Thực Trạng Về Tác Động Của Hội Nhập Tài Chính Đến Tình Trạng Đói Nghèo Tại Các Nước Đang Phát Triển Khu Vực Châu Á.


năm 2016 do được tăng cường các nguồn tài trợ. Quy mô của thị trường trái phiếu nội tệ của các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã tăng lên khoảng 11 nghìn tỷ USD trong năm 2016. Ngoài ra, tổng dòng vốn FDI trong khu vực từ 21 tỷ USD năm 2000 đã tăng lên 136 tỷ USD trong giai đoạn 2005-2018 (Báo cáo ADB, 2017).

Tóm lại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển triển kinh tế thông qua nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã và đang cố gắng tận dụng cơ hội của mở của hội nhập tài chính. Dòng vốn FDI chiếm ưu thế trong tổng dòng vốn di chuyển vào trong nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao trình độ công nghệ và năng suất. Một số quốc gia có tỷ lệ tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP tăng gấp 2 hoặc 3 lần trong giai đoạn từ 2005-2018. Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP đã được cải thiện đáng kể sau cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây và tỷ lệ đầu tư trực tiếp vào tổng dòng vốn tư nhân cũng được tăng trưởng ổn định. Cuối cùng, có thể thấy xu hướng tăng lên trong quy mô nắm giữ danh mục đầu tư xuyên biên giới của các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Điều này, cho thấy vị thế của các nước đang phát triển khu vực Châu Á đang dần càng ngày được củng cố và thu hút nhiều dòng vốn ngoại so với các khu vực khác trên thế giới.

3.2. Thực trạng về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á.

3.2.1. Khái quát về tình trạng đói nghèo tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á

Ngày 17 tháng 10 hàng năm là ngày quốc tế xóa đói giảm nghèo, là một cột mốc quan trọng đánh dấu những kết quả ấn tượng của thế giới trong công cuộc giảm nghèo. Theo số liệu mới nhất của WB cho thấy kể từ năm 1990, gần 1,1 tỷ người đã thoát khỏi cảnh nghèo trầm trọng. Trong hai năm 2012 và 2013, con số đó là khoảng 100 triệu người, là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, trên toàn thế giới, vẫn còn gần 800 triệu người sống với mức dưới 1,90 USD một ngày vào năm 2013, một nửa trong số này là trẻ em, hầu như không được học hành. Theo báo cáo của WB (2019), nhiều người nghèo trên thế giới đang sống ở các quốc gia thường xuyên xảy ra nội chiến. Bên cạnh đó, một phần ba số người nghèo trầm trọng trên toàn cầu hiện sống ở các quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Cộng đồng quốc tế đã đưa ra một bức tranh của thế giới vào năm 2030, đó là một thế giới không còn nghèo trầm trọng với nhiều cơ hội hơn cho toàn nhân loại. Đây là lý do tại sao Ngân hàng Thế giới đã cam kết thực hiện hai mục tiêu dài hạn đó là chấm dứt nghèo trầm trọng vào năm 2030 và thúc đẩy thịnh vượng chung cho 40% người nghèo nhất ở mọi quốc gia. Trong giai đoạn 2005-2018, trong nhóm các quốc gia


đang phát triển ở Châu Á thì các nước đông dân như Trung Quốc và Ấn Độ đang bắt kịp các nước giàu hơn về tỷ lệ xóa giảm đói nghèo.

35

30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

25

20

Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á - 13

15

10

5

0

2006

2010

2014

2018

Khoảng cách nghèo đói (1.9 USD/ngày) Khoảng cách nghèo đói (3.2 USD/ngày)

Chỉ số đầu người (1.9 USD/ngày) Chỉ số đầu người (3.2 USD/ngày)

%

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các nước đang phát triển khu vực Châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới nhưng để tạo ra sự phát triển bền vững trong dài hạn thì cần thiết phải đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo (ADB, 2019). Sự tăng trưởng của một quốc gia cần phải mang lại nhiều lợi ích cho những người nghèo nhất ví dụ như là mở ra cơ hội cho những người nghèo trầm trọng hiện nay có được việc làm tốt hơn, tiếp cận các dịch vụ chất lượng hơn và tạo nền tảng cho thế hệ tiếp theo thoát khỏi ngưỡng nghèo trầm trọng. Với chính sách hợp lý và sự quan tâm của chính phủ, các nước đang phát triển khu vực Châu Á có thể chấm dứt tình trạng nghèo trầm trọng vào năm 2030 và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho 40% người nghèo nhất ở mọi quốc gia.


Hình 3.6: Mức độ đói nghèo theo chỉ số tính theo đầu người và chỉ số khoảng cách đói nghèo tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á

Nguồn: World Bank

Để đánh giá mức độ đói nghèo, một số phép đo truyền thống được sử dụng như các mức chuẩn nghèo thông qua chỉ số “tính theo đầu người” (Headcount index), chỉ số “khoảng cách đói nghèo hay tỷ lệ thu nhập trong phần trăm dân số có thu nhập thấp nhất”. Các thước đo mức độ đói nghèo thông qua 2 chỉ số trên xác định bằng cách thiết lập chuẩn nghèo. Cách đo sử dụng mức nghèo tiêu chuẩn được sử dụng dựa trên tỷ lệ đói nghèo tối thiểu, có chuẩn nghèo cố định ở mức 1,9 USD/ngày và 3,2 USD/ngày, bỏ qua mức trung bình thu nhập của dân cư. Để đánh giá rõ hơn về đói nghèo, các bài nghiên cứu thường chỉ sử dụng chỉ số khoảng cách đói nghèo ở 1,9 USD/ ngày và USD


3,2 / ngày. Đối với mỗi mức độ đói nghèo khác nhau, khoảng cách nghèo được đo là giá trị trung bình thiếu hụt so với mức chuẩn nghèo. Hầu hết các chỉ số về khoảng cách đói nghèo đều có xu hướng giảm, dao động từ 9% xuống còn 3% đối với mức 3,2 USD/ngày và giảm khoảng 2% ở mức 1,9 USD/ngày. Cùng với đó là sự giảm xuống khoảng ½ tỷ lệ đói nghèo đối với các chỉ số trong cả 2 mức độ 1,9 USD/ngày và 3,2 USD/ngày từ năm 2006 so với năm 2018 (Hình 3.6).

Tuy nhiên, các chỉ số này không thể nắm bắt được mức độ thu nhập (hoặc chi tiêu) của cá nhân ở dưới mức nghèo khổ. Hơn nữa, chỉ số khoảng cách đói nghèo không tính đến sự khác biệt giữa các mức nghèo, và do đó có xu hướng bỏ qua bất bình đẳng giữa những người nghèo. Chỉ số khoảng cách nghèo có thể bổ sung cho chỉ số tính theo đầu người, nhưng vẫn không thể phản ánh đầy đủ tỷ lệ đói nghèo ở một quốc gia.

Để có thể đánh giá cụ thể và chi tiết hơn về tình hình đói nghèo, chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index – HDI), dựa trên thu nhập bình quân đầu người cũng như giáo dục và tuổi thọ được sử dụng cùng với chỉ số nghèo đa chiều MPI. Hình 3.7 thể hiện sự tăng lên liên tục của chỉ số HDI và xu hướng giảm của MPI trong giai đoạn 2005-2018. Từ năm 2005, chỉ số HDI chỉ ở mức 0.61 đã tăng lên 0.66 vào năm 2012 và đạt gần 0,7 năm 2018. Ngược lại, chỉ số MPI năm 2018 đã giảm gần một nửa so với năm 2010. Trong khi chỉ số HDI phản ánh sự thay đổi về tình trạng đói nghèo cụ thể qua từng năm trong giai đoạn thì chỉ số nghèo đa chiều MPI phản ánh tình trạng nghèo vài năm một lần trong cùng giai đoạn nghiên cứu.


0.7

0.68

0.66

0.64

0.62

0.6

0.58

0.56

0.2


0.15


0.1


0.05


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

MPI

HDI

Hình 3.7: Tương quan giữa chỉ số MPI và chỉ số HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á‌

Nguồn: World Bank

Hình 3.8 thể hiện chỉ số HDI bình quân của các nước đang phát triển khu vực Châu Á dao động trong khoảng 0.6-0.7, chỉ nằm trong nhóm nước phát triển con người


trung bình trong giai đoạn 2005-2018. Tuy nhiên, có thể thấy tốc độ tăng của chỉ số đang được duy trì đều đặn, tăng lên đến 0.69 và tiến gần đến mức phát triển con người bình quân chung của toàn thế giới là 0.73 vào năm 2018. Kết quả này thể hiện sự cải thiện của các yếu tố liên quan đến thu nhập, sức khỏe và giáo dục của các quốc gia này. Với xu hướng gia tăng như vậy, chỉ trong một thập kỷ tới, chỉ số HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á có thể sẽ sắp đạt tới hay thậm chí là vượt trung bình của thế giới.


0.74

0.72

0.70

0.68

0.66

0.64

0.62

0.60

0.58

0.56

0.54

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Đang phát triển Châu Á

Thế giới

Hình 3.8: Chỉ số HDI ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á và thế giới trong giai đoạn 2005-2018

Nguồn: Human Develop Report, 2019

Trong giai đoạn 2014-2018, chỉ số HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã tăng lên nhanh chóng so với giai đoạn 2005-2008 và 2009-2013 với mức tăng dao động từ 0.04-0.08. Một vài nước có chỉ số HDI thuộc nhóm nước phát triển con người cao như Brunei, Darussalam (0.82-0.84), Palau (0.82) hay Malaysia (0.8) trong khi đó chỉ có Papua New Guinea và Myanmar trong giai đoạn 2005-2008 là thuộc nhóm nước phát triển con người thấp. Nhìn chung, chỉ số HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á đều tăng trung bình khoảng 0.8 và khoảng cách giữa các nước đang dần được thu hẹp trong tương lai gần.

Báo cáo của WB (2018) về Chỉ số Phát triển Con người (HDI) chỉ ra rằng không có khu vực nào có tốc độ phát triển con người nhanh chóng như ở các nước đang phát triển khu vực châu Á. Các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc là các nước phát triển nhanh nhất (tăng trưởng 46% trong giai đoạn 1990-2018), tiếp theo


là một số nước khác như Thái Lan, Malaysia, Philipine với 43%. Một phần nguyên nhân đó là vì hầu hết các nước đang phát triển khu vực Châu Á là các nước đi đầu trong việc chuyển đổi công nghệ, góp phần tăng trưởng nền kinh tế.

Tuổi thọ trung bình

Tuổi thọ là số năm mà một người có thể sống tính từ lúc mới sinh, cũng là nhân tố quan trọng đánh giá sự phát triển con người, chất lượng cuộc sống tại mỗi quốc gia, qua đó đánh giá được việc giảm tình trạng đói nghèo. Nhìn vào hình 1.16, tuổi thọ trung bình của các quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á có xu hướng tăng lên, cùng chiều với trung bình các quốc gia trên thế giới. Tình trạng đói nghèo ở một số quốc gia trong khu vực có xu hướng gia tăng theo độ tuổi sau 45 tuổi, trước hoặc ở độ tuổi già nhất (Báo cáo ADB, 2020).

Đơn vị: Tuổi (Năm)



73


72


71


70


69


68


67


66


65

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018


Đang phát triển Châu Á Thế giới

Hình 3.9: Tuổi thọ trung bình của các nước đang phát triển khu vực Châu Á và thế giới trong giai đoạn 2005-2018

Nguồn: Human Develop Report

Năm 2005, tuổi thọ trung bình của các nước đang phát triển khu vực Châu Á là khoảng 68 tuổi, trong khi của thế giới là khoảng 69 tuổi. Tuổi thọ trung bình tăng dần đều qua các năm, dao động trong khoảng từ 1-2 tuổi, đến năm 2018, tuổi thọ trung bình của các nước đang phát triển khu vực Châu Á và thế giới lần lượt là 71,5 và 72,5. Tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng thể hiện thu nhập của con người ngày một tốt


lên để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Tuổi thọ của người dân ở các quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á đang có xu hướng tăng đều hàng năm so với trung bình của thế giới. Điều này thể hiện đời sống của người dân trong khu vực đang ngày càng được cải thiện, do có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao.

Thu nhập bình quân đầu người

Kết quả nghiên cứu của Lundberg và Squire (2003) chỉ ra rằng thu nhập bình quân đầu người có tác động giảm nghèo trực tiếp, bên cạnh tác động gián tiếp thông qua tăng trưởng.

Đơn vị: USD


18000

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Đang phát triển Châu Á

Thế giới

Hình 3.10: Thu nhập bình quân đầu người của các nước đang phát triển khu vực Châu Á và thế giới trong giai đoạn 2005-2018

Nguồn: Human Develop Report

Thu nhập bình quân đầu người ở các nước phát triển Châu Á trung bình từ 8000- 10000 USD/năm và đang có xu hướng gia tăng. So với năm 2005, thu nhập bình quân đã tăng từ 8000 USD lên gần 11000 USD vào năm 2018. Tuy nhiên, mức trung bình thu nhập này vẫn còn có khoảng cách khá lớn đối với trung bình của thế giới. Ở hầu hết các nước đang phát triển khu vực Châu Á, thu nhập ở khu vực nông thôn có sự chệnh lệch đáng kể về thu nhập so với các khu vực thành phố và đô thị. Do đó, tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển thông qua các ngành sản xuất, chế biến công nghệ cao tại các vùng khác nhau sẽ tạo thêm nhiều việc làm hơn, giúp giảm đang kể chênh lệch đói nghèo giữa vùng nông thôn và thành thị.


Các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ trong 5 thập kỷ qua từ một khu vực chủ yếu là các nền kinh tế có thu nhập thấp sang một khu vực bao gồm phần lớn các quốc gia có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, khu vực này phải đối mặt với thách thức duy trì tăng trưởng nhanh chóng sau khi chuyển đổi từ nền kinh tế thu nhập thấp đến trung bình và tiến xa hơn đến thu nhập cao. Theo báo cáo WB (2019) các nền kinh tế phải mất nhiều thời gian hơn để chuyển từ mức thu nhập trung bình lên thu nhập cao hơn là chuyển từ thu nhập dưới mức trung bình sang mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á vẫn có thể chuyển dịch nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới, cho dù quá trình chuyển đổi là từ thu nhập dưới mức trung bình sang trung bình cao hoặc từ mức thu nhập trung bình lên thu nhập trên mức trung bình. Kinh nghiệm của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa cho thấy rằng đổi mới, vốn con người và cơ sở hạ tầng đều đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nhanh hơn từ thu nhập trung bình sang thu nhập trên mức trung bình của họ. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2005- 2018 chứng kiến sự thay đổi tích cực trong chuyển đổi thu nhập của các nền kinh tế các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Cụ thể, trong giai đoạn này, có 3 quốc gia có thu nhập trên mức trung bình, 13 quốc gia có mức thu nhập trung bình và 9 quốc gia có thu nhập dưới mức trung bình. Nhìn vào Hình 3.11, có thể thấy các nước có thu nhập trên mức trung bình có chỉ số HDI cao hơn so với các quốc gia có mức thu nhập trung bình và trung bình thấp. Ngược lại, chỉ số nghèo đa chiều MPI ở các nước thu nhập dưới mức trung bình thì cao khoảng gấp 5 lần so với các quốc gia có thu nhập trên mức trung bình. Từ đó, khi xét hội nhập tài chính tại nước đang phát triển khu vực Châu Á, sẽ có tác động và ảnh hưởng khác nhau tới tình trạng đói nghèo của các các gia có mức thu nhập khác nhau.

0.900

0.800

0.700

0.600

0.500

0.400

0.300

0.200

0.100

0.000

0.767

0.157

0.673

0.563

0.068


0.03

0.18

0.16

0.14

0.12

0.1

0.08

0.06

0.04

0.02

0

Thu nhập cao Thu nhập Trung bình cao Thu nhập Trung bình thấp

HDI

MPI

Hình 3.11: Tương quan giữa chỉ số MPI và chỉ số HDI với từng nhóm nước theo thu nhập GNI/người của các nước đang phát triển khu vực Châu Á

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Tình hình giáo dục

Các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã đạt nhiều thành tựu trong giáo dục trẻ em. Nhìn chung, 9/10 trẻ em trong khu vực hiện nay đang theo học tiểu học. Vào những năm 1980, tỷ lệ này chỉ là 2/3, sự tiến bộ này rất đáng chú ý. Trong nghiên cứu này, tình hình giáo dục ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á sẽ được đánh giá thông qua chỉ số giáo dục là chỉ số trung bình của số năm đi học (của người lớn) và số năm đi học dự kiến (của trẻ em).

Đang phát triển Châu Á

Thế giới

0.70


0.60


0.50


0.40


0.30


0.20


0.10


0.00

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Hình 3.12: Chỉ số giáo dục (Education Index) của các nước đang phát triển khu vực Châu Á và thế giới trong giai đoạn 2005-2018‌

Nguồn: Human Develop Report

Các nước đang phát triển khu vực Châu Á có chỉ số giáo dục dao động trong khoảng 0.5-0.6 và đang ngày càng tiến gần với chỉ số giáo dục trung bình trên thế giới. Khoảng cách về chỉ số giáo dục của các nước đang phát triển khu vực Châu Á đang dần được thu hẹp và có xu hướng cân bằng, thậm chí vượt lên so với mức trung bình của thế giới. Đây có thể là kết quả của việc tăng trưởng nền kinh tế và sự cải cách chính sách của các chính phủ đã góp phần giúp cho tỷ lệ trẻ em và người lớn đi học ở khu vực này đang ngày càng tăng lên. Cụ thể, đời sống nhân dân ở các quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á ngày một cao, tỷ lệ đói nghèo giảm, dẫn đến đầu tư cho giáo dục tăng lên. Sự đóng góp của giáo dục đối với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á là rất rõ ràng, có sức lan tỏa đến đời sống của từng cá nhân, hộ gia đình và cả cộng đồng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/06/2023