Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


HÀ QUANG TIẾN


TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC


Chuyên ngành : Kinh tế chính trị

Mã số : 62.31.01.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đoàn Xuân Thủy

2. TS Vũ Thị Thoa


HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, những kết luận nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.


Tác giả luận án


Hà Quang Tiến

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 7 ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1.1. Khái quát về các công trình nghiên cứu liên quan đến 7

đề tài luận án

1.2. Khái quát về kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề 28

tài luận án

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG 32 CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.1. Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài32

2.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một tỉnh và các nhân tố ảnh hưởng

2.3. Kinh nghiệm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội ở một số tỉnh trong nước và quốc gia trên thế giới

Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.2. Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến nay

3.3. Đánh giá chung về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và những vấn đề đặt ra

37


53


75


75


80


113

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC

121

4.1.

Dự báo về bối cảnh và nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

121

4.2.

Quan điểm và phương hướng cơ bản về nâng cao tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc

127

4.3.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của đầu tư

130

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 1

Chương 4:

trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội ở

Vĩnh Phúc

KẾT LUẬN 150

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 152

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


ASEAN - Tổ chức Hợp tác các quốc gia Đông Nam Á

BTGPMB - Bồi thường giải phóng mặt bằng BHXH, BHYT - Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế. CCN - Cụm công nghiệp

CNH, HĐH - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNĐT - Chứng nhận đầu tư

CTNH - Chất thải nguy hại

DN - Doanh nghiệp

DN FDI - Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài DDI - Đầu tư trực tiếp trong nước

FDI - Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP - Tổng sản phẩm quốc nội GNP - Tổng sản phẩm quốc gia

GTSXCN - Giá trị sản xuất công nghiệp GTKNNK - Giá trị kim ngạch nhập khẩu GTKNXK - Giá trị kim ngạch xuất khẩu GTSX - Giá trị sản xuất

KCN - Khu công nghiệp KCX - Khu chế xuất LATS - Luận án tiến sĩ Nxb - Nhà xuất bản

ODA - vốn “Hỗ trợ phát triển chính thức" OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế TNCs - Công ty xuyên quốc gia

TNHH - Trách nhiệm hữu hạn R&D - Nghiên cứu và phát triển UBND - Ủy ban nhân dân

UNCTAD - Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc

WTO - Tổ chức Thương mại thế giới

SXKD - Sản xuất kinh doanh

DANH MỤC CÁC BẢNG



Trang

Bảng 3.1.

Giá trị vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

85

Bảng 3.2.

Tăng trưởng của tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo giá so sánh

86

Bảng 3.3.

Đóng góp của FDI vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc theo giá

thực tế

87

Bảng 3.4.

Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI trong công nghiệp Vĩnh Phúc giai đoạn 1998- 2012 (giá cố định 1994)

88

Bảng 3.5.

Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của

tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 -2012

89

Bảng 3.6.

Đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc theo giá thực tế

95

Bảng 3.7.

Tình hình đình công trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2014

105

Bảng 3.8.

Tình hình nợ bảo hiểm xã hội của các DN FDI trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2014

107


1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nội dung hoạt động trong kinh tế đối ngoại của một quốc gia, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được khuyến khích phát triển, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Đại hội X tiếp tục khẳng định thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế, đa dạng hoá các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh quan trọng.

Trong điều kiện hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rất cần thiết phải tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó FDI là nguồn lực quan trọng để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp. Đại hội XI nhấn mạnh thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường nhằm phát triển mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế; ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, chế biến, công nghiệp năng lượng, luyện kim, hoá chất, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu.

Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ IX, Quốc hội khoá X, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ ngày 01-01-1997. Với khởi điểm là một tỉnh nghèo, thuần nông (nông nghiệp chiếm 56% GDP), Vĩnh Phúc có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn để

2

thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn. Trên cơ sở chính sách đầu tư cởi mở thông thoáng của Việt Nam và sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chính sách đó của Vĩnh Phúc, sau 17 năm tái lập, bằng sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, bằng các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều kết quả, trở thành một tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài với lượng lớn và đã mang lại hiệu quả tích cực. Đến hết năm 2013 cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực (tỷ trọng công nghiệp chiếm 60,39% trong GDP), kinh tế xã hội có bước phát triển vượt bậc, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 17,4%/năm giai đoạn 2006 - 2010, năm 2011 - 14,62%; năm 2012 - 2,52%; năm 2013 - 7,89%. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt trên 54 triệu đồng, tương đương khoảng 2500 USD, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, FDI ở Vĩnh Phúc cũng có những tác động không mong muốn, hoạt động của các doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Phúc đã và đang đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn cần được kiến giải về lý luận, tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định những giải pháp chính sách, cơ chế cụ thể, thích hợp từng thời kỳ để FDI có tác dụng mạnh hơn đến phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường trong thời gian tới.

Với lý do trên, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao tác động tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, vấn đề “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc đang diễn ra trong thu hút, sử dụng FDI để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tác động của đầu tư

trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thực hiện

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 01/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí