Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia đông nam á - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀ NG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TRẦN THỊ THANH NGA TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢ N ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT 1


TRẦN THỊ THANH NGA


TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢ N ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã ngành: 62 34 02 01


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

TS. LÊ THI ̣ANH ĐÀ O


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Sư ̣ cần thiết nghiên cứ u

Mối quan hê ̣giữa R RTK và HQHĐKD đã đươc biêt́ đêń từ lâu thông qua cach́

tiếp cân

các giả thuyết như quyền lực thị trường (Market Power Hypothesis ), giả

thuyết Cấu trúc – hiêu quả (Efficient Structure Hypothesis ) đã lam̀ cho mối quan hê

này được quan tâ m nhiều hơn . (Diamond và Dybvig, 1983) cho rằng ảnh hưởng của RRTK đối với HQHĐKD ngân hàng vẫn chưa rõ nét. Một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan dương giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng ở khu vực Châu Phi (Sayedi,

2014; Aburime, 2009; Athanasoglou và cô ̣ ng sự, 2008; Ajibike và Aremu, 2015; Alshatti, 2015), ở khu vực Châu Á (Wasiuzzaman và Tarmizi, 2010; Arif và Nauman Anees, 2012; Shen và cộng sự, 2009), ở khu vực Châu Âu (Bourke,1989; Poposka and Trpkoski, 2013; Goddard, Molyneux và Wilson, 2004; Kosmidou, Tanna và

Pasiouras, 2005). Một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan âm giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng ở khu vực Châu Á (Lee và Kim, 2013); Châu Phi (Bassey & Moses, 2015). Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu (Sufian và Chong, 2008; Roman và Sargu, 2015; Alper và Anbar, 2011; Almumani, 2013; Ayaydin và Karakaya, 2014;) chưa tìm thấy mối quan hệ giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng hoặc mối quan hệ này có ý nghĩa nhưng chiều hướng tác động phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế và mô hình sử dụng (Naceur và Kandil, 2009; Ferrouhi, 2014).

Sau khi lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy đa phần các nghiên cứu tiếp cận chiều hướng tác động của RRTK đến HQHĐKDNH (Sufian và Chong, 2008; Sayedi, 2014; Oluwasegun và Samuel, 2015; Lartey, Antwi, và Boadi, 2013; Bourke, 1989; Tabari, Ahmadi và Emami, 2013; Arif và Nauman Anees, 2012; Bassey và Moses, 2015; Ferrouhi, 2014; Alshatti, 2015; Aburime, 2009; Athanasoglou và cộng sự, 2008; Naceur và Kandil, 2009) một vài nghiên cứu tiếp cận chiều hướng tác động của HQHĐKDNH đến RRTK ở các quốc gia khác nhau (Vodova, 2011; Abdullah và Khan, 2012; Roman và Sargu, 2015). Điều này cho thấy xu hướng tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng gần đây được các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý quan tâm, đặc biệt có sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến HQHĐKD ngân hàng (Lee và Kim, 2013). Tuy nhiên, hiếm có nghiên cứu kết hợp tiếp cận phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trong phạm vi nhiều quốc gia, ngoại trừ các nghiên cứu ở Châu

Âu (Roman và Sargu, 2015), Châu Mỹ (Bordeleau và Graham, 2010), Châu Âu và Châu Mỹ (Shen và cộng sự, 2009). Xét trong trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, vẫn chưa có nghiên cứu riêng về phân tích tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng với phạm vi nhiều quốc gia.

Bối cảnh thực tiễn trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp trong các quốc gia nghiên cứu của khu vực Đông Nam Á, nhưng có quá nhiều ngân hàng, nhưng lại thiếu ngân hàng trụ cột có sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực (Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà, 2012). Vì thế, việc nghiên cứu tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2004 - 2016 cũng góp phần kiễm chứng tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á. Các nghiên cứu ở các không gian và thời gian nghiên cứu khác nhau sẽ cho các kết quả không tương đồng về tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng.

Xuất phát từ bối cảnh lý thuyết và bối cảnh thực tiễn, nhằm bổ sung các khoảng

trống nghiên cứu, việc kết hợp tiếp cận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á là hết sức quan trọng và có giá trị. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á” làm luận án. Ngoài ra, luận án có kết hợp so sánh kết quả nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam nhằm đề xuất các gợi ý chính sách cho Việt Nam. Nghiên cứu này, sẽ đóng góp thêm về bằng chứng thực nghiệm và cung cấp một số thông tin hữu ích về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, từ đó đảm bảo tính khoa học cho các gợi ý chính sách.

1.2. Mục tiêu nghiên cứ u

1.2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản và phân tích tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2004 – 2016.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở đó, mục tiêu cụ thể của đề tài được xác định là:

Thứ nhất: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam.

Thứ hai: phân tích tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam.

Thứ ba: gợi ý các chính sách quản trị RRTK và HQHĐKD ngân hàng tại Viêṭ Nam.

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu

(1) Yếu tố nào ảnh hưởng đến RRTK , chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đến RRTK ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á như thế nào?

(2) Có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam hay không?

(3) Chiều hướng tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng , trường hợp các quốc gia Đông Nam Á như thế nào?

(4) Có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam hay không?

(5) Các gợi ý chính sách nào liên quan đến quản trị RRTK và đảm bảo HQHĐKD

ngân hàng tại Viêṭ Nam.

1.3. Đối tượng, phạm vi và dữ liệu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á . Phm vi nghiên cu của đề tài được mở rộng phân tích cho 11 quốc gia Đông Nam Á (Brunie, Cambodia, EasiTimor, Indonesia, Lao, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, Vietnam) trong giai đoạn nghiên cứu 2004 – 2016.

Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu từ 2 nguồn: (i) Nguồn dữ liệu các ngân hàng trên thế giới Bankscope, (ii) Nguồn dữ liệu Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) nên đảm bảo tính đồng bộ và độ tin cậy cao.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, luận án đã kế thừa mô hình nghiên cứu của (Ferrouhi và Lahadiri, 2014; Trenca, Petria và Corovei, 2015) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và cách tiếp cận của (Growe và cộng sự, 2014; Ferrouhi, 2014) để phân tích tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, nghiên cứu có so sánh kết quả nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam nhằm đề xuất các gợi ý chính sách cho Việt Nam.

1.5. Kết cấu của luận án:

Nội dung luận án gồm 5 phần chính, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và gơi

ý chính sách

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1. Rủi ro thanh khoản

2.1.1. Các lý thuyết về rủi ro thanh khoản

2.1.1.1 Lý thuyết cho vay thương mại và thanh khoản

2.1.1.2 Lý thuyết khả năng thay đổi

2.1.1.3 Lý thuyết về lợi tức dự tính

2.1.2 Khái niệm rủi ro thanh khoản

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2003) cho rằng RRTK là rủi ro mà ngân hàng không có khả năng gia tăng quỹ trong tài sản hoặc nghĩa vụ nợ với chi phí thấp nhất. Duttweiler1, thanh khoản đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Do thực hiện bằng tiền mặt, thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản. Dưới góc độ ngân hàng, thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác.

Khi tình trạng thiếu thanh khoản kéo dài sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Bonfim và Kim (2014) cho rằng sự phức tạp của vai trò trung gian tài chính của ngân hàng làm phát sinh rủi ro thanh khoản . Các ngân hàng sử dụng các nguồn lực hạn chế trong việc cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Phần lớn các nguồn lực được sử dụng từ các ngân hàng thường gắn liền với nghĩa vụ nợ

phải trả trong các hình thức nhân

tiền gửi. Vi muc

tiêu lơi

nhuân

, các ngân hàng

chuyển đổi các khoản nơ ̣ (tiền gử i kỳ han

ngắn ) để cho vay trung và dài hạn . Sư

không phù hơp

về kỳ han

đã dân

đến RRTK cho các ngân hàng (Diamond và Dybvig,

1983). Để giảm bớt sự chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản và nợ phải trả nhằm kiểm soát trạng thái thanh khoản, các ngân hàng có thể nắm giữ các tài sản thanh khoản . Tuy

nhiên, chi phí cơ hôi

của viêc

nắm giữ tài sản thanh khoản đó là yếu tố lợi nhuận , nếu

ngân hàng nắm giữ tài sản thanh khoản để đảm khả năng thanh khoản càng nhiều thi

lơi

nhuân

sẽ giảm và ngươc

laị . Do đó, măc

dù các ngân hàng có các ưu đai

trong viêc

nắm giữ bô ̣đêm thanh khoả n (tiêǹ măṭ , tài sản ngắn hạn và trái phiếu chính phủ )

nhưng khó để đảm bảo an toàn thanh khoản trong quản lý hoaṭ đôṇ g kinh doanh ngân hàng (Bonfim và Kim, 2014).

2.1.3 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản


1 Duttweiler: “Quản lý thanh khoản trong ngân hàng: Phương pháp tiếp cận từ trên xuống”, NXB Tổng hợp TPHCM, tr.23

2.1.3.1 Phương pháp tiếp cận tỷ lệ đảm bảo theo quy định Basel.

2.1.3.2 Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản

2.1.4 Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK

Các nghiên cứu trước cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng phần lớn tập trung vào các yếu tố:

Quy mô ngân hàng: các nghiên cứu trước (Lucchetta, 2007; Munteanu, 2012; Abdullah và Khan, 2012; Delécha và cộng sự, 2012; Bonfim và Kim, 2014) đều cho rằng quy mô ngân hàng tác động âm với RRTK, trong khi các nghiên cứu khác (Vodova, 2011; Shen và cộng sự, 2009; Aspachs và cộng sự, 2005; Trương Quang Thông, 2013) cho rằng quy mô ngân hàng tác động phi tuyến với RRTK.

Chất lượng tài sản thanh khoản: các nghiên cứu (Bonfim và Kim, 2014; Bunda và Desquilbet, 2008; Delécha và cộng sự, 2012; Lucchetta, 2007; Munteanu, 2012; Vodova, 2011) đều cho rằng ngân hàng có tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tổng tài sản càng cao, RRTK càng thấp. Ngoài ra, một số nghiên cứu sử dụng tỷ lệ tài sản thanh

khoản/ tổng dư nơ ̣ tín du ̣ ng (Lucchetta, 2007; Bunda và Desquilbet, 2008; Vodova, 2011; Delécha và cộng sự, 2012) và tài sản thanh khoản/tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn (Bunda và Desquilbet, 2008;Vodova, 2011; Cucinelli, 2013; Delécha và cộng sự, 2012) để đánh giá chất lượng dự trữ thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng

sở hữu chất lượng tài sản thanh khoản càng cao, cấu trúc thanh khoản càng cao, RRTK càng thấp và ngược lại.

Vốn ngân hàng: được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản. Các nghiên cứu trước (Lucchetta, 2007; Bunda và Desquilbet, 2008; Cucinelli, 2013; Munteanu, 2012; Bonfim và Kim, 2014; Trương Quang Thông, 2013) cho rằng vốn tác động dương đối với RRTK. Trong khi đó các nghiên cứu trước (Delécha và cộng sự, 2012; Berger và Bouwman, 2013) cho rằng vốn tác động âm đến RRTK.

Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro khi một phần lãi hay gốc hay cả gốc và lãi của khoản cho vay không được thanh toán như cam kết. Sự tồn tại khả năng cạnh tranh của ngân hàng phụ thuộc hầu hết vào năng lực quản lý rủi ro tín dụng để sinh lời (Bonfim và Kim, 2014). Về mặt thực nghiệm, các nghiên cứu trước (Delécha và cộng sự, 2012; Cucinelli, 2013; Bonfim và Kim, 2014; Trenca, Petria và Corovei, 2015) sử dụng chỉ số dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ (Loan Loss Provision/Total Loans) để đo lường rủi ro rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu (Bonfim và Kim, 2014; Cucinelli, 2013; Delécha và cộng sự, 2012) đều cho rằng ngân hàng có tỷ trọng cho vay cao, có tính thanh khoản thấp hơn hay cơ cấu vốn dễ bị tổn thương hơn, rủi ro thanh khoản cao hơn

Thu nhập lãi thuần: được đo lường bằng tỷ lệ Thu nhập lãi thuần/ Tài sản bình quân. Các nghiên cứu (Abdullah và Khan, 2012; Bonfim và Kim, 2014; Delécha và cộng sự, 2012; Munteanu, 2012) cho rằng các ngân hàng có hoạt động cho vay tăng, làm gia tăng RRTK.

Các yếu tố vĩ mô gồm có: Tốc độ tăng GDP thực (Aspachs và cộng sự, 2005; Bonfim và Kim, 2014; Bunda và Desquilbet, 2008; Cucinelli, 2013; Delécha và cộng sự, 2012; Munteanu, 2012; Growe và cộng sự, 2014; Trương Quang Thông, 2013; Vodova, 2011), Biến động của lạm phát (Aspachs và cộng sự, 2005; Bonfim và Kim, 2014; Bunda và Desquilbet, 2008; Cucinelli, 2013; Delécha và cộng sự, 2012; Munteanu, 2012; Growe và cộng sự, 2014; Trương Quang Thông, 2013; Vodova, 2011); Khủng hoảng ngân hàng (Bunda và Desquilbet, 2008; Delécha và cộng sự, 2012; Lucchetta, 2007; Munteanu, 2012; Growe và cộng sự, 2014; Shen và cộng sự, 2009; Skully và Perera, 2012; Vodova, 2011).

Có thể thấy, các phát hiện khá phù hợp với thực tiễn trên thị trường tài chính. Các nghiên cứu thực nghiệm vẫn tiếp tục thực hiện đánh giá của yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng thông qua các yếu tố đặc thù của ngân hàng ( quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản thanh khoản, vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng, thu nhập lãi thuần/ tài sản bình quân,...) và các yếu tố vĩ mô (Tốc độ tăng GDP thực biến động của lạm phát, khủng hoảng ngân hàng,..).

2.2 Hiệu quả hoat

đôn

g kinh doanh ngân hàng

2.2.1 Các lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng

Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thường được đo lường bằng khả năng sinh lợi. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng hay khả năng sinh lợi của ngân hàng cơ bản dựa trên 2 lý thuyết: lý thuyết quyền lực thị trường

(MP – market power) và lý thuyết cấu trúc –hiêu

2.2.1.1 Lý thuyết quyền lực thị trường

quả (ES - efficient structure).

2.2.1.2 Lý thuyết cấu trúc– hiêu qua

2.2.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Khi đánh giá HQKD của một doanh nghiệp, có thể dựa vào hai chỉ tiêu đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.

Hiệu quả tuyệt đối: được đo lường bằng kết quả kinh doanh trừ đi chi phí bỏ ra để đạt được kết quả. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, khối lượng, lợi nhuận đạt được trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể.

Hiệu quả tương đối: do lường dựa vào tỷ lệ so sánh giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào. Hiệu quả kinh doanh tương đối được xác định như sau: Efficiency = output/

input hoặc Efficiency = input/ output. Cách đánh giá này rất thuận tiện khi so sánh giữa các tổ chức có quy mô, phạm vi không gian và thời gian khác nhau.

2.2.3 Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng

Về mặt phương pháp, các nghiên cứu trước đã vận dụng 3 cách tiếp cận khác nhau trong đo lường HQHĐKD: đo lường HQHĐKD theo phương pháp tỷ số, đo lường HQHĐKD từ dữ liệu thị trường và đo lường biên lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu áp dụng các phương pháp đo lường khác nhau có thể dẫn đến những kết quả khác nhau nhưng chưa có lý thuyết nào xác định phương pháp tiếp cận nào là tối ưu để đo lường rủi ro và HQHĐKD ngân hàng. Để có cơ sở lựa chọn phương pháp, tác giả có kết hợp đánh giá, phân tích ưu và nhược điểm từng phương pháp, sau đó sẽ tiếp cận phương pháp đo lường HQHĐKD ngân hàng phù hợp với phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án.

2.3 Tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng

2.3.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng

2.3.1.1 Lý thuyết đánh đổi rủi ro – lơi

2.3.1.2 Lý thuyết đặc thù ngân hàng

nhuân

2.3.2 Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa RRTK và HQHĐ ngân hàng

Lược khảo các nghiên cứu trước cho thấy tồn tại khoảng trống nghiên cứu liên quan đến RRTK và HQHĐKD ngân hàng.

Thứ nhất, khoảng trống về phương pháp tiếp cận. Có khá nhiều nghiên cứu về RRTK, tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tập trung về nguyên nhân gây ra RRTK (Ahmed, Ahmed và Naqvi, 2011; Angora và Roulet, 2011; Bonfim và Kim, 2014; Bunda và Desquilbet, 2008; Gibilaro, Giannotti và Mattarocci, 2010; Horváth và cộng sự, 2012;

Rauch và cộng sự, 2010; Skully và Perera, 2012; Vodova, 2013) hoăc

nghiên cứ u về

quản trị rủi ro thanh khoản nhằm ổn định ngân hàng như (Acharya và Naqvi, 2012; Scannella, 2016; Wagner, 2007). Các nghiên cứu về RRTK cũng được xem là môṭ trong các loaị rủi ro ngân hàng như rủi ro tín duṇ g (Bissoondoyal-Bheenick và

Treepongkaruna, 2011) hoăc

là môt

trong nhưng yếu tố tác đôṇ g đến hiêu

quả hoat

đôṇ g ngân hàng (Athanasoglou và cộng sự, 2008; Shen và cộng sự, 2009). Tuy nhiên, hiếm có nghiên cứu kết hợp tiếp cận phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trong phạm vi nhiều quốc gia nghiên cứu.

Thứ hai, khoảng trống về không gian và thời gian nghiên cứu. Các nghiên cứu về

liên quan đến RRTK và HQHĐKD ngân hàngđươc

thưc

hiên

chủ yếu ở phạm vi

trong một quốc gia ngoại trừ các nghiên cứu ở Châu Âu (Roman và Sargu, 2015), Châu Mỹ (Bordeleau và Graham, 2010), Châu Âu và Châu Mỹ (Shen và cộng sự, 2009) nghiên cứ u ở phạm vi nhiều quốc gia . Theo tác giả quan sát, đây là 3 nghiên cứu thực nghiệm khá bài bản về RRTK và HQHĐKD ngân hàng trong phạm vi nhiều quốc gia và được đăng trên các tạp chí có hệ số tin cậy cao. Xét trong trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, vẫn chưa có nghiên cứu riêng về phân tích tác động RRTK

đến HQHĐKD ngân hàng với phạm vi nhiều quốc gia. Các nghiên cứu ở các không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu khác nhau sẽ cho các kết quả không tương đồng về mối liên hê ̣giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng.

Thứ ba, khoảng trống về các yếu tố đo lường. Lược khảo các nghiên cứu thực

nghiệm khác cũng chỉ ra có nhiều yếu tố tác động đến HQHĐKD ngân hàng như: hoạt động cho vay thông qua chỉ tiêu dư nợ cho vay trên tổng tài sản (Nguyễn Việt Hùng, 2008; Gul và cộng sự, 2011; Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Minh Sáng, 2013 …); hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu tổng vốn huy động trên tổng cho vay (Nguyễn Việt Hùng, 2008; Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh, 2013

...); quy mô vốn chủ sở hữu (Nguyễn Việt Hùng, 2008; Gul và cộng sự, 2011; Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh, 2013; Ongore và Kusa, 2013;…); quy mô tài sản của NH (Nguyễn Việt Hùng, 2008; Gul và cộng sự, 2011; Ongore và Kusa, 2013; Ayadi, 2014 …), tốc độ tăng trưởng kinh tế (Gul và cộng sự, 2011; Ongore và Kusa, 2013 …), tỷ lệ lạm phát (Gul và cộng sự, 2011; Ongore và Kusa, 2013;…), riêng các yếu tố thuộc về rủi ro thanh khoản (RRTK) rất ít được quan tâm, hoặc có sử dụng nhưng chỉ tiếp cận các tỷ số thanh khoản trong các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu này, kết hợp sử dụng phương pháp khe hở tài trợ và các tỷ số thanh khoản để đo lường RRTK trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Thứ tư, khoảng trống về tính chất: lược khảo các nghiên cứu cho thấy xu hướng nghiên cứu tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng là chủ yếu (Sufian và Chong, 2008; Sayedi, 2014; Oluwasegun và Samuel, 2015; Lartey, Antwi và Boadi, 2013; Bourke,1989; Tabari, Ahmadi và Emami, 2013; Arif và Nauman Anees, 2012; Bassey và Moses, 2015; Ferrouhi, 2014; Alshatti, 2015; Aburime, 2009; Athanasoglou và cộng sự, 2008; Naceur và Kandil, 2009; Wasiuzzaman và Tarmizi, 2010; Lee và Kim, 2013), một vài nghiên cứu tiếp cận chiều hướng tác động của HQHĐKDNH đến RRTK ở các quốc gia khác nhau (Abdullah và Khan, 2012; Roman và Sargu, 2015). Điều này cho thấy xu hướng tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng gần đây được các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý ngân hàng quan tâm khá nhiều, đặc biệt có sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng (Lee và Kim, 2013). Tuy nhiên, hiếm có nghiên cứu kết hợp tiếp cận phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trong phạm vi nhiều quốc gia. Nghiên cứu có tiếp cận sử dụng biến đo lường RRTK theo phương pháp khe hở tài trợ (FGAP) và yếu tố khủng hoảng tài chính để so sánh kết quả nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam nhằm đề xuất các gợi ý chính sách cho Việt Nam.

Nhìn chung, những nhận định từ lược khảo lý thuyết và bối cảnh thực tiễn, một lần nữa cho thấy sự cần thiết nghiên cứu tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng. Luận án có nghiên cứu trường hợp Việt Nam để so sánh tác động khác biệt của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng với trường hợp các quốc gia Đông Nam Á.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, luận án sử dụng phương pháp ước lượng OLS, FEM, REM. Cuối cùng, Sử dụng phương pháp SGMM để loại bỏ những sai số do thời gian, đặc trưng của từng ngân hàng và hiện tượng nội sinh.

Nghiên cứu sử dụng các kiểm định:

Kiểm định F để chọn lựa mô hình Pooled OLS hoặc FEM (Nếu p-value của mô hình FEM có giá trị nhỏ hơn 5% thì lựa chọn mô hình FEM)

Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM hay REM (nếu p-value của kiểm định Hausman có giá trị nhỏ hơn 5% thì lựa chọn mô hình FEM).

Kiểm định Modified Wald: được dùng để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình FEM với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu p-value của kiểm định Modified Wald có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0.

Kiểm định Breusch - Pagan Lagrangian: được dùng để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình REM với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu p-value của kiểm định Breusch - Pagan Lagrangian có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0.

Kiểm định Wooldridge: được dùng để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Nếu p- value của kiểm định Wooldridge có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0.

Nếu mô hình tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Square) được sử dụng bởi mô hình này có thể kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi.

Do han

chế của mô h ình Pool OLS trong ước lượng dữ liệu bảng với các hiện

tươn

g bi ̣chêc̣ h do phương sai thay đổi , tự tương quan hay nôi

sinh (Kiviet, 1995),

ước lượng FEM và REM được sử dụng để xử lý các hi ệu ứng cá nhân (Individual

Effects); tuy nhiên vì FEM và REM không xử lý đươc

hiên

tươn

g nôi

sinh (Ahn và

Schmidt, 1995), do đó kỹ thuâṭ ước lươn

g GMM hê ̣thống (SGMM) đươc

̉ duṇ g để

̉ lý các vấn đề nêu trên (Arellano và Bond, 1991; Hansen, 1982; Hansen, Heaton và Yaron, 1996)

3.2 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK

3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Để thiết lập mô hình định lượng cho mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, luận án dựa trên cách tiếp cận của ( Ferrouhi và Lahadiri, 2014) và có bổ sung vào mô hình biến

trễ thanh khoản và dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên mô hình (Trenca, Petria và Corovei, 2015) để thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Mô hình kinh tế lượng do đó được thể hiện như sau:

Mô hinh (1): LIQUIDITYRISKt = f(α, LIQUIDITYRISKt-1, SIZEit, SIZEit^2,

LIAit, LLRit, LADSit, ETAit, LLPit, NIMit GDPit, INFit, M2it, D_CRISt, u)

Trong đó: Biến phụ thuộc, bao gồm

+ LIQUIDITY RISK: FGAP (chênh lệch giữa các khoản tín dụng và huy động vốn chia cho tổng tài sản), NLTA (Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản), NLST ( Dư nợ tín dụng/Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn).

+ Quy mô ngân hàng (SIZEit): Log (tổng tài sản)

+ Bình phương quy mô ngân hàng (SIZEit^2 ) : Log (tổng tài sản)^2

+ Chất lượng tài sản thanh khoản gồm các biến : LIAit (Tài sản thanh khoản/tổng tài sản), LLRit (tài sản thanh khoản/ Tổng dư nơ ̣ tín duṇ g ), LADSit (Tài sản thanh khoản/Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn). Ngân hàng sở hữu chất lượng tài sản thanh khoản càng cao, cấu trúc thanh khoản càng cao, rủi ro thanh khoản càng thấp và ngược lại.

+ Cấu trúc vốn (ETAit): vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, vốn càng lớn ngân hàng có xu hướng nắm giữ ít tài sản thanh khoản.

+ Rủi ro tín dụng (LLPit): Dự phòng rủi ro tín dụng/ dư nợ vay đo lường rủi ro tín dụng. Các ngân hàng có tỷ trọng cho vay cao, có tính thanh khoản thấp hơn hay cơ cấu vốn dễ bị tổn thương hơn, rủi ro thanh khoản cao hơn.

+ Thu nhập lãi thuần (NIM): (Thu từ lãi – Chi từ lãi)/ Tài sản bình quân

Các biến vĩ mô:

+ Tăng trưởng kinh tế (GDPit): Sự thay đổi thực trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo năm đối với từng quốc gia.

+ Biến động của lạm phát (INFit) : Tỷ lệ thay đổi CPI cho từng Quốc gia của từng năm

+ Cung tiền (M2it): gia tăng cung tiền từng quốc gia của từng năm

Các biến giả: D_CRIS: khủng hoảng tài chính

Trong đó: α ( hệ số chặn), i (ngân hàng), t (năm), u (phần dư mô hình)

Bảng 3.1: Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản ngân hàng


BẢNG TỔNG HỢP CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH 1

( Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam)

Tên biến

Định nghĩa/ký hiệu

Đo lường

Các nghiên cứu trước

Kết quả

Kỳ vọng

Nguồn dữ liệu

Biến phụ thuộc

Hệ số thanh khoản


(Liquidity risk)

FGAP

khe hở tài trợ

(Dư nợ tín dụng - huy động vốn) / tổng tài sản

Ferrouhi và Lahadiri (2014), Shen và cộng sự (2009); Saunders và Cornett (2006), Arif và Nauman Anees (2012)



BankScope

NLTA

Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản

Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản

Ferrouhi và Lahadiri (2014); Lucchetta (2007);

Vodova (2011), Roman và Sargu (2015);

Munteanu (2012),



BankScope

NLST

Dư nợ tín dụng/ Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn

Dư nợ tín dụng/(Tiền gửi khách hàng +nguồn tài trợ ngắn hạn)

Ferrouhi và Lahadiri (2014); Vodova (2011), Saunders và Cornett (2006), Shen và cộng sự (2009); Munteanu (2012)



BankScope

Biến giải thích

Biến đặc trưng ngân hàng (Bank Characteristics)

Đo lường

Các nghiên cứu trước

Kết quả

Kỳ vọng

Nguồn dữ liệu

LIQUIDITYRISKt-1

Trạng thái thanh khoản

có tác động lẫn nhau qua

lag (liquidityriskt-1 )

Delécha và cộng sự (2012), Trenca, Petria và

Corovei (2015)


(+)

BankScope


SIZE

Về mặt lý thuyết kinh tế quy mô, ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì sẽ ít gặp rủi ro thanh khoản hơn

Log (tổng tài sản)

Delécha và cộng sự (2012); Lucchetta (2007); Trương Quang Thông (2013); Vodova (2011), Trenca, Petria và Corovei (2015), Ferrouhi và Lahadiri (2014), Bonfim và Kim (2014); Horvàth và cộng sự, (2012)


(-)

BankScope


SIZE ^2

Theo giả định "quá lớn để sụp đổ, các ngân hàng lớn

sẽ tạo ra nhiều rủi ro hơn.

Log (tổng tài sản)^2

Shen và cộng sự (2009); Trương Quang Thông (2013); Lee và Kim (2013); Ferrouhi và

Lahadiri (2014).


(+/-)

BankScope


LIA

Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản.

(Tiền mặt, CDs, tiền gửi ngân hàng khác, các khoản đầu tư ngắn hạn trên thị

trường liên ngân hàng)/ (Tổng tài sản)

Delécha và cộng sự (2012), Vodova (2011), Ferrouhi và Lahadiri (2014), Ahmed và cộng sự,

(2011).


(-)

BankScope


LADS

Tài sản thanh khoản/ Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn

(Tiền mặt, CDs, tiền gửi ngân hàng khác, các khoản đầu tư ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng)/ (Tiền gửi khách

hàng +nguồn tài trợ ngắn hạn)

Vodova (2011), Cucinelli (2013), Delécha và cộng sự, (2012), Ferrouhi và Lahadiri (2014)


(-)

BankScope

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 26 trang tài liệu này.

Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia đông nam á - 1


LLR

Tỷ lệ tài sản thanh khoản/ Tổng dư nơ ̣ tín dụng

Tiền mặt, CDs, tiền gửi ngân hàng khác, các khoản đầu tư ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng)/ dư nợ tín dụng

Lucchetta (2007); Vodova (2011), Delécha và cộng sự (2012), Ferrouhi và Lahadiri (2014)


(-)

BankScope


ETA

Tiếp cận hai tác động"cấu trúc mong manh tài chính" và "cấu trúc lấn át tiền gửi" cho

Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

Delécha và cộng sự (2012), Lucchetta (2007); Cucinelli (2013), Munteanu (2012), Ferrouhi và

Lahadiri (2014)


(+)

BankScope


LLP

các ngân hàng chuyên

cho vay, có cơ cấu vốn dễ bị tổn thương hơn, RRTK

Dự phòng rủi ro tín dụng/ Cho vay

Delécha và cộng sự (2012), Cucinelli (2013),

Trenca, Petria và Corovei (2015), Arif và Nauman Anees (2012)


(+)

BankScope


NIM

Ngân hàng có thu nhập lãi càng cao nhờ đâu tư vào các danh mục từ hoạt động tín dụng, RRTK

(Thu từ lãi – Chi từ lãi)/ Tài sản bình quân

Delécha và cộng sự (2012), Munteanu (2012); Trenca, Petria và Corovei (2015), Roman và Sargu (2015)


(+)

BankScope

Biến giả


D_CRIS


Khủng hoảng ngân hàng

1: giai đoạn khủng hoảng (2008 -2010) 0: giai đoạn trước khủng hoảng (2005 - 2007)

Ferrouhi và Lahadiri (2014); Delécha và cộng sự (2012); Vodova (2011); Lucchetta (2007)


(+)


Biến vĩ mô


GDP

Tăng trưởng kinh tế :

Khả năng thanh khoản

ngân hàng luôn nhạy cảm với biến động kinh tế.


Log ((GDPt-GDPt-1)/ GDPt-1)

Ferrouhi và Lahadiri (2014); Trương Quang Thông (2013); Vodova (2011)


(+)

ADB

M2

Cung tiền

Log(Cung tiền)

Yurdakul (2014a)


(+)

ADB


INF

lạm phát càng cao, ngân hàng có xu hướng dự trữ tài sản thanh khoản càng tăng đảm

bảo các trường hợp rủi

Consumer Price Index

Ferrouhi và Lahadiri (2014); Bonfim và Kim (2014); Vodova ( 2011); Cucinelli (2013)


(+)


ADB


Ghi chú: (-) tương quan âm, (+) tương quan dương, (-/+) phi tuyến Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2022