hội Festival Huế được thành công cần có sự ăn nhịp từ cả hai phía, vậy nên quan hệ giữa chính quyền và người dân được thắt chặt hơn khi giữa người dân và cán bộ chính quyền cùng tham gia vào hoạt động tổ chức Festival Huế. Khi người dân được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa làm cho nhận thức của người dân được mở rộng và đổi mới hơn,
Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu
Biểu đồ 2.7: Tư tưởng chính trị của người dân nhờ có Festival Huế
Qua điều tra, có 81,3% người dân được phỏng vấn đồng ý với ý kiến nhờ có Festival mà tư tưởng của người dân được mở rộng, đổi mới thông qua việc tiếp xúc với nhiều người nước ngoài. Festival Huế là lễ hội lớn thu hút nhiều du khách, đoàn nghệ thuật, bạn bè quốc tế đến thăm quan, tham dự các chương trình lễ hội, chính đều này tạo điều kiện cho người dân với bạn bè quốc tế dễ dàng tiếp xúc với nhau, thu hẹp khoảng cách địa lý giữa người dân với người nước ngoài, vậy nên Festivla Huế tác động không nhỏ đến nhận thức của người dân, thông qua việc tiếp xúc nhiều nền văn hóa từ các đoàn nghệ thuật và khách du lịch mang đến; 73,5% người dân đồng ý với ý kiến Festival tạo cơ hội cho người dân được trao và hưởng nhiều quyền lợi. Người dân được tự do sáng tạo trong nghệ thuật khi họ tham gia vào Festival và trở thành chủ thể của lễ hội; và 42,0% ý kiến đánh giá cao quan hệ giữa chính quyền địa phương và người dân được thắt chặc hơn. Qua đó, có thể thấy, Festival đã có tác động tích cực đến nhận thức của người dân địa phương.
Như
vậy, Festival Huế
đã có tác động tích cực đến đời sống xã hội của
người dân địa phương khi người dân mọi đối tượng được thõa mãn những mong
muốn nhu cầu của bản thân họ.Đặc biệt mối quan hệ phương và người dân được liên kết chặt chẽ.
giữa chính quyền địa
Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là bên cạnh những tác động tích của Festival Huế như vậy Festival Huế tác động tiêu cực đến đời sống của người dân như thế nào, phần sau đây sẽ làm rõ.
2.4 Tác động tiêu cực của Festival Huế đến đời sống của người dân
Festival Huế không chỉ tác động tích cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân mà còn tác động tiêu cực.
2.4.1 Than phiền của người dân
Bên cạnh những tác động tích cực Festival mang đến cho người dân được lợi ích hưởng thụ các tiết mục biểu diễn nghệ thuật, hiểu biết các nền văn hóa, làm tăng chất lượng đời sống tinh thần.Không những thế, Festival còn mang lại những lợi ích từ việc tạo ra việc làm cho người dân địa phương.Bên cạnh đó, Festival cũng có mặt trái của nó từ việc Festival cũng đem đến những khó chịu cho người dân.
Qua nghiên cứu điều tra những than phiền người dân thường gặp trong dịp Festival diễn ra họ thường than phiền về môi trường sống, như: môi trường bị ô nhiễm, mất an ninh trật tự, giao thông ách tắc, dẫn đến cuộc sống bị xáo trộn. Với 83 trong tổng số 150 người lựa chọn ý kiến môi trường bị ô nhiễm từ tiếng ồn, bụi, nước rác thải ở một địa điểm do không được dọn dẹp vệ sinh kịp thời và tiếng ồn từ các chương trình biểu diễn là lý do khách quan. Có thể thấy, trong thời gian Festival Huế diễn ra, số lượng công việc của các công nhân vệ sinh môi trường đô thị không chỉ tăng lên rất nhiều mà cả thời gian làm tăng của họ cũng tăng lên, nhưng vẫn chưa thể đảm bảo được vấn đề vệ sinh kịp thời tại một số địa điểm tập trung quá nhiều người, và sau kết thúc mỗi chương trình rác thải là thứ gây mất hình ảnh đẹp nhất. Bên cạnh đó, ô nhiễm tiếng ồn do một số hộ dân sống gần với địa điểm có tổ chức diễn ra các chương trình, với một dàn âm thanh với công suất âm thanh lớn đã làm tình trạng ô nhiễm tiếng ồn diễn ở những nơi gần khu dân cư, điều này gây ra không ít khó chịu cũng như than phiền cho người dân;
78 người cho rằng trong dịp Festival tình trạng trộm cắp, móc túi vẫn diễn ra. Để lý giải cho điều này, trong khi chương trình lễ hội diễn ra sẽ tập trung rất
đông lượng người đến xem với, vì thế số người đông quá mức, mặc dù, lực
lượng an ninh đã được bố trí ở các khu vực ở nơi có diễn ra chương trình nhưng lực lượng an ninh vẫn khó có thể đảm bảo được tình trạng móc túi, khó có thể kiểm soát được vấn đề móc túi ở một số nơi quá đông người;
75 người lựa chọn trong dịp Festival tổ chức, cảnh tượng thường thấy nhất trên đường phố ở gần các địa điểm tổ chức lễ hội là ách tắc giao thông, số lượng người từ các nơi đến để tham dự các chương trình hoạt động của Festival cùng với số lượng người dân địa phương đổ xô ra đường một cách đột ngột khiến cho giao thông không kịp lưu thông dẫn đến ách tắc giao thông.
Bên cạnh các than phiền được số lượng người chọn đông còn có một than phiền như: giá cả hàng hóa tăng lên trong dịp Festival với 57 người lựa chọn, để
lý giải điều này, do số lượng cung không đủ cầu trong một khoảng thời gian
nhất, khiến cho giá cả hàng hóa tăng lên trong thời gian Festival diễn ra. Tất cả
những than phiền này đều dẫn đễn cuộc sống thường ngày bị xáo trộn có 14
được hỏi cho rằng cuộc sống của người dân thành phố Huế bị xáo trộn trong thời gian Festival.Những than phiền khác với 10 người lựa chọn.
Bảng 2.9: Than phiền của người dân trong thời gian Festival diễn ra
Than phiền | Số người chọn (người) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Môi trường ô nhiễm | 83 | 55,3 |
2 | Mất trật tự | 78 | 52 |
3 | Ách tắc giao thông | 75 | 50 |
4 | Giá hàng hóa tăng | 57 | 38 |
5 | Cuộc sống xáo trộn | 14 | 9,3 |
6 | Thành phố đông đúc | 53 | 35,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Người Dân Quan Tâm Đến Festival Huế Sự Quan Tâm
- Tác Động Tích Cực Của Festival Huế Đến Đời Sống Người Dân
- Festival Huế Mang Lại Lợi Ích Văn Hóa Cho Người Dân Địa Phương
- Phản Ứng Hành Động Tích Cực Của Người Dân
- Đối Với Khách Sạn, Nhà Hàng Tại Thành Phố Huế”, Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Kinh Tế, Đại Học Kinh Tế Huế.
- Trong Các Kỳ Festival Huế, Ông/bà Thích Nhất Đoàn Nghệ Thuật Nào Không?
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Than phiền khác | 10 | 6,7 |
Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu
2.4.2 Sự bất bình đẳng xã hội
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người được trả lời phỏng vấn cho rằng mọi người dân địa phương đều tham dự các chương trình biểu diễn, hoạt động nghệ thuật của Festival Huế, nhưng đánh giá nhóm đối tượng thường đi xem các chương trình có bán vé lại có sự khác nhau giữa các nhóm ngành nghề. Đối tượng đi xem các chương trình có bán vé đông nhất là trong tổng số 150 người trả lời phỏng vấn có 88 người lựa chọn cán bộ công chức, nhân viên văn phòng chiếm số lượng nhiều nhất, lý giải cho việc này là trong mỗi kỳ Festival Huế các thành
phần làm trong khối nhà nước được hưởng chế độ tặng vé mời đi xem các
chương trinh của Festival Huế, chính vì thế những người trả lời phỏng vấn đều cho rằng đa số cán bộ công chức, nhân viên văn phòng là đối tượng đi xem trực tiếp nhiều nhất
Nhóm ngành nghề thứ hai đi xem trực tiếp các chương trình có bán vé của Festival Huế là những người làm kinh doanh với 75 người lựa chọn, vì đây là đối
tượng có điều kiện về
mặt kinh tế, nên có thể
đáp
ứng nhu cầu giải trí. Số
người đi xem các chương trình có bán vé của Festival là nhóm đối tượng công dân, nông dân với 134 người lựa chọn họ không đi xem các chương trình của Festival. Điều này cho thấy, sự bất bình đẳng của các đối tượng trong việc tiếp cận các chương trình của Festival, mức độ hưởng lợi từ các chương trình biểu diễn giữa các nhóm nghề nghiệp và diện hộ gia đình của người trả lời cũng có sự khác nhau.
Bảng 2.10: Số người lựa chọn nhóm đối tượng đi xem các chương trình có bán vé của Festival Huế
Đối tượng | Số người chọn (người) | Tổng (người) |
Có | Không | |||
1 | Côngnôngngư dân | 16 | 134 | 150 |
2 | Cán bộ/nhân viên | 88 | 62 | 150 |
3 | Người làm kinh doanh | 75 | 75 | 150 |
4 | Người làm nghệ thuật | 62 | 88 | 150 |
5 | Học sinh/sinh viên | 32 | 118 | 150 |
6 | Người nghỉ hưu/nội trợ | 21 | 129 | 150 |
7 | Không trả lời | 19 | 131 | 150 |
Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu
Qua bảng số liệu 2.11 bên dưới, có thể lý giải cho sự bất bình đẳng đó là
nghiên cứu đã tìm hiểu đánh giá của nhóm nghề nghiệp với đánh giá vé của
Festival. Nhóm đánh giá giá vé bán của Festival cao với số lượt chọn nhiều nhất là nhóm thợ thủ công và lao động phổ thông với 15 lượt chọn trong tổng số 18 người làm thợ thuyền hoặc lao động phổ thông, đây là nhóm đối tượng có mức thu nhập thấp nên hầu như không có cơ hội tham dự các chương trình biểu diễn hoạt động nghệ thuật trong Festival Huế. Nhóm thứ hai với 11 lượt chọn trong tổng số 22 người là nhóm công dân, nông dân đánh giá giá vé cao, vì đây cũng là nhóm có thu nhập thấp nên mức độ tham dự các chương trình trong Festival Huế là ít.
Nhóm đánh giá giá vé vừa phải là nhóm cán bộ, nhân viên văn phòng và người làm kinh doanh, có thể thấy đây là những nhóm nghề có thu nhập tương đối cao và ổn định nên việc bỏ tiền ra mua vé xem các chương trình trong Festival là vừa phải không cao cũng không thấp.
Không biết đến giá vé có Nhóm hóc sinh và sinh viên chiếm số người cao nhất do đây là nhóm chưa trực tiếp tạo ra thu nhập đều hàng tháng cho bản thân nên hầu như không nhu cầu muốn xem các chương trình trong Festival Huế, nên
đa số không có nhu cầu hưởng thụ văn hóa trong các chương trình IN mà họ chủ yếu tham gia hưởng thụ văn hóa của Festival trong các chương trình OFF. Vậy nên, số lượng người không biết đến giá vé của Festival Huế là 11 người; đứng thứ hai là nhóm cán bộ công chức, nhân viên văn phòng, nhóm đối tượng này đánh
giá không biết chiếm số
lượng thứ
hai vì đa phần công chức, nhân viên văn
phòng trong điều tra nghiên cứu đều làm trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, đó là lợi thế vì mỗi kỳ Festival diễn ra đều có mời xem các chương trình IN dành cho cán bộ, công nhân viên chức, vậy nên ngoài số lượng mua vé đi xem với mức thu nhập của người làm cán bộ nhân viên, văn phòng đánh giá vừa phải thì một số ít không mua vé đi xem, chỉ sử dụng vé mời thì họ không biết đến giá vé của Festival. Từ đánh giá vé xét theo đối chiếu so sánh nghề nghiệp, có thể thấy việc tiếp cận các chương trình có bán vé của Festival có sự khác nhau và bất bình đẳng trong việc hưởng lợi văn hóa như ở bảng trên.
Bảng 2.11: So sánh đánh giá về giá vé Festival của các nhóm nghành nghề
Nghề nghiệp | Đánh giá mức giá vé bán của Festival | Tổng | |||||
Cao | Vừa phải | Thấp | Không biết | ||||
1 | Học sinh/sinh viên | 8 | 7 | 1 | 11 | 27 | |
2 | Cán bộ/nhân viên | 6 | 26 | 1 | 9 | 40 | |
3 | Côngnôngngư dân | 11 | 10 | 1 | 0 | 22 | |
4 | Người làm kinh doanh/dịch vụ | 6 | 17 | 0 | 8 | 31 | |
5 | Thợ/lao động | 15 | 2 | 0 | 1 | 18 | |
6 | Nghỉ hưu/nội trợ | 5 | 3 | 0 | 2 | 10 | |
Tổn g | 51 | 65 | 3 | 31 | 150 |
Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu
Nghiên cứu cũng chỉ ra sự bất đẳng giữa các nhóm diện kinh tế gia đình có khác nhau giữa hưởng thụ văn hóa các chương trình có bán vé của Festival Huế. Qua bảng số liệu dưới đây có thể thấy, có 14 người thuộc diện hộ nghèo trong tổng số 16 người thuộc diện nghèo đánh giá giá vé cao. Có thể nhận thấy mức giá vé được đánh giá là cao thì số người xem sẽ hạn chế và Festival Huế mang lại lợi ích văn hóa cho người dân sẽ không được đáp ứng một cách bình đẳng cho mọi đối tượng trong xã hội.
Bảng 2.12:Sự khác nhau về nhận xét giá vé của từng loại kinh tế gia đình
Loại kinh tế gia đình | Đánh giá về giá vé Festival | Tổng | ||
Cao | Vừa phải | Thấp |