Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN - 2

2.3.2. Các nghiên cứu trong nước về tác động của phát triển thị trường tài chính và các yếu tố kinh tế đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết 69

2.4. Khe hở nghiên cứu 71

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 75

3.1. Giả thuyết nghiên cứu 75

3.1.1. Nhóm các biến đo lường sự phát triển thị trường tài chính 75

3.1.2. Biến đo lường chất lượng thể chế quốc gia 80

3.1.3. Nhóm biến kiểm soát 81

3.2. Mô hình nghiên cứu và đo lường biến 87

3.3. Dữ liệu nghiên cứu 90

3.4. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 91

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính 92

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 92

3.4.3. Các bước xử lý và phân tích số liệu để thực hiện mục tiêu nghiên cứu 96

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 98

4.1. Tổng quan sự phát triển thị trường tài chính các quốc gia 98

4.2. Phân tích thống kê mô tả các biến 102

4.3. Phân tích tương quan 107

4.4. Phân tích hồi quy 112

4.4.1. Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn 113

4.4.2. Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp phân theo chất lượng thể chế quốc gia 120

4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu 130

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 135

5.1. Kết luận và những đóng góp chính của nghiên cứu 135

5.2. Hàm ý chính sách 136

5.2.1. Hàm ý chính sách chung cho năm quốc gia 136

5.2.2. Hàm ý chính sách riêng cho Việt Nam 149

5.3. Hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 159

KẾT LUẬN 161

TÀI LIỆU THAM KHẢO 163

Phụ lục 1: Các tiêu chí xếp hạng thị trường của FTSE và MSCI 178

Phụ lục 2: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài 186

Phụ lục 3: Thống kê số lượng doanh nghiệp tại các quốc gia mỗi năm 192

Phụ lục 4: Thống kê biến sử dụng trong 7 nghiên cứu gần nhất đề tài 193

Phụ lục 5: Một số biến đặc điểm doanh nghiệp được sử dụng phổ biến 200

Phụ lục 6: Kết quả hồi quy theo phương pháp GMM 202

Phụ lục 7: Phương pháp OLS, FEM, REM, GLS và các kiểm định mô hình 226

Phụ lục 8: Một số chỉ tiêu về sự phát triển tài chính tại 5 quốc gia 231

Phụ lục 9: Vai trò của các định chế tài chính 239

Phụ lục 10: Chất lượng thể chế tại các quốc gia 242

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

AEC

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community)

2

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast

Asian Nations)

3

ĐCTC

Định chế tài chính

4

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

5

FTSE

GEIS

FTSE Global Equity Index Series

6

NHTM

Ngân hàng thương mại

7

TTCK

Thị trường chứng khoán

8

TTTC

Thị trường tài chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ


STT

Tên sơ đồ

Trang

1

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu

6

2

Sơ đồ 2.1: Cách thức TTTC hỗ trợ cho tài trợ công ty và quản trị đầu tư

23

3

Sơ đồ 2.2: Vai trò của các định chế tài chính

26


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


STT

Tên biểu đồ

Trang

1

Biểu đồ 4.1: Sự phát triển thị trường tài chính (FMI) giai đoạn 2010 –

2019

104

2

Biểu đồ 4.2: Khả năng tiếp cận TTTC (FMA) trong giai đoạn 2010 – 2019

104

3

Biểu đồ 4.3: Độ sâu TTTC (FMD) trong giai đoạn 2010 – 2019

105

4

Biểu đồ 4.4: Tính hiệu quả thị trường (FME) trong giai đoạn 2010 – 2019

106


DANH MỤC HÌNH VẼ


STT

Tên hình

Trang

1

Hình 4.1: Vốn hóa TTCK và giá trị cổ phiếu giao dịch trên GDP

100

2

Hình 4.2: Tỷ lệ giá trị cổ phiếu giao dịch trên vốn hóa thị trường (%)

100

3

Hình 4.3: Tỷ lệ giá trị trái phiếu phát hành trên GDP (%)

102


DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1: Các biến đo lường sự phát triển thị trường tài chính của IMF

35

2

Bảng 3.1: Ký hiệu, cách đo lường và kỳ vọng về dấu của biến độc lập

89

3

Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp mỗi quốc gia qua các năm

91

4

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình

102

5

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

108

6

Bảng 4.3: Hệ số VIF của các biến trong mô hình

111

7

Bảng 4.4: Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến tổng nợ

113

8

Bảng 4.5: Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến nợ dài hạn

114

9

Bảng 4.6: Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến nợ ngắn hạn

115

10

Bảng 4.7: Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến tổng nợ ở nhóm có chất lượng thể chế quốc gia thấp (GOV_LOW)

120

11

Bảng 4.8: Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến nợ dài hạn ở nhóm có chất lượng thể chế quốc gia thấp (GOV_LOW)

122

12

Bảng 4.9: Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến nợ ngắn hạn ở nhóm có chất lượng thể chế quốc gia thấp (GOV_LOW)

123

13

Bảng 4.10: Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến tổng nợ ở nhóm có chất lượng thể chế quốc gia cao (GOV_HIGH)

124

14

Bảng 4.11: Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến nợ dài hạn ở nhóm có chất lượng thể chế quốc gia cao (GOV_HIGH)

125

15

Bảng 4.12: Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến nợ ngắn hạn ở nhóm có chất lượng thể chế quốc gia cao (GOV_HIGH)

127


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1. Vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết đề tài

Cấu trúc vốn là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm không chỉ những nhà nghiên cứu học thuật mà còn cả những người làm chính sách trong nhiều thập kỷ qua; nguyên nhân vì cấu trúc vốn là một trong những yếu tố then chốt giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn, gia tăng giá trị doanh nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về nguyên tắc, các nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc vốn không chỉ để duy trì sự cân bằng giữa nợ và vốn chủ sở hữu, mà là để xác định mức độ rủi ro tài chính phát sinh do tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu không cân bằng (Schwartz, 1959); do đó việc duy trì sự cân bằng giữa nợ và vốn chủ sở hữu là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro tài chính (Campbell, Galpin và Johnson, 2016). Bên cạnh đó, thị trường tài chính (TTTC) là nơi tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn, hay nói cách khác, TTTC là nơi luân chuyển vốn từ những người có vốn tiết kiệm nhàn rỗi sang những người có nhu cầu về vốn thông qua hai kênh huy động: Kênh huy động vốn gián tiếp được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung gian – nổi bật nhất là ngân hàng; hoặc kênh huy động vốn trực tiếp thị trường chứng khoán – người cần vốn phát hành các loại giấy có giá trị chứng nhận chủ quyền về các khoản vốn được sử dụng cùng với những quyền hay lợi ích mà người mua được thụ hưởng (Nguyễn Thị Cành và ctg, 2011; Mishkin, 2016).

Vai trò cốt yếu của TTTC là khơi thông các nguồn tài trợ, giúp hoạt động tài chính doanh nghiệp (liên quan đến các quyết định như: số lượng vốn cần huy động và những loại chứng khoán nào cần phát hành để tài trợ cho các hoạt động) được tiến hành thuận lợi. Bên cạnh đó, TTTC còn giúp việc quản trị đầu tư diễn ra dễ dàng hơn, do TTTC cung cấp nhiều công cụ tài chính với thời gian đáo hạn và mức độ rủi ro khác nhau, giúp người thừa vốn sử dụng tối ưu nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình. Nói chung, TTTC thực sự đóng vai trò liên kết các hoạt động quản trị đầu tư với các hoạt động tài chính doanh nghiệp (Madura, 2016). Đồng thời, TTTC cũng là công cụ đắc lực giúp nhà nước quản lý hiệu quả nền kinh tế (Lê Văn Tư, 2006). Tuy nhiên, nếu một bên trong giao dịch nắm được nhiều thông tin hơn bên còn lại sẽ dẫn đến


tình trạng thông tin bất cân xứng, khiến nguồn vốn không được phân bổ hiệu quả (Darskuviene, 2010).

Thực tế cho thấy có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến cấu trúc vốn, song hầu hết nghiên cứu chỉ chú trọng đến tác động của những nhân tố nội tại trong doanh nghiệp đến cấu trúc vốn, hoặc tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp mà ít quan tâm đến tác động của sự phát triển TTTC đến cấu trúc vốn. Trong khi vai trò của TTTC là rất quan trọng vì sẽ cung cấp thêm nhiều hình thức huy động vốn để doanh nghiệp lựa chọn, sự phát triển TTTC giúp giảm tình trạng thông tin bất cân xứng, từ đó giảm chi phí huy động vốn, giảm vấn đề đại diện... nên sẽ có tác động nhất định đến cấu trúc vốn doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những nghiên cứu trước đưa ra các kết quả hỗn hợp và không có lý thuyết duy nhất nào có vẻ thích hợp trong việc giải thích sự lựa chọn cấu trúc vốn. Mặc dù, vấn đề đã được nghiên cứu đối với cả các nước phát triển và đang phát triển, nhưng sự mơ hồ có vẻ nghiêm trọng hơn nhiều đối với các nước đang phát triển. Nguyên nhân là vì vai trò của thị trường vốn phát triển và đang phát triển có thể khác nhau đối với việc lựa chọn cấu trúc vốn doanh nghiệp; môi trường pháp lý và thể chế của các nước phát triển khá giống nhau, thì môi trường của các thị trường mới nổi có sự khác biệt đáng kể. Do đó, những khác biệt này có thể giải thích sự mâu thuẫn trong các phát hiện từ những quốc gia mới nổi (Wald, 1999; Yarba và Guner, 2019; Yadav, Pahi và Gangakhedkar, 2019). Theo Glen và Singh (2004), đặc điểm của các công ty ở các nước đang phát triển (hay thị trường mới nổi) có sự khác biệt với công ty ở các nước phát triển, cụ thể (1) các công ty ở thị trường mới nổi bị chi phối (khoảng 76%) bởi các công ty nhỏ (có tổng tài sản dưới 300 triệu đô la Mỹ) so với các công ty lớn; (2) các công ty có mức nợ thấp hơn và đang giảm dần vào đầu những năm 2000, nợ dài hạn chiếm một phần nhỏ hơn nợ ngắn hạn; (3) liên quan đến cơ cấu tài sản, các công ty ở thị trường mới nổi có mức tài sản cố định cao hơn tài sản lưu động; (4) các công ty có mức lợi nhuận thấp hơn (ROA và ROE) có xu hướng tăng vào đầu những năm 2000; và (5) tỷ lệ thanh khoản của các công ty thị trường mới nổi thấp hơn.


Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự lựa chọn cấu trúc vốn ở các nền kinh tế phát triển có thể không khái quát được đối với các nền kinh tế mới nổi (đang phát triển), vốn có cơ sở hạ tầng tài chính, mức độ mở cửa thể chế và mức độ phát triển thị trường vốn khác nhau rõ rệt (Machokoto, Areneke và Ibrahim, 2020). Đồng thời, lược khảo các nghiên cứu trước cho thấy, dù các nghiên cứu thực nghiệm nói chung đang gia tăng ở các nước đang phát triển, song vẫn còn rất ít các nghiên cứu được thực hiện ở khu vực ASEAN (Phooi, Rahman và Sannacy, 2017). Trong khi đó, Châu Á đang nằm ở vị trí trung tâm của hoạt động kinh tế toàn cầu cũng như là động lực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế thế giới; điển hình, cuối tháng 10/2019, Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey cũng công bố báo cáo trong đó chỉ rõ nếu thế kỷ 19 được gọi là “Thế kỷ châu Âu hóa", thế kỷ 20 là thế kỷ “Mỹ hóa” thì hiện nay là “Thế kỷ châu Á hóa” (Hà Ngọc, 2020); và trọng tâm phát triển của Châu Á chính là khu vực ASEAN. Do đó, việc tìm hiểu về sự phát triển TTTC, cấu trúc vốn, và tác động của sự phát triển TTTC đến cấu trúc vốn của những doanh nghiệp trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là cần thiết để có bức tranh tổng thể về tình hình các nước trong nội khối để từ đó đưa ra nhận định cho những câu hỏi đã đề ra.

Chính vì vậy, đề tài “Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN” đã được chọn nghiên cứu nhằm xác định và đo lường tác động của sự phát triển TTTC đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại các quốc gia đang phát triển trong khối AEC.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu tác động của sự phát triển TTTC đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết tại các quốc gia đang phát triển trong khối AEC; từ đó, đề ra một số giải pháp giúp những nhà làm chính sách có căn cứ đề ra quy định và cách thức điều hành TTTC phù hợp hơn, giúp người điều hành doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn để có thể lựa

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023