ra, các quốc gia có mức thu nhập dưới trung bình như Campuchia hay Myanmar, mặc dù có tỷ lệ tín dụng trong nước tới khu vực tư nhân trên GDP thấp trong giai đoạn 2005- 2008, nhưng đã có mức tăng trưởng vượt bậc vào giai đoạn 2014-2018. Bên cạnh đó, vẫn còn một số quốc gia Tonga, Maldives hay Timor-Leste đang có xu hướng giảm tỷ lê tín dụng trong nước đầu tư vào các khu vực tư nhân trong cùng giai đoạn.
Bảng 3.3: Tỷ lệ tín dụng trong nước tới khu vực tư nhân/GDP các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018
Đơn vị: %GDP
2005-2008 | 2009-2013 | 2014-2018 | |
Trung Quốc | 107 | 127 | 152 |
Malaysia | 102 | 112 | 121 |
Thái Lan | 99 | 127 | 146 |
Fiji | 78 | 80 | 83 |
Việt Nam | 74 | 83 | 120 |
Tonga | 52 | 36 | 36 |
Maldives | 48 | 42 | 30 |
Samoa | 48 | 66 | 80 |
Vanuatu | 46 | 67 | 67 |
Ấn Độ | 45 | 51 | 50 |
Nepal | 38 | 56 | 75 |
Kiribati | 38 | 34 | 39 |
Mông Cổ | 35 | 44 | 56 |
Sri Lanka | 33 | 31 | 44 |
Bangladesh | 32 | 41 | 46 |
Philippines | 28 | 31 | 43 |
Indonesia | 26 | 31 | 38 |
Bhutan | 24 | 43 | 50 |
Solomon Islands | 23 | 23 | 33 |
Timor-Leste | 20 | 13 | 14 |
Micronesia | 20 | 20 | 22 |
Campuchia | 16 | 34 | 81 |
Papua New Guinea | 14 | 22 | 21 |
Lào | 7 | 22 | 32 |
Myanmar | 4 | 7 | 21 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguyên Tắc Chính Của Khuôn Khổ Hội Nhập Ngành Ngân Hàng Thương Mại
- Thực Trạng Về Tác Động Của Hội Nhập Tài Chính Đến Tình Trạng Đói Nghèo Tại Các Nước Đang Phát Triển Khu Vực Châu Á.
- Tác Động Của Hội Nhập Tài Chính Đến Tình Trạng Đói Nghèo Tại Các Nước Đang Phát Triển Khu Vực Châu Á
- Mô Hình Đánh Giá Tác Động Của Hội Nhập Tài Chính Đến Tình Trạng Đói Nghèo
- Mô Tả Thống Kê Dữ Liệu Nghiên Cứu Trong Mô Hình
- Ước Lượng Mô Hình Bằng Phương Pháp Moment Tổng Quát
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Nguồn: Ngân hàng thế giới - World Bank
Quá trình hội nhập tài chính ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á giúp tăng khả năng cung cấp nhiều hơn các phân ngành dịch vụ tài chính nhằm phục vụ cho các cá nhân, công ty trong khu vực. Trong đó, dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm đã và đang phát triển mạnh mẽ. Tiến trình thành lập các ngân hàng đủ tiêu chuẩn của ADB sẽ mở đường cho các ngân hàng ở các nước đang phát triển hội nhập sâu rộng hơn trong khu vực và thế giới. Trong lĩnh vực bảo hiểm, khung hội nhập bảo hiểm cũng được ADB hoàn thiện và thống nhất để đảm bảo thị trường bảo hiểm cạnh tranh hơn và mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.
Bảng 3.4: Xếp loại chất lượng dịch vụ tài chính một số nước đang phát triển khu vực Châu Á
Mức độ dễ dàng của việc tiếp cận tín dụng | Mức độ thuận tiện của ngân hàng | |||
2008 | 2016 | 2008 | 2016 | |
Brunei | 62 | 86 | 61 | 91 |
Campuchia | 107 | 76 | 125 | 92 |
Trung Quốc | 99 | 36 | 108 | 79 |
Indonesia | 65 | 26 | 121 | 72 |
Malaysia | 15 | 25 | 50 | 44 |
Philippines | 89 | 46 | 72 | 43 |
Singapore | 11 | 3 | 13 | 8 |
Thái Lan | 44 | 34 | 75 | 35 |
Việt Nam | 91 | 83 | 113 | 117 |
Ấn Độ | 42 | 39 | 51 | 75 |
Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á-ADB
Bảng 3.4 cho thấy rằng chất lượng dịch vụ tài chính của các nước trong khu vực Châu Á đã được cải thiện qua thời gian. Thứ hạng toàn cầu về các chỉ số chất lượng dịch vụ tài chính của các nước trong khu vực (thông qua hai nội dung, bao gồm sự dễ dàng tiếp cận tín dụng của các ngân hàng thương mại và mức độ thuận tiện của các ngân hàng thương mại) của một số thị trường đang phát triển được cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2008-2016.
Thị trường tài chính ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á chứng kiến sự gia tăng đáng kể của giao dịch trái phiếu bằng nội tệ trên toàn khu vực. Theo IMF (2019),
mối liên kết của thị trường tài chính giữa các quốc gia trong khu vực châu Á không mạnh mẽ bằng mối liên kết của các nền kinh tế tiên tiến ngoài khu vực bởi vì một số lý do sau: một là, ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á còn tồn tại thị trường tài chính phân khúc, nhỏ và kém thanh khoản, kém đa dạng, do đó các nhà đầu tư thích tiếp cận thị trường tài chính lớn ở các nước phát triển, nơi cung cấp nhiều lựa chọn công cụ tài chính hơn để chia sẻ rủi ro. Hai là, các quy định và chính sách nghiêm ngặt đối với một số giao dịch tài chính xuyên biên giới cũng là yếu tố gây cản trở sự hội nhập của thị trường tài chính trên toàn Châu Á.
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
Đang phát triển Châu Á
Phát triển Châu Á Châu Á
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
Châu Á
Châu Á - Hoa Kỳ
Châu Á - EU
Thế giới
Đơn vị: %
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Hình 3.18: Lãi suất trái phiếu chính phủ có kỳ hạn của Châu Á và Thế giới
Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á- ADB
Hình 3.18 thể hiện sự hợp tác và mức độ hội nhập tài chính nội khối khu vực châu Á mạnh nhất so với các khu vực khác. Các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã và đang duy trì mức biến động về lãi suất trái phiếu một cách ổn định dao động từ 3- 3,5, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập tài chính.
Giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản và khu vực đồng Euro đã tiến hành bơm các khoản lớn vào các hệ thống tài chính để chống lại các tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, dẫn đến thanh khoản toàn cầu tăng lên trong năm năm đó và tạo nên sự gia tăng dòng vốn tư nhân vào các nước đang phát triển khu vực Châu Á.
450
400
350
300
250
200
150
100
50
0
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
-5
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Dòng vốn tư nhân, ròng
Tăng trưởng thanh khoản toàn cầu
Tỷ USD
%
Hình 3.19: Dòng vốn tư nhân và tăng trưởng thanh khoản ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á
Nguồn: Triển vọng kinh tế thế giới- WEO
Trong giai đoạn 2005-2012, dòng vốn đầu tư tư nhân vào các nước đang phát triển khu vực Châu Á tăng lên mạnh mẽ và đạt mức trung bình khoảng 6-8% cùng với tốc độ tăng tính thanh khoản toàn cầu. Mặc dù dòng đầu tư tư nhân giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nhưng sau đó đã bình ổn trở lại và tiếp tục tăng cho đến năm 2018.
Năm 2018, chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến các dòng vốn tư nhân và tăng trưởng thanh khoản trên toàn cầu. Điều này dẫn đến các dòng vốn này đang có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam hay Indonesia. Do vậy, các nước đang phát triển khu vực Châu Á cần tận dụng tốt dòng vốn chuyển giao để phát triển công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
700
8
600
6
500
4
2
400
0
300
-2
200
-4
100
-6
0
-8
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
GDP Dòng vốn tư nhân
Tỷ USD
%
Hình 3.20: Tỷ lệ dòng vốn tư nhân và tổng sản lượng GDP của các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018
Nguồn: Human Develop Report, 2019
Tài khoản vãng lai của các nước đang phát triển tại Châu Á vẫn tiếp tục thặng dư sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Điều này cũng cho thấy rằng ở các nước đang phát triển tại Châu Á, các luồng tài chính tư nhân hay các luồng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài luôn duy trì ở mức 4% trong giai đoạn khủng hoảng 2008. Có thể thấy mặc dù tổng sản lượng GDP tăng mạnh nhưng dòng vốn tư nhân đã bị suy giảm đang kể trong giai đoạn 2009-2017 do những bất ổn về tình hình kinh tế vĩ mô nhưng đang có tín hiệu tăng trở lại từ năm 2018, có thể thấy tín hiệu tích cực từ nền kinh tế đã và đang xoay chuyển đầu tư vào các khu vực tài chính bằng vốn tư nhân. Từ đó, giúp gia tăng thu nhập, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, góp phần giảm tình trạng đói nghèo, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
8
6
4
2
0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
-2
-4
-6
-8
Dòng vốn tư nhân
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, ròng
%
Hình 3.21: Tỷ lệ dòng vốn tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018
Nguồn: Human Develop Report
Giai đoạn 2008-2018 là thời kỳ chuyển trạng thái vốn quan trọng sau cuộc khủng toàn kinh tế toàn cầu năm 2008. Hầu như tất cả các quốc gia đang trải qua quá trình dân chủ hóa, quyền tài sản được bảo đảm trong khu vực này và nó mang lại cho các nhà đầu tư quyền tự bảo vệ trước sự thay đổi của luật pháp. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng đáng kể và duy trì trung bình khoảng 4% so với tổng sản lượng GDP trung bình của các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Điều kiện kinh tế vẫn tốt và đã được cải thiện với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những năm qua. Bất chấp khủng hoảng toàn cầu, triển vọng tăng trưởng vẫn cho thấy tình hình khả quan tại khu vực. Sự tăng trưởng đang mang lại sự chuyển đổi nhanh chóng về cơ sở hạ tầng và tạo ra sự lan tỏa tích cực hơn cho các khoản đầu tư. Các nước đang phát triển khu vực Châu Á có nền kinh tế khá ổn định, khả năng chống đỡ và phục hồi sau các cuộc khủng hoảng kinh tế là tương đối nhanh. Cùng với đó là nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp đã mang lại lợi nhuận cao cho các khoản đầu tư trong khu vực. Việc này mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và lao động, khi được làm việc trong môi trường chất lượng hơn cùng với nguồn thu nhập cao hơn, là nhân tố quan trọng trong việc cải thiện các chỉ số về đói nghèo và phát triển con người HDI.
Sự phụ thuộc của các ngân hàng thương mại ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á vào thị trường tài trợ bằng USD bộc lộ lỗ hổng của hệ thống tài chính trong thời kỳ khủng hoảng. Nếu thanh khoản đồng USD toàn cầu bị siết chặt đột ngột có thể gây bất ổn đáng kể, tạo ra rủi ro cho nền kinh tế. Đặc biệt, sự căng thẳng tài chính của các
0.2
0.18
0.16
0.14
0.12
0.1
0.08
0.06
0.04
0.02
0
250
200
150
100
50
0
MPI
Dòng vốn tư nhân nội địa/GDP
Tổng tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP
0.7
250
0.68
200
0.66
0.64
150
0.62
100
0.6
50
0.58
0.56
0
HDI
Dòng vốn tư nhân nội địa/GDP
Tổng tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP
%
%
ngân hàng thương mại không thuộc sở hữu của Hoa Kỳ trên toàn cầu có thể gây ra sự suy giảm mạnh trong cho vay quốc tế. Ngoài ra, khi đồng USD tăng giá mạnh vì chất lượng tài sản an toàn, các nước đang phát triển khu vực Châu Á là bên vay sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc luân chuyển khoản nợ bằng USD. Nhận thức được những thách thức này, phương án được các nước đang phát triển khu vực Châu Á đưa ra là làm quá trình hội nhập thị trường vốn của khu vực trở nên sâu hơn bằng cách tạo điều kiện cho các khoản đầu tư quốc tế và tái tiết kiệm trong nước. Với các chính sách phù hợp của nước sở tại có trình độ phát triển cơ bản kết hợp với nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra sự lan tỏa về công nghệ, hỗ trợ hình thành vốn con người, góp phần hội nhập thương mại quốc tế, giúp tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn và tăng cường phát triển doanh nghiệp. Tất cả những điều này góp phần vào tăng trưởng kinh tế cao hơn, là công cụ hiệu quả nhất để xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển.
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Hình 3.22: Tương quan giữa dòng vốn tư nhân nội địa và đầu tư
nước ngoài và chỉ số MPI, HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018
Nguồn: Human Develop Report, World Bank, IMF
Hình 3.22 thể hiện Chỉ số nghèo đa chiều MPI và chỉ số HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á đang ngày càng được cải thiện do lượng vốn tư nhân cũng như các dòng vốn từ nước ngoài đã và đang góp phần tạo việc làm, phát triển kỹ năng và công nghệ những cải tiến có thể có tác dụng trực tiếp trong việc giảm mức độ đói nghèo. Cùng với đó, các dòng vốn tư nhân tạo ra thu nhập cao hơn và cải thiện tình trạng khó khăn, đói nghèo, nâng cao sức khỏe tổng thể cho nên kinh tế. Ranis, Stewart và
Ramirez (2000) chỉ ra rằng tồn tại một mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế thông qua các tỷ lệ dòng vốn tư nhân và nước ngoài và chỉ số phát triển con người thông qua thu nhập. Dòng vốn tư nhân cung cấp các nguồn lực để cho phép những cải tiến bền vững trong cải thiện chất lượng công việc, thúc đẩy hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm với năng suất cao, từ đó cải thiện thu nhập và giảm mức độ khó khăn, đói nghèo.
Hình 3.22 cho thấy rằng tỷ lệ dòng vốn tư vốn tư nhân/GDP cùng với tỷ lệ tổng tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP có quan hệ cùng chiều với chỉ số HDI và ngược chiều so với chỉ số MPI trong hầu hết giai đoạn 2005-2018. Dòng vốn tư nhân đội địa tăng gần 100% từ năm 2005 đến năm 2008 cho thấy nguồn lực trong nước đầu tư vào các khu vực kinh tế tại các quốc gia đang phát Châu Á cho thấy sự thay đổi và chuyển mình của mỗi quốc gia trong khu vực. Các nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường liên hệ toàn cầu thông qua đầu tư vốn trực tiếp và thương mại quốc tế. Các xu hướng gia tăng lượng dòng vốn trong và ngoài nước cho phép nâng cao vị thế của các quốc gia, tăng cường phát triển kinh tế và giảm tỷ lệ đói nghèo thể hiện qua sự gia tăng mạnh về tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và thu nhập bình quân đầu người.
Tóm lại, thông qua quá trình hội nhập tài chính, các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã có thể tăng cường khả năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dang hơn nhằm phục vụ cho các cá nhân, công ty trong khu vực. Việc thành lập các ngân hàng đủ tiêu chuẩn của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã và đang là cơ hội cho các ngân hàng ở các nước đang phát triển hội nhập sâu rộng hơn trong khu vực và thế giới. Trong giai đoạn 2005-2018, dòng tài chính tư nhân tăng trưởng mạnh mẽ và đạt mức trung bình khoảng 6-8% tổng sản lượng GDP. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển khu vực Châu Á có nền kinh tế khá ổn định, khả năng chống đỡ và phục hồi sau các cuộc khủng hoảng kinh tế là tương đối nhanh. Ngoài ra, các quốc gia này có lợi thế là nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp điều này giúp tạo ra được lợi nhuận cao cho các khoản đầu tư trong khu vực. Việc này mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và thu nhập của người lao động, là nhân tố quan trọng trong việc cải thiện các chỉ số về đói nghèo và phát triển con người HDI.