Các Nguyên Tắc Chính Của Khuôn Khổ Hội Nhập Ngành Ngân Hàng Thương Mại


yêu cầu vốn tối thiểu, chất lượng tài sản và quản lý. Đầu tư danh mục nước ngoài cũng được tự do, song kiểm soát ngoại hối đối với hoạt động rút lãi suất, cổ tức và vốn gốc vẫn bị kiểm soát. Từ đó, tự do hóa tài khoản vốn được thực hiện với mức độ cao hơn, với việc xóa bỏ các giới hạn đối với khối lượng ngoại tệ được mua hoặc bán bên trong hoặc mang ra khỏi lãnh thổ quốc gia (báo cáo WB, 2008).

Tự do hóa tài khoản vốn kèm theo các biện pháp tái cơ cấu hệ thống tài chính đặc biệt được diễn ra vào năm 2018, khi xảy ra chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, với mục tiêu cải cách quan trọng là tự do hóa dần đối với lãi suất, giảm kiểm soát tín dụng, thúc đẩy cạnh tranh và hiệu quả trong toàn hệ thống. Các nhà hoạch định chính sách thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy nền tảng pháp lý và thực hành giám sát. Tận dụng các chính sách ưu đãi của chính phủ các nước để sử dụng hiệu qua dòng vốn ngoại từ Trung Quốc sang các nước đang phát triển khác trong khu vực.



Tự do hóa tài khoản vốn


Soạn thảo kế hoạch chi tiết các cột mốc quan trọng


Thực hiện


Giám sát


Hình 3.3: Bản đồ tự do hoá tài khoản vốn

Nguồn: Rillo (2015)


Các quy trình đánh giá và xác định các quy tắc trong quản lý tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư danh mục và sự di chuyển các luồng vốn khác đã được hoàn thành. Dựa trên những đánh giá này, các quốc gia đã xây dựng lộ trình tự do hóa tài khoản vốn của từng quốc gia để đánh giá mức độ mở của tài khoản vốn (Hình 3.3).

Các mục tiêu và định hướng của các nhóm quốc gia bao gồm các kế hoạch và mốc thời gian để tự do tài khoản vốn theo lộ trình, cũng đã được soạn thảo bởi mỗi quốc gia. Cùng với các bản đồ, việc triển khai các bản thiết kế cột mốc thường xuyên được giám sát bằng cách sử dụng một công cụ giám sát cho phép các quốc gia theo dõi: (a) các thành tựu của các mốc quan trọng và một số điều kiện tiên quyết cần thiết để đạt được các mục tiêu tự do hóa; (b) sự phát triển trong các bản đồ để tìm ra những thành tựu trong kế hoạch chi tiết; và (c) mức mục tiêu tự do hóa và khoảng cách.

Cuối cùng, thông qua các hiệp định chung như RCEP đã tháo gỡ những hạn chế cũng như tạo điều kiện thuận lợi để ổn định nền kinh tế vĩ mô trong quá trình tự do hóa vốn. Cơ chế chính sách này đã được các nước đang phát triển khu vực Châu Á thống nhất và áp dụng. Ngoài ra, đối thoại chính sách giữa các quốc gia thông qua các hiệp


định Châu Á – Thái Bình Dương cho phép các quốc gia theo dõi các xu hướng di chuyển của dòng vốn giữa các nền kinh tế trong châu lục, với mục đích xác định các rủi ro có thể và trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm trong việc áp dụng cơ chế tự vệ để đảm bảo ổn định kinh tế, tài chính và tiền tệ. Ngoài các cuộc đối thoại chính sách, các hoạt động xây dựng năng lực đã được tiến hành thường xuyên để hỗ trợ quá trình tự do hóa tài khoản vốn trong khu vực cũng đã được xúc tiến. Điều này giúp dòng vốn nước ngoài được luân chuyển giữa các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng thị trường, đầu tư vào các dự án trọng điểm về sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đà nâng cao trình độ và công nghệ tại các quốc gia trong khu vực.


Đối ứng

Bao hàm

Kết quả

thúc đẩy

Tiến bộ &

dựa trên sự sẵn sàng

Toàn diện


Hình 3.4: Các nguyên tắc chính của khuôn khổ hội nhập ngành ngân hàng thương mại

Nguồn: Rillo (2015)

Hình 3.4 thể hiện rõ quá trình thống nhất và thúc đẩy các nguyên tắc trong khuôn khổ hội nhập ngành ngân hàng thương mại. Sự bao trùm của quá trình tự do tài khoản vốn hóa thông qua các phương thức đối ứng của các nước đang phát triển khu vực Châu Á tạo ra một kết quả thúc đẩy và hình thành một cách toàn diện bộ khung tiêu chuẩn cho các quốc gia trong khu vực. Dựa trên các hướng dẫn triển khai, các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã hoạt động thông qua một ngân hàng chung, bao gồm thỏa thuận đối ứng về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia, cũng như các quy định giám sát và


thận trọng. Trong tiến trình hội nhập tài chính, một bước quan trọng là việc xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính phù hợp. Điều này đã dẫn đến việc áp dụng “Tầm nhìn thanh toán chung của các nước đang phát triển khu vực Châu Á” nhằm mục đích thúc đẩy các hệ thống thanh toán hội nhập, an toàn và hiệu quả trong khu vực cho phép các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện thanh toán điện tử xuyên biên giới với nhiều tiện ích hơn. Mạng thanh toán Châu Á (APN) đã được khuyến khích mở rộng các dịch vụ rút tiền mặt và dịch vụ truy vấn số dư tài khoản, chuyển khoản tín dụng và chấp nhận thẻ thanh toán. Cuối cùng, để tạo nhận thức về các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến thanh toán, tại Châu Á, ISO20022 đã được áp dụng làm tiêu chuẩn chung cho chuyển tiền quốc tế, nhằm thúc đẩy khả năng tương tác và tăng cường hiệu quả trong thanh toán xuyên biên giới.

Tóm lại, phân tích định tính cho thấy chỉ số pháp lý – Kaopen, chỉ số đo lường mức độ tự do tài khoản vốn của các nước đang phát triển tại Châu Á so với mức độ trung bình của thế giới vẫn còn có mức độ thấp hơn. Do vậy, chính phủ các nước đang phát triển khu vực Châu Á vẫn đang tiếp tục đưa ra những chính sách ưu đãi về lãi suất cũng như thuế quan nhằm thúc thẩy quá trình tự do hoá tài khoản vốn.

Lộ trình hướng dẫn triển khai các biện pháp ổn định nền kinh tế vĩ mô trong quá trình tự do hóa tài khoản vốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự dịch chuyển các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó, các thỏa thuận chung đã được các nước đang phát triển khu vực Châu Á áp dụng và triển khai theo đúng nguyên tắc trong khuôn khổ hội nhập tài chính, tạo điều điện giúp các quốc gia khai thác các lợi ích, hạn chế tác động tiêu cực từ quá trình này (Hình 3.4).

3.1.2.2. Chỉ số thực tế De facto

Cùng với chỉ số pháp lý (de jure) Kaopen, chỉ số thực tế (de facto) đo lường bằng cách so sánh dòng vốn thực tế đi ra và đi vào lãnh thổ quốc gia được sử dụng để đánh giá mức độ hội nhập tài chính của nhóm các nước đang phát triển khu vực châu Á. Trong nhiều trường hợp, dòng vốn thực tế ra và vào lãnh thổ quốc gia mới là yếu tố đánh giá trực tiếp mức độ hội nhập tài chính. Mặc dù các quốc gia nới lỏng quy định đối với các dòng vốn nước ngoài nhưng thực tế dòng vốn nước ngoài đến các nước đang phát triển khu vực Châu Á ở mức rất thấp do những khó khăn chung của kinh tế thế giới hoặc do môi trường đầu tư chưa đáp ứng đủ các yếu tố và điều kiện cần thiết nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, do năng lực yếu kém trong quản lý và điều hành bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp nội địa, nên mặc dù cách chính sách thay đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển triển kinh tế thông qua nguồn vốn đầu tư nước


ngoài nhưng các doanh nghiệp, tổ chức chức đã không tận dụng được tối đa hiệu quả của mở của hội nhập tài chính.

Chỉ số thực tế về tổng tài sản và tổng nợ nước ngoài đối với GDP của các quốc gia được sử dụng để đo lường mức độ hội nhập tài chính bao gồm cả việc người không cư trú nắm giữ tài sản ở trong nước và người cư trú trong nước nắm giữ tài sản ở nước ngoài. Dữ liệu về chỉ số thực tế này được Lane và Milesi-Ferretti cung cấp theo từng năm trong giai đoạn 2000-2012 và IMF cung cấp từ năm 2012 đến 2018.

5.0


4.0


3.0


2.0


1.0


0.0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

-1.0

Đang phát triển Châu Á

Thế giới

%

Trong đó, dòng vốn FDI là dòng vốn chiếm ưu thế trong tổng tài sản và nợ phải trả nước ngoài. FDI thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường đầu vào trong nước. Các nước nhận FDI thường được hưởng chính sách đào tạo nhân viên trong quá trình vận hành các doanh nghiệp mới, điều này góp phần phát triển nguồn nhân lực ở nước sở tại. Lợi nhuận do FDI tạo ra đóng góp vào nguồn thu thuế doanh nghiệp ở nước sở tại. Tuy nhiên, sự dao động của dòng vốn FDI đối với các nước đang phát triển khu vực Châu Á cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí gây nên khủng khoảng cho nước sở tại khi dòng vốn bị dừng đột ngột.


Hình 3.5. So sánh tốc độ tăng trưởng FDI trên GDP ròng của các nước đang phát triển khu vực Châu Á với thế giới giai đoạn 2005-2018‌

Nguồn: WB data

Dòng vốn FDI mang lại nhiều lợi ích như sự cải tiến công nghệ, sự lan tỏa kiến thức từ đó có thể dẫn đến hệ số tổng thể tăng năng suất (TFP) ở các nước đang phát triển tại Châu Á. Mặc dù FDI ròng chảy vào các các nước đang phát triển có những biến động, nhưng tác động của dòng vốn này vẫn có ý nghĩa rất tích cực trong suốt ba thập kỷ qua. Dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển gần 4.5% GDP, gấp 9 lần so với trung bình của thế giới. Dòng vốn FDI lớn nhận từ nước ngoài giúp các nước đang phát triển tại Châu Á có thêm lợi thế trong quá trình hội nhập tài chính.


Ở nhóm các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, điển hình như ở Việt Nam, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm khoảng 70% tổng tài sản và nợ phải trả của cả nước (IMF, 2018), góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng sự đóng góp vào ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm. Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao như khai khoáng, dầu khí, điện tử viễn thông, thiết bị văn phòng, máy tính (IMF, 2009). Cũng như nhiều các quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình khác trong khu vực, chính phủ Việt Nam luôn có những chính sách nhằm tăng cường thu hút các dự án FDI, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế đó là:

Thứ nhất, theo báo cáo của WB (2018), thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, có thể dẫn đến công việc chậm tiến độ, lãng phí tiền bạc và thời gian, giảm cơ hội thu hút các dự án FDI. Trong thực tế, người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi xin giấy phép xây dựng và các giấy tờ liên quan, trung bình mất 82 ngày để hồ sơ cấp phép xây dựng FDI được xử lý và phê duyệt tại Việt Nam, có những trường hợp còn lâu hơn vì những khó khăn trong vấn đề đi lại. Điều này đặc biệt gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thành lập và vận hành của doanh nghiệp, gây lãng phí cả thời gian và tiền bạc cho các tổ chức đầu tư cũng như cơ quan nhà nước.

Thứ hai, theo báo cáo của WB (2018), chất lượng của lực lượng lao động cũng như cơ sở hạ tầng ở các địa phương tại Việt Nam chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Sự thiếu hụt lao động có kỹ năng và các cơ sở hạ tầng chất lượng cao tạo nên những bất lợi trong quá trình thu hút các dự án FDI có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao. Ngoài ra, vấn đề này có thể làm chậm quá trình chuyển đổi kinh tế kỳ vọng của đất nước từ phụ thuộc vào các ngành thâm dụng lao động sang sản xuất hàng hóa công nghệ cao, dẫn đến sự giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế. Trên thực tế, khoảng 40% doanh nghiệp FDI gặp khó khăn khi tuyển lao động có kỹ năng tại Việt Nam (WB, 2018). Theo Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu năm 2018, đánh giá các quốc gia về khả năng thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài, Việt Nam đứng thứ 87 trong số 119 quốc gia do những thách thức lớn như là thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ, thiếu chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển cũng như đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.

Thứ ba, sự khác biệt về văn hóa là trở ngại trong một số lĩnh vực cần có sự hợp tác, trao đổi thường xuyên giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như là logistics, bất động sản và giáo dục. Đây dường như là một thách thức không thể tránh


khỏi đối với tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI, và có thể giải quyết thông qua hợp đồng hợp tác phù hợp và tìm hiểu văn hoá kỹ càng trước khi quyết định đầu tư.

Xét về mức độ hội nhập tài chính của các nước đang phát triển khu vực Châu Á với phần còn lại của thế giới, thì mức độ này có xu hướng tăng lên (Bảng A7, Phụ lục). Ở hầu hết các nước đang phát triển khu vực Châu Á, mức độ hội nhập tài chính không suy giảm nhiều sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi so sánh với Anh và Hoa Kỳ (Bảng A7, Phụ lục), là các quốc gia có tổng tài sản và nợ nước ngoài lớn, có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á, đồng thời cũng là đại diện tiêu biểu cho hai khu vực kinh tế lớn của thế giới: Châu Âu và Bắc Mỹ. Như vậy có thể thấy rằng các nền kinh tế đang phát triển Châu Á đã tăng mức độ mở cửa, tăng khả năng tiếp nhận những dòng vốn từ các nước phát triển.

Một số quốc gia có tỷ lệ tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP tăng gấp 2 hoặc 3 lần theo các năm từ 2005-2018, điển hình như một số quốc gia như Malaysia, Lào, Campuchia, cho thấy tiềm năng phát triển của các quốc gia này trong giai đoạn nghiên cứu. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài từng năm tạo ra cơ hội để các quốc gia đang phát triển phát triển cơ sở hạ tầng, cấu trúc nền kinh tế. Trong đó, một số quốc gia khác như Việt Nam, Indonesia hay Nepal có tỷ lệ tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP được duy trì ổn định (IMF, 2019), do đã sử dụng nguồn vốn hiệu quả trong giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 và đã chuẩn bị kế hoạch dài hạn trong việc sử dụng tài sản nước ngoài một cách hiệu quả nhằm tăng tổng sản lượng GDP trong giai đoạn 2009-2018.

So với các nước có lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn và tỷ lệ tài sản nước ngoài chiếm một nửa tỷ trọng tổng sản lượng GDP như Anh, Hoa Kỳ thì các nước phát triển Châu Á vẫn đang tăng trưởng tỷ lệ nợ phải trả và tài sản nước ngoài 15-30% trên tổng GDP trong cùng giai đoạn (Bảng A7, Phụ lục). Ngoài ra, tác động của các nhân tố khác như tình hình ổn định chính trị, lực lượng lao động cũng khiến cho tỷ lệ có sự chênh lệch về tài sản và nợ phải trả nước ngoài giữa các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Nguồn vốn và dây chuyền sản xuất thường được tập trung vào các quốc gia có đủ các yếu tố cần thiết như là ổn định chính trị hay là lực lượng lao động dồi dào như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, v,v… thay vì các nước có tình hình chính trị bất ổn, lực lượng lao động thấp như Lào, Brunei, v,v.... Điều này dẫn đến tình trạng chênh lệch lớn trong việc phân bổ vốn đầu tư nước ngoài vào các quốc gia có đang phát triển Châu Á.


Ở một số quốc gia có dân số thấp so với các quốc gia khác trong khu vực, việc tập trung nguồn lực vào ngành dịch vụ có thể tạo ra lượng vốn lớn đầu tư ra nước ngoài như Tuvalu hay Kiribati với tỷ lệ tài sản nước ngoài gấp 10 lần so với nợ phải trả nước ngoài. So với các nước đang phát triển khu vực Châu Á thì Hoa Kỳ và Anh có tỷ lệ khá cân bằng giữa tài sản và nợ nước ngoài. Các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, tỷ lệ nợ phải trả nước ngoài thường gấp 2-3 lần so với tài sản nước ngoài. Điều này có thể hiểu, việc đầu tư ra nước ngoài của những nước này vẫn còn hạn chế, nhưng tỷ lệ này cũng dần thay đổi theo thời gian như Indonesia tăng từ 22% lên 33% hay Buhtan tăng từ 0 lên 47% (Bảng A7, Phụ lục).

Đối với các nước đang phát triển tại Châu Á, các chỉ số về lượng vốn đầu tư nước ngoài đang được cải thiện qua nhiều năm khi hội nhập bên ngoài khu vực. Tài sản của các nước đang phát triển khu vực Châu Á đang ở mức thặng dư thay vì bị thâm hụt như thời gian trước đây. Hơn nữa, mức dự trữ cũng đã được cải thiện. Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP đã được cải thiện đáng kể sau cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây và tỷ lệ đầu tư trực tiếp vào tổng dòng vốn tư nhân cũng được cải thiện. Điều này cho thấy các chỉ số dễ bị tổn thương tài chính của Châu Á đã trở nên tốt hơn trong những năm qua.

Số liệu trong thời kỳ nghiên cứu cho thấy xu hướng hội nhập tài chính đang có xu hướng tăng lên theo từng năm. Khối lượng nắm giữ tài sản nước ngoài của các nước đang phát triển khu vực Châu Á tăng 27% từ 11,4 nghìn tỷ USD năm 2010 lên 14,5 nghìn tỷ USD năm 2015 và 19,1 nghìn tỷ năm 2019 (Bảng 3.1). Phần lớn các tài sản này là các khoản nợ ngân hàng (4,1 nghìn tỷ USD), tiếp theo là tài sản nợ danh mục đầu tư (3,5 nghìn tỷ USD), đầu tư trực tiếp nước ngoài (3,6 nghìn tỷ USD) và tài sản vốn cổ phần danh mục (3,2 nghìn tỷ USD). Xu hướng tương tự cũng thể hiện rõ ở các khoản nợ nước ngoài của khu vực Châu Á, tăng 31% lên 15,1 nghìn tỷ USD vào năm 2015 và khoảng 20 nghìn tỷ vào năm 2019 (Bảng 3.2). Như vậy, mối liên kết tài chính của Châu Á về các khoản nợ với phần còn lại của thế giới tăng dần lên trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy các nước đang phát triển khu vực Châu Á đang là khu vực tiềm năng trong thu hút đầu tư vốn đầu tư nước ngoài, tạo cơ hội bứt phá trong phát triển kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng.


Bảng 3.1: Tài sản nước ngoài khu vực Châu Á

Đơn vị: Tỷ USD



2010

2015

2019

FDI

2,505

3,635

5,271

Ngân hàng

3,383

4,112

5,017

Nợ danh mục đầu tư

3,611

3,634

3,707

Cổ phiếu

2,001

3,214

5,175

Tổng

11,499

14,594

19,169

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á - 12



Bảng 3.2: Nợ nước ngoài khu vực Châu Á

Nguồn: ADB 2019


Đơn vị: Tỷ USD



2010

2015

2019

FDI

4,848

6,863

9,745

Ngân hàng

2,093

2,294

2,523

Nợ danh mục đầu tư

1,672

2,250

3,038

Cổ phiếu

2,902

3,706

4,744

Tổng

11,514

15,114

20,050

Nguồn: ADB 2019

Mặc dù, thị trường tài chính ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á chưa hoàn thiện nhưng những chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đã thúc đẩy mức độ hội nhập tài chính của các quốc gia này. Xu hướng này được thể hiện thông qua việc tăng lên trong quy mô nắm giữ danh mục đầu tư xuyên biên giới (vốn chủ sở hữu và nợ) của các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Năm 2014, ước tính trong tổng khối lượng nợ do các nước đang phát triển khu vực Châu Á nắm giữ có khoảng 72,1% là nợ từ các thị trường tiên tiến (đặc biệt là Hoa Kỳ và Châu Âu) và chỉ có 24% nợ nước ngoài từ các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối của khu vực, được tích lũy từ năm 2005, đạt 754 tỷ USD vào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/06/2023