Đo Lường Và Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Mức Độ Ổn Định Tài Chính Của Các Nhtm Việt Nam Giai Đoạn 2008-2016


trước tăng thì lerner năm nay tăng và ngược lại. Mức độ cạnh tranh năm trước càng cao thì có tác động tăng mức độ cạnh tranh năm sau.

Như vậy, phương pháp hồi quy sử dụng là phù hợp với mô hình bảng động, biến phụ thuộc mức độ cạnh tranh (Lerner) của các NHTM Việt Nam chịu tác động đáng kể bởi mức độ cạnh tranh năm trước (Lernert-1), các yếu tố đặc thù của Ngân hàng, và môi trường kinh tế vĩ mô.

Kết quả hồi quy trong bảng 4.2 cho thấy 8 biến số được đề xuất trong mô hình có ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của NHTM Việt Nam là chỉ số cạnh tranh năm trước, tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân, tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, và tỷ lệ lạm phát.

Hệ số hồi quy của biến BANKSIZE là -0,0288 âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa quy mô ngân hàng và lerner, khi quy mô ngân hàng tăng thì lerner giảm, mức độ cạnh tranh của ngân hàng tăng. Tổng tài sản của ngân hàng cao thể hiện quy mô hoạt động lớn, mà hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động tiền gửi và cho vay, do đó tổng tài sản lớn chứng tỏ khả năng huy động tiền gửi của khách hàng tốt và dư nợ cho vay cao. Việc mở rộng hoạt động có thể làm gia tăng áp lực cạnh tranh.

Hệ số hồi quy của biến EQTA là -0,0976 âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân với chỉ số lerner, khi tỷ lệ này tăng thì lerner giảm, mức độ cạnh tranh của các NHTM tăng. EQTA là một biến đại diện cho năng lực tài chính của NHTM, cho biết tỷ lệ tài sản được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này càng cao thì khả năng tự chủ tài chính càng cao, mức độ cạnh tranh càng cao. Ngược lại tỷ lệ EQTA thấp thể hiện gần như toàn bộ tài sản của ngân hàng được tài trợ bởi các nguồn vốn bên ngoài như vốn huy động, vốn vay, mức độ cạnh tranh càng thấp. Như vậy, kết quả nghiên cứu là phù hợp với lý thuyết kinh tế và cung cấp thêm bằng chứng thực


nghiệm cho thấy ngân hàng có vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao thì mức độ cạnh tranh sẽ càng cao.

Hệ số hồi quy của biến LOANTA là -0,0379 âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản với lerner, khi tỷ lệ này tăng thì lerner giảm, mức độ cạnh tranh của ngân hàng tăng. Khi dư nợ khách hàng tăng, LOANTA gia tăng. Thu nhập của các NHTM Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động cho vay, do đó một tỷ lệ cho vay cao trên tổng tài sản sẽ có thể mang lại một tỷ lệ thu nhập cao, đồng thời mức độ cạnh tranh của các NHTM gia tăng. Cần lưu ý rủi ro áp lực cạnh tranh có thể làm gia tăng nguy cơ suy giảm chất lượng tín dụng, ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng.

Hệ số hồi quy của biến ROE là 0,0286 dương và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và lerner, khi tỷ lệ này tăng lên thì lerner tăng, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng giảm. ROE đại diện cho khả năng sinh lời của NHTM, nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng sinh lời tăng thì áp lực cạnh tranh của các NHTM giảm. Kết quả này là do lợi nhuận ngân hàng gia tăng sẽ bổ sung thêm nguồn lực tài chính cho ngân hàng, giúp đầu tư công nghệ, cải tiến năng suất làm việc, chi phí biên do đó sẽ giảm xuống và kéo theo sự gia tăng của chỉ số lerner, làm giảm bớt áp lực cạnh tranh giữa các NHTM.

Hệ số hồi quy của biến CIR là -0,8494 âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động với lerner, khi tỷ lệ này tăng lên thì lerner giảm, mức độ cạnh tranh của các ngân hàng tăng. CIR là chỉ số đại diện cho khả năng quản lý hoạt động kinh doanh của NHTM, khi CIR tăng đồng nghĩa với Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động tăng. Chi phí hoạt động bao gồm chi phí nhân công, khấu hao và chi phí hoạt động khác; chi phí lãi vay, chi phí hoạt động dịch vụ thuộc về kinh doanh đã được trừ vào thu nhập. Do đó, chỉ số tăng hàm ý rằng ngân hàng tốn nhiều chi phí hơn cho hoạt động và quản trị, tương ứng chỉ số Lerner giảm, hàm ý mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng gia tăng.


Hệ số hồi quy của biến GDP là -0,4447 âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tăng trưởng kinh tế và chỉ số lerner, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thì lerner giảm, áp lực cạnh tranh của ngân hàng tăng. Theo Liang & Reichert (2006), tại một vài điểm của chu kỳ kinh tế, tăng trưởng kinh tế kéo theo thu nhập cao hơn và trình độ giáo dục tốt hơn, điều này tạo ra những nhu cầu lớn hơn về dịch vụ ngân hàng phức tạp và rủi ro hơn trong quản lý kinh doanh. Theo lý thuyết chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh tế bao gồm suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Theo chủ nghĩa Keynes, khi nền kinh tế thu hẹp thì chính phủ cần sử dụng các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nới lỏng để kích cầu. Trong đó, một trong những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế là nới lỏng tiền tệ thông qua tăng cung tiền từ kênh tín dụng. Các chính sách tín dụng dễ dãi và nới lỏng có thể dẫn đến rủi ro suy giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu. Điều này dẫn đến tăng chi phí hoạt động của ngân hàng và làm gia tăng áp lực cạnh tranh của NHTM. Như vậy, chính các chính sách tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có thể tác động làm tăng mức độ cạnh tranh của các NHTM.

Hệ số hồi quy của biến INF là -0,1634 âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ lạm phát và chỉ số lerner, khi tỷ lệ lạm phát tăng thì lerner giảm, mức độ cạnh tranh của ngân hàng tăng và ngược lại. Kết quả này có thể được giải thích là do sự gia tăng lạm phát kéo theo sự gia tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, kéo theo áp lực cạnh tranh gia tăng giữa các NHTM.

Đặc biệt, khi nghiên cứu trong điều kiện khủng hoảng 2008 – 2009, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hệ số hồi quy của biến CRISIS là 0,0215 dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy mối quan hệ thuận giữa khủng hoảng và LERNER; mức độ cạnh tranh của các ngân hàng trong khủng hoảng thấp. Trong điều kiện khủng hoảng, khách hàng trở nên dè dặt hơn trong việc vay nợ cũng như giao dịch với ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng trong điều kiện khủng hoảng thường cần ưu tiên cho việc hướng mọi nguồn lực để duy trì hoạt động và vượt qua khủng hoảng. Sau giai đoạn khủng hoảng, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ có thể gia tăng trở lại.


4.3. Đo lường và phân tích các yếu tố tác động đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2016

4.3.1. Đo lường ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam

Dựa trên công thức tính toán của Boyd & Graham (1986), Hannan & Hanweck (1988), Boyd & ctg (1993), Strobel & Lepetit (2013, 2015), tác giả tính toán chỉ số Z-score cho 24 NHTM Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2016. Số liệu tài chính được thu thập từ 24 NHTM Việt Nam cho tổng số quan sát là 216. Kết quả tính toán Zscore được thể hiện ở phụ lục 2, theo đó chỉ số Zscore cao nhất trong 9 năm 2008-2016 là 62,20 thuộc về SCB năm 2008, thấp nhất trong 9 năm 2008-2016 là 1,32 thuộc về TIENPB năm 2016, Zscore trung bình trong 9 năm 2008-2016 của các NHTM Việt Nam đạt 24,7, thấp hơn mức 32,65 trong giai đoạn 2005-2013 (Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn, 2015).

Zscore của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2016 ở mức 24,70. So sánh với các nghiên cứu đã thực hiện tại các nước và khu vực trên thế giới thì Zscore của các NHTM Việt Nam giai đoạn này chỉ cao hơn mức 23,89 của Malaysia giai đoạn 1995-2008 (Rahman & ctg, 2012) và thấp hơn nhiều so với mức 30,59 của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2003-2009 (Fu & ctg, 2014), mức 41,78 bình quân của 12 quốc gia Châu Á giai đoạn 2001-2007 (Soedarmono & ctg, 2011), mức 46,50 của các NHTM thuộc khối OECD giai đoạn 1994-2004 (Hesse & Cihák, 2007), mức 86,57 của bình quân 12 nước Châu Âu hoạt động ổn định giai đoạn 2008-2011 (Chiaramonte & ctg,2015). Mức độ ổn định tài chính của các NHTM đo lường bằng Zscore khá thấp. So sánh với các nước khu vực châu Á và thế giới thì hoạt động của các NHTM Việt Nam mang tính bất ổn định hơn.

Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả tính Zscore của các nghiên cứu trên thế giới


Tác giả

Thời gian tính

toán

Nhóm Ngân hàng

Zscore bình

quân

Fu & ctg (2014)

Giai đoạn

2003-2009

Các ngân hàng khu vực

Châu Á-Thái Bình Dương

30,59

Soedarmono & ctg

Giai đoạn

Các ngân hàng thuộc 12

41,78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 12


(2011)

2001-2007

quốc gia Châu Á


Hesse & Cihák

(2007)

Giai đoạn

1994-2004

Các NHTM của 29 quốc

gia thuộc khối OECD


46,50



Các ngân hàng thuộc 12

nước Châu Âu không gặp phải khó khăn tài chính


86,57

Chiaramonte & ctg

(2015)

Giai đoạn

2008-2011


Các ngân hàng thuộc 12 nước Châu Âu gặp phải

khó khăn tài chính




19,83

Rahman &

/ctg(2012)

Giai đoạn

1995-2008


Các ngân hàng Malaysia


23,89

Nguồn: tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan đã được lược khảo

Hình 4.5 mô tả biến động chỉ số Zscore bình quân của các NHTM Việt Nam qua các năm từ 2008 - 2016. Chỉ số Zscore bình quân cao nhất ở mức 31,22 vào năm 2008 và thấp nhất ở mức 19,93 năm 2015. Từ mức cao 31,22 năm 2008, chỉ số Zscore giảm mạnh vào năm 2009 xuống 28,58, năm 2010 xuống 25,79 sau đó biến động nhẹ và khá ổn định đến năm 2013, đến năm 2014 và 2015 chỉ số Zscore biến động giảm liên tục từ 23,87 năm 2013 xuống 19,93 năm 2015. Đến năm 2016, chỉ số Zscore mới bắt đầu tăng nhẹ trở lại và đạt mức 21,54. Nhìn tổng thể, xu hướng chung của chỉ số Zscore của các NHTM Việt Nam là giảm qua các năm từ 2008- 2016. Xu hướng này cho cho thấy độ bất ổn tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2016 tăng.


31.22

28.58

25.79

24.99

24.76

23.87

21.58

21.54

19.93

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Hình 4.5: Zscore bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2016

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của các NHTM

Hình 4.6 mô tả chỉ số Zscore bình quân 9 năm 2008-2016 của từng NHTM Việt Nam. Năm ngân hàng có mức độ ổn định tài chính cao nhất, tương ứng với chỉ số Zscore bình quân trong 9 năm từ 2008-2016 cao nhất lần lượt là SCB, VPB, KIENLB, VIETCAPB và NAMAB với hệ số Zscore theo thứ tự là 44,12; 40,83; 37,17; 36,87;và 33,86.

Zscore bình quân 9 năm từ 2008 - 2016 thấp nhất trong mẫu nghiên cứu thuộc về TIENPB, với điểm Zscore là 9,66, thể hiện mức độ bất ổn tài chính cao. Đối với TIENPB, do lợi nhuận sụt giảm âm đáng kể vào năm 2011 nên mẫu số

trong công thức tính Zscore biến động tăng mạnh, kết quả làm sụt giảm Zscore của các năm trong cả giai đoạn 2008-2016.


50.00

45.00

44.12

40.83

40.00

35.00

37.17

33.86

36.87

30.73

30.00 27.62

25.35

25.00

20.00

25.48

23.48

28.48

26.12

29.26

21.00

22.88

23.92

18.19

15.00

10.00

11.89

16.01

11.96

18.46

16.38

12.96

9.66

5.00

0.00

Hình 4.6: Zscore của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2016

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của các NHTM

So sánh ổn định tài chính giữa các nhóm ngân hàng với hình thức sở hữu khác nhau

Khối NHTM có sở hữu nhà nước bao gồm 8 ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, CTG, VCB, BID, SGB và 3 ngân hàng bị nhà nước mua lại với giá 0 đồng là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương (theo thống kê của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm cuối năm 2016). Tại mẫu nghiên cứu, do hạn chế về thông tin tìm kiếm được, khối NHTM có sở hữu nhà nước được tác giả đưa vào bao gồm 4 NHTM là CTG, VCB, BID, SGB còn 20 ngân hàng còn lại của mẫu thuộc khối NHTM cổ phần.

Hình 4.7 thể hiện chỉ số Zscore của các NHTM Việt Nam theo hình thức sở hữu. Năm 2008, Zscore của nhóm NHTM có sở hữu nhà nước thấp và chênh lệch lớn so với nhóm NHTM cổ phần, hàm ý mức độ ổn định của các NHTM cổ phần năm 2008 là cao hơn so với các NHTM có sở hữu nhà nước.Về xu hướng, từ năm


2008-2012, Zscore của nhóm NHTM nhà nước có xu hướng tăng trong khi Zscore của nhóm NHTM cổ phần có xu hướng giảm; mức độ ổn định của các NHTM nhà nước tăng. Đến năm 2012, Zscore của nhóm NHTM nhà nước đã tăng lên cao hơn Zscore của nhóm NHTM cổ phần và tiếp tục duy trì đến năm 2016, như vậy có sự khác biệt rõ Zscore của hai nhóm ngân hàng qua hai giai đoạn 2008-2012 và 2012- 2016. Đồ thị còn thể hiện thêm xu hướng biến động của Zscore là giảm dần sự chênh lệch qua các năm, năm 2008, Zscore của nhóm NHTM nhà nước là 19,23, Zscore của nhóm NHTM cổ phần là 33,62, chênh lệch nhau 14,39 điểm, đến năm 2013 thì sự chênh lệch này rút ngắn xuống còn 0,7 điểm và đến 2016 sự chênh lệch này là 1,59 điểm. Zscore bình quân cho nhóm NHTM cổ phần giai đoạn 2008-2016 là 25,12, cao hơn so với mức 21,81 của nhóm NHTM có sở hữu nhà nước.

Theo nghiên cứu của Gürsoy & Aydogan (2002), Barth& ctg (2004) rủi ro ngân hàng tăng khi sở hữu nhà nước tăng, nguyên nhân là do một tỷ lệ vốn nhà nước cao có thể đi kèm với sự thiếu hiệu quả và hiệu suất thấp. Tuy nhiên, nghiên cứu của Hammami & Boubaker (2015) cho kết quả ngược lại, với kết luận rằng rủi ro tín dụng của ngân hàng sở hữu nhà nước là thấp hơn nhóm NHTM tư nhân khi tính toán Zscore của nhóm ngân hàng có sở hữu nhà nước là 133,21, trong khi Zscore của nhóm ngân hàng tư nhân là 52,99. So sánh với nghiên cứu này, do số lượng NHTM có sở hữu nhà nước của mẫu nghiên cứu thấp hơn đáng kể so với số NHTM tư nhân, hơn nữa, chỉ số Zscore bình quân của nhóm NHTM tư nhân biến động mạnh hơn của nhóm NHTM có sở hữu nhà nước, nên Zscore bình quân giai đoạn 2008-2016 của nhóm NHTM có sở hữu nhà nước thấp hơn nhóm NHTM tư nhân, tuy nhiên chênh lệch không lớn. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2012, trong khi chỉ số Zscore của nhóm NHTM cổ phần liên tục giảm thì Zscore của nhóm NHTM có sở hữu nhà nước tăng, điều này cho thấy các ngân hàng có sở hữu nhà nước thì sức chống đỡ trong giai đoạn khủng hoảng tốt hơn. Trong giai đoạn 2012 trở lại đây, mức độ ổn định hoạt động của nhóm NHTM nhà nước cao hơn nhóm NHTM tư nhân. Dữ liệu cũng cho thấy độ ổn định của các NHTM cổ phần Việt Nam giảm trong suốt giai đoạn 2008-2016.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022