Các nghiên cứu khác gần đây đã áp dụng chỉ số cạnh tranh Lerner và đo lường sự ổn định của ngân hàng thông qua chỉ số Z-score để kiểm tra mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định của hệ thống ngân hàng. Berger et al. (2008) nghiên cứu chọn mẫu hơn 8.000 ngân hàng tại 23 quốc gia bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng động Generalised Methods of Moments (GMM). Kết quả chính của nghiên cứu này chỉ ra rằng các ngân hàng với quyền lực thị trường cao hơn hay cạnh tranh thấp hơn thì có ít rủi ro tổng thể hơn, ủng hộ quan điểm "cạnh tranh – dễ vỡ"; Mặt khác, các tác giả cũng tìm thấy bằng chứng của mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và ổn định, ngụ ý rằng quyền lực thị trường càng cao làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng. Turk-Ariss (2010) nghiên cứu tác động của mức độ quyền lực thị trường ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng và ổn định tài chính trong lĩnh vực ngân hàng của một nhóm các nền kinh tế mới nổi; Nghiên cứu này áp dụng ba kỹ thuật khác nhau của chỉ số Lerner cạnh tranh và sử dụng chỉ số Z-score để đại diện cho sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tăng quyền lực thị trường dẫn đến ổn định của ngân hàng nhiều hơn, mặc dù bị tổn thất đáng kể trong hiệu quả chi phí. Liu et al. (2010) phân tích các điều kiện cạnh tranh ở 11 quốc gia EU cho giai đoạn 2000-2008 để kiểm tra các mối quan hệ cạnh tranh - ổn định trong ngành ngân hàng. Nghiên cứu này sử dụng chỉ số Lerner cạnh tranh và chỉ số Z- score để tương ứng đại diện cho mức độ cạnh tranh ngân hàng và sự ổn định của ngân hàng. Kết quả cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa cạnh tranh và ổn định trong ngành ngân hàng ở Châu Âu. Cụ thể hơn, họ nhận thấy hiệu ứng chuyển dịch rủi ro trong các thị trường tập trung cao độ, nơi mà sự gia tăng cạnh tranh ngân hàng giảm lợi nhuận lãi ròng (lãi suất huy động cao hơn và lãi suất cho vay thấp hơn) và làm tăng sự ổn định của ngân hàng. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng hiệu ứng biên tồn tại trong thị trường mang tính cạnh tranh cao, khi mà gia tăng cạnh tranh làm giảm các khoản thanh toán lãi vay và các khoản dự phòng nợ xấu.
2.3. Đánh giá các nghiên cứu trước và phát triển giả thuyết
2.3.1. Đánh giá các nghiên cứu trước về cạnh tranh và các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh của các NHTM
Như vậy, có thể thấy rằng có nhiều nghiên cứu khác nhau với mẫu là những quốc gia khác nhau, sử dụng các phương pháp khác nhau cho ra kết quả khác biệt liên quan đến vấn đề đo lường mức độ cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của các NHTM.
Các nghiên cứu trước đã chỉ ra một số yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh của các NHTM, bao gồm:
Quy mô của ngân hàng
Yếu tố này được đo lường bằng Tổng tài sản của ngân hàng. Các ngân hàng có quy mô lớn thường có lợi thế hơn về sức mạnh thị trường do các ngân hàng có thể tận dụng lợi thế về chi phí do quy mô lớn. Ngoài ra, các ngân hàng quy mô lớn thường có nhiều cơ hội hơn trong việc gia tăng thêm các khoản mục kinh doanh bên cạnh hoạt động tín dụng nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời hạn chế được rủi ro do các tác động từ nền kinh tế.
Quy mô vốn
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Đo Lường Ổn Định Tài Chính Và Bất Ổn Tài Chính
- Tác Động Của Kỳ Hạn Nợ Dài Hơn Và Mức Độ Giữ Tiền Mặt Nhiều Hơn Tới Sự Ổn Định Của Ngân Hàng
- Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Tác Động Của Cạnh Tranh Tới Sự Ổn Định Tài Chính Của Các Nhtm
- Đo Lường Và Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Mức Độ Cạnh Tranh Của Các Nhtm Việt Nam.
- Kiểm Định Tác Động Của Cạnh Tranh Ngân Hàng Tới Sự Ổn Định Tài Chính
- Lerner Bình Quân Của Các Nhtm Việt Nam Giai Đoạn 2008-2016
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
Tỷ lệ của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản của ngân hàng có thể được xem như là một trong những biểu hiện về sức mạnh nội tại của NHTM, cho thấy khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng. Trong đó, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do các cổ đông đóng góp và được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Đây cũng là một trong những cơ sở để thu hút vốn tiền gửi, điều chỉnh hoạt động đầu tư và điều chỉnh hoạt động tín dụng. Do ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù nên tỷ lệ của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản là khá thấp. Tỷ số này cũng phản ánh khả năng bù đắp tổn thất của vốn chủ sở hữu với các cam kết hoàn trả của ngân hàng.
Dư nợ cho vay
Ngân hàng được xem như là một tổ chức chuyên nghiệp trong việc cấp tín dụng, cho nên tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng có thể đại diện
cho việc kiểm soát rủi ro và yếu tố chất lượng tài sản của ngân hàng. Dư nợ cho vay tăng, đi đôi với kiểm soát rủi ro, sẽ khiến cho thu nhập của ngân hàng gia tăng, từ đó thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Lợi nhuận
Nhằm đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM thì các chuyên gia phân tích tài chính thường dùng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản như là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của NHTM. Khi lợi nhuận gia tăng sẽ bổ sung thêm nguồn lực tài chính cho các ngân hàng, giúp làm giảm bớt áp lực cạnh tranh.
Hiệu quả quản trị chi phí
Yếu tố hiệu quả quản trị chi phí có thể đại diện cho yếu tố về quản lý, được tính bằng tổng chi phí trên tổng doanh thu của ngân hàng. Theo lý thuyết hiệu quả, các ngân hàng quản trị chi phí tốt hơn hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn. Cũng theo lý thuyết này, ngân hàng có hiệu quả hoạt động càng cao thì sẽ làm tăng thị phần của ngân hàng vì thế làm tăng mức độ tập trung của thị trường.
Trên cơ sở phân tích, tác giả tiến hành lựa chọn biến nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án.
Mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu ở trên thế giới và tại Việt Nam đo lường mức độ cạnh tranh và các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh của các NHTM. Tuy nhiên, chiếm đa số là các nghiên cứu cho các quốc gia phát triển như Châu Âu và Châu Mỹ. Các đề tài nghiên cứu mang tính định lượng tại Việt Nam chưa nhiều, trong đó chưa xem xét các nhân tố tác động đến mức độ cạnh tranh trong điều kiện bình thường và khi có khủng hoảng.
Trong luận án này, tác giả xác định mức độ cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của các NHTM Việt Nam bao gồm cả yếu tố bên trong thuộc nội lực của các ngân hàng và các yếu tố bên ngoài thuộc môi trường vĩ mô của nền kinh tế. Thêm vào đó, luận án nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức độ cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong điều kiện bình thường và trong điệu kiện có khủng hoảng. Nghiên cứu phân tích dữ liệu cập nhật mới nhất của các
NHTM Việt Nam cho giai đoạn 2008 – 2016. Kết quả nghiên cứu đưa ra những hàm ý chính sách nhằm góp phần giúp cho các nhà quản lý NHTM Việt Nam và NHNN có những chính sách điều hành phù hợp.
2.3.2. Đánh giá các nghiên cứu trước về mức độ ổn định tài chính và các yếu tố tác động đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM:
Như vậy, có thể thấy rằng có nhiều nghiên cứu khác nhau với mẫu là những quốc gia khác nhau, vận dụng chỉ số Z-score để đo lường mức độ ổn định tài chính của ngân hàng, đo lường mức độ rủi ro rủi ro phá sản của ngân hàng hay bất ổn tài chính của ngân hàng. Các nghiên cứu cho ra kết quả khác biệt liên quan đến vấn đề đo lường mức độ ổn địnhtài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng Z-score là phương pháp đơn giản và hiệu quả về mặt thời gian và chi phí trong đo lường ổn định tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.
Các nghiên cứu trước đã chỉ ra một số yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh của các NHTM, bao gồm:
Quy mô của ngân hàng
Yếu tố này được đo lường bằng Tổng tài sản của ngân hàng. Tổng tài sản của ngân hàng cao thể hiện quy mô hoạt động lớn, trong đó huy động tiền gửi và cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Do đó tổng tài sản cao chứng tỏ khả năng huy động tiền gửi của khách hàng tốt và dư nợ cho vay cao. Tuy nhiên, việc mở rộng và tăng trưởng quá nhanh hoạt động huy động và cho vay cũng sẽ gia tăng rủi ro và nguy cơ mất an toàn.
Quy mô vốn
Tỷ lệ của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản của ngân hàng có thể được xem như là một trong những biểu hiện về sức mạnh nội tại của NHTM, cho thấy khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng. Trong đó, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do các cổ đông đóng góp và được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Đây cũng là một trong những cơ sở để thu hút vốn tiền gửi, điều chỉnh hoạt động đầu tư và điều chỉnh hoạt động tín dụng. Do ngân hàng là ngành
kinh doanh đặc thù nên tỷ lệ của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản là khá thấp. Tỷ số này cũng phản ánh khả năng bù đắp tổn thất của vốn chủ sở hữu với các cam kết hoàn trả của ngân hàng.
Dư nợ cho vay
Ngân hàng được xem như là một tổ chức chuyên nghiệp trong việc cấp tín dụng, cho nên tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng có thể đại diện cho việc kiểm soát rủi ro và yếu tố chất lượng tài sản của ngân hàng. Dư nợ cho vay tăng, đi đôi với kiểm soát rủi ro, sẽ khiến cho thu nhập của ngân hàng gia tăng, từ đó làm gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Lợi nhuận
Nhằm đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM thì các chuyên gia phân tích tài chính thường dùng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản như là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của NHTM. Khi lợi nhuận gia tăng sẽ bổ sung thêm nguồn lực tài chính cho các ngân hàng, giúp làm gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Hiệu quả quản trị chi phí
Yếu tố hiệu quả quản trị chi phí có thể đại diện cho yếu tố về quản lý, được tính bằng tổng chi phí trên tổng doanh thu của ngân hàng. Theo lý thuyết hiệu quả, các ngân hàng đầu tư nhiều cho hoạt động quản trị chi phí sẽ có lợi nhuận cao hơn và từ đó làm gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Trên cơ sở phân tích, tác giả tiến hành lựa chọn biến nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án.
Mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu ở trên thế giới và tại Việt Nam đo lường mức độ ổn định tài chính và các yếu tố tác động đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM. Tuy nhiên, chiếm đa số là các nghiên cứu cho các quốc gia phát triển như Châu Âu và Châu Mỹ. Các đề tài nghiên cứu mang tính định lượng tại Việt Nam chưa nhiều, trong đó chưa xem xét các nhân tố tác động đến ổn định tài chính của các NHTM trong điều kiện bình thường và khi có khủng hoảng.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số Z-score để khảo sát thực nghiệm mức độ ổn định tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định tài chính tại các NHTM Việt Nam. Luận án cũng xem xét tác động của các yếu tố nội tại bên trong các ngân hàng, và cả các yếu tố bên ngoài thuộc môi trường vĩ mô đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, trong điều kiện bình thường và trong điều kiện có khủng hoảng, đồng thời, phân tích, so sánh mức độ ổn định tài chính của các nhóm ngân hàng với các loại hình sở hữu khác nhau.
Luận án nghiên cứu phân tích dữ liệu cập nhật mới nhất của các NHTM Việt Nam cho giai đoạn 2008 – 2016. Kết quả nghiên cứu gợi ý những giải pháp nhằm góp phần giúp cho các nhà quản lý NHTM Việt Nam và NHNN có những giải pháp và chính sách điều hành phù hợp.
2.3.3. Đánh giá các nghiên cứu trước về tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của các NHTM
Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau với mẫu là những quốc gia khác nhau, sử dụng các phương pháp khác nhau cho ra kết quả khác biệt về mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài chính của các NHTM. Đây là cơ sở để phát triển hướng nghiên cứu của luận án. Cụ thể:
Hướng nghiên cứu thứ nhất của luận án dựa trên kết quả của các nghiên cứu Marcus (1984), Keeley (1990), Carletti và Hartmaan (2003), cho răng mức độ cạnh tranh ngân hàng càng cao thì càng dễ dẫn đến bất ổn tài chính thông qua suy giảm sức mạnh thị trường, mà hậu quả là làm giảm lợi nhuận, và giảm giá trị thương hiệu. Các nghiên cứu này ủng hộ quan điểm "cạnh tranh – dễ vỡ".
Hướng nghiên cứu thứ hai của luận án dựa trên kết quả của các nghiên cứu Boyd và De Nicolo (2005), Beck et al. (2006), Turk-Ariss (2010), Liu et al. (2010), cho rằng mức độ cạnh tranh ngân hàng càng cao sẽ giúp các ngân hàng ổn định tài chính hơn. Nguyên nhân là do khi quyền lực thị trường càng lớn hay mức độ cạnh tranh ngân hàng càng thấp trong các thị trường cho vay sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng vì các mức lãi suất cao hơn làm cho việc hoàn trả của khách hàng trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể làm trầm trọng thêm vấn đề rủi ro đạo đức, đồng thời, lãi
suất cao hơn thu hút những người vay có độ rủi ro cao hơn. Hơn nữa, tại các thị trường tập trung độc quyền cao, các tổ chức tài chính có thể tin rằng họ là "quá lớn để sụp đổ" và điều này có thể dẫn đến các khoản đầu tư rủi ro hơn (Berger et al., 2008).
Trên cơ sở phân tích, tác giả tiến hành lựa chọn biến nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số Z-score để đại diện cho mức độ ổn định tài chính và chỉ số Lerner để đại diện cho mức độ cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Luận án cũng xem xét tác động của các yếu tố nội tại bên trong các ngân hàng, và cả các yếu tố bên ngoài thuộc môi trường vĩ mô, trong điều kiện bình thường và trong điều kiện có khủng hoảng, để kiểm định hai giả thuyết trên.
Luận án nghiên cứu phân tích dữ liệu cập nhật mới nhất của các NHTM Việt Nam cho giai đoạn 2008 – 2016. Kết quả nghiên cứu gợi ý những giải pháp nhằm góp phần giúp cho các nhà quản lý NHTM Việt Nam và NHNN có những giải pháp và chính sách điều hành phù hợp.
Kết luận chương 2
Chương 2 nêu lên cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm các lý thuyết về cạnh tranh, ổn định tài chính và tác động của cạnh tranh đến mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng, trong đó đề cập đến hai giả thuyết đang là tâm điểm của các cuộc tranh luận đó là mối quan hệ “cạnh tranh - ổn định” và “cạnh tranh - dễ vỡ”. Bên cạnh đó, chương 2 cũng lược khảo tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm và phát triển các giả thuyết về cạnh tranh, ổn định tài chính và tác động của cạnh tranh đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM.
Đây cũng là cơ sở nhằm xây dựng phương pháp nghiên cứu và mô hình phân tích phù hợp cho đề tài nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với mẫu dữ liệu bao gồm 24 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2016. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31/12/2016, số NHTM là 35 ngân hàng. Tuy nhiên một số ngân hàng không có đủ dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu nên để đảm bảo cho dữ liệu bảng cân bằng, tác giả lựa chọn 24 NHTM có đầy đủ dữ liệu (phụ lục 1). Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31/12/2016, tổng tài sản của 35 NHTM là 7.919.726 tỷ đồng. Trong khi, tổng tài sản của 24 NHTM được tác giả sử dụng tại thời 31/12/2016 là 5.731.649 tỷ đồng, chiếm 72% tổng tài sản của các NHTM. Như vậy, 24 NHTM được tác giả lựa chọn đảm bảo đại diện cho các NHTM tại Việt Nam.
Trong đó, khối NHTM có sở hữu nhà nước bao gồm 8 ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, CTG, VCB, BID, SGB và 3 ngân hàng bị nhà nước mua lại với giá 0 đồng là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương. Tại mẫu nghiên cứu, do hạn chế về thông tin tìm kiếm được, khối NHTM có sở hữu nhà nước được tác giả đưa vào bao gồm 4 NHTM là CTG, VCB, BID, SGB còn 20 ngân hàng còn lại của mẫu thuộc khối NHTM cổ phần. Theo số liệu cập nhật tại trang web http://vietstock.vn/(truy cập 05/10/2017) thì số lượng ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX là 8 ngân hàng, bao gồm BID, CTG, VCB, ACB, MBB, NCB, SHB và STB. Các ngân hàng còn lại của mẫu là các ngân hàng chưa niêm yết.
Bên cạnh đó, việc chọn giai đoạn thời gian từ 2008 đến 2016 để thực hiện nghiên cứu xuất phát từ việc dữ liệu báo cáo tài chính của các NHTM chỉ bắt đầu có một cách đầy đủ và hệ thống từ năm 2008. Trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả đã cố gắng thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính có kiểm toán và được công bố