Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 3

11

Mặc dù các điều kiện làm việc tại các DN nước ngoài có xu hướng khác biệt so với các DN nội địa, tuy nhiên các DN nội địa không nhất thiết phải theo đuổi dập khuân cách tiếp cận của các DN nước ngoài.

Báo cáo khẳng định rằng, có nhiều nghiên cứu về những ảnh hưởng lên thị trường lao động của các MNEs, có bằng chứng để xác định rằng FDI là một kênh tiềm năng để nâng cao mức sống cơ bản cho người lao động. Từ đó nêu ra gợi ý cho các Chính phủ nên nỗ lực tạo ra một sân chơi cho các nhà đầu tư nước ngoài để trợ giúp về mặt kinh tế cũng như xã hội cho các hình thức đầu tư tiềm năng. Một thực tế cho thấy tác động của các MNEs lên tiền lương và điều kiện làm việc là không giống nhau theo những cách không giản đơn trong các loại hình đầu tư, giữa các nhóm lao động và môi trường làm việc nội địa cũng chỉ ra rằng các Chính phủ và nhà đầu tư có thể đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả của FDI tới sự phát triển kinh tế và xã hội. Có nhiều sáng kiến hữu ích về những phương pháp đánh giá của Chính phủ nhằm chuẩn hóa lực lượng lao động và những sáng kiến của tư nhân cũng như cộng đồng nhằm nâng cao trách nhiệm hành vi trong kinh doanh.

Tác giả Tulus Tambunan trong tác phẩm The Impact Of Foreign Direct Investment On Poverty Reduction. A Survey Of Literature And A Temporary Finding From Indonesia, (Tác động của FDI lên xóa đói giảm nghèo ở Indonesia) khi phân tích kinh nghiệm lâu đời tại Indonesia trong suốt giai đoạn Chính phủ thể chế mới ( the New Order government) đã khẳng định rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tạo ra những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tác động của FDI là tích cực hay tiêu cực tới đói nghèo tại nước chủ nhà tùy thuộc rất lớn vào bối cảnh mà hoạt động đầu tư đó nhằm vào và kết quả của các hoạt động kinh tế. Điều này đặc biệt đúng với các chính sách mà mang lại hiệu quả cho người nghèo từ FDI, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong quá trình thực hiện các chính sách mở cửa của Indonesia đối với FDI, Chính phủ nước này đã đưa ra những ưu đãi đáng kể. Tuy nhiên, ở cũng thời điểm đó, Chính phủ Indonesia cũng thiết lập các chính sách và điều lệ nhằm tối ưu hóa lợi ích từ FDI cho người nghèo, hoặc ít

12

nhất có thể bảo vệ họ khỏi những tác động tiêu cực từ các DN nước ngoài. Các chính sách đó bao gồm cả sự đóng cửa một số lĩnh vực nhất định, một số ngành công nghiệp, và một số hoạt động của FDI, cũng như những rào cản gia nhập thị trường. Chính phủ nước này ưu tiên các chính sách nhằm đảm bảo thu nhập cho lao động địa phương cũng như phát triển tại cộng đồng mà có sự hợp tác với các DN nước ngoài.

Cho đến nay vẫn chưa đủ bằng chứng chứng về tính hiệu quả của chính sách và quy định mở cửa của Chính phủ Indonesia về nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cũng như tác động tiêu cực của FDI đối với các hoạt động kinh tế trong nước. Một trong số các tác động tiêu cực của FDI thường biểu hiện ra thông qua sự thay thế các DN trong nước bởi các DN nước ngoài và hậu quả của những ưu đãi dành cho FDI thường tạo ra những méo mó, bất ổn trong thị trường nội địa đầu ra và vào. Từ đó, cần phải nghiên cứu bao quát bổ sung, đặc biệt ở tầm vi mô, để trả lời các câu hỏi về chiến lược phát triển lâu dài nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, những tác động tích cực cũng như tiêu cực của FDI lên sự phát triển kinh tế bền vững của nước chủ nhà, hay vai trò của FDI trong xóa đói giảm nghèo tại nước nhận đầu tư [109].

Luận án tiến sĩ của Faramarz AKARAM, Foreign Direct Investment in Developing Countries: Impact on Distribution and Employment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển: Tác động vào phân phối và việc làm) [105], được thực hiện tại Khoa kinh tế và khoa học xã hội tại Đại học Fribourg, Switzerland. Trong luận án đã chứng minh rằng, lý thuyết tân cổ điển truyền thống không cho phép hiểu được những tác động của đầu tư nước ngoài tới nước chủ nhà trong bối cảnh toàn cầu hiện đại đã và đang định hình kể từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Nguyên nhân chính là thị trường, dù là thị trường cạnh tranh, cũng không thể tự điều chỉnh. Do đó, lý thuyết tân cổ điển cho thấy sự thiếu sót để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cơ bản. Kinh tế học hiện đại về cơ bản là lý luận về kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.

13

Những tác động của FDI tới nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển được thực hiện dựa trên các chi phí và lợi ích của nó. FDI có xu hướng đẩy mức lương tăng lên. FDI cũng đóng vai trò tháo gỡ những nút thắt do những nguyên nhân về công nghệ tại nước chủ nhà. FDI cũng đóng góp hoàn toàn vào nguồn đầu tư nội địa. FDI đồng thời chiếm một vai trò không nhỏ trong nguồn tài chính nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Thị trường với các chính sách tự do và cởi mở là điều kiện để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI được xem như một nguồn thay thế nếu chủ sở hữu của các phần vốn chủ sở hữu có quyền quản lý hoạt động của một doanh nghiệp. Như vậy FDI có thể cung cấp những nguồn vốn phụ thêm và góp phần giải quyết vấn đề thâm hụt vốn nội địa. Từ đó, FDI đóng vai trò bổ sung cho nguồn vốn nội địa.

Một nguyên nhân cần thu hút FDI là mối liên hệ giữa nhu cầu về kết cấu hạ tầng xã hội và sự phát triển của NNL. FDI gắn liền với tự do hóa thương mại, tư nhân hóa, quốc tế hóa và toàn cầu hóa.

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 3

Một vấn đề trong quản lý tài chính nước ngoài và cụ thể là làm thế nào FDI có thể được phối hợp với các chính sách phát triển tại nước chủ nhà. Một nỗ lực đáng quan tâm được tạo ra nhằm chỉ ra những vấn đề cơ bản và cụ thể liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài và để tìm ra những tác động của FDI tạo lợi ích cho các nhà đầu tư cũng như sự phát triển bền vững của nước chủ nhà.

Các nhà kinh tế học tân cổ điển nhấn mạnh rằng sự giàu có của nước chủ nhà luôn luôn có thể được gia tăng nhờ FDI, khi mà sự giàu có của chủ sở hữu có thể giảm đi trong nước, thì có thể tăng lên khi đầu tư ra nước ngoài.

Các xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các hoạt động kinh tế quốc tế, đó là: các nước với một nền kinh tế phát triển cũng như các nền kinh tế đang phát triển tại Châu Á, Bắc Mĩ, Châu Mĩ Latin, Châu Phi và Châu Âu đã và đang khuyến khích tự do hóa các dòng chảy của FDI. FDI có thể chảy vào các lĩnh vực lao động chuyên sâu hoặc vốn chuyên sâu. Tính chất

14

địa lý của FDI là một vấn đề khác nữa. Mức độ FDI cao hơn được thu hút bởi

các thế lực chính trị và kinh tế phát triển.

Xu hướng FDI trên toàn cầu đó là, theo lý thuyết kinh tế thực sự làm chủ, thì FDI trở thành công cụ chính của tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Theo Phonesay Vilaysack [26] trong luận án tiến sỹ, Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, FDI có tác động tích cực tới kinh tế - xã hội nước nhập khẩu như bổ sung nguồn vốn, cân bằng cán cân thanh toán, kích thích chuyển giao công nghệ, đào tạo phát triển nhân lực, tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tác động tiêu cực như gây thiệt hại cho nước nhận đầu tư với nhiều yêu sách ưu đãi, gây ra tình trạng chảy máu chất xám từ các DN trong nước đến các DN FDI, chuyển giao công nghệ cũ năng suất thấp, gây ra sự phát triển không đồng đều giữa các vùng và có thể tác động xấu tới môi trường sinh thái.

Bài viết Policy Brief: The Social Impact of Foreign Direct Investment, (Chính sách tóm lược: Tác động xã hội của đầu tư nước ngoài) [108], đã nhấn mạnh vai trò to lớn của FDI tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, từ đó đã không ngừng gợi mở những kỳ vọng về đóng góp tiềm năng tới sự phát triển đó. FDI có thể mang tới những lợi ích đáng kể bằng việc tạo ra những công việc có chất lượng cao và bằng việc giới thiệu dây chuyền sản xuất cùng với các phương thức quản lý hiện đại. Nhiều Chính phủ đã và đang hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.

Mặc dù một số lượng lớn các hợp đồng đầu tư nước ngoài tập trung tại các nước thuộc khối OECD, nhưng vốn đầu tư nước ngoài cũng gia tăng tại các quốc gia đang phát triển, lan ra rộng rãi tại các nền kinh tế mới nổi như nhóm các nước BRICs (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Sự gia tăng của vốn đầu tư ra nước ngoài tại các nền kinh tế mới nổi phản ánh mức tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn này trong khối các nước OECD. Vốn đầu tư ra nước ngoài từ các nền kinh tế mới nổi vào khối OECD duy trì ở mức tương đối thấp, mặc dù có nhiều phản hồi không mới trên các

15

phương tiện truyền thông rằng các nước đang phát triển đang mua lại những

tài sản chiến lược trong khối các nước OECD.

Đầu tư nước ngoài cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng các công việc đang được tuyển dụng tại các DN nội địa khi mà có những sự lan tỏa về kiến thức, kỹ năng từ DN nước ngoài sang DN trong nước. Ví dụ như, DN nội địa có thể học hỏi từ DN nước ngoài bằng việc hợp tác trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Kiến thức chuyển giao có thể lấy từ nhân viên lao động có kinh nghiệm tại các DN nước ngoài. Tuy nhiên, vốn đầu tư nước ngoài có những tác động tiêu cực không cần thiết lên hoạt động của DN trong nước. Trong một số trường hợp nhất định, nó có thể nhắm tới việc lấn át DN nội địa, làm giảm khả năng vận hành tại một quy mô kinh tế hiệu quả của họ.

Một dấu hiệu mới cho thấy rằng đầu tư nước ngoài có thể có một tác động tích cực đáng kể tới tiền lương tại DN chủ sở hữu nước ngoài ở nước chủ nhà. Và theo quan điểm truyền thống, những tác động tích cực của tiền lương được quyết định nhiều hơn tại các nền kinh tế mới nổi. Hơn nữa, dấu hiệu tích cực của đầu tư nước ngoài trước tiên là ở cơ hội trao cho một công việc tốt hơn cho người lao động mới, hơn là việc trả nhiều hơn cho người lao động cũ tại DN bị mua lại hoặc sáp nhập, tức là đổi chủ sở hữu. Tuy nhiên, về lâu dài những khác biệt lớn về tiền lương giữa người mới và cũ trong cùng một DN là không mang lại sự hoạt động bền vững cho DN đó trên mọi phương diện [108].

Báo cáo của UNCTAD, Technology and Innovation Report 2012: Innovation, Technology and South-South Collaboration [113] (Báo cáo công nghệ và đổi mới năm 2012: Đổi mới, Công nghệ và Hợp tác Nam-Nam), đã tập trung bàn về tác động tích cực của hợp tác Nam-Nam đối với các quốc gia đang phát triển. Hợp tác Nam-Nam không chỉ bị hạn chế trong các nhân tố kinh tế. Một số các nước đang phát triển, cùng với thế mạnh truyền thống về kinh tế, đang xây dựng những định hướng nhằm định hình thương mại toàn cầu, viện trợ và các quan hệ kinh tế.

16

Một đóng góp đáng kể cho tiếp cận công nghệ và xây dựng tiềm lực là nhập khẩu vốn hàng hóa. Tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs) - và mối quan hệ giữa người tiêu dùng - nhà cung cấp - người bán lẻ - gắn liền với FDI là những nhân tố có thể nâng cao việc học hỏi và xây dựng những nguồn lực thông qua những sự lan tỏa mang tính công nghệ giữa các DN nội địa, dù là chuyển giao công nghệ và bằng sáng chế trực tiếp hay gián tiếp thông qua sự tích lũy bí quyết của DN nội địa. FDI và bằng sáng chế có thể có những ý nghĩa quan trọng đối với việc mua lại công nghệ và thích nghi sử dụng công nghệ đó, trong một số bối cảnh.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài Nam-Nam đang không ngừng gia tăng: những tài khoản ở Đông Á chủ yếu dành cho FDI xuất từ Nam Á, theo đó là Đông Nam Á, và Châu Mĩ Latinh. Tổng nguồn vốn FDI xuất từ phía Nam đã và đang tăng mạnh, tập trung vào các ngành dịch vụ và sản xuất.

Xu hướng FDI là giống với xu hướng chuyển giao quyền lực công nghệ của phía Nam, hướng tới một số quốc gia chủ yếu là Đông Á và Brazil, Trung Quốc hay Ấn Độ. Phần vốn lớn nhất của FDI xuất từ các quốc gia đang phát triển, bao gồm các hoạt động mua lại và sáp nhập (M&As) ở phía Nam. Một số ít các nước đang phát triển đang tham gia chuyển giao công nghệ. Sự phát triển công nghệ mang một ý nghĩa nhiều hơn là thúc đẩy nhập khẩu công nghệ thông qua FDI hay thương mại hàng hóa.

FDI cần phải có định hướng công nghệ nhằm củng cố cho việc xây dựng các nguồn lực công nghệ: FDI có thể kết hợp với các chính sách khác. Tuy nhiên, trên một quy mô tổng thể, luôn có một sự chia rẽ giữa các chính sách đổi mới và các chính sách FDI tại các quốc gia. Sự chia rẽ này cần được khắc phục thông qua một khung chính sách đổi mới mà cho phép các nước chủ nhà nhận được lợi ích từ FDI trong quá trình chuyển giao công nghệ. Sự kết nối giữa FDI tại các quốc gia đang phát triển và các bí quyết chuyển giao công nghệ là cần thiết.

Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2005 Transnational Corporations and the Internationalization of R&D (Hợp tác xuyên quốc gia và quốc tế hóa

17

R&D) [110], giá cả của nhiều loại hàng hóa cao hơn đã thúc đẩy nhiều hơn

FDI tới các quốc gia giầu tài nguyên thiên nhiên như dầu và khoáng sản.

Sự phát triển của FDI toàn cầu đã được đánh dấu bởi những khác biệt đáng kể giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Á và Châu Đại Dương đã một lần nữa trở thành điểm đến hàng đầu của dòng chảy FDI từ khắp nơi.

Sự tăng trưởng của cả FDI nhận và xuất tại Châu Á và Châu Đại Dương đang được tạo điều kiện bởi những thay đổi về chính sách ở tầm quốc gia và khu vực. Ví dụ như, tổ chức Hợp tác các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận thành lập khu vực tự do thương mại tới năm 2010 và một vài các quốc gia Châu Á đã ký hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ.

Những số liệu thống kê chính thức kể từ thời gian khủng hoảng, có thể không cập nhật đầy đủ tốc độ quốc tế hóa của R&D. Số liệu hiện hành của các dự án FDI chỉ ra rằng sự mở rộng của R&D tới các khu vực đang đạt được đà tăng trưởng.

Các chính sách phát triển quan trọng liên quan tới bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ (IPR), cải cách các hoạt động nghiên cứu công, phát triển cơ sở hạ tầng, và phát triển đầu tư tập trung mạnh mẽ vào R&D liên quan tới FDI và các lợi ích của R&D.

FDI nhận và xuất trong nghiên cứu và phát triển là hai phương pháp thực hành. Quốc tế hóa R&D mở ra nhiều cơ hội mới cho các nước đang phát triển để tiếp cận công nghệ, xây dựng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, phát triển các kỹ năng mới và nuôi dưỡng một nền văn hóa hiện đại thông qua sức lan tỏa của các doanh nghiệp và tập đoàn nội địa. FDI với R&D có thể giúp các quốc gia đẩy mạnh hệ thống đổi mới và nâng cao công nghiệp hóa và công nghệ hóa, kết nối để thực hiện các chức năng của cầu, nâng cao hiệu quả của trang thiết bị và tạo ra nhiều hơn các sản phẩm phức tạp.

Một số chính sách và các Khu công nghiệp (KCN) cần được thiết lập để thu hút đầu tư nước ngoài thông qua R&D, để đảm bảo rằng lợi ích có thể mang lại hiệu quả cho chi phí các loại. Điểm mấu chốt để xây dựng một mô

18

hình thể chế mà không ngừng đổi mới. Chính sách đặc biệt lưu ý tập trung vào bốn khu vực: NNL, khả năng nghiên cứu cộng đồng, bảo vệ quyền sáng chế và chính sách cạnh tranh.

Báo cáo đầu tư thế giới năm 2010 Investing In A Low-Carbon Economy,

[111] (Đầu tư vào lĩnh vực hàm lượng Carbon thấp) đánh giá trong năm 2009 về dòng chảy FDI trong lĩnh vực Low-Carbon chủ yếu gồm ba khu vực trọng điểm (tái tạo, tái chế và công nghệ chế tạo low-carbon) là đạt tới 90 tỷ đô la Mỹ. Tổng lượng vốn đầu tư trong lĩnh vực này là nhiều hơn, nếu tính toán các hoạt động đầu tư liên quan tới low-carbon trong các ngành công nghiệp khác. Tiềm năng đầu tư vào low-carbon là khổng lồ cho thấy sự chuyển đổi của kinh tế toàn cầu trở thành kinh tế low-carbon.

Có một số thay đổi trong hình thái FDI toàn cầu đó là được đón đầu cuộc khủng hoảng toàn cầu và sẽ đạt được sự tăng trưởng vượt bậc trong ngắn và trung hạn. Trước hết, mức độ liên hệ giữa các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi giống như những điểm đến và là nguồn của đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà được kỳ vọng ngày càng tăng mạnh. Các nền kinh tế này, trong đó đã thu hút một nửa lượng FDI vào trong năm 2009, đang dẫn đầu trong việc phục hồi FDI. Thêm nữa, sự sụt giảm trong sản xuất của đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên hệ với lĩnh vực dịch vụ và các lĩnh vực trọng điểm, không giống như là được lộn ngược dòng. Cuối cùng, mặc cho những tác động nghiêm trọng lên FDI, cuộc khủng hoảng này không ngăn được tốc độ tăng trưởng toàn cầu hóa trong sản xuất.

Sự tăng trưởng đột biến của FDI trong thập kỷ vừa qua là kết quả của việc gia tăng cổ phần hóa tại các quốc gia phát triển. Và như thế, FDI có thể duy trì và mở rộng việc làm trong nước nếu nó tác động tới hoạt động xuất khẩu của nước chủ nhà hoặc làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các DN đầu tư. Báo cáo đã tìm ra được bằng chứng về tác động của FDI ra lên sự tụt giảm công ăn việc làm tại nước nhận đầu tư. Quả thực, tác động này phụ thuộc vào loại hình đầu tư, khu vực liên kết và các chiến dịch tuyển dụng của

hợp tác xuyên quốc gia (TNC).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2022