Zscore Của Các Nhtm Việt Nam Bình Quân Giai Đoạn 2008-2016 Theo Hình Thức Sở Hữu


33.62

30.41

26.62

21.65

25.58

22.07

25.10

23.03

24.45

23.75

19.23

19.43

23.70

21.16

2119..0701

21.70

20.11

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

NHTM cổ phần

2015

2016

NHTM có sở hữu Nhà nước

Hình 4.7: Zscore của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2016 theo hình thức sở hữu

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của các NHTM

Zscore của các Ngân hàng thương mại Việt Nam theo nhóm ngân hàng niêm yết

Theo số liệu cập nhật tại trang web http://vietstock.vn/(truy cập 05/10/2017) thì số lượng ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX là 8 ngân hàng, bao gồm BID, CTG, VCB, ACB, MBB, NCB, SHB và STB. Các ngân hàng còn lại của mẫu là các ngân hàng chưa niêm yết.

Hình 4.8 thể hiện chỉ số Zscore bình quân theo nhóm ngân hàng có niêm yết hoặc không niêm yết trong giai đoạn 2008-2016. Mặc dù xu hướng biến động của hai nhóm gần như nhau, nhưng bình quân từng năm thì Zscore của nhóm ngân hàng chưa niêm yết cao hơn so với nhóm ngân hàng niêm yết, bình quân chung của cả giai đoạn 2008-2016 thì Zscore của nhóm ngân hàng chưa niêm yết đạt 26,05, cao hơn so với mức 21,35 của nhóm ngân hàng niêm yết.


35.08

31.93

28.29

26.71

26.16

23.50

21.87

20.79

21.57

21.96

24.56

22.48

21.7270

20.51

18.77

2109..0435

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Ngân hàng niêm yết

Ngân hàng chưa niêm yết


Hình 4.8: Zscore của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2016 theo nhóm ngân hàng niêm yết

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của các NHTM

Kết quả này cho thấy việc niêm yết trên thị trường chứng khoán làm cho mức độ ổn định của NHTM Việt Nam suy giảm. Mặc dù việc niêm yết sẽ mang lại một số lợi thế cho các NHTM như khả năng huy động được vốn lớn khi có nhu cầu từ thị trường chứng khoán, nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu ngân hàng, quảng bá thương hiệu, tăng uy tín của ngân hàng. Bên cạnh những điểm mạnh thì việc niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng mang lại nhiều áp lực thách thức cho các NHTM Việt Nam. Theo quy định về công bố thông tin, tất cả tổ chức tín dụng đều là công ty đại chúng quy mô lớn, nên đều phải thực hiện công bố thông tin về quản trị công ty. Thực tế, tất cả tổ chức tín dụng có đặc thù riêng, đó là đều chịu sự quản lý chặt chẽ từ Ngân hàng Nhà nước, nên việc báo cáo tình hình tài chính, tình hình hoạt động phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Có nghĩa là các hoạt động của ngân hàng đều chịu sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý Nhà nước.


Nhưng khi được niêm yết trên sàn chứng khoán, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ phải được công khai minh bạch hơn với công chúng, với các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, thách thức từ tính minh bạch hóa đã tạo nên một áp lực vô cùng lớn đối với các NHTM niêm yết, từ các cơ quan quản lý và cổ đông đại chúng, thị trường, đối tác. Nếu như các NHTM chưa niêm yết có thể dùng biện pháp giao dịch kỹ thuật để điều chỉnh các chỉ số, nợ xấu, tổng tài sản, làm thể hiện khác đi bản chất thì nay, với các quy định phải bóc tách hết số liệu và thông qua giám sát từ xa, thanh tra trực tiếp, các ngân hàng niêm yết buộc phải minh bạch hoá thông tin.

Ngoài ra, các NHTM niêm yết còn có áp lực rất lớn lên Ban lãnh đạo, cổ đông của ngân hàng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, tổ chức niêm yết luôn phải chịu áp lực giám sát của xã hội, áp lực phải nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh nhằm duy trì và tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thực tế, cho thấy những diễn biến trên thị trường gần đây, việc giao dịch cổ phiếu đã khiến cho cơ cấu cổ đông của các NHTM niêm yết thường xuyên thay đổi, dẫn đến sự mất ổn định trong quá trình quản lý ngân hàng và có thể đe doạ đến quyền kiểm soát của các cổ đông lớn.

Như vậy những yêu cầu, đặc điểm, và hoạt động của các NHTM niêm yết trên sàn có thể làm cho nó bất ổn hơn. Những thách thức và rủi ro đối với Ngân hàng niêm yết càng nhiều hơn trong một thị trường chứng khoán chưa hoàn toàn phát triển toàn diện như Việt Nam bao gồm các áp lực về công khai thông tin và những rủi ro khi công khai thông tin, rủi ro về những tin đồn thất thiệt, áp lực về nâng cao chất lượng quản trị, chịu ảnh hưởng bởi những biến động trên thị trường.

4.3.2. Các yếu tố tác động đến sự ổn định tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2016

Mô hình động về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam được tác giả thực hiện bằng phương pháp ước lượng SGMM. Mô hình (5) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các


ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện bình thường trong khi mô hình (6) xem xét tác động trong điều kiện khủng hoảng. Kết quả ước lượng như sau:


Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp SGMM


Biến phụ thuộc: LnZscore


(5)

(6)

LnZscore(t-1)

0,6516*** (0,0359)

0,7041*** (0,0399)

EQTA

1,7407***

(0,1163)

0,9672***

(0,1474)

LOANTA

1,3295***

(0,1598)

1,1984***

(0,1487)

CIR

1,3470***

(0,2923)

1,0450***

(0,2345)

ROE

1,7582***

(0,0928)

1,6325***

(0,0764)

LTD

-0,0996

(0,0832)

-0,0593

(0,0724)

LLP

0,4442

(0,3119)

0,4441

(0,2805)

BANKSIZE

-0,0414**

(0,0184)

-0,0479**

(0,0189)

GDP

-5,3778***

(1,0946)

-6,9991***

(0,7344)

INF

1,2541*** (0,1831)

1,0350*** (0,1930)


CRISIS


-0,0471

(0,0297)


_CONS


-0,1241


0,3388


AR (1) p-value


0,051


0,099

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13



AR (2) p-value

0,874

0,628


Hansen p-value


0,425


0,553


Số nhóm


24


24


Số biến công cụ


26


26


F-test p-value


0,000


0,000


Kết quả ước lượng mô hình xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam được thực hiện với phương pháp SGMM. Biến phụ thuộc Zscore đại diện cho sự ổn định được sử dụng trong các mô hình 5, 6. Biến giả đại diện cho giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008 - 2009 (CRISIS). AR (1), AR (2) p-value là giá trị p- value của kiểm định sự tương quan bậc một và bậc hai của phần dư. Hansen p-value là giá trị p-value của kiểm định Hansen về sự phù hợp của các biến công cụ trong mô hình. F- test p-value là giá trị p-value của kiểm định F về sự phù hợp của mô hình.Giá trị sai số chuẩn được đặt trong dấu ngoặc đơn ( ).

***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5%, 10%

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 12.0

Tính phù hợp của hồi quy bằng phương pháp SGMM được đánh giá thông qua kiểm định F, kiểm định Hansen và kiểm định Arellano-Bond (AR). Kiểm định F kiểm tra ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng. Kiểm định Hansen kiểm tra các ràng buộc quá mức, tính hợp lý của các biến đại diện. Kiểm định AR xác định liệu có sự tương quan phần dư của mô hình không.

Trong cả 2 mô hình, kiểm định Hansen có p-value lần lượt là 0,425 và 0,553 đều lớn hơn 0,1 nên chấp nhận giả thuyết H0: mô hình được xác định đúng, các biến


đại diện là hợp lý. Kiểm định F trong cả 2 mô hình đều có p-value là 0,000 nhỏ hơn 0,01, do đó ta bác bỏ giả thuyết H0: tất cả các hệ số ước lượng trong phương trình đều bằng 0, hay các hệ số ước lượng của biến giải thích có ý nghĩa thống kê. Như vậy cả 2 mô hình đều phù hợp.

Kiểm định AR1 của cả hai mô hình có giá trị p-value lần lượt là 0,051 và 0,099 đều nhỏ hơn 0,1 nên bác bỏ giả thuyết H0: không có sự tương quan chuỗi bậc 1, nghĩa là có sự tương quan chuỗi bậc 1.

Kiểm định AR2 của cả hai mô hình có giá trị p-value lần lượt là 0,874 và 0,628 đều lớn hơn 0,1 nên chấp nhận giả thuyết H0: không có sự tương quan chuỗi bậc 2 trong phần dư của mô hình hồi quy.

Hệ số hồi quy của biến lnZscoret-1 là 0,6516 và có ý nghĩa thống kê cho thấy mức độ ổn tài chính của ngân hàng có phụ thuộc vào mức độ ổn định tài chính năm trước, và cũng cho thấy phương pháp hồi quy sử dụng là phù hợp. Hệ số hồi quy dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa Zscore năm nay với năm trước đó, nếu Zscore năm trước tăng thì Zscore năm nay tăng, mức độ ổn định tài chính tăng và ngược lại. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Công Gia Khánh và Trần Hùng Sơn (2015).

Như vậy, phương pháp hồi quy sử dụng là phù hợp với mô hình bảng động, biến phụ thuộc ổn định tài chính (lnZscore) của các NHTM Việt Nam chịu tác động đáng kể bởi mức độ ổn tài chính năm trước (lnZscoret-1), các yếu tố đặc thù của Ngân hàng, môi trường kinh tế vĩ mô.

Kết quả hồi quy trong bảng 4.5 cho thấy 8 biến số được đề xuất trong mô hình có ảnh hưởng đến mức độ ổn định tài chính của NHTM Việt Nam là chỉ số đo lường mức độ ổn tài chính năm trước, tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân, tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát. Còn 2 biến tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tỷ lệ dự phòng rủi ro không có ý nghĩa thống kê.


Hệ số hồi quy của biến BANKSIZE là -0,0414 âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa quy mô ngân hàng và Zscore, khi quy mô ngân hàng tăng thì Zscore giảm, mức độ ổn định tài chính của ngân hàng giảm. Kết quả này cũng đồng thuận với kết quả nghiên cứu của De Nicolo (2000),Fu & ctg (2014), Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Bá Hướng (2016).

Tổng tài sản của ngân hàng cao thể hiện quy mô hoạt động lớn, trong đó huy động tiền gửi và cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Do đó tổng tài sản cao chứng tỏ khả năng huy động tiền gửi của khách hàng tốt và dư nợ cho vay cao. Tuy nhiên, việc mở rộng và tăng trưởng quá nhanh hoạt động huy động và cho vay cũng sẽ gia tăng rủi ro và nguy cơ mất an toàn. Tổng tài sản tăng nhưng nếu đi kèm với chất lượng của tài sản không đảm bảo, dư nợ tín dụng và nợ xấu tăng cao, khó thu hồi thì sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cao, kéo theo rủi ro thanh khoản, rủi ro thu nhập và làm suy giảm mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng.

Tỷ lệ của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản của ngân hàng có thể được xem như là một trong những biểu hiện về sức mạnh nội tại của NHTM, cho thấy khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng. Trong đó, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do các cổ đông đóng góp và được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Đây cũng là một trong những cơ sở để thu hút vốn tiền gửi, điều chỉnh hoạt động đầu tư và điều chỉnh hoạt động tín dụng. Tỷ số này cũng phản ánh khả năng bù đắp tổn thất của vốn chủ sở hữu với các cam kết hoàn trả của ngân hàng.

Do đó, EQTA là một biến đại diện cho năng lực tài chính của NHTM, cho biết tỷ lệ tài sản được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này càng cao thì khả năng tự chủ tài chính càng cao, ngược lại tỷ lệ EQTA thấp thể hiện gần như toàn bộ tài sản của ngân hàng được tài trợ bởi các nguồn vốn bên ngoài như vốn huy động, vốn vay,…

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số hồi quy của biến EQTA là 1,7407 dương và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí