Tổng Kết Các Nghiên Cứu Về Tác Động Của Rrtd Đến Hqkd Của Nhtm


hữu trên tổng tài sản, chi phí hoạt động đều có tác động có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận ngân hàng.

Hasan và Sanchez (2007), nghiên cứu các yếu tố quyết định đến hiệu quả của các ngân hàng ở Mỹ Latinh trong những năm 1996-2003. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ dự phòng RRTD có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả ngân hàng; mức độ vốn hóa, tỷ suất lợi nhuận có tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng.

Aremu Mukaila Ayanda (2013), nghiên cứu hiệu quả của các ngân hàng ở Nigeria trong những năm 1980-2010. Bài nghiên cứu cho kết quả biến dự phòng RRTD, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động ngược chiều tới hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Trong khi đó, tổng tài sản hay quy mô của ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các hàng trong mẫu nghiên cứu.

Zou và cộng sự (2014), xem xét mối quan hệ giữa quản lý RRTD và lợi nhuận của các NHTM ở châu Âu. Sử dụng ROE và ROA đại diện cho lợi nhuận, trong khi tỷ lệ nợ xấu và CAR được đại diện cho quản lý RRTD. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 47 NHTM ở châu Âu từ 2007-2012. Kết quả lại cho thấy rằng việc quản lý RRTD không có ảnh hưởng tích cực trên lợi nhuận của các NHT. Biến tỷ lệ nợ xấu có tác động đáng kể đến ROE và ROA trong khi CAR lại chưa tìm được ý nghĩa thống kê.

Alshatti (2015), kiểm tra tác động của việc quản lý RRTD đến hiệu quả tài chính của các NHTM Jordan trong giai đoạn (2005-2013) đo bằng chỉ số ROA và ROE. Nghiên cứu kết luận rằng các chỉ số RRTD được xem xét trong nghiên cứu này có ảnh hưởng đến hiệu quả của các NHTM Jordan. Dựa trên kết quả này, các nhà nghiên cứu khuyến cáo các ngân hàng để cải thiện rủi ro tín dụng của họ để đạt được lợi nhuận nhiều hơn.

Samuel (2015), nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM Nigeria với nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo hàng năm. Nghiên cứu này cho thấy rằng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa hiệu suất lợi nhuận ngân hàng và quản lý RRTD. Kết quả cho thấy tỷ lệ cho vay có mối quan hệ


nghịch chiều đến lợi nhuận mặc dù không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Cho vay và nợ xấu là các yếu tố quan trọng trong việc xác định chất lượng tài sản của ngân hàng.

Gizaw và cộng sự (2015), nghiên cứu ảnh hưởng của RRTD đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Ethiopia từ năm 2003-2004. Sử dụng dữ liệu bảng và phân tích hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng có thể được đo lường bằng: tỷ lệ nợ xấu, dự pḥng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Ethiopia. Kết quả nghiên cứu khuyến nghị nên nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

Kodithuwakku (2015), xác định tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM ở Sri Lanka. Nghiên cứu này chủ yếu dựa trên cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tạo nên dữ liệu bảng trong khoảng thời gian 2009 đến năm 2013. Sử dụng ROA làm biến phụ thuộc, sử dụng các biến dự phòng/tổng dư nợ, dự phòng/tổng nợ xấu, dự phòng/tổng tài sản và nợ xấu /tổng dư nợ đã được sử dụng để đo lường RRTD. Kết quả cho thấy các khoản cho vay và các quy định có tác động xấu đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, nghiên cứu đề nghị các ngân hàng thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế RRTD.

Nguyễn Việt Hùng (2008), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của 32 NHTM Việt Nam trong những năm 2001 – 2005. Kết quả cho thấy các nhân tố như tỷ lệ nợ xấu, dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng dự nợ cho vay, tỷ lệ tổng chi phí trên tổng doanh thu, tỷ lệ thu từ lãi trên thu từ hoạt động có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, tỷ lệ thị phần, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Trịnh Quốc Trung (2013), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của 39 NHTM Việt Nam trong những năm 2005 – 2013. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các ngân hàng càng giảm. Tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao. Tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tương quan nghịch với ROE, hệ số tự tài trợ càng cao lại làm giảm ROE.


Như vậy có nhiều chỉ tiêu đánh giá HQKD, tuy nhiên khá nhiều nghiên cứu đều sử dụng ROE, ROA để đo lường HQKD. Hai chỉ tiêu này được tác giả sử dụng cho nghiên cứu của mình trong các chương tiếp theo.

Bảng 2.2: Tổng kết các nghiên cứu về tác động của RRTD đến HQKD của NHTM

Tác giả

Đối tượng nghiên cứu

Biến

Mô hình


sử dụng

Kết quả tác động

Athanasolou và cộng sự (2006)

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NH Hy LạP

(1985 – 2001)

-Biến phụ

thuộc: ROE, ROA,

-Biến độc lập: trích lập dự phòng RRTD, tỷ lệ VCSH/TTS,

chi phí hoạt động.

Dữ liệu bảng, FEM, REM, 3GLS.

Các yếu tố nội tại trong NH như: trích lập dự phòng RRTD, tỷ lệ VCSH/TTS, chi phí hoạt động đều có tác động có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận NH.

Hasan và Sanchez (2007)

Các yếu tố quyết định đến hiệu quả của các

NHTM ở Mỹ

Latinh (1996-2003)

Biến phụ

thuộc: hiệu

quả ngân hàng; Biến độc lập: mức độ vốn hóa, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ dự phòng RRTD, lao động, dư nợ tín dụng.

Mô hình DEA.

Tỷ lệ dự phòng RRTD có mối quan hệ ngược chiều với HQKD ngân hàng; mức độ vốn hóa, tỷ suất lợi nhuận có tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 6


Aremu Mukaila Ayanda (2013)

Hiệu quả của các ngân hàng ở Nigeria (1980-2010)

-Biến phụ

thuộc: ROE, ROA, NIM

-Biến độc lập: dự phòng RRTD, tỷ lệ cho vay/TTS, VCSH/TTS,

quy mô NH, GDP.

Mô hình ECM

Dự phòng RRTD, tỷ lệ cho vay/TTS, VCSH/TTS có tác động ngược chiều tới hiệu quả NH. Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến hiệu quả NH.

Nicolae Petria (2013)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng của 27 nước EU (2004-2011).

-Biến phụ thuộc: ROE, ROA

-Biến độc lập: quy mô, RRTD, hiệu quả chi phí, thanh khoản, HHI, GDP,

lạm phát.

Dữ liệu bảng, REM, FEM.

RRTD có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả NH được đo lường thông qua biến ROE.

Hasan Ayaydin (2014)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vốn và lợi nhuận của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ (2003-2011).

-Biến phụ thuộc: NIM, ROE, ROA,

-Biến độc lập: dự phòng RRTD, tỷ lệ vốn, sở hữu nước ngoài,

HHI, thanh

Dữ liệu bảng, GMM

Dự phòng RRTD có tác động tiêu cực đến hiệu quả ngân hàng được đo lường qua biến ROE.




khoản, lạm phát, GDP.



Zou và cộng sự (2014)

Xem xét mối quan hệ giữa RRTD và lợi nhuận của các NHTM ở

Châu Âu (2007-2012)

-Biến phụ thuộc: ROE và ROA

-Biến độc lập: tỷ lệ nợ xấu, CAR, quy mô NH.

OLS

RRTD không có ảnh hưởng tích cực trên lợi nhuận của các NHTM. Tỷ lệ nợ xấu có tác động đáng kể đến ROE và ROA trong khi CAR lại chưa tìm được ý nghĩa thống kê.

Alshatti (2015)

Kiểm tra tác động của

RRTD đến hiệu quả tài chính của các NHTM

Jordan


(2005-2013)

-Biến phụ thuộc: ROA và ROE

-Biến độc lập: CAR, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ nợ xấu, dự phòng RRTD.

Dữ liệu bảng

RRTD được xem xét trong nghiên cứu này có ảnh hưởng đến hiệu quả của các NHTM.

Samuel (2015)

Ảnh hưởng

của RRTD đến lợi nhuận của các

NHTM

Nigeria

-Biến phụ thuộc: ROA

-Biến độc lập: nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng;

dư nợ tín dụng/tổng tiền gửi.

OLS

Có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa hiệu suất lợi nhuận ngân hàng và quản lý RRTD; tỷ lệ cho vay có mối quan hệ nghịch chiều đến lợi nhuận mặc dù không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Gizaw và

cộng sự

Nghiên cứu

ảnh hưởng

-Biến phụ

thuộc: ROE,

Dữ liệu

bảng và

Tỷ lệ nợ xấu, dự phòng

RRTD có ảnh hưởng đến


(2015)

của RRTD đến hiệu quả của các NH Ethiopia (2003-2004).

ROA


-Biến độc lập: CAR, tỷ lệ nợ xấu, dự phòng RRTD.

phân tích hồi quy đa biến.

hiệu quả của các ngân hàng Ethiopia.

Kodithuwakku (2015)

Xác định tác động RRTD đến hiệu quả của các NHT ở Sri Lanka.

-Biến phụ thuộc: ROA

-Biến độc lập: dự phòng/tổng dư nợ, dự phòng/tổng nợ xấu, dự phòng/ TTS, Nợ xấu

/tổng dư nợ đo lường RRTD.

Hồi quy đa biến, Eview

Các khoản cho vay và các quy định có tác động đến khả năng sinh lời của NH.

Nguyễn Việt Hùng (2008)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQ của 32 NHTM Việt Nam

(2001– 2005).

Các yếu tố chi phí đầu vào và đầu ra.

DEA

Tỷ lệ nợ xấu, dư nợ/TT, tỷ lệ tiền gửi/ tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ tổng chi phí/ tổng doanh thu, tỷ lệ thu từ lãi/thu từ hoạt động có tác động ngược chiều đến HQKD. Tỷ lệ thị phần, VCSH/TTS có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của NH.

Trịnh Quốc Trung (2013) và Nguyễn

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến

hiệu quả kinh

-Biến phụ thuộc: ROE,ROA.

Mô hình hồi quy Tobit.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NH càng giảm. Tỷ lệ cho

vay/TTS càng cao thì hiệu


Văn Sang.

doanh của 39 NHTM Việt Nam (2005-

2013)

-Biến độc lập: chi phí/doanh thu; tiền

gửi/tiền vay; vốn/ TTS;

thị phần cho vay/TTS, nợ quá hạn/dư nợ.


quả hoạt động của ngân hàng càng cao. Tổng chi phí hoạt động/ doanh thu có tương quan nghịch với ROE; hệ số tự tài trợ càng cao lại làm giảm ROE.

Nguồn: tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan


Theo như phân tích nêu trên, rủi ro nói chung và RRTD nói riêng phát sinh sẽ tác động đáng kể đến các hoạt động của NHTM về lợi nhuận và uy tín của ngân hàng, NHTM phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, thiếu hụt thanh khoản, lợi nhuận giảm là nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn trong hoạt động kinh doanh của NHTM (Mark Swinburne,2007). RRTD càng cao thì sự ổn định của NHTM càng giảm và ngược lại.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Trong chương này, tác giả đã giới thiệu khái quát nền tảng lý thuyết và cách thức đo lường của RRTD trong NHTM. Nguyên nhân và ảnh hưởng của RRTD đến nền kinh tế nói chung, HQKD của ngân hàng nói riêng cũng đã được phân tích. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, tác động của RRTD đến hiệu quả kinh doanh cũng đã được tác giả trình bày cụ thể. Đó là cơ sở nền tảng cho nghiên cứu ở các chương sau.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trên cơ sở tiếp cận lý thuyết về RRTD và HQKD của NHTM tác giả lựa chọn và xác định các vấn đề nghiên cứu chủ yếu, thông qua thiện hiện các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng mô hình hồi quy đa biến bằng cách hồi quy theo mô hình Pooled, Fixed Effect, Random Effect và sử dụng phương pháp GMM để giải quyết nội sinh trên dữ liệu bảng nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD và sử dụng mô hình Feasible Generalized Least Squares (FGLS) để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của RRTD đến HQKD NHTM của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu diễn dịch quy nạp và thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM, thực trạng RRTD và HQKD của các NHTM Việt Nam. Có thể trình bày như sau:

Thiết kế nghiên cứu


Xác định vấn đề nghiên cứu

- Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của NHTM.

- Tác động của RRTD đến HQKD của NHTM



Nội dung nghiên cứu


- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về RRTD và HQKD của NHTM.


- Đánh giá thực trạng RRTD tại các NHTM Việt Nam.


- Nghiên cứu tác động của RRTD đối với HQKD của các NHTM Việt Nam.


- Dựa vào kết quả nghiên cứu gợi ý hàm ý chính sách nhằm hạn chế RRTD và nâng cao HQKD của các NHTM Việt Nam.


Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí