Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nghiên cứu trường hợp các Quốc gia Đông Nam Á - 17

5.2 Gợi ý chính sách

Kết quả phân tích định lượng có những hàm ý quan trọng:

Sau cuộc khủng hoảng 2008, cùng với quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tăng cường tính kỷ luật thị trường tại các quốc gia thì RRTK ngân hàng phần nào được kiểm soát, song nhiều yếu tố tác động đến sự ổn định và bền vững HQHĐKD của ngân hàng vẫn chưa được giải quyết. Kết quả mô hình nghiên cứu tại 171 ngân hàng từ 9 quốc gia Đông Nam Á đã nhấn mạnh đến tác động yếu tố quy mô ngân hàng, cấu trúc tài sản, vốn, dự phòng rủi ro tín dụng, thu nhập từ lãi, tăng trưởng GDP, cung tiền, lạm phát tác động đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trong giai đoạn 2004-2016.

Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa yếu tố quy mô và RRTK. Phát hiện này cho thấy để đảm bảo HQHĐKD ngân hàng, trong bối cảnh các NHTM đều đồng loạt tăng vốn, tình trạng sở hữu chéo gia tăng giữa các NHTM thì việc tăng vốn cần có lộ trình phù hợp cho từng ngân hàng vì mỗi ngân hàng sẽ có một ngưỡng riêng về vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn. Thêm vào đó, các cấp quản lý cần quan tâm ngân hàng có giá trị thị phần thấp vì những ngân hàng này có động cơ đầu tư rủi ro. Ngoài ra, ngân hàng cũng cân nhắc chiến lược đầu tư tài sản cố định sao cho việc đầu tư tài sản cố định vừa đảm an toàn và cân bằng được hiệu quả chi phí cho các ngân hàng. Điều này có cơ sở đề xuất các NHTM cần có những đổi mới mạnh mẽ trong quản trị rủi ro, nâng cao năng lực tài chính, từ đó giúp ngân hàng đảm bảo HQHĐKD bền vững. Vì vậy, luận án có một số gợi ý chính sách kiểm soát RRTK và nâng cao HQHĐKD ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á

Đối với công tác quản trị NHTM

Luận án này đã cho thấy chiều hướng tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng với nhiều hàm ý quan trọng. RRTK tương quan cùng chiều với HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam, điều này cho thấy HQHĐKD ngân hàng làm gia tăng rủi ro của ngân hàng hay các ngân hàng có xu hướng chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Kết quả hàm này hàm ý các ngân hàng ở Việt Nam và các quốc gia khu vực Đông Nam Á có thể đang tìm kiếm lợi nhuận ở mức độ chấp nhận rủi ro cao. RRTK là không tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nên để tăng hiệu quả quản lý ngân hàng không ngoài mục đích tối ưu hóa mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Công tác quản trị ngân hàng cần điều chỉnh lại chính sách tín dụng và quản trị rủi ro thanh khoản kịp thời, nhằm giảm các chi phí do các cú sốc về thanh khoản.

RRTD tương quan cùng chiều với HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy RRTD tương quan chặt chẽ với RRTK

trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam, nên Ngân hàng trung ương cần phải có những biện pháp tốt để duy trì quản trị rủi ro đối với NHTM nói riêng và hệ thống tài chính quốc gia nói chung. Thứ nhất, Ngân hàng trung ương cần tiếp tục làm tốt công tác quản trị RRTK, trấn an khi có tin đồn bất lợi làm ảnh hưởng đến người gửi tiền, chuẩn bị phương án tức thì trong trường hợp các NHTM đối mặt với RRTK. Bên cạnh đó, Ngân hàng trung ương cần có những cơ chế, chính sách cần thiết nhằm nâng cao trình độ quản trị thanh khoản ở các NHTM, đảm bảo và hỗ trợ thanh khoản sẽ là các yếu tố cần thiết để xác lập mức lãi suất hợp lý. Thứ hai, Ngân hàng trung ương, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các khoản vay và trích lập dự phòng rủi ro để đối phó với những khoản vay có vấn đề, vì có thể việc tăng RRTD làm tăng HQHĐKD ngân hàng chỉ là trong ngắn hạn.

Quy mô ngân hàng tác động phi tuyến đến HQHĐKD ngân hàng có dạng phi tuyến và đồ thị dạng chữ U ngược, đối với trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, điều đó cho thấy không phải lúc nào gia tăng quy mô cũng tác động làm tăng HQHĐKD ngân hàng. Vì thế, các NHTM phải hết sức thận trọng trong việc gia tăng quy mô vì việc tăng quy mô đến một điểm nhất định có thể dẫn đến không hiệu quả vì bộ máy quan liêu. Quy mô lớn hơn có thể cho phép các ngân hàng đa dạng hóa, hoạt động đầu tư mạo hiểm hay ỷ lại vào sự can thiệp của chính phủ trong những trường hợp thiếu hụt thanh khoản, chi phí gia tăng và tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Bên cạnh đó, các NHTM cần xây dựng chiến lược tăng quy mô để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và đặc biệt kiểm soát chi phí sử dụng vốn.

Đối với công tác quản lý vĩ mô

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát tương quan ngược chiều với RRTK, tuy nhiên theo (Shen và cộng sự, 2009) tác động của lạm phát phụ thuộc vào việc ngân hàng có dự báo được lạm phát hay không. Do đó, hàm ý ở đây là công tác quản trị ngân hàng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện chất lượng dự báo lạm phát để giảm rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Tăng trưởng kinh tế và HQHĐKD ngân hàng có mối quan hệ khá chặt chẽ. Hay hoạt động ngân hàng có tính chu kỳ, nên trong giai đoạn bình ổn kinh tế vĩ mô, ngân hàng cần chấp nhận một mức lạm phát hợp lý để ổn định hệ thống ngân hàng và cải thiện HQHĐKD ngân hàng.

Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nghiên cứu trường hợp các Quốc gia Đông Nam Á - 17

Kết quả cho thấy, khủng hoảng tài chính và HQHĐKD ngân hàng cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ và tương quan cùng chiều trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Theo đó, công tác quản lý vĩ mô cần chú trọng đến chất lượng phát triển của thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng trong quá trình phát triển tài chính, điều này sẽ giúp ổn định hệ thống tài chính và làm giảm bớt bất ổn của hệ thống tài chính.

Các gợi ý chính sách kiểm soát RRTK và nâng cao HQHĐKD ngân hàng trường hợp Việt Nam

Đối với công tác quản trị NHTM

Khác với trường hơp các quốc gia Đông Nam Á, RRTD tương quan ngược chiều với HQHĐKD ngân hàng, trường hợp Việt Nam. Điều đó cho thấy, công tác kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, điều này có thể được giải thích bởi lý thuyết “ đặc thù” của ngân hàng. Khi các nhà quản trị nhận thấy có sự gia tăng rủi ro tín dụng, họ thường có xu hướng tăng chi phí giám sát chất lượng các khoản vay và kiểm soát nợ xấu. Sự bất ổn gia tăng khi nợ xấu tăng theo báo hiệu sự khởi đầu của thời kỳ tài chính bất ổn, dẫn đến các nhà quản trị phải phân bổ thêm nguồn lực để giám sát các khoản vay, điều này làm HQHĐKD ngân hàng giảm. Từ đây, tác giả đề xuất các NHTM tại Việt Nam cần xây dựng chiến lược quản trị RRTD thông qua việc đánh giá, thẩm định và quản trị tốt các khoản vay và luôn luôn trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định. Song song với việc phòng ngừa RRTD, NHTM cũng cần phải quan tâm đến RRTK, quản trị RRTK để duy trì ở một giới hạn nào đó và cần có những chiến lược ứng phó kịp thời khi ngân hàng bất ngờ gặp RRTK.

Khác trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, Quy mô ngân hàng tương quan ngược chiều với HQHĐKD ngân hàng, trường hợp Việt Nam. Điều đó cho thấy nét đặc thù cùa hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực, điều này có thể do hệ thống. Theo đó, các NHTM, cần có những đổi mới mạnh mẽ, trong quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính và xây dựng điều kiện tín dụng tạo điều kiện phân bổ tín dụng hiệu quả. Và quan trọng các NHTM phải nhận thức được rằng việc tăng cường cạnh tranh thông qua cung cấp tín dụng dễ dãi sẽ chỉ làm giảm chất lượng tín dụng và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động an toàn trong dài hạn của ngân hàng.

Qua đó có thể rút ra một số vấn đề khuyến nghị đến các NHTM quan tâm cụ thể như sau:

Thứ nhất, quản lý tốt các tài sản thanh khoản - tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt với chi phí thấp nhất. Những loại tài sản này có thể dễ dàng được mua bán trên thị trường thứ cấp hoặc được Chính phủ chiết khấu.Bên cạnh đó, các NHTM cần nâng cao chất lượng tài sản có nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực như xây dựng chính sách đầu tư hợp lý, nâng cao vai trò của việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo thông tin trong toàn hệ thống được minh bạch và thông suốt.

Thứ hai, nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Định kỳ, các ngân hàng cần phải đánh giá lại các nỗ lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các chủ sở hữu, duy trì tính đa dạng hoá của các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ cổ đông.

Thứ ba: đẩy mạnh xây dựng các mối quan hệ vững mạnh với những nhà cung cấp vốn then chốt (các đối tác, các ngân hàng đại lý, các khách hàng lớn, hệ thống thanh toán) sẽ cung cấp một tấm đệm thanh khoản khi NHTM gặp khó khăn về thanh khoản và hình thành nên một phần không thể thiếu trong chính sách quản lý thanh khoản. Sự tập trung vào một số ít nguồn vốn làm tăng RRTK. Do đó, để kiểm tra tính đa dạng đầy đủ của nguồn, cần phải kiểm tra mức độ phụ thuộc vào những nguồn vốn nhất định. Bộ phận nguồn vốn hoặc bộ phận cụ thể khác trong ngân hàng phải có trách nhiệm theo dõi lựa chọn các nguồn vốn khác nhau và các xu hướng hiện hành trong lựa chọn đó.

Thứ tư, xử lý tốt nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó, từng bước xử lý nợ xấu một cách bền vững, hạn chế nợ xấu gia tăng nhằm khơi thông dòng vốn, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ vốn tích cực cho nền kinh tế.

Thứ năm, các NHTM phải kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng với nhau nhằm đảm bảo HQHĐKD ngân hàng bền vững. Cần tăng tỷ lệ sở hữu tư nhân trong các ngân hàng, kể cả tại các NHTM nhà nước đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ sở hữu tư nhân chỉ chiếm rất nhỏ - khoảng 10%. Do vậy, việc khuyến khích tư nhân nắm giữ cổ phần tại các ngân hàng này sẽ thúc đẩy gia tăng khả năng sinh lời của các ngân hàng.

Thứ sáu, chú trọng nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng theo hướng chuẩn quốc tế sẽ giúp ngân hàng Việt Nam tiệm cận dần với thông lệ quốc tế và quy định của quốc tế về tính minh bạch và công khai hóa thông tin, tăng cường vai trò độc lập của ban kiểm soát, tách bạch giữa quyền quản lý và quyền sở hữu. Do đó việc cải thiện năng lực quản trị sẽ giúp ngân hàng phát triển một cách lành mạnh và sinh lợi.

Thứ bảy, các ngân hàng cần hoàn thiện quy trình quản trị RRTK, áp dụng các phương pháp đo lường hiện đại với các kịch bản khác nhau của thị trường nhờ sự giúp đỡ của hệ thống công nghệ ngân hàng hiệu quả.

Đối với công tác quản lý vĩ mô

Ngân hàng trung ương cần tiếp tục đẩy nhanh vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ vấn đề sở hữu chéo trong các NHTM và tập trung xử lý nợ xấu của ngân hàng để hạn chế RRTD. Tăng cường đề án xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Điều này không chỉ giúp NHTM nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, tăng cường áp lực cạnh tranh, mà tái cơ cấu hệ thống NHTM. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu chưa được tính toán lại một cách chính xác và đầy đủ song nghiên cứu này cũng đã khẳng định vai trò của xử lý nợ đến lành mạnh hóa hoạt động NHTM Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu hiện nay. Rõ ràng, xu hướng ngày càng gia tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng, thông qua việc gia tăng chi phí trích lập dự phòng và xóa nợ. Vấn đề đặt ra đối với hệ thống NHTM Việt Nam lúc này không chỉ là xác định chính xác nợ xấu là bao nhiêu mà chính là giải quyết nợ xấu như thế nào. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, đa dạng các kinh nghiệm giải quyết nợ xấu của các nước thuộc khu vực trong quá trình tái cơ cấu để tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu Việt Nam. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần phải có một khung pháp lý mạnh với đầy đủ luật pháp về phá sản và tịch thu khi các NHTM không đủ năng lực hoạt động.

Bên cạnh những hàm ý đối với cấp giám sát và quản lý ngân hàng, kết quả nghiên cứu cũng có những gợi ý cho các nhà đầu tư, và cổ đông của ngân hàng. Hoạt động ngân hàng không đơn thuần chỉ là mục tiêu lợi nhuận vì hệ thống ngân hàng còn là kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Cổ đông ngân hàng cần cân nhắc thận trọng trong các chiến lược đầu tư nhằm cân bằng giữa mục tiêu rủi ro và lợi nhuận. Việc cân bằng này phải được thể hiện cụ thể trong từ ng chính sách quản lý, hệ thống thanh kiểm tra giám sát nội bộ nhằm tăng cường hay nới lỏng rủi ro nào

trong từng giai đoạn, phù hợp với tình hình thị trường. Đối với các nhà đầu tư, việc hiểu được vai trò của rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro đặc thù giúp các nhà đầu tư nâng cao khả năng dự đoán về cơ chế tác động rủi ro đến khả năng sinh lợi của danh mục đầu tư, góp phần tăng tính minh bạch của thị trường vốn, thị trường ngân hàng.

5.3. Những đóng góp mới của luận án

Với những kết quả phân tích trong những phần trước, luận án có những đóng góp quan trọng về mặt thực tiễn và lý thuyết.

5.3.1. Về mặt lý thuyết

Về mặt lý thuyết, luận án sẽ cung cấp những bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy về chiều hướng tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam á và Việt Nam, với những đóng góp về lý thuyết như sau:

Thứ nhất, luận án đã bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến RRTK và tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng. Đây là cơ sở để biện luận và phát triển các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu trước và trong luận án này. Do vậy, nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về RRTK và HQHĐKD ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thứ hai: Tiếp cân

lý thuyết cho vay thương maị và lý thuyết khả năng thay đổi ,

luận án bổ sung kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và mức độ tác động của các yếu tố này đến RRTK, đồng thời luận án có nghiên cứu trường hợp Việt Nam để so sánh kết quả nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu đóng góp bằng chứng thực nghiệm về các nhóm yếu tố vĩ mô : tăng trưởng GDP, lạm phát, cung tiền

và khủng hoảng tài chính,..và nhóm các yếu tố vi mô xuất phát từ phía các NHTM như: quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, chất lượng tài sản thanh khoản , rủi ro tín dụng,…. đều có ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng . Bên cạnh đó, nghiên cứu bổ sung

kết quả nghiên cứu về khủng hoảng tài chính có tác động đến HQHĐKD ngân hàng

trường hợp các quốc gia Đông Nam Á còn Việt Nam thì không.

Thứ ba: Tiếp cân

lý thuyết quyền lực thi ̣trường , Cấu trúc – hiêu

quả ( Efficient

Structure), lý thuyết đánh đổi rủi ro – lơi

nhuân

(risk – return), luận án bổ sung kết

quả thực nghiệm về tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, nghiên cứu trường

hợp các quốc gia Đông Nam Á. Luận án có so sánh kết quả nghiên cứu tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam nhằm đề xuất các gợi ý chính sách kiểm soát RRTK và đảm bảo HQHĐKD ngân hàng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, phần lớn các ngân hàng có HQHĐKD ngân hàng

càng cao đều chứa đứng RRTK cao. Điều này cũng khẳng định kết quả nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu trước đây về tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng.

5.3.2. Về mặt thực tiễn

Bên cạnh những đóng góp về mặt lý thuyết, ý nghĩa luận án chủ yếu thể hiện ở các kết quả thực nghiệm. Luận án được kỳ vọng có đóng góp thiết thực cho các nhà quản lý, nhà đầu tư, các lực lượng tham gia thị trường tài chính trong lựa chọn chiến lược đầu tư khôn ngoan, đa dạng hóa đầu tư, đồng thời giúp các NHTM có chiến lược quản lý rủi ro một cách hiệu quả, từ đó thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường tài chính.

Thứ nhất, luận án đã phân tích được những yếu tố nào ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam. Đồng thời luận án kiểm định tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam.

Thứ hai, từ kết quả phân tích thực nghiệm, luận án đưa ra một số gợi ý về chính sách để góp phần hạn chế rủi ro ngân hàng nói chung và RRTK nói riêng, nhằm đảm bảo HQHĐKD ngân hàng, qua đó thúc đẩy sự phát triển an toàn và bền vững cho hệ thống NHTM Việt Nam.

Thứ ba, trong điều kiện vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức thấp so các nước trong khu vực, cùng với sự khác biệt về yếu tố chính trị, cấu trúc thị trường tài chính, thì Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tiếp cận riêng về phân tích tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và có so sánh với trường hợp Việt Nam. Trên cơ sở này, kết quả nghiên cứu sẽ cho biết các yếu tố nào của ngân hàng ảnh hưởng đến RRTK và chiều hướng tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam.

Thứ tư, nghiên cứu được thực hiện cho toàn bộ ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á, vì vậy nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ cung cấp những phân tích toàn diện và sâu sắc hơn về các yếu tố tác động đến RRTK và tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và có so sánh trường hợp Việt Nam, qua đó đảm bảo tính khoa học cho các gợi ý chính sách.

Thứ năm, nghiên cứu có đánh giá sự khác biệt tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trường hợp trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam . Đây là cơ

̉ thưc

nghiêm

cho các nhà quản lý ngân hàng hoàn thiện khung chính sách quản lý

và điều hành hệ thống ngân hàng ở cả khía cạnh vĩ mô (cơ quan quản lý) và góc độ vi mô (quản trị ngân hàng ) nhằm mục tiêu kiểm soát tốt RRTK và nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng hiện nay.

Công trình nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến

thanh khoản, mối quan hê ̣giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng về phương pháp luân , thang đo và mô hình nghiên cứu.


mới:

So với các nghiên cứu trước, kết quả nghiên cứu của luận án có một số điểm


+ Luận án tiếp cận nghiên cứu riêng về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác

động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á.

+ Luận án có so sánh sự khác biệt kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và trường hợp Việt Nam, từ đó đề xuất các gợi ý chính sách cho trường hợp Việt Nam.

+ Luận án là nghiên cứu đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, tiếp cận với lý thuyết khả năng thay đổi "shiftability theory” của Toby (2006) để kiểm định tác động của vốn đến RRTK trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và có nghiên cứu so sánh khác biệt với trường hợp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tương đồng với hai giả thuyết “ cấu trúc mong manh tài chính” và cấu trúc “lấn át tiền gửi”.

+ Kết quả luận án cho thấy HQHĐKD ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á chịu tác động bởi yếu tố khủng hoảng tài chính còn nghiên cứu trường hợp Việt Nam thì chưa có bằng chứng thống kê. Qua đó cho thấy, HQHĐKD ngân hàng Việt Nam không chịu tác động bởi yếu tố khủng hoảng tài chính có thể do thị trường tài chính Việt Nam chưa hội nhập sâu nhưng rất nhạy cảm với các biến động thị trường. Việc chính phủ theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát hay tăng trưởng đều có tác động đến HQHĐKD ngân hàng.

+ Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với HQHĐKD trong trường hợp Việt Nam, trong khi có tương quan phi tuyến trong nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Điều này cho thấy các ngân hàng trong nghiên cứu trường hợp Việt Nam gia tăng quy mô không tác động làm tăng hiệu quả mà có nguy cơ giảm. Phát hiện này gợi ý nghiên cứu sâu hơn về yếu tố quy mô trong các nghiên cứu tiếp theo vì có thể quy mô các ngân hàng Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu này cho thấy hoạt động ngân hàng tại Việt Nam có những đặc thù khác với các nước. Các nhà quản trị ngân hàng Việt Nam cần chú ý thận trọng kiểm soát kế hoạch tăng quy mô ngân hàng theo quy định để cải thiện HQHĐKD ngân hàng, vì điều này có thể

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí