Festival Huế Mang Lại Lợi Ích Văn Hóa Cho Người Dân Địa Phương


Bên cạnh việc đi xem, theo dõi các chương trình nghệ thuật của Festival Huế, Festival còn mang lại những lợi ích về mặt giá trị văn hóa như: đáp ứng nhu cầu văn hóa cho người dân; Nâng cao thị hiếu thẩm mỹ; Festival Huế có tác động làm thay đổi ý thức qua người trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa tạo cơ hội cho người dân được mua sắm các sản vật, đặc sản đến từ khắp nơi; Đặc biệt, có 72% trong tổng số người dân lựa chọn ý kiến Festival Huế đã giúp người dân hiểu biết thêm nhiều nền văn hóa khác nhau đến từ các vùng, miền trong nước và quốc tế. Họ cho rằng, Festival Huế giúp cho người dân hiểu biết thêm nhiều về ẩm thực, trang phục, âm nhạc của khắp mọi miền, quốc gia khác. Có 46% người lựa chọn Festival Huế đáp ứng nhu cầu giải trí văn hóa cho người dân, gần với đó là 45,3% người lựa chọn ý kiến Festival Huế đã tác động đến thái độ của người dân trong việc giúp cho họ có ý thức hơn trong việc bảo

tồn và phát huy các di sản văn hóa.

34% người lựa chọn ý kiến Festival Huế giúp nâng cao cao thị hiếu văn hóa cho người dân, do người dân được tiếp nhận nhiều nền văn hóa khác nhau từ đó sẽ tạo nên được nền tảng thị hiếu văn hóa cho họ ­ đây cũng là một trong những mặt tác động tích cực của Festival Huế.

Festival Huế mang lại lợi ích văn hóa cho người dân qua biểu đồ 3.3 sau:


Nguồn: số liệu nghiên cứu điều tra

Biểu đồ 2.5: Festival Huế mang lại lợi ích văn hóa cho người dân địa phương

Có thể khẳng định rằng: người dân có cơ hội tiếp xúc với nhiều đoàn nghệ

thuật đến từ

nhiều nền văn hóa khác nhau. Từ

những đất nước lân cận như:

Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…trong khu vực Châu Á, đến những quốc gia xa xôi đến từ các châu lục khác như: Barazin, Mỹ, Pháp, Australia, Cuba, Uruguay, Chile... Đặc biệt nước Pháp thường nhận được sự quan tâm của người dân địa phương những màn trình diễn đến từ nước ngoài nhận được sự quan tâm của người dân địa phương, Pháp là nước được chú ý nhiều nhất.


Bên cạnh các đoàn nghệ thuật nước ngoài, các đoàn nghệ thuật trong nước được người dân địa phương chú ý, yêu mến và quan tâm như: đoàn ca kịch Huế, đoàn ca múa nhạc Bông Sen, nhóm nhạc Cỏ Lạ, 5 Dòng Kẻ... có thể thấy đây là những đoàn nghệ thuật mang đậm nét văn hóa dân tộc.

Chính nhờ sự quan tâm đến các đoàn nghệ thuật này đã làm cho thị hiếu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của người dân được tăng lên, bên cạnh đó, thông qua việc người dân được tiếp xúc với các đoàn nghệ thuật giúp họ hiểu biết hơn về trang phục, biểu diễn nghệ thuật về các vùng miền văn hóa quốc gia khác. Đồng thời, cũng cảm thấy yêu mến văn hóa của quê hương mình hơn.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra lý do yêu thích đoàn nghệ thuật đó, được thể hiện trong bảng số liệu 2.7.

Bảng 2.7: Lý do yêu thích đoàn nghệ thuật


STT

Lý do

Số người

Tổng số người có thích đoàn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - thành phố Huế - 10




chọn (Người)

nghệ thuật (Người)



Không


1

Hay/chuyên

nghiệp/hấp dẫn

21

45

45

2

Quảng bá rầm rộ

1

44

45

3

Nâng cao hiểu biết

văn hóa

17

28

45

4

Yêu thích

10

35

45

5

Khác

6

39

45


Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu

Trong số liệu điều tra, trong 45 người nói rằng họ có yêu thích đoàn nghệ thuật biểu diễn trong Festival Huế với những lý do như:đoàn nghệ thuật biểu diễn hay, chuyên nghiệp và hấp dẫn, quảng bá rầm rộ, hoặc nâng cao hiểu biết văn hóa , hay chỉ đơn giản là do yêu mến. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 21 người yêu thích với lý do lựa chọn biểu diễn hay, chuyên nghiệp, hấp dẫn; 17 người lựa chọn lý do đoàn nghệ thuật đó giúp nâng cao hiểu biết văn hóa vùng miền quốc gia khác; 10 người khác lựa chọn lý do vì yêu mến đoàn nghệ thuật đó. Số còn lại 6 người chọn lý do khác và chỉ 1 người chọn do đoàn nghệ thuật đó được quảng bá rầm rộ. Qua đó, có thể thấy, yếu tố tạo nên sự yêu thích của người dân là tùy thuộc vào tình cảm của từng người dành cho đoàn nghệ thuật đó, hay sự biểu diễn hấp dẫn, chuyên nghiệp của đoàn nghệ thuật, và cộng thêm tính thân thiện của đoàn nghệ thuật mà người dân có thể tham gia vào chương trình tiết mục đó.

Như vậy, nhờ có Festival Huế người dân địa phương được tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau, thưởng thức nghệ thuật của người dân địa phương cũng trở nên phong phú và đa dạng, Bên cạnh việc người dân được hưởng lợi từ các hoạt động văn hóa Festival Huế mang lại, thái độ và ý thức của người dân với di


sản cũng được thay đổi theo chiều hướng tích cực được thể hiện qua biểu đồ số

2.6 dưới đây.


Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu

Biểu đồ 2.6: Festival Huế thay đổi ý thức, thái độ của người dân địa phương

Qua biểu đồ trên, có thể nhận thấy Festival đã thay đổi tích cực thái độ và ý thức của người dân với, 82% ý kiến đồng ý rằng nhờ có Festival Huế người dân đã có ý thức cùng với nhà tổ chức Festival bảo tồn, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa địa phương; 72% người đồng ý với người dân tham gia tích cực quảng bá văn hóa địa phương với bạn bè của họ ở khắp nơi trên mọi vùng miền của tổ quốc, và ngây tại địa phương mình đang sinh sống bằng cách giới thiệu cho du khách quốc tế đang lưu trú tại Huế trước thời gian Festival Huế diễn ra; 42,7% người cho rằng, nhờ có Festival mà người dân địa phương cảm thấy tự hào với văn hóa địa phương của mình hơn, qua đây có thể thấy, Festival đã có tác động không ít đến tinh thần và thái độ của người dân với quê hương mình. Có 32,1% cho rằng, nhờ có Festival Huế mà người dân chủ động trau dồi thêm vốn kiến thức lịch sử và ngoại ngữ để có thể giới thiệu văn hóa của địa phương mình đến với những người nước ngoài khác. Chỉ một số ít là 1,3% còn lại chọn khác với lý do của họ là không biết.

Tóm lại, Festival Huế đã có tác động tích cực đến đời sống văn hóa của người dân địa phương, khi người dân tham dự các chương trình văn hóa lễ hội hoạt động của Festival Huế, tạo cho người dân cơ hội được hiểu biết thêm nhiều nền văn hóa khác nhau, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Đặc biệt hơn, nhờ có Festival Huế, thái độ của người dân với di sản được thay đổi một cách tích cực.

2.3.3 Phương diện đời sống xã hội


Festival Huế không chỉ tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa mà còn tác

động đến đời sống xã hội của người dân Huế trên những khía cạnh khác

nhau.Nhiều người dân cho rằng Festival Huế là một cơ hội để bản thân thõa mãn nhu cầu tăng thêm kinh nghiệm sống, người dân tăng tính chủ động cho bản thân khi tham gia công việc do Festival tổ chức. Qua đánh giá của những người trả lời, lý do người dân thành phố Huế tham gia việc làm tạm thời, ngoài lựa chọn tăng thêm thu nhập cho bản thân, số người chọn cải thiện giao tiếp và đóng góp công sức cho lễ hội. Điều này cho thấy, Festival Huế là dịp để người dân tự phát triển bản thân mình, đó là một chức năng tiềm ẩn theo cách giải thích của Merton.

Đối tượng học sinh, sinh viên tham gia việc làm của Festival Huế với lý do muốn được mở rộng quan hệ xã hội, cải thiện khả năng giao tiếp đặc biệt là khả năng giao tiếp ngoại ngữ, lấy thêm kinh nghiệm cho bản thân mình và đóng góp sức mình cho thành công của lễ hội.

Lý do khác, là Festival Huế đã tạo được công ăn việc làm tạm thời cho một bộ phận đối tượng rãnh rỗi chưa có việc làm.


Bảng 2.8: Lý do người dân thành phố Huế tham gia việc làm tạm thời của Festival Huế

STT

Lý do

Số người chọn có

Tỷ lệ (%)

1

Tăng thêm thu nhập

84

56,0

2

Mở rộng quan hệ xã hội

47

31,3

3

Cải thiện giao tiếp

77

51,3

4

Lấy kinh nghiệm

58

38,7

5

Có việc làm

33

22,0

6

Đóng góp công sức

67

44,7

7

Vì rảnh rỗi

13

8,7

8

Được mời/yêu cầu tham gia

30

20,0

9

Vì yêu/sở thích

30

20,0

10

Khác

13

8,7

Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu

Có 77 người lựa chọn ý kiến muốn đóng góp sức mình cho lễ hội, và 67 người lựa chọn lý do vì muốn cải thiện khả năng giao tiếp, trau dồi ngoại ngữ, đây là những lý do được nhiều người lựa chọn. Qua đây, có thể thấy rằng, ngoài những lợi ích ban đầu dành cho bản thân tăng thêm thu nhập và cải thiện khả năng giao tiếp thì người dân có thái độ rất tích cực với Festival Huế khi người

dân tham gia đóng góp sức mình cho sự

thành công của lễ

hội. Bên cạnh đó

Festival Huế là một nơi để người dân, nhất là nhóm thanh niên được đóng góp, cống hiến sức trẻ của mình.

Từ những lý do xuất phát từ phía người dân, có thể thấy Festival Huế đã làm tăng tình đoàn kết trong xã hội, khi mọi người cùng tham gia, tương tác với nhau trong một hoạt động, nhằm đạt được mục đích ­ sự kiện đó thành công.


Cũng qua bảng số liệu 2.5 có thể thấy công việc làm vệ sinh, trang đường phố không có thù lao, lý do vì đây là công việc được UBND tỉnh huy động các phường trọng điểm có nhiều địa điểm được chọn làm nơi tổ chức biểu diễn hoạt động nghệ thuật sẽ nhắc nhở, kêu gọi người dân làm vệ sinh, trang trí đường phố tạo môi trường cảnh quang xanh, sạch, đẹp. Đồng thời, hoạt động làm vệ sinh, trang trí đường phố không có thù lao nhưng vẫn được duy trì vì đây là hoạt động diễn ra thường xuyên hằng ngày trong cuộc sống của người dân và cũng nhờ có Festival Huế người dân được thể hiện đóng góp công sức bản thân mình bằng cách làm sạch và trang trí không gian ngây tại nơi mình sinh sống. Đây chính là ý thức tích cực trong cộng đồng, nhờ có Festival Huế mà cộng đồng người dân địa phương được thể hiện.


Qua đó, có thể nhận thấy nếp sống của người Huế xuất phát từ tính cách, truyền thống của người dân Huế và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người phụ nữ Huế, dạy dỗ con gái theo lối sống xưa nói lên lối sống và văn hóa nếp sống của người Huế. Một điều để lý giải nữa là do lối sống của người dân Huế đa phần luôn muốn sạch sẽ, tươm tất “từ ngoài vào trong” nên họ luôn làm vệ sinh và trang trí để luôn nhìn khang trang, sạch đẹp hơn, đồng thời công việc này phụ thuộc chủ yếu vào ý thức tự giác của người dân. Qua nghiên cứu có thể thấy, cuộc điều tra nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn được xem là trung tâm của thành phố nên việc làm vệ sinh, trang trí cũng rất được chính quyền địa phương ­ phường quan tâm, nhắc nhở.

Theo những người trả lời phỏng vấn, công việc không được trả lương vẫn được duy trì sau khi Festival Huế kết thúc có thể cho thấy Festival Huế tạo ra ý thức người dân đối với cảnh quang môi trường, vẻ đẹp đường phố. Chính đều đó đã tạo nên niềm tự hào của cộng đồng người dân địa phương, tạo thành một thói quen tốt trong đời sống của người dân địa phương.

Theo Durkheim, khái niệm đoàn kết xã hội là chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm xã hội. Đoàn kết xã hội của Durkheim có hai loại đoàn kết xã hội cơ học và đoàn kết xã hội hữu cơ. Với việc duy trì trật tự xã hội nói riêng và hệ thống xã hội nói chung. Áp dụng vào thực tế việc người dân có ý thức làm vệ sinh và trang trí đường phố là một trong những yếu tố góp phần thành công vào thành công của Festival Huế, tạo cái nhìn thân thiện của khách du lịch trong và ngoài nước khi đến Huế. Đây chính là sự đoàn kết xã hội hữu cơ giữa người dân với chính quyền địa phương.

Thông qua những liên kết trên giữa các mối quan hệ xã hội trên, qua điều tra người dân đồng ý với một số ý kiến rằng: người dân được trao và hưởng nhiều quyền lợi, thông qua việc tổ chức các hoạt động tái hiện cộng đồng, người đân được quyền làm chủ thể biểu diễn, tham gia vào các hoạt động trong lễ hội như hoạt động cồng đồng Hương xưa làng cổ, Sóng nước Tam giang…. Từ đó, lễ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022