Những Kết Quả Đã Được Khẳng Định Về Mặt Khoa Học Và Thực Tiễn

27

đáng kể tới tăng trưởng xuất khẩu, thì FDI bổ sung với mục tiêu sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của nước xuất khẩu FDI sẽ có có tác động tích cực tới xuất khẩu của nước nhận FDI sang nước xuất khẩu FDI. FDI có tác động đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng của hàng xuất khẩu đã qua chế biến. Tuy nhiên tác động của FDI tới nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu là không rõ ràng, để phát huy được tác động này cần có những chính sách phù hợp như thực hiện cơ chế phối hợp quản lý các cấp về FDI, hoàn thiện công tác quy hoạch thu hút và sử dụng FDI, đẩy mạnh thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao, phát triển NNL, hệ thống kết cấu hạ tầng, công nghiệp hỗ trợ…[22]

Nguyễn Tiến Long trong luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, cho rằng FDI có những tác động tích cực như bổ sung nguồn vốn, thúc đẩy ứng dụng công nghệ, phát triển nhân lực, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy ngoại thương, khai thác tốt hơn nguồn lực của nước nhập khẩu FDI để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, khuyến khích năng lực trong nước. tác động tiêu cực của FDI bao gồm tạo ra sự mất cân đối trong phát triển theo vùng, ảnh hưởng đến tiêu cực đến truyền thống văn hóa dân tộc, gia tăng nhập khẩu công nghệ gây ô nhiễm môi trường, chuyển giá [7].

Đào Văn Thanh trong luận án Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam, khẳng định FDI ngoài tác động trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư, còn có tác động gián tiếp nhiều mặt tới các chủ thể kinh doanh của nước nhập khẩu FDI như các tác động trong nội bộ ngành và giữa các ngành thông qua các kênh truyền dẫn như:

Thứ nhất, tạo sức ép cạnh tranh buộc các DN trong nước phải vươn lên không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh, nhưng từ đó có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh của các DN trong nước.

Thứ hai, tạo cơ hội mới cho các DN trong nước tiếp thu tiến bộ khoa học

- công nghệ, kinh nghiệm quản lý thông qua hiệu ứng bắt chước, học tập.

28

Thứ ba, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hoạt động nghiên cứu và triển khai trong nội bộ từng ngành.

Thứ tư, thúc đẩy phát triển nhân lực theo chiều sâu, vừa tạo ra xu hướng thu hút NNL chất lượng cao vào làm việc trong các DN FDI, vừa tạo điều kiện cho các DN khác có thể thu hút được bộ phân người lao động đã làm việc tại các DN FDI.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Thứ năm, thúc đẩy quan hệ liên kết hợp tác giữa các DN FDI và các DN

khác trong cùng ngành trên cơ sở phân công lao động để sản xuất sản phẩm.

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 5

Thứ sáu, cải thiện công nghệ của các nhà cung cấp địa phương hoặc các

nhà cung cấp tiềm năng thông qua hỗ trợ công nghệ.

Thứ bảy, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp thu công

nghệ mới…[17]

1.2. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.2.1. Những kết quả đã được khẳng định về mặt khoa học và thực tiễn

Về mặt lý luận đã đưa ra quan niệm chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài với tư cách là loại hình đầu tư đặc thù do chủ thể nước ngoài trực tiếp thực hiện; đã luận giải khá rõ về sự cần thiết khách quan của việc thu hút, sử dụng FDI cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam; đã khái quát những hình thức chủ yếu và một số đặc điểm quan trọng của FDI nói chung và đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nói riêng.

Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội các nước đang phát triển đã được tiếp cận theo nhiều phương diện, đặc biệt là tác động tích cực tới tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng NNL góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động….Một số tác động không mong muốn của FDI tới chuyển giao công nghệ, việc làm, thu nhập của người lao động, môi trường sinh thái cũng đã được đề cập.

29

Để thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả cần có cơ chế chính sách phù hợp nhằm tạo lập môi trường, thông thoáng, hấp dẫn, đảm bảo kết hợp lợi ích giữa nhà đầu tư nước ngoài và lợi ích của quốc gia, địa phương tiếp nhận FDI, đồng thời định hướng việc thu hút, sử dụng FDI, kiểm soát, giảm thiểu tác động tiêu cực.

1.2.2. Một số vấn đề đặt ra

Qua nghiên cứu vấn đề FDI và tác động của FDI tới phát triển kinh tế, một số tổ chức và học giả đã bước đầu chú ý đến tác động hai mặt của FDI tới phát triển kinh tế, bao gồm những tác động tích cực và tác động tiêu cực. Đã có không ít luận giải về nguyên nhân của những tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của nước nhập khẩu FDI từ sự không đồng nhất, chưa thuận chiều về lợi ích của FDI và lợi ích của nước, địa phương nhập khẩu FDI, tuy nhiên nghiên cứu về mối quan hệ giữa bản chất và tác động của FDI chưa được đề cập nhiều. Vì vậy, một trong những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu tiếp là phải nghiên cứu thêm về cơ sở hình thành tác động của FDI xuất phát từ bản chất của FDI. Mặc dù cho đến nay đã có không ít ý kiến về bản chất của FDI, song vẫn chưa có sự thống nhất, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, làm rõ thêm mối quan hệ giữa bản chất của FDI với những thay đổi của FDI trong điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển trong bối cảnh mới của thế giới ngày nay.

Mặc dù mục tiêu chủ yếu trong thu hút, sử dụng FDI đối với từng quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương là nhằm đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, thành tựu trong thu hút FDI có thể không đồng nhất với hiệu quả của FDI. Bên cạnh các yếu tố gây ra ảnh hưởng tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội, còn có rất nhiều nguyên nhân gây khó khăn cho việc phát huy vai trò tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế

- xã hội. Vậy nguyên nhân nào đang là chủ yếu? Vấn đề này cho đến nay vẫn

còn nhiều ý kiến khác nhau và chưa thực sự được nghiên cứu làm rõ.

Bên cạnh việc nghiên cứu về FDI và tác động của FDI trên bình diện quốc gia, đã có không ít công trình đề cập tới FDI ở phạm vi địa phương cấp

30

tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều cố gắng tập trung làm rõ tác động của FDI đến từng mặt riêng biệt của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề làm thế nào để từng địa phương của Việt Nam có thể vừa thu hút được nhiều vốn FDI, vừa đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội tổng thể theo hướng bền vững vẫn đang là khoảng trống về khoa học, cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.

1.2.3. Những vấn đề mới cần nghiên cứu tiếp

Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có rất ít công trình nghiên cứu sâu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Đặc biệt cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đánh giá sâu sắc và toàn diện về tác động hai mặt của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo phương diện kinh tế chính trị. Do đó vấn đề luận án lựa chọn làm đề tài nghiên cứu vẫn là khoảng trống lớn trong khoa học cần được lấp đầy. Những vấn đề cơ bản cần tập trung nghiên cứu trong luận án bao gồm:

Thứ nhất, hệ thống hóa nhằm làm sáng tỏ một cách đầy đủ, toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu, luận án xác định phải xuất phát từ bản chất của FDI với tư cách là hình thức quan hệ sản xuất đặc thù được hình thành trong lịch sử và có quá trình phát triển lâu dài, có biểu hiện khác nhau trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Từ đó, luận án xác định phải làm rõ cơ sở hình thành tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia đang phát triển nói chung và trên địa bàn của từng địa phương cấp tỉnh với tư cách là bộ phận hữu cơ có tính đặc thù của nền kinh tế nói riêng. Trong phân tích về tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội, luận án tập trung làm rõ các tác động cụ thể theo hai hướng chủ yếu là những tác động tích cực và những tác động tiêu cực. Đồng thời, để tạo cơ sở sở việc luận giải những nguyên nhân của tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội, luận án phải trình bày và phân tích về những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới tác động của FDI. Bên cạnh đó, nhằm cung cấp

31

thêm căn cứ cho việc hoạch định cơ chế phát huy hiệu quả tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI trên địa bàn tỉnh, luận án sẽ thực hiện nghiên cứu kinh nghiệm về thu hút, sử dụng FDI của một số địa phương trong nước và kinh nghiệm nước ngoài và cố gắng đúc rút những bài học mà tỉnh Vĩnh Phúc có thể tham khảo, vận dụng.

Thứ hai, trên cơ sở phân tích về thực trạng thu hút và sử dụng FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2013, luận án phải tập trung đánh giá một cách khoa học về thực trạng tác động của FDI tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc theo hai phương diện bao gồm cả những tác động tích cực, tiêu cực. Những tác động tích cực cần phân tích đánh giá bao gồm tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ, sự hình thành và phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, tác động tới kinh tế đối ngoại, nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, tác động tích cực tới môi trường. Những tác động tiêu cực của FDI cần được đánh giá cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở phân tích thực trạng tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, luận án phải tập trung làm rõ nguyên nhân của những tác động đó.

Thứ ba, Trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng, kết quả phân tích thực trạng tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và dự báo về bối cảnh thế giới, trong nước, dự báo nhu cầu của Tỉnh về FDI, luận án phải đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp phát huy hiệu quả tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, nhằm đẩy nhanh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.

32

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH


2.1. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

2.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã xuất hiện vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, sau những cuộc xâm chiếm thuộc địa và trở thành hiện tượng phổ biến khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.

Theo V.I.Lênin, quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong điều kiện chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã dẫn tới sự hình thành, phát triển và trở thành thống trị của các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế. Sự thống trị của độc quyền tư bản dưới hình thái tư bản tài chính là cơ sở vững chắc cho việc thu lợi nhuận độc quyền cao, trở thành điều kiện quan trọng cho sự lớn lên của tư bản, và sự xuất hiện tình trạng “tư bản thừa” như là một tất yếu. Từ đó FDI với tư cách là xuất khẩu tư bản trực tiếp cũng trở thành tất yếu phổ biến.

Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là chủ nghĩa tư bản, số tư bản thừa vẫn còn được dùng không phải là để nâng cao mức sống của quần chúng trong nước đó, vì như thế thì sẽ đi đến kết quả làm giảm bớt lợi nhuận của bọn tư bản, mà là để tăng thêm lợi nhuận đó bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước lạc hậu này, lợi nhuận thường cao, vì tư bản hãy còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ. [25, tr.456]

Ban đầu, đối với từng nhà tư bản, FDI hướng tới sử dụng nguồn lao động tại chỗ để khai thác khoáng sản, đồn điền nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngành sản xuất ở chính quốc. Đối với chủ nghĩa tư bản, FDI chính là một trong những phương thức tìm kiếm, khai thác các yếu tố cần thiết, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

33

Nếu như trong giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ hai, FDI chủ yếu chảy từ các nước tư bản phát triển đầu tư vào các nước kém phát triển và thuộc địa, thì sau chiến tranh thế giới thứ hai, luồng đầu tư đã có sự thay đổi. Đã xuất hiện sự đầu tư lẫn nhau giữa các nước tư bản phát triển, xuất hiện những nước vừa là nơi cung cấp nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài vừa là địa điểm tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự vận động và phát triển của FDI đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà học giả và tổ chức quốc tế. Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm về FDI.

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó, một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một DN đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý DN đặt tại nền kinh tế khác đó” [104, tr 31].

Theo OECD, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại đầu tư phản ánh mục tiêu của việc thiết lập mối quan tâm lâu dài của một DN thường trú tại một nền kinh tế (đầu tư trực tiếp) trong một DN (DN đầu tư trực tiếp) là cư dân trong một nền kinh tế khác hơn so với đầu tư trực tiếp. Sự quan tâm lâu dài ngụ ý sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và các DN đầu tư trực tiếp và một mức độ đáng kể ảnh hưởng đến việc quản lý của DN. Quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của 10% quyền biểu quyết của một cư dân DN trong một nền kinh tế bởi một cư dân nhà đầu tư trong nền kinh tế khác là bằng chứng của một mối quan hệ như vậy”. [106]

Theo Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc, FDI là “một sự đầu tư thực hiện để có được lợi ích lâu dài trong DN hoạt động bên ngoài của nền kinh tế của nhà đầu tư ... mục đích của chủ đầu tư là để đạt được một tiếng nói hiệu quả trong việc quản lý của DN [97].

Theo Điều 3, Luật Đầu tư năm 2005, “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”, “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” [50].

34

Theo tác giả Bùi Thúy Vân, “FDI là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế, cá nhân ở quốc gia nào đó tự mình hoặc kết hợp với các tổ chức kinh tế, cá nhân của một nước khác tiến hành bỏ vốn bằng tiền hoặc tài sản vào nước này dưới một hình thức đầu tư nhất định” [22, tr.10].

Theo tác giả Đào Văn Thanh, “FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vào nước tiếp nhận một số vốn đủ lớn để thực hiện các hoạt động SXKD, dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận và đạt được những hiệu quả kinh tế - xã hội… Đây là loại hình di chuyển vốn quốc tế mà người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành việc sử dụng vốn đầu tư” [17,tr. 20].

Từ những khái niệm nêu trên có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư trực tiếp nhằm mục tiêu lợi nhuận của chủ thể đầu tư nước ngoài tại một quốc gia nhất định, bao hàm cả việc đầu tư vốn và trực tiếp quản lý kinh doanh số vốn đó.

2.1.2. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nghiên cứu nguồn gốc lịch sử của FDI với tư cách là hình thức xuất khẩu tư bản trực tiếp, Lênin đã chỉ ra rằng mặc dù, xuất khẩu tư bản nếu xét về mặt lượng một cách giản đơn thì nó đồng nghĩa với việc làm giảm đi một phần năng lực phát triển, giảm bớt điều kiện tạo việc làm, làm giảm khả năng cải thiện mức sống của nước sở hữu tư bản, nhưng đây chính lại là điều kiện, là cơ hội giúp các nhà tư bản thu được lợi nhuận từ việc đầu tư vào nước khác với mức cao hơn. FDI với tư cách là hình thức của xuất khẩu tư bản có bản chất ăn bám với mức độ cao mà V.I.Lênin gọi là ăn bám “bình phương”, bởi lẽ tư bản được xuất khẩu trực tiếp vốn là kết quả mà các tổ chức độc quyền đã bóc lột được ở trong nước, nhưng lại được sử dụng để làm công cụ đi bóc lột nước ngoài với mức lợi nhuận ngang bằng hoặc cao hơn lợi nhuận độc quyền cao trong nước. Hơn thế nữa, kết quả bóc lột được từ xuất khẩu tư bản không chỉ là nguồn làm giàu trước mắt cho các tổ chức độc quyền, mà còn là nguồn để củng cố địa vị thống trị và điều kiện ổn định cho việc thu lợi nhuận cao của các tổ chức độc quyền trong tương lai, bởi lẽ một phần của lợi nhuận đó còn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2022