Phản Ứng Hành Động Tích Cực Của Người Dân


1

Khá giả

11

19

2

32

2

Trung bình

12

85

5

102

3

Nghèo

14

2

0

16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - thành phố Huế - 12


Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu

Như vậy, có thể thấy Festival tác động đến bất bình đẳng xã hội khi có sự hưởng lợi văn hóa khác nhau giữa các nhóm đối tượng là diện kinh tế gia đình khác nhau, ngành nghề khác nhau.


3.3.3 Phản ứng của người dân

Như đã trình bày ở phần trên, Festival Huế ngoài mang đến cho đời sống của người dân những mặt tác động tích cực, Festival Huế cũng mang lại những khó chịu trong đời sống của người dân. Vì vậy, trước những tác động đó người dân có những phản ứng như: không thích hoặc ghét Festival, không quam tâm đến Festival, không theo dõi các chương trình hoạt động của Festival, chê trách Festival, phản ánh hoặc kiến nghị với BTC Festival, than phiền với người thân, bạn bè. Hay không có phản ứng nào


Nguồn: Số liệu điều tra nghiên cứu

Biều đồ 2.8: Phản ứng của người dân trước những than phiền trong dịp Festival

Qua biểu đồ

trên có thể

thấy, đa số

người trả

lời phỏng vấn cho rằng,

những than phiền trong dịp Festival đều không gây ảnh hưởng quá tiêu cực đến đời sống của người dân nên họ lựa chọn người dân không có phản ứng nào với tỷ lệ chọn cao nhất 43,3%. Nhưng bên cạnh đó, một số ít người trả lời cho rằng, người dân vẫn có một số biểu hiệnphản ứng trước những tiêu cực của Festival là người dân chủ yếu đi than phiền lại với người quen là những người thân hoặc bạn bè, họ phàn nàn về những thứ không hài lòng trong dịp Festival diễn ra. Số ít còn lại là những biểu hiện như: không quan tâm đến Festival chiếm 12,8%; Phản ánh kiến nghị với BTC Festival Huế; và 9,6% chê trách Festival; còn 8% không theo dõi các chương trình, hoạt động của Festival nữa; 3,3% là không thích, ghét Festival hoặc họ không biết.

Bên cạnh những phản ứng của người dân trước những than phiền đó, điều tra cũng chỉ ra rằng, bản thân những người được hỏi cũng có những hành động tích cực trước những tác động đến đời sống xã hội đó của Festival Huế. Có 114 người trong tổng số 150 người được phỏng vấn nói rằng, họ có ý thức giữ gìn an ninh trật tự xã hội, 102 người có hành động hướng dẫn và chấp hành giao thông

nghiêm chỉnh; 101 người nhắc nhở

những người xung quanh giữ

gìn vệ

sinh


đường phố, chỉ có 28 người chọn họ không có hành động nào,và 1 người cho biết họ có hành động bắt cướp giật đồ trong thời gian tổ chức Festival. Qua đó, có thể thấy, người dân có những hành động tích cực, luôn hướng về cộng đồng và có ý thức, chỉ một số ít người dân không có hành động nào.


Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu

Biểu đồ 2.9: Phản ứng hành động tích cực của người dân

Tóm lại, Festival Huế đã tác động đến đời sống của người dân trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực, đồng thời cũng mức độ tác động cũng có sự khác nhau giữa các đối tượng, đều này đúng với giả thuyết đặt ra ban đầu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy Festival có tác động sự gắn kết các cá nhân trong xã hội, nhờ có Festival mà người dân có ý thức với văn hóa của địa phương hơn. Đặc biệt, khi được hỏi những người tham gia trả lời phỏng vấn có đến 97% người đều thích Festival Huế diễn ra, qua đó có thể thấy, Festival Huế có sức ảnh hưởng tích cực đến đời sống của người dân như thế nào.

PHẦN 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


3.1 Đánh giá chung về tác động của Festival Huế

Festival Huế là Festival văn hóa nghệ thuật có quy mô lớn, mang tầm vóc

quốc gia và quốc tế, tổ

chức theo công nghệ

được giao và đã thể

hiện tính

chuyên nghiệp. Qua các kỳ tổ chức, Festival Huế đã minh chứng ngày càng rõ nét tác động tích cực của các hoạt động Festival trên nhiều khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội và các khía cạnh khác.

Qua kết quả nghiên cứu, đối chiếu với giả thuyết được đăt ra ban đầu có thể thấy rằng, Festival Huế tác động đến đời sống của người dân theo hai chiều tác động tích cực và tác động tiêu cực.

Thu nhập du lịch tăng lên, trong đó có nhiều đối tượng dân cư được hưởng

lợi từ

du lịch thông qua việc cung cấp các dịch vụ

ăn uống, bán hàng, vận


chuyển, chỗ ngủ tại nhà dân… Người dân địa phương đã chỉ rõ: “Festival Huế là cơ hi làm ăn tt cho người dân Huế, lúc nphi tn dng để làm ăn”, “To công ăn vic làm cho nhiu người dân”.Festival Huế thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa hoạt động du lịch, thu hút nhiều người dân đầu tư vốn và sức lực để phát triển các dịch vụ du lịch. Tăng cường được sự phối hợp chặc chẽ giữa du lịch và văn hóa, góp phần khai thác có hiệu quả hơn các giá trị văn hóa phục vụ du lịch.

Người dân đã tự tin hơn, năng động và linh hoạt hơn trong việc tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ cho lễ hội.Festival Huế tạo cơ hội cho người dân nâng cao hiểu biết về văn hóa của các vùng, miền, quốc gia khác và giao lưu với du khách quốc tế và trong nước. Đồng thời, Festival Huế góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn

hóa vật thể

và phi vật thể

được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế

giới.Người dân được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của Festival Huế. Người dân với tư cách là chủ thể của lễ hội cộng đồng họ tham gia nhiều vào các hoạt

động trong lễ hội (các trò chơi dân gian, các trò chơi đua thuyền trên sông

Hương, chợ quê ngày hội,...) người dân đã trực tiếp tham gia và hưởng ứng, tạo được không khí sôi nổi cho các hoạt động lễ hội cộng đồng.

Qua các kỳ tổ chức Festival Huế cho thấy Festival đã đem lại hiệu quả cao về mặt đời sống xã hội cho người dân không những về mặt kinh tế mà còn có cả văn hóa và đặc biệt hơn là xã hội. Quan hệ giữa người dân và chính quyền được gắn kết chặt chẽ.Người dân ủng hộ và gắn bó với Festival khi họ thấy rõ vinh dự và trách nhiệm của mình trong sự kiện lớn của địa phương. Festival Huế cũng thu hút được nhiều học sinh, sinh viên của nhiều trường tham gia đội quân tình nguyện phục vụ Festival, qua đó giáo dục về ý thức tự hào và trách nhiệm bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống, phát huy được tính năng động sáng tạo, nâng cao năng lực tổ chức cho lớp trẻ.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chứng minh được giả thuyết thứ


hai rằng có sự tác động khác nhau lên các nhóm trong xã hội.

Nhà tổ chức Festival Huế tạo ra việc làm nhưng không phải đối tượng nào trong người dân cũng có thể tham gia được bởi những yếu tố bản thân không đáp

ứng được, các chương trình có bán vé của Festival Huế tập trung những đối

tượng đi xem chủ yếu là những người có thu nhập từ mức trung bình trở lên và bên cạnh việc tổ chức Festival Huế cũng tạo nên môi trường sống có những xáo trộn, không trật tự ổn định về môi trường cũng như an ninh.

3.2 Khuyến nghị

Với những tác động mà Festival mang lại cho người dân ngoài những tác động tích cực còn có những mặt hạn chế, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị sau để yếu điểm của Festival mang lại cho đời sống người dân.

Khuyến nghị với chính quyền địa phương

­ Festival Huế không chỉ làm đẹp cho gương mặt của tỉnhTTH hay tăng doanh thu cho ngành du lịch mà là tổng hòa các mối tương quan dân sinh­ xã hội. vì vậy cần một bản đồ quy hoạch vĩ mô với tính khoa học hơn nữa về phần “lễ” trong Festival sao cho phần lễ gắn trực tiếp với đời sống tâm linh của người dân trong vùng; phần “hội” phải có sự tham gia và vai trò thực sự của người dân.

­ UBND tỉnh nên sớm thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị xã hội, nghiên cứu tác động của Festival Huế đến các mặt trong xã hội, đặc biệt xem xét tâm lý, suy nghĩ, thái độ của người dân, làm cơ sở cho việc đánh giá toàn diện các tác động của Festival Huế, trên cơ sở đó làm tăng phúc lợi xã hội cho người dân trong thời gian tới.Việc nghiên cứu tác động về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội là cần thiết, cần được thực hiện liên tục để có

đánh giá chính xác và có tính hệ

thống về

Festival Huế

sau mỗi lần tổ

chức

(tương tự như các nước có lễ hội Festival vẫn thực hiện).

Khuyến nghị với Ban tổ chức Festival Huế

­ Nhà tổ chức Festival cần tạo điều kiện hơn nữa cho người dân được

tham gia Festival để ngoài tăng thêm thu nhập cho bản thân và cải thiện phúc lợi


xã hội. Bằng cách giảm giá vé các chương dành cho đối tượng thuộc hộ nghèo, đảm bảo sự bình đẳng tham dự hưởng thụ văn hóa giữa các đối tượng.

­ Cần tham khảo, học tập mô hình quản lý Festival hiện đại tại các nước có kinh nghiệm, lựa chọn mô hình quản lý phù hợp với điều kiện của TTH tích.

­ Tăng cường công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội, công tác làm sạch môi trường tại các điểm có nhiều khách tham dự. Tích cực chống các hàn vi lợi dụng thời cơ để tăng giá, chẹt khách, lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng làm mất lòng tin của khách đối với Festival Huế. Festival cần tạo điều kiện để mọi đối tượng người dân có cơ hội tham gia công việc của Festival Huế.

Khuyến nghị với người dân địa phương

­ Người dân địa phương cần chủ động nắm bắt thông tin của Festival

Huế

để có thể

tham gia các chương trình hoạt động của Festival một cách

thuận tiện và hợp lý.

­ Người dân cần chủ


động nêu lên ý kiến của bản thân tới các cấp cơ

quan chính quyền địa phương.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TIẾNG VIỆT

[1]. Ban tổ chức Festival Huế, (2014): “Các kỳ Festival Huế từ 2000 đến 2012”

– Hồ sơ tài trợ Festival Huế 2014, Huế.

[2]. Tôn Thất Bình, (1997), Huế ­ Lhi dân gian, Hội văn nghệ Thừa Thiên Huế

[3]. Ban biên soạn từ điển New Era (2010), “Từ đin tiếng Vit”, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa. Tr. 289

[4]. Ban biên soạn từ điển New Era (2010), “Từ đin Vit – Anh”, Nhà xuất bản Hồng Đức. tr. 392

[5]. PGS.TS Nguyễn Thị Cành, (2004), “Phương pháp và phương pháp luận

nghiên cu khoa hc kinh tế”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hồ Minh.

Chí

[6]. Th.S Trương Kim Chi, (2004), “Lễ hội Việt Nam nhìn từ góc nhìn Du lịch”,

kỷ yếu hội thảo Du lịch lễ hội và sự kiện, Đại học Kinh tế Huế 2004.

[7]. Trịnh Xuân Dũng, Trần Kim Hùng, Nguyễn Văn Mừng, Nguyễn Bá Sơn,

Đỗ Hoàng Toàn, (1990), bản Thuận Hóa Huế.

Cẩm nang kinh tế và quản lý Du lịch, Nhà xuất

[8]. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, Phạm Văn Quyết, Nguyễn Qúy Thanh, Hoàng Bá Thịnh (2006), “Xã hi hc”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[9]. Thu Hương, (2005), Lạm bàn về tổ chức lễ hội và sự kiện, Tạp chí du lịch, (số 3)

[10]. Lê Huy Hòa, (2001), “Bách khoa tri thc”, Nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội. [11]. Vũ Quang Hà, Nguyễn Thị Hồng Xoan (2002), “Xã hi hc Đại Cương”,

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[12]. Lê Ngọc Hùng (2002), “Lịch sử và lý thuyết Xã hội học”, Nhà xuất bản Đại


học Quốc gia Hà Nội, tr. 227­229

[13]. Ngô Minh Hùng (2014), “Bo tn môi trường di sn”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

[14]. Mai Văn Hai – Mai Kiệm (2010), “Xã hi hc Văn Hóa”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

[15]. Thanh Lê (1998). Văn hóa và đời sống xã hội, Nhà xuất bản Thanh Niên [16]. Nguyễn Quang Lân, (2004), Tổ chức lễ hội và sự kiện ở Việt Nam, Tạp chí

Du lịch (số 9).

[17]. TS. Trần Thị Mai, (2008), “Nghiên cu tác động ca Festival Huế đối vi kinh tế tnh Tha Thiên Huế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế.

[18]. TS Trần Thị Mai (2002), “Nhng tác động tích cc ca Festival Huế ­ xét góc độ du lch”, kỷ yếu hội thảo: “Du lịch lễ hội và sự kiện, Đại học Kinh tế Huế 2002.

[19]. TS. Trần Thị Mai, (2002), “Du lch tnh TTH , tim năng và trin vng”, Kỷ yếu hội thảo “Phát trin du lch TTH”, Đại học Kinh tế Huế 2002

[20]. TS. Trần Thị Mai, (2004), “Những tác động tích cực của Festival Huế ­ Xét

ở góc độ du lịch”, Kỷ yếu hội thảo “Du lịch lễ hội và sự kiện”, Đại học Kinh tế Huế 2004.

[21]. Ngô Thị Hồng Nhung, (2011), “Công tác quảng bá Festival Huế trên báo

Thừa Thiên Huế (khảo sát các năm 2000, 2002, 2004)”. Khóa luận tốt

nghiệp khóa XXXI chuyên ngành Báo chí, Đại học Khoa học Huế.

[22]. Hoàng Thị Thu Ngà, (2011), “Phương thc truyn thông Festival Huế trên báo Vietnamnet và Vnexpress (kho sát năm 2006, 2008, 2010)”, Khóa luận tốt nghiệp Khóa XXXI chuyên ngành Báo chí, Đại học khoa học Huế

[23]. Nhóm sinh viên khoa xã hội học K34, (2013) “Tác động của Festival Huế đến hoạt động thủ công truyền thống tại tỉnh TTH (Nghiên cứu trường hợp tại làng Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh TTH).

[24]. Vũ Hoài Phương, (2005), “Đánh giá tác động kinh tế của Festival Huế

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí