4.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.8.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu định lượng về tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính
Để đánh giá về TTK, tác giả dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng trên mẫu gồm 527 DNPTCNY trên TTCK VN giai đoạn 2015-2019 và kết quả nghiên cứu định tính trên mẫu gồm 5 cán bộ quản lý tài chính của 5 DNPTCNY, để từ đó, đánh giá những mặt được và chưa được, nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tại, sau đó đưa ra các giải pháp để khắc phục các tồn tại đó. Những đánh giá này sẽ được tác giả thực hiện đối với từng thước đo của TTK, nhằm có những góc nhìn đầy đủ và chân thực nhất về tình trạng thanh khoản của DN.
4.8.1.1. Đối với các chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản truyền thống
* Kết quả nghiên cứu
Thứ nhất là chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán hiện thời”: TTK đo lường bằng chỉ tiêu CR có tác động tích cực đến HQTC trong các DNPTCNY trên TTCK VN (Giả thuyết 1 được ủng hộ hoàn toàn). Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của của Bibi and Amjad (2017), Ehiedu (2014), Demirgünes (2016), Janjua và cộng sự (2016), Ismail
(2016), Podilchuk (2013), Khidmat and Redman (2014), Alagathurai (2013), Sanghani (2014), Umobong (2015), nhưng khác với nghiên cứu của Irawan and Faturohman (2015), Bagchi and Chakrabarti (2014), Saleem and Rehman (2011), Eljelly (2004), Thuraisingam (2015), Sharma and Kumar (2011), Reddy and Narayan (2018), Saleem and Rehman (2011), Azhar (2015), Ben-Caleb và cộng sự (2013), Md Yusof (2017), Stevanovic và cộng sự (2019), Pordea và cộng sự (2020).
Đồng thời, mức độ tác động của TTK đến HQTC khi đo lường bằng chỉ tiêu CR phụ thuộc vào nhóm ngành nghề và chỉ tiêu đo lường HQTC (Giả thuyết 2 được ủng hộ hoàn toàn). Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 4.23.
Bảng 4.23: Tổng hợp sự khác biệt về MĐTĐ của CR tới HQTC theo nhóm ngành
MĐTĐ của CR tới HQTC | |
ROA | MĐTĐNGÀNH-SX = MĐTĐ NGÀNH-XD = MĐTĐ NGÀNH-TM&DV |
ROE | MĐTĐNGÀNH-SX > MĐTĐ NGÀNH-XD > MĐTĐ NGÀNH-TM&DV |
ROS | MĐTĐNGÀNH-SX > MĐTĐ NGÀNH-XD = MĐTĐ NGÀNH-TM&DV |
TOBIN’Q | MĐTĐNGÀNH-SX < MĐTĐ NGÀNH-XD = MĐTĐ NGÀNH-TM&DV |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Kiểm Định Vif Với Các Biến Phụ Thuộc
- Lựa Chọn Mô Hình Hồi Quy Với Biến Phụ Thuộc Roa
- Tổng Hợp Kết Quả Tác Động Của Ttk Đến Roe Theo Ngành Nghề
- Thảo Luận Kết Quả Nghiên Cứu Định Lượng Về Tác Động Của Các Biến Kiểm Soát Đến Hiệu Quả Tài Chính
- Giải Pháp Quản Lý Tính Thanh Khoản Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Phi Tài Chính Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Tăng Cường Đẩy Mạnh Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Và Áp Dụng Công Nghệ Vào Quản Trị Doanh Nghiệp Trong Thời Đại 4.0
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Rõ ràng hệ số CR càng lớn càng chứng tỏ giá trị TSNH mà DN đang có đủ để thanh toán toàn bộ số NNH mà DN đang gánh. Tuy nhiên, khi phân tích CR, các nhà quản trị tài chính cần lưu tâm đến bản chất của hệ số, hơn là nhìn vào bề ngoài của con số. Hệ số CR rất cao, có thể là là do các khoản phải thu đã nợ đọng từ rất lâu, khách hàng thanh toán rất chậm. Hoặc CR cao là do DN tồn đọng quá nhiều HTK không bán được. Vậy nên CR cao thì không có nghĩa DN không thể rơi vào tình trạng mất KNTT. CR cao cũng có thể đồng nghĩa với việc lượng tiền mặt tồn trữ nhiều, KNTT được bảo đảm, nhưng lại có thể cho thấy DN đang sử dụng không hiệu quả tiền mặt, bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư hoặc lãng phí cơ hội của tiền.
Tuy nhiên nếu xét 1 DN thấy hệ số CR của DN đó dưới 1, nghe có vẻ đang báo động. Nhưng các DN bán lẻ hoặc dịch vụ thường không tồn động HTK nhiều, cũng không có các khoản phải thu lớn, do đó hệ số CR sẽ thấp hơn các DN trong khối ngành XD hoặc SX. Vì vậy mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy CR là một thước đo hữu ích về TTK trong ngắn hạn của DN và CR lớn hơn 1 mới là một chỉ báo tốt nhưng chỉ khi DN đó được đặt trong bối cảnh bình thường và đặt trong nhóm các DN cùng ngành với nhau thì việc so sánh mới có ý nghĩa.
Thứ hai là chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”: Tác động của TTK khi đo lường bằng chỉ tiêu QR đến HQTC không được tác giả phân tích trong chương 4 do mô hình có BĐL QR xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Chỉ tiêu QR rõ ràng là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng với các DN, do đã loại bỏ đi yếu tố HTK, một nhân tố có giá trị tương đối lớn trong TSNH của DN. Tuy nhiên, tác giả cho rằng do giới hạn nghiên cứu của luận án chỉ là 5 năm, và không thực hiện đầy đủ qua các thời kỳ tăng trưởng cũng như suy thoái của DN nên kết quả có thể chưa mô tả được toàn bộ thực trạng về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, mặc dù thước đo TTK QR cũng quan trọng và có tác động đến HQTC của DN nhưng không phải mọi DN đều sử dụng chỉ tiêu đó và tác động đó có nhiều chiều hướng, phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động SXKD của từng ngành nghề và trong từng thời kỳ của DN.
Thứ ba là chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời”: Kết quả nghiên cứu cho thấy CAR không có tác động có ý nghĩa thống kê đến ROE, ROS (đồng nhất với nghiên cứu của Azhar (2015), Kong và cộng sự (2019)) và có tác động tích cực đến ROA và Tobin’Q (đồng nhất với nghiên cứu của Ismail (2016) (Giả thuyết 1 được ủng hộ một phần). Khi xét theo yếu tố ngành, MĐTĐ của CAR tới ROA và TOBIN’Q có sự tương đồng, CAR vẫn có tác động có ý nghĩa thống kê đến ROE, ROS của ngành sản xuất (Giả thuyết 2 được ủng hộ hoàn toàn). Kết quả thể hiện ở bảng 4.24
HQTC | MĐTĐ của CR tới HQTC |
ROA | MĐTĐNGÀNH-SX < MĐTĐ NGÀNH-XD = MĐTĐ NGÀNH-TM&DV |
ROE | CAR chỉ có tác động đến ROE của ngành SX |
ROS | CAR chỉ có tác động đến ROE của ngành SX |
TOBIN’Q | MĐTĐNGÀNH-SX < MĐTĐ NGÀNH-XD = MĐTĐ NGÀNH-TM&DV |
Bảng 4.24: Tổng hợp sự khác biệt về MĐTĐ của CAR tới HQTC theo từng ngành
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Thứ tư là chỉ tiêu “Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt”: Mặc dù giả thuyết của Luận án
là TTK có tác động tích cực đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN, nhưng để đo lường TTK của DN, tác giả sử dụng các chỉ tiêu: CR, QR, CAR, CCC, CFR và CNCC. Trong khi đó, các chỉ tiêu CR, CAR, CFR và CNCC đều là các hệ số, là kết quả của việc thực hiện phép chia. Và nếu các hệ số này càng lớn thì thể hiện TTK của DN càng tốt, tức là có mối quan hệ thuận chiều với TTK. Ngược lại, CCC là một chỉ tiêu đo lường bằng đơn vị “ngày”, và nếu CCC càng lớn, chứng tỏ, DN càng bị ứ động vốn, TTK càng thấp, tức là có tác động ngược chiều với TTK. Nghĩa là đối với giả thuyết 1, khi đo lường TTK bằng CCC thì CCC càng nhỏ (tức TTK càng cao) thì HQTC càng tốt và ngược lại).
Kết quả nghiên cứu cho thấy CCC có tác động tiêu cực đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN đo lường qua các chỉ tiêu ROA, ROE, Tobin’Q nhưng lại có tác động tích cực đến ROS (Giả thuyết 1 được ủng hộ phần lớn). Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Bibi and Amjad (2017), Irawan and Faturohman (2015), Bolek and Wili’nski (2011), Bagchi and Chakrabarti (2014), nhưng khác với nghiên cứu của Podilchuk (2013), Sharma and Kumar (2011). Ware (2015), Ben-Caleb và cộng sự (2013), Eljelly (2004), Wang (2002), Oishi (2016), Ismail (2016). Khi xét theo yếu tố ngành, CCC có tác động đến HTQC theo những mức độ khác nhau (Giả thuyết 2 được ủng hộ hoàn toàn), cụ thể ở bảng 4.25:
Bảng 4.25: Tổng hợp sự khác biệt về MĐTĐ của CCC tới HQTC theo từng ngành
MĐTĐ của CCC tới HQTC | |
ROA | MĐTĐNGÀNH-XD < MĐTĐ NGÀNH-SX = MĐTĐ NGÀNH-TM&DV |
ROE | MĐTĐNGÀNH-SX = MĐTĐ NGÀNH-XD = MĐTĐ NGÀNH-TM&DV |
ROS | MĐTĐNGÀNH-XD < MĐTĐ NGÀNH-SX = MĐTĐ NGÀNH-TM&DV |
TOBIN’Q | MĐTĐNGÀNH-SX < MĐTĐ NGÀNH-TM&DV < MĐTĐ NGÀNH-XD |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
CCC bị ảnh hưởng bởi sự mở rộng hoặc thu hẹp bởi kỳ luân chuyển HTK, kỳ thu tiền bình quân và kỳ trả tiền bình quân. Hệ số CCC càng nhỏ thì chứng tỏ TTK của DN càng tốt. Việc đánh giá khoảng thời gian chênh lệch này sẽ cho phép các nhà quản trị tài chính tiếp cận hoàn chỉnh hơn về tình hình thanh khoản của DN. Một DN có khoảng thời gian luân chuyển HTK và các khoản phải thu dài hơn so với khoảng thời gian luân chuyển các khoản phải trả sẽ có ảnh hưởng không tốt đến tình hình thanh khoản của DN và ngược lại. Tác động nghịch chiều của hệ số CCC đến HQTC của DN càng thể hiện rõ hơn khi DN rơi vào tình trạng khó khăn hoặc nền kinh tế có nhiều sự thay đổi. Việc gặp khó khăn trong tiêu thụ HTK và không thể thu hồi được các khoản phải thu sẽ làm giảm KNTT của DN. Không có một sự chắc chắn nào DN sẽ đảm bảo được đủ tiền để trang trải các khoản nợ đến hạn.
* Những ưu điểm trong việc quản lý TTK theo tỷ lệ truyền thống
Cách đo lường TTK theo tỷ lệ truyền thống dựa vào các chỉ tiêu được cung cấp trên bảng CĐKT, gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, HTK và NNH. Vì vậy, ưu điểm trong việc quản lý TTK theo tỷ lệ truyền thống chính là những ưu điểm của các DN trong việc quản lý các loại TSNH và NNH trên. Qua tìm hiểu thực trạng các DNPTCNY, tác giả nhận thấy ưu điểm của các DN trong việc quản lý TTK theo tỷ lệ truyền thống sau:
- Hầu hết các DN đều biết và quan tâm đến vị thế của TTK. Quản lý TTK là vấn đề luôn được các DN ưu tiên và nhắm đến trong việc quản trị tài chính DN. Tất cả các nhà quản trị tài chính DN được phỏng vấn đều chia sẻ về tình trạng thanh khoản của DN và mối quan tâm của DN đến TTK.
- Quy mô thanh khoản của các DN càng ngày càng tăng, thể hiện ở tốc độ tăng quy mô tổng TSNH của các DN. Cụ thể, TSNH năm 2015, tăng 14,18% so với năm 2014, năm 2016 tăng 15,70% so với năm 2015, năm 2017 tăng 13,21% so với năm 2016,
năm 2018 tăng 9,40% so với năm 2017, năm 2019 tăng 14,95% so với năm 2018. Trong
cả giai đoạn 2015-2019 thì quy mô TSNH năm 2019 tăng 64,73% so với năm 2015. Điều đó cho thấy TTK của các DN luôn được đảm bảo và cải thiện, tăng trưởng qua từng năm.
- Các DN đã sử dụng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, bên cạnh nguồn vốn ngắn hạn (NNH) thì một phần TSNH được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn (gồm nợ dài hạn và vốn CSH). Cụ thể, tỷ lệ TSNH / NNH năm 2015 là 2,32, năm 2016 là 2,51, năm 2017 là 2,41, năm 2017 là 2,28, năm 2019 là 2,38 và bình quân cả giai đoạn 2015-2019 là 2,40. Việc sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSNH sẽ giúp DN tránh được việc phải trả nợ trong thời gian ngắn, giúp nguồn vốn an toàn và ổn định.
- Bình quân các DN đều đảm bảo KNTT, thể hiện ở các hệ số CR, QR, CAR đều ở ngưỡng an toàn với bình quân chung giai đoạn 2015-2019 của CR là 2,76, QR là 2,13, CAR là 0,54.
- Quản trị vốn bằng tiền đã được các DN tập trung trong quản lý thu chi, khi số dư tiền mặt lớn có DN đã thực hiện gửi tiết kiệm có kỳ hạn để tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền. Số dư Tiền và các khoản tương đương tiền của các DNPTCNY có chiều hướng giảm xuống từ 2015-2019. Cụ thể: Năm 2016 mức tồn quỹ tiền và các khoản tương đương tiền giảm 0,79% so với năm 2015, năm 2017 giảm 2,63% so với năm 2016, năm 2018 giảm 7,92% so với năm 2018. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy các DN đã biết chuyển đổi tiền mặt sang các khoản đầu tư khác có lợi hơn.
- Nhiều DN đã thực hiện lập dự báo ngân sách tiền mặt. Việc lập dự báo ngân sách tiền mặt đã giúp DN xác định được khi nào cần tiền, cần bao nhiêu và cần trong bao lâu. Trong các DN được tác giả phỏng vấn sâu, có DN cho biết là việc lập dự báo ngân sách tiền mặt được thực hiện theo tuần, đáp ứng rất kịp thời thông tin về luồng tiền của DN.
- Nhiều DN có thế mạnh trong ngành, không cho khách hàng chịu nợ nên không bị nợ đọng các khoản phải thu của khách hàng, không tồn tại nợ xấu và không bị chiếm dụng vốn.
- Tuy quy mô thanh khoản tăng, nhưng các DN lại rút ngắn được kỳ luân chuyển HTK. Việc rút ngắn số ngày luân chuyển HTK giúp HTK tham gia vào quá trình SXKD được nhiều vòng hơn, giảm vốn dự trữ mà vẫn đảm bảo được nhu cầu SXKD, không bị gián đoạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể: kỳ luân chuyển HTK năm 2016 rút ngắn được 19,38 ngày so với năm 2015, năm 2017 rút ngắn được 7,76 ngày so với năm 2016, năm 2018 và 2019 tăng lên, nhưng bình quân cả giai đoạn 2015-2019 đã rút ngắn được 3,73 ngày.
* Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân trong việc quản lý tính thanh khoản theo tỷ lệ truyền thống
- Quản trị tiền mặt tại các DNPTCNY trong thời gian qua vẫn còn bất cập như có nhiều DN không xác định được mức tồn quỹ tối ưu gây ra tình trạng tồn quỹ lớn kéo dài gây lãng phí vốn. Mặc dù các DN cũng nhận thức được vai trò quan trọng của việc cần phải xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu. Tuy nhiên, do trình độ nhân lực còn hạn chế, nên vấn đề này chưa DN triển khai có hiệu quả.
Năm 2019, Bộ kế hoạch và Đầu tư đã công bố tại Hội nghị Thủ tướng Chính Phủ, trình độ quản trị DN còn thấp, chủ yếu theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn, thiếu lao động có chất lượng cao. Cụ thể: có tới 55,63% số chủ DN có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ DN có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Nhân lực VN đạt mức 3,79/10 điểm, đứng thứ 11/12 quốc gia tại Châu Á được khảo sát.
- Việc lập báo cáo ngân sách tiền mặt tuy đã được thực hiện nhưng kỳ báo cáo lại có thời gian khá dài, như quý / năm. Trong khi đó, thị trường liên tục biến đổi về nhu cầu thị trường, về giá cả đầu vào,…do đó, các báo cáo ngân sách tiền mặt theo quý / năm có thể sẽ không phù hợp với nhu cầu thật sự của DN, gây ra sự không chủ động cho DN khi sử dụng ngân sách.
- Việc quản lý và giám sát tiền mặt của các DN còn nhiều lỏng lẻo và bất cập. Nguyên nhân là do chưa có những quy định, chế tài rõ ràng trong quản lý tiền mặt. Chưa có sự tách bạch, phân cấp công việc cụ thể giữa các nhân viên phòng kế toán.
- Phần lớn, các DN vẫn bị chiếm dụng vốn từ khoản nợ phải thu của khách hàng. Thậm chí, phần vốn bị chiếm dụng đó ngày càng tăng. Số nợ phải thu bị chiếm dụng và kỳ thu tiền bình quân của các DN tăng lên qua từng năm. Năm 2016, số nợ phải thu tăng thêm 10,33%, kỳ thu tiền bình quân kéo dài thêm 3,43 ngày so với năm 2015. Năm 2017, tăng thêm 17,8% và kéo dài thêm 2,19 ngày so với năm 2016. Năm 2018 tăng thêm 14,64% và kéo dài thêm 11,06 ngày so với năm 2017. Năm 2019 tăng 7,62% và kéo dài thêm 3,72 ngày so với năm 2018. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể do chính sách tín dụng thương mại của DN chưa phù hợp; phương thức kiểm soát nợ phải thu của DN chưa tốt hoặc DN chưa có các biện pháp thu hồi nợ thích hợp.
- Mặc dù kỳ luân chuyển HTK bình quân giảm, nhưng thực tế, công tác quản lý HTK vẫn tồn tại rất nhiều bất cập. Như có những DN, đặc biệt là DN XD, có kỳ luân chuyển HTK rất dài; hoặc nhiều DN do công tác dự báo thị trường còn nhiều hạn chế, hoặc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, dẫn đến việc dự trự HTK nhiều, kéo theo phát sinh đáng kể chi phí lưu kho, bảo quản.
Tựu chung lại là các DNPTCNY vẫn có hiệu quả sử dụng TSNH thấp. Các DN VN đang có hiệu quả sử dụng TSNH ngày càng giảm và bị “đánh đổi” để đạt hiệu quả doanh thu. Các DN tiếp tục đối mặt với những thách thức trong hoạt động chuyển đổi doanh thu và lợi nhuận trên sổ sách thành tiền mặt. Lý do chính được giải thích cho việc tiền mặt tạo ra ít hơn là vì DN đã “mắc kẹt” trong các khoản VLĐ, trong đó bao gồm các khoản phải thu, hàng tồn kho. So sánh cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN tại VN tiếp tục kém hơn đa số các nước thuộc khu vực châu Á cũng như các khu vực và quốc gia phát triển như châu Âu, Mỹ và châu Úc. Chẳng hạn, DN VN có CCC cao hơn 9 ngày so với trung vị châu Á và cao hơn đến 13 ngày so với Malaysia.
4.8.1.2. Đối với các chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản theo dòng tiền
* Kết quả nghiên cứu
Thứ nhất là chỉ tiêu “Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh”: TTK đo lường bằng chỉ tiêu CFR có tác động tích cực đến HQTC trong các DNPTCNY trên TTCK VN ( Giả thuyết 1 được ủng hộ hoàn toàn). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Rahman and Sharma (2020), Sanghani (2014), Kong và cộng sự (2019) và không phù hợp với nghiên cứu của Stevanovic và cộng sự (2019). Điều này chứng tỏ rằng việc các DN gia tăng dòng tiền của mình sẽ làm tăng HQTC của DN. Các DN tin rằng hệ số CFR là một chỉ báo quan trọng để dự báo thất bại tài chính. Nếu CFR quá thấp, thậm chí âm, nghĩa là DN không có dòng tiền để trang trải các khoản nợ, thuế, tiền lương, cổ tức, không có tiền để thực hiện các dự án đầu tư... Kết quả là ảnh hưởng nghiêm trọng đến HQTC của DN. Khi xét theo yếu tố ngành, MĐTĐ của CFR đến HQTC cũng có sự khác nhau giữa các nhóm ngành khác nhau (Giả thuyết 2 được ủng hộ hoàn toàn), thể hiện cụ thể ở bảng 4.26:
HQTC | MĐTĐ của CFR tới HQTC |
ROA | MĐTĐNGÀNH-TM&DV < MĐTĐ NGÀNH-SX < MĐTĐ NGÀNH-XD |
ROE | MĐTĐNGÀNH-TM&DV < MĐTĐ NGÀNH-XD < MĐTĐ NGÀNH-SX |
ROS | MĐTĐNGÀNH-TM&DV < MĐTĐ NGÀNH-SX < MĐTĐ NGÀNH-XD |
TOBIN’Q | MĐTĐNGÀNH-SX = MĐTĐ NGÀNH-XD = MĐTĐ NGÀNH-TM&DV |
Bảng 4.26: Tổng hợp sự khác biệt về MĐTĐ của CFR tới HQTC theo từng ngành
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Thứ hai là chỉ tiêu “Hệ số đảm bảo nhu cầu tiền mặt cần thiết”: Tác động của
TTK đến HQTC khi đo lường bằng chỉ tiêu CNCC không được tác giả phân tích do mô hình có BĐL CNCC xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
* Những ưu điểm trong việc quản lý TTK theo tỷ lệ dòng tiền
- BC LCTT là 1 trong các BCTC bắt buộc, do đó, tất cả các DN hàng năm đều lập BC LCTT theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp. Đây là cơ sở thông tin quan trọng để các DN có thể xác định được tình trạng thanh khoản theo tỷ lệ dòng tiền.
- Nhiều DN có công tác hoạch định chính sách quản trị dòng tiền rõ ràng, nhất quán, có sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo cũng như sự đồng bộ trong thực hiện của toàn bộ nhân viên. Bộ máy quản trị dòng tiền về cơ bản đã được thiết lập tương đối hoàn chỉnh, có phân công công việc rõ ràng giữa các bộ phận.
* Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân trong việc quản lý tính thanh khoản theo tỷ lệ dòng tiền
- Bình quân chung giai đoạn 2015-2019, hệ số CFR của các DNPTCNY chỉ đạt là 0,3. Có nghĩa là dòng tiền thuần từ HĐKD của các DN chỉ đủ để bù đắp 1/3 số NNH cần phải thanh toán. Trong khi đó, nếu xét theo các tỷ lệ truyền thống thì KNTT của các DN đều rất cao (với CR lớn hơn 2, QR lớn hơn 1). Điều đó cho thấy có sự mâu thuẫn khi quản lý TTK theo 2 góc độ trên. Các DNPTCNY chưa thực sự quan tâm đến vấn đề quản lý TTK theo tỷ lệ dòng tiền và chỉ chú trọng vào quản lý TTK theo các tỷ lệ truyền thống. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tuy vẫn được lập nhưng không thực sự mang nhiều ý nghĩa quản lý dòng tiền cho DN. Nguyên nhân là do năng lực cán bộ quản lý tài chính trong DN còn yếu, chưa kịp nhìn nhận thị trường để đối phó được với các cú sốc của thị trường.
- Nhiều DN có hệ số CFR bị âm, nghĩa là dòng tiền vào của các DN này < dòng tiền ra. Tất nhiên, không phải mọi DN có dòng tiền HĐKD âm đều là dấu hiệu rủi ro, suy thoái và đáng báo động. Nếu đây là các DN mới thành lập, dòng tiền ra sẽ phát sinh nhiều hơn do phải mở rộng đầu tư SXKD, nhập thêm hàng hóa, kéo dài công nợ phải thu,…thì rất dễ xảy ra tình trạng dòng tiền âm. Tuy nhiên, các DN niêm yết trên TTCK đều là các DN đã có nhiều năm thành lập, vì vậy hệ số CFR âm là điều vô cùng nguy hiểm cho DN.
- Các DN cũng không lập kế hoạch dòng tiền trong dài hạn. Các kế hoạch về dòng tiền chỉ được XD một cách độc lập, theo từng dự án hoặc các mục tiêu riêng biệt nào đó, không phù hợp với chiến lược tổng thể và mục tiêu dài hạn của DN. BC LCTT được lập hầu như là do yêu cầu về mặt pháp luật của Bộ Tài chính, và được thực hiện 1 năm 1 lần. Do đó, không thể đáp ứng được yêu cầu thông tin liên tục của DN và không thể giúp DN quản trị được tốt dòng tiền.