Tác Động Của Cạnh Tranh Tới Sự Ổn Định Tài Chính Trong Hệ Thống Các Nhtm Việt Nam Trong Giai Đoạn 2008 – 2016


bình quân trên tổng tài sản bình quân với chỉ số Zscore, khi tỷ lệ này tăng thì Zscore tăng, mức độ ổn định tài chính của ngân hàng tăng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Công Gia Khánh và Trần Hùng Sơn (2015), Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng (2016).

Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với lý thuyết kinh tế và cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho thấy ngân hàng có vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì mức độ ổn định tài chính cũng cao hơn.

Theo quy định tại thông tư 13/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Tỷ lệ an toàn vốn (CAR = Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro) tối thiểu phải đạt 9%. Các NHTM buộc phải hoặc là tăng vốn tự có, hoặc giảm tài sản có rủi ro nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn này. Việc duy trì một tỷ lệ vốn sở hữu phù hợp sẽ giúp ngân hàng ổn định khả năng thanh toán, là mức đệm dự phòng trong các tình huống rủi ro, do đó mức độ ổn định sẽ cao hơn.

Ngân hàng được xem như là một tổ chức chuyên nghiệp trong việc cấp tín dụng, cho nên tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng có thể đại diện cho việc kiểm soát rủi ro và yếu tố chất lượng tài sản của ngân hàng

Kết quả hệ số hồi quy của biến LOANTA là 1,3295 dương và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản với Zscore, khi tỷ lệ này tăng thì Zscore tăng, mức độ ổn định tài chính của ngân hàng tăng.

Do thu nhập của các NHTM Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động cho vay, do đó một tỷ lệ cho vay cao trên tổng tài sản sẽ hứa hẹn một tỷ lệ thu nhập cao. Dĩ nhiên không phải lúc nào việc duy trì một tỷ trọng nợ vay trên tổng tài sản cao cũng mang lại sự ổn định tài chính cho ngân hàng, trong trường hợp chất lượng các khoản vay sụt giảm, ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro. Tuy vậy, khi mà hoạt động ngân hàng còn phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng thì duy trì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao để có được thu nhập ổn định như thực tế các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2015 là phù hợp.


Hệ số hồi quy của biến ROE là 1,7582 dương và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và Zscore, khi tỷ lệ này tăng lên thì Zscore tăng, mức độ ổn định tài chính của ngân hàng tăng. Kết quả này đồng thuận với nghiên cứu của Fu & ctg (2014), Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng (2016).

ROE đại diện cho khả năng sinh lời của NHTM, nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng sinh lời tăng thì mức độ ổn định tài chính của NHTM tăng. Kết quả này là do lợi nhuận ngân hàng gia tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của chỉ số Zscore, làm gia tăng sự ổn định của các NHTM.

Kết quả hệ số hồi quy của biến CIR là 1,3470 dương và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động với Zscore, khi tỷ lệ này tăng lên thì Zscore tăng, độ bất ổn tài chính của ngân hàng giảm. CIR là chỉ số đại diện cho khả năng quản lý hoạt động kinh doanh của NHTM, khi CIR tăng đồng nghĩa với Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động tăng, ở đây chi phí hoạt động bao gồm chi phí cho các hoạt động quản trị. Do đó, chỉ số này tăng hàm ý rằng ngân hàng chi phí nhiều hơn cho các hoạt động quản trị, điều này có thể giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro trong quá trình hoạt động, giúp gia tăng sự ổn định.

Hệ số hồi quy của biến GDP là -5,3778 âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tăng trưởng kinh tế và chỉ số Zscore, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thì Zscore giảm, mức độ ổn định tài chính của ngân hàng giảm. Kết quả này đồng thuận với nghiên cứu của Ivičić& ctg (2008) cho rằng mức độ ổn định tài chính biến động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,các nghiên cứu của Fu & ctg (2014), Hoàng Công Gia Khánh và Trần Hùng Sơn (2015) cho kết quả ngược lại với biến động cùng chiều giữa tăng trưởng kinh tế và mức độ ổn định tài chính.


Theo Liang & Reichert (2006), tại một vài điểm của chu kỳ kinh tế, tăng trưởng kinh tế kéo theo những nhu cầu và áp lực lớn hơn về dịch vụ ngân hàng, với mức độ phức tạp và độ rủi ro cao hơn dẫn đến gia tăng bất ổn.

Theo chủ nghĩa Keynes, khi nền kinh tế thu hẹp thì chính phủ cần sử dụng các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nới lỏng để kích cầu. Một trong những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế là nới lỏng tiền tệ thông qua tăng cung tiền từ kênh tín dụng. Các chính sách tín dụng dễ dãi và nới lỏng có thể dẫn đến rủi ro suy giảm chất lượng tín dụng. Từ đó, chính các chính sách tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có thể làm suy giảm mức độ ổn định tài chính của các NHTM. Lý thuyết này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hesse & Cihak (2007).

Hệ số hồi quy của biến INF là 1,2541 dương và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ lạm phát và chỉ số Zscore. Khi tỷ lệ lạm phát tăng thì Zscore tăng, mức độ ổn định tài chính của ngân hàng tăng và ngược lại. Kết quả này ngược với nghiên cứu của Ivičić& ctg (2008). Nghiên cứu của Hesse & Cihak (2007) lại chỉ ra mối quan hệ hai chiều, tỷ lệ lạm phát tăng sẽ có thể làm giảm hoặc tăng bất ổn ngân hàng.

Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy tỷ lệ lạm phát giảm trong những năm gần đây làm suy giảm mức độ ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam, điều này đặt ra giả định phải chăng các chính sách kiềm chế lạm phát cùng với các chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian qua đã làm gia tăng bất ổn của các NHTM.

Trong giai đoạn 2008-2015, với mục tiêu kiềm chế và kiểm soát lạm phát đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế, NHNN Việt Nam đã thực hiện các chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, thực hiện điều tiết lãi suất phù hợp với tình hình lạm phát trong từng quý và từng năm, duy trì lãi suất ở mức hợp lý để giảm mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh từ đó tăng cung hàng hóa, dịch vụ. NHNN đồng thời kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng, giới hạn tổng phương tiện thanh toán tăng ở mức hợp lý nhằm điều


tiết lượng cung tiền. Trước áp lực giảm lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng thấp, chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tăng cao, hệ số ROA bình quân của các NHTM giảm liên tục qua các năm 2009-2015, từ 1,446% năm 2008 xuống còn 0,461% năm 2015 làm cho chỉ số Zscore ngày càng giảm, độ bất ổn tài chính của các NHTM ngày càng tăng.

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng như đã phân tích ở trên, trong nghiên cứu này tác giả chưa tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008

– 2009 đến sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của khủng hoảng đến sự ổn định tài chính.

4.4. Tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính trong hệ thống các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016

Bảng 4.6 trình bày kết quả ước lượng các mô hình bằng phương pháp DGMM. Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình để đánh giá tác động của cạnh tranh đến sự ổn định của ngân hàng thương mại Việt Nam là Z-score. Các ước lượng với mỗi biến phụ thuộc được tiến hành theo trình tự: (i) xem xét tác động của cạnh tranh đến sự ổn định của ngân hàng thương mại Việt Nam; (ii) xem xét ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định của ngân hàng thương mại Việt Nam; (iii) xem xét tác động kép của cạnh tranh trong điều kiện khủng hoảng đến sự ổn định của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng các mô hình




Biến phụ thuộc: Zscore



(7)

(8)

(9)

lnZscoreit−1

-0.0899

(0.0711)

0.0528

(0.0415)

-0.0647

(0.0466)

Lernerit

4.4571***

(0.6877)

3.6892***

(0.6477)

0.7913*

(0.3993)

Lerner2

it

-5.0216***

(1.0629)

-4.8862***

(1.1226)


BANKSIZE𝑖𝑡

-0.2870***

(0.0237)

-0.2706***

(0.0224)

-0.3042***

(0.0279)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 14


LOANTA𝑖𝑡

-0.1392**

(0.0571)

-0.1177

(0.1386)

-0.1538

(0.1452)

OWNit

0.2601**

(0.0936)

0.0189

(0.0432)

0.0627

(0.0528)

CRISIS𝑡


-0.0348***

(0.0077)


Lernerit × 𝐶𝑅𝐼𝑆𝐼𝑆t



-0.0677** (0.0276)

AR (1) p-value

0.036

0.041

0.005


AR (1) p-value


0.932


0.424


0.424


Hansen p-value


0.198


0.143


0.178


Number of groups


24


24


24


Number of instruments


22


23


22


Second stage F-test p-value


0.000


0.000


0.000



Kết quả ước lượng các mô hình xem xét ảnh hưởng của cạnh tranh đến sự ổn định

của hệ thống ngân hàng Việt Nam được thực hiện với phương pháp DGMM. Biến phụ thuộc Z-score đại diện cho sự ổn định được sử dụng trong các mô hình (7), (8), (9). Biến Lerner đại diện cho mức độ cạnh tranh. Các biến độc lập khác trong mô hình là quy mô ngân hàng (BANKSIZE), tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản (LOANTA), biến giả đại diện cho sở hữu nước ngoài (OWN), biến giả đại diện cho giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, 2010 (CRISIS). AR (1), AR (2) p-value là giá trị p-value của kiểm định sự tương quan bậc 1 và bậc 2 của phần dư. Hansen p- value là giá trị p-value của kiểm định Hansen về sự phù hợp của các biến công cụ


trong mô hình. Second stage F-test p-value là giá trị p-value của kiểm định F về sự phù hợp của mô hình.

*** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

* có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm Stata 22.0

Kiểm định sự tự tương quan của phần dư: Theo Arellano & Bond (1991), ước lượng GMM yêu cầu có sự tương quan bậc 1 và không có sự tương quan bậc 2 của phần dư. Do vậy, khi kiểm định giả thuyết H0: không có sự tương quan bậc 1 (kiểm định AR(1)) và không có sự tương quan bậc 2 của phần dư (kiểm định AR(2)), chúng ta bác bỏ H0 ở kiểm định AR (1) và chấp nhận H0 ở kiểm định AR

(2) thì mô hình đạt yêu cầu.

Kiểm tra tính phù hợp của mô hình và các biến đại diện: Tương tự các mô hình khác, sự phù hợp của mô hình có thể được thực hiện thông qua kiểm định F. Kiểm định F sẽ kiểm tra ý nghĩa thống kê cho các hệ số ước lượng của biến giải thích với giả thuyết H0: tất cả các hệ số ước lượng trong phương trình đều bằng 0, do đó để mô hình phù hợp thì phải bác bỏ giả thuyết H0. Ngoài ra, kiểm định Sargan/Hansen còn được sử dụng để kiểm tra giả thuyết H0: các biến công cụ là phù hợp. Khi chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp.

Kết quả ước lượng ở bảng 4.6 cho thấy cả 03 mô hình đều có giá trị p-value của kiểm định AR (1) nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% và có giá trị p-value của kiểm định AR (2) lớn hơn mức ý nghĩa 5%. Do đó mô hình có sự tự tương quan bậc 1 nhưng không có sự tự tương quan bậc 2 của phần dư. Đồng thời, kiểm định Hansen ở cả 06 mô hình đều có giá trị p-value lớn hơn mức ý nghĩa 5%, tức là các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp. Mặt khác, giá trị p-value của kiểm định F cũng nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, cho thấy mô hình là phù hợp. Bảng 3 cũng cho thấy một ràng buộc khác khi sử dụng phương pháp DGMM cũng được thỏa mãn là số


biến công cụ không được vượt quá số nhóm quan sát. Như vậy cả 06 mô hình đều đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích.

Với biến phụ thuộc Zscore, kết quả ở bảng 4.6 cho thấy hệ số hồi quy của các biến Lerner và Lerner2 ở mô hình (7) và (8) đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Ngoài ra, hệ số hồi quy của biến Lerner có giá trị dương trong khi hệ số hồi quy của biến Lerner2 có giá trị âm, điều này cho thấy giữa hai biến Lerner và Zscore tồn tại mối quan hệ phi tuyến có hình chữ U ngược. Cụ thể, tức là mức độ cạnh tranh càng tăng, thì sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam càng tăng. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Boyd et al. (2006), De Nicolo và Loukoianova (2006) đều ủng hộ cho quan điểm “cạnh tranh - ổn đinh”. Tuy nhiên, khi mức độ canh tranh tăng vượt quá một giới hạn nhất định thì hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ xảy ra bất ổn định. Mối quan hệ phi tuyến hình chữ U ngược này cũng đã được chỉ ra trong các nghiên cứu của Ariss (2010), Liu et al. (2010).

Thực tế hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy một số mặt trái do cạnh tranh đem lại. Dưới áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã có những hành vi cạnh tranh bất hợp pháp như: khuyến mại bất hợp pháp thông qua hình thức trả lãi ngoài, đưa thông tin sai sự thật làm tổn hại lợi ích của các ngân hàng thương mại khác và của khách hàng,… Những hành vi này, đã góp phần tạo nên những cuộc đua lãi suất, những hành động rút tiền gửi ồ ạt của khách hàng, gây ra sự bất ổn định tài chính và làm giảm lòng tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng thương mại.

Kết quả của mô hình (8) cũng cho thấy bằng chứng về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định của ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể hệ số hồi quy của biến CRISIS có ý nghĩa thống kê tại mức 1% đồng thời mang giá trị âm. Điều này cho thấy khi khủng hoảng tài chính xảy ra sẽ có tác động tiêu cực làm cho ngân hàng thương mại Việt Nam bất ổn định. Ngoài ra, kết quả của mô hình (9) cũng cho thấy bằng chứng về tác động kép của cạnh tranh trong điều kiện khủng hoảng tài chính đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Hệ số hồi quy của biến LernerxCRISIS có ý nghĩa thống kê tại mức 5% và mang giá trị âm. Điều này cho


thấy khi khủng hoảng tài chính xảy ra, cạnh tranh sẽ có tác động tiêu cực đến sự ổn định của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Kết luận chương 4

Trong chương 4, tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về đo lường mức độ cạnh tranh, sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam, các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh và sự ổn định tài chính, và kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh, cho thấy các yếu tố: chỉ số cạnh tranh năm trước, tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân, tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, và tỷ lệ lạm phát tác động có ý nghĩa thống kê đến mức độ cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016.

Bên cạnh đó, Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến sự ổn định tài chính, cho thấy các yếu tố: chỉ số đo lường mức độ ổn tài chính năm trước, tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân, tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát. Còn 2 biến tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tỷ lệ dự phòng rủi ro không có ý nghĩa thống kê.

Cuối cùng, kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh và sự ổn định tài chính, cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến hình chữ U ngược. Cụ thể: mức độ cạnh tranh càng tăng, thì sự ổn định của ngân hàng thương mại Việt Nam càng tăng. Tuy nhiên, khi mức độ canh tranh tăng vượt quá một giới hạn nhất định thì hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ xảy ra bất ổn định.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 4, chương 5 sẽ trình bày các kết luận chính và đưa ra hàm ý chính sách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022