểu tại ba nền văn hóa tiêu biểu là Mỹ, Nhật, Trung Quốc vì Nhật Bản là một trong những quốc gia Châu Á phát triển nhất về kinh tế và kinh doanh, Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế năng động vào bậc nhất trên thế giới, và Trung Quốc là quốc gia láng giềng, cũng là nước theo chủ nghĩa xã hội và đang có những bước chuyển mình đáng quan tâm. Hơn nữa, Nhật Bản và Trung Quốc cũng là hai quốc gia Châu Á, có nhiều nét tương đồng trong văn hóa với Việt Nam. Việc tìm hiểu văn hóa trong hoạt động kinh doanh của ba quốc gia này sẽ giúp chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết cho quá trình xem xét tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Việt Nam, từ đó đưa ra được những giải pháp thích hợp và hiệu quả.

1. Văn hóa trong kinh doanh của Nhật Bản


1.1 Những nét cơ bản về văn hóa Nhật Bản

Huyền thoại cho rằng Nhật Bản được Hoàng đế Jimmu sáng lập vào năm 660 trước công nguyên. Nhưng theo những tài liệu thành văn về nước Nhật được tìm thấy ở Trung Hoa, người Nhật được coi là một nhánh của chủng tộc Mongoloid di




cư từ lục địa châu Á. Ngay từ buổi bình minh lịch sử của mình, Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Hoa và Triều Tiên.

Người Nhật chưa từng có một lịch sử lâu dài sống theo những nguyên tắc dân chủ. Trong hầu hết lịch sử của mình, xã hội Nhật Bản là một xã hội phong kiến, khuyến khích các thành viên bên dưới của xã hội phải tuyệt đối trung thành và phục tùng các vua chúa phong kiến đủ loại, nơi mà quyền lực phong kiến không hề bị thách thức bởi những người thấp cổ bé họng. Thói quen ứng xử đó vẫn để lại dấu ấn sâu xa trong mọi lĩnh vực của xã hội Nhật Bản hiện đại.

Khoảng giữa những năm 1800, Nhật Bản bắt đầu nhìn nhận một vài nguyên lý của hệ thống dân chủ. Tuy nhiên đó không phải là kết quả của một lòng tin nhiệt thành với các nguyên tắc dân chủ. Đúng hơn, họ nhận ra rằng chỉ có một nước Nhật tập quyền vững mạnh mới có thể đối mặt với những thách thức quân sự và kinh tế từ phương Tây. Người Nhật đã nhận thấy họ cần học tập công nghệ tiên tiến của phương Tây, tiến tới giành được sự bình đẳng về chính trị, kinh tế và quân sự với phương Tây để có thể giữ gìn bản sắc dân tộc độc lập của mình.

Văn hóa Nhật Bản có độ thuần nhất cao. Trong suốt lịch sử của mình, người dân Nhật Bản vẫn luôn giữ một thái độ phân biệt giữa những gì là ngoại quốc và những gì là của Nhật Bản. Cho mãi đến gần đây, họ vẫn luôn ưa chuộng những gì là của Nhật Bản hơn. Thái độ này cũng rất rõ trong cách người Nhật Bản đối xử với những ai không phải là người Nhật.

Do không ưa đối đầu, người Nhật thích tạo nên sự đồng lòng nhất trí hơn khi cần ra quyết định. Họ tin tưởng vào sự cần thiết giữ hòa khí, thậm chí nếu phải từ bỏ sự thật và lòng trung thực. Hơn nữa, cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, giữ thể diện và giữ gìn phẩm giá là điều tuyệt đối phải coi trọng bất cứ điều kiện nào. Thực tế là có rất ít không gian cho cá nhân trong đời sống xã hội Nhật Bản, khi mà “phần thưởng” là được hòa mình vào các cộng đồng.

Ngoài ra, văn hóa Nhật Bản còn có một số nét đặc trưng sau:




- Sự kết hợp song song các yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại: điều này bắt nguồn từ chính yếu tố hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Do vị trí địa lý tách biệt, nên trong lịch sử, sự giao lưu với văn hóa nước ngoài của người Nhật bị hạn chế. Nhưng khác với Việt Nam và Trung Hoa, sự tách biệt này không làm cho người Nhật quay lưng lại với văn hóa nước ngoài, mà lại kích thích trí tò mò của họ. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, và nếu như họ phát hiện trào lưu nào đang thắng thế thì họ sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến.

Mặc dù rất nhạy cảm đối với văn hóa nước ngoài, song với lòng tự tôn dân tộc rất cao, người Nhật rất ý thức về tài sản văn hóa của họ, một nền văn hóa đã được trân trọng bồi dưỡng và tích lũy qua các triều đại. Vừa nhạy cảm và sẵn sàng tiếp thu văn hóa nước ngoài, vừa cố gắng bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc chính là hai dòng chủ lưu trong văn hóa Nhật.

- Óc thẩm mỹ cao: Người Nhật gây ấn tượng với người nước ngoài khá nhiều về sự tinh tế và óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài, mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong quan hệ của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân.

1.2 Những đặc điểm cơ bản của văn hóa trong hoạt động kinh doanh của Nhật Bản

Người Nhật hết sức coi trọng các mối liên hệ cá nhân. Họ dành ra một số lớn thời gian để xây dựng các quan hệ và tạo dựng sự tin cậy lẫn nhau. Bất cứ trường hợp nào, nếu có thể có được sự giúp đỡ của các đại lý, đại diện hay nhà phân phối sở tại thì đều rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề địa phương.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí