Phát Triển Các Kênh Phân Phối Linh Hoạt, Đa Dạng


Bên cạnh đó, để nâng cao nhận thức của đối tác và người tiêu dùng về thương hiệu, doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào các hội chợ hàng tiêu dùng, phối hợp với các đại lý kinh doanh để tuyên truyền cho thương hiệu của doanh nghiệp, phối hợp bộ phận marketing và bộ phận bán hàng để truyền tải hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng; cập nhật thông tin đầy đủ hơn về các sản phẩm trên phương tiện truyền thông, nhất là những kênh thông tin thân thiện, phổ biến với người tiêu dùng như website chính thức của mình, mạng xã hội, livestream, truyền hình, …

Nói thêm về phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam cần một chiến lược đầu tư cụ thể cho xây dựng thương hiệu chung của ngành ở tầm quốc gia. Thực trạng của hoạt động xuất khẩu thực phẩm Việt Nam cho thấy việc thiếu một thương hiệu chung ở tầm cỡ quốc gia khiến lợi thế cạnh tranh và giá trị của các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu bị giảm sút. Việc xây dựng và triển khai chiến lược cho một thương hiệu quốc gia của ngành cần đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất giữa các cơ sở kinh doanh của ngành, hướng tới tầm nhìn dài hạn nhưng đồng thời cũng cần hết sức khẩn trương và gấp rút.

Hai là, các doanh nghiệp tạo cho mình những lợi thế cạnh tranh bằng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và lựa chọn phân khúc thị trường riêng, tránh đối đầu trực tiếp. Đây là một bài toán không hề đơn giản đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm bởi tuy kinh doanh thực phẩm là một ngành nghề có mức đa dạng về sản phẩm rất cao nhưng không dễ để khiến người tiêu dùng nhận thấy sản phẩm của doanh nghiệp mình thật sự khác biệt với doanh nghiệp đối thủ, nhất là với những mặt hàng phổ thông, không thuộc phân khúc hàng xa xỉ. Đôi khi sự khác biệt này chỉ tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng (tức là nhận thức của họ về sản phẩm) chứ không nhất thiết là ở bản thân sản phẩm ấy (vẫn cùng một nguyên liệu, thành phần, cách chế biến đó thôi nhưng sản phẩm được quảng bá theo kiểu khác thì người tiêu dùng sẽ có ấn tượng khác về nó, cho là nó đặc biệt hơn). Một ví dụ cho thành công của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm theo kiểu này là sữa TH. Gia nhập thị trường có phần muộn hơn so với những tên tuổi lớn, nhất là Vinamilk, TH khiến cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt trong nhận thức của người tiêu dùng bằng khẩu hiệu sữa hoàn toàn từ thiên nhiên, đồng thời minh họa quy trình sản xuất sữa hoàn toàn sạch, từ thức ăn gia súc, nguồn nước cho tới chuồng trại, ... Thực chất người tiêu dùng khó có thể chứng minh một cách khoa học là thành phần và chất lượng sữa của TH vượt trội với đối thủ, nhưng dù sao thì khẩu hiệu và những hình ảnh minh họa trên đã khiến cho sữa TH trở nên riêng biệt trong tâm trí người tiêu dùng khi so sánh với những hãng sữa khác vốn chưa nhấn mạnh tới phương diện này của sản phẩm. Yếu tố này góp phần giúp TH tăng thị phần và lợi nhuận nhanh chóng từ khi xuất


hiện cho đến nay, qua mặt một loại đối thủ để trở thành doanh nghiệp lớn thứ hai ngành sữa, chỉ sau Vinamilk.

Thực chất, phát triển thương hiệu và triển khai chiến lược khác biệt hóa sản phẩm không phải là hai biện pháp hoàn toàn tách biệt mà chúng có sự liên hệ mật thiết với nhau. Có thể xem phát triển thương hiệu như một nội dung trọng tâm được “lồng ghép” trong chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, bởi thương hiệu là một trong những yếu tố thường được người tiêu dùng quan tâm khi so sánh các mặt hàng thực phẩm – một thương hiệu mạnh, đáng tin cậy tất yếu sẽ được khách hàng xem là khác biệt so với những thương hiệu khác. Do đó, phát triển thương hiệu và khác biệt hóa sản phẩm luôn song hành với nhau.

5.3.4. Phát triển các kênh phân phối linh hoạt, đa dạng

Sự bùng nổ của cách mạng công nghệ 4.0 mở ra những cơ hội mới trong phát triển kênh phân phối của các doanh nghiệp, điển hình là sự phát triển của hình thức mua bán online và giao hàng trực tiếp. Trong bối cảnh dịch bệnh covid diễn biến phức tạp, hình thức này càng được khuyến khích và ưa dùng. Doanh nghiệp cần phối hợp với các đại lý để triển khai hình thức này rộng rãi hơn nữa. Về phần các đại lý và hệ thống cửa hàng, siêu thị, cần phối hợp với các dịch vụ vận tải, kể cả những dịch vụ thiên về thực hiện các đơn hàng bán lẻ quy mô nhỏ như Grab, GoViet, … để tiếp cận và khai thác triệt để mọi đối tượng khách hàng.

5.4. Một số kiến nghị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

5.4.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính

Một trong những vướng mắc lớn nhất của phân tích, dự báo tài chính từ góc nhìn của các nhà nghiên cứu độc lập và kế hoạch hóa tài chính từ góc nhìn doanh nghiệp chính là sự thiếu đầy đủ, thiếu chi tiết của cơ sở dữ liệu về kinh tế xã hội và số liệu tài chính kế toán của các doanh nghiệp. Do đó, trước hết các cơ quan có trách nhiệm cần có các biện pháp để hoàn thiện cơ sở dữ liệu này.

Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 19

Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong ban hành chuẩn mực kế toán và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các chuẩn mưc kế toán này. Cho tới nay, Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống 30 chuẩn mực kế toán VAS, thông tư 200 và 202/2014/TT-BTC để hướng dẫn doanh nghiệp, thông tư 96/2020/TT-BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán với những đối tượng tham gia, bao gồm các công ty đại chúng. Các quy định này được áp dụng chung các ngành nghề. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề lại có những đặc thù riêng và phom mẫu báo cáo tài chính chung


như trên không thể hiện được đặc thù của riêng mỗi ngành. Ví dụ, trong chuẩn mực không có quy định về cách thức quản lý vốn lưu động của ngành chế biến thực phẩm. Do đó, khi khai thác thông tin từ các báo cáo tài chính, nhà phân tích khó phát hiện được đặc thù ngành nghề và điều này ảnh hưởng tới hiệu quả phân tích cũng như kế hoạch hóa tài chính cho các doanh nghiệp trong ngành. Vì vậy, Bộ Tài chính nên hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính theo hướng chi tiết hóa nội dung các chỉ tiêu để phản ánh đặc thù ngành. Chẳng hạn, cần chi tiết hóa khoản mục doanh thu theo hướng bóc tách doanh thu của mỗi phân khúc khách hàng, mỗi địa phương, mỗi dòng sản phẩm, để từ đó có thể so sánh các nguồn doanh thu cũng như đánh giá mức đa dạng hóa kinh doanh… Điều này góp phần cải thiện cơ sở dữ liệu tài chính kế toán, giúp các nhà nghiên cứu cũng như đối tác có thể thu thập được nhiều thông tin đầy đủ hơn, nắm bắt được cụ thể hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh các doanh nghiệp thực phẩm ngày một vươn mình ra quốc tế và phải cạnh tranh với nhiều thương hiệu có tiếng tăm của nước ngoài, thiết nghĩ Bộ Tài chính cũng nên điều chỉnh chuẩn mực kế toán 04 về tài sản vô hình theo hướng tiến tới thừa nhận thương hiệu là một tài sản vô hình của doanh nghiệp để tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp nước nhà. Điều này vừa phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm vốn rất cần chú trọng tới thương hiệu, vừa phù hợp với chủ trương xây dựng thương hiệu chung cho mặt hàng Việt Nam trên trường quốc tế. Về mặt hạch toán, nếu thương hiệu được hạch toán vào tài sản vô hình thì có thể ghi nhận tăng tương ứng vốn góp như nguồn tài trợ hình thành nên thương hiệu. Điều này không chỉ làm tăng quy mô vốn và tài sản của doanh nghiệp trên sổ sách mà còn khẳng định tầm quan trọng của thương hiệu và nâng cao nhận thức của các đối tượng hữu quan về giá trị của thương hiệu, tạo động lực cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xây dựng thương hiệu. Một khi thương hiệu chính thức trở thành tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể và bắt buộc phải thực hiện những biện pháp cụ thể để bảo vệ giá trị của nó bởi sự sụt giảm giá trị thương hiệu được công bố sẽ gây ấn tượng tiêu cực với các đối tác và các nhà đầu tư, làm giảm giá trị tổng thể của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giá trị thương hiệu được hạch toán và công khai trên bảng cân đối kế toán còn trở thành số liệu quan trọng để nhà nghiên cứu tích hợp chúng với tư cách là một trong những nhân tố tác động vào trong mô hình dự báo tài chính và kế hoạch hóa lợi nhuận. Bộ Tài chính cũng nên có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định giá trị thương hiệu đối với mỗi ngành nghề.


5.4.2. Kiến nghị đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Dữ kiện đầu vào cần thiết cho kế hoạch hóa tài chính hiệu quả không chỉ bao gồm số liệu tài chính kế toán của doanh nghiệp mà còn các số liệu kinh tế xã hội và ngành nghề. Do vậy, nguồn cung cấp số liệu kinh tế xã hội và ngành nghề cũng cần được hoàn thiện, đặt trong mối quan hệ kết hợp với các số liệu nội bộ của doanh nghiệp.

Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có trách nghiệm thường xuyên nghiên cứu, cập nhật tình hình kinh tế xã hội để công bố dưới dạng các bản tin chính thức hoặc kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học. Cơ quan này còn có trách nhiệm cung cấp số liệu và dự báo kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở dữ liệu cho đến nay chưa thực sự đầy đủ: Thiếu các số liệu hệ thống cấp độ dưới năm (tháng, quý) cũng như số liệu riêng của mỗi ngành nghề, mỗi địa phương. Số liệu dự báo cũng chủ yếu giới hạn trong dự báo giá vàng, giá cà phê, … thiếu nhiều chỉ tiêu dự báo quan trọng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có chỉ đạo để cơ quan này nhanh chóng hoàn thiện cơ sở dữ liệu theo hướng chi tiết hóa cả về chiều thời gian (bổ sung số liệu cấp bán niên, quý, tháng) và không gian (bổ sung số liệu mỗi ngành, mỗi địa phương), đồng thời bổ sung nhiều chỉ tiêu tác động tới mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp như hệ số Herfindahl (phản ánh mức tập trung ngành), hệ số entropy (phản ánh mức đa dạng kinh doanh),... Đồng thời, cơ quan cần hoàn thiện công tác dự báo, xem đây là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng kỳ công bố các chỉ tiêu dự báo kinh tế vĩ mô và dự báo cho mỗi ngành nghề một cách chi tiết nhất có thể. Một cơ sở dữ liệu đầy đủ và chi tiết sẽ vô cùng hữu ích đối với các doanh nghiệp cũng như nhà phân tích bởi dựa vào đó họ có thể tích hợp các nhân tố ngoại vi và phi tài chính vào trong mô hình phân tích nhân tố tác động lợi nhuận và mô hình kế hoạch hóa tài chính. Sự bổ sung những nhân tố ngành nghề và kinh tế vĩ mô vào trong mô hình phân tích sẽ hạn chế đáng kể khiếm khuyết thiếu biến quan trọng hoặc phần dư có tương quan (trong mô hình phân tích hồi quy), từ đó cải thiện độ tin cậy trong các ước lượng của mô hình, tác động của một số nhân tố nội tại từ đó cũng được bóc tách một cách tường minh hơn.

Bên cạnh đó, hoàn thiện dữ liệu về các yếu tố kinh tế vĩ mô và ngành nghề còn cho phép phát triển những cách đo lường mới và có thể hiệu quả hơn cho những nhân tố nội tại bằng cách đặt chúng trong tương quan so sánh với các biến số kinh tế vĩ mô và ngành nghề, chẳng hạn để đo lường quy mô của lợi nhuận quá khứ, tỷ lệ sinh lời của doanh nghiệp được so sánh với lợi suất bình quân của cả ngành CBTP trong mỗi năm, từ đó tạo cơ sở kiểm định hiện tượng đảo chiều suất sinh lời của doanh nghiệp về mức bình quân ngành, …


5.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại

Sự ổn định của thị trường tài chính cũng góp phần giúp cho kế hoạch hóa tài chính của các doanh nghiệp trong ngành trở nên dễ dàng hơn. Ngân hàng nhà nước cần duy trì lãi suất và tỷ giá ổn định, đồng thời các ngân hàng thương mại cũng cần minh bạch hóa chính sách tín dụng doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể nâng cao độ chính xác trong dự báo chi phí vốn và quy mô vốn huy động và hiệu quả của kế hoạch hoá tài trợ. Ở một phương diện khác, sự ổn định của thị trường đầu tư tài chính cũng có thể giúp cho các doanh nghiệp dự báo một cách tự tin về thu nhập từ các khoản đầu tư tài chính, góp phần cải thiện độ tin cậy của kế hoạch hóa lợi nhuận. Đây cũng là một điểm đáng lưu ý trong bối cảnh các doanh nghiệp chế biến thực phẩm bên cạnh việc đầu tư cho hoạt động kinh doanh truyền thống của mình luôn dành một phần vốn nhất định cho đầu tư tài chính nhằm đa dạng hóa đầu tư, giảm rủi ro.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, phân tích thực trạng khả năng sinh lời và kiểm định tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam, tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện kế hoạch hóa tài chính và khả năng sinh lời dự kiến của các doanh nghiệp trên. Nền tảng cơ bản cho các giải pháp và kiến nghị này là doanh nghiệp cần cải thiện các nhân tố nội tại có tác động tới khả năng sinh lời tương lai, đồng thời các nhân tố này phải được tích hợp vào kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp một cách phù hợp.

Trong chương 5, hệ thống giải pháp và kiến nghị gồm 5 giải pháp trực tiếp, 4 giải pháp bổ trợ và một số kiến nghị tới các đối tượng hữu quan đã được trình bày nhằm giúp các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam cải thiện kế hoạch hóa tài chính và khả năng sinh lời tương lai.


KẾT LUẬN


Nghiên cứu tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời là một trong những nhiệm vụ thiết yếu tạo tiền đề giúp các doanh nghiệp cải thiện kế hoạch hóa tài chính và đảm bảo khả năng sinh lời tương lai. Trong đó, cần làm rõ chiều, mức độ và phạm vi tác động của mỗi nhân tố để doanh nghiệp có thể tích hợp chúng vào kế hoạch hóa tài chính và xây dựng chính sách quản trị sao cho phù hợp. Đặc biệt với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam vốn đang tồn tại và cạnh tranh trong môi trường bất ổn, lợi nhuận thường xuyên biến động, nhiệm vụ này càng trở nên cấp thiết.

1. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Tác giả đã xây dựng tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về phân tích tác động của các nhân tố nội tại tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trên phạm vi mở rộng. Theo đó, các nghiên cứu nước ngoài trước đây đã chỉ ra một số nhân tố có thể gây tác động tới khả năng sinh lời trong tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả kiểm định trong các nghiên cứu không hoàn toàn đồng nhất với nhau, đồng thời đa phần các nghiên cứu không xem xét tác động một cách toàn diện cả trong ngắn hạn và dài hạn, hoặc chưa có sự bóc tách, phân biệt rõ ràng giữa tác động ngắn hạn với dài hạn.

Trong khi đó, các nghiên cứu trong nước đều rất hạn chế cả về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Mặc dù đã có những nghiên cứu về nhân tố tác động tới lợi nhuận của một số ngành nghề khác nhau nhưng tuyệt đại đa số đều bỏ qua yếu tố độ trễ của tác động nên thực chất đây không phải nghiên cứu về tác động dài hạn (thậm chí là ngắn hạn) của các nhân tố trên.

Trên cơ sở đó, khoảng trống nghiên cứu được xác định chính là nghiên cứu về tác động dài hạn và ngắn hạn của các nhân tố nội tại tới khả năng sinh lời đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp CBTP NY trên TTCK Việt Nam nói chung. Đây là một phương diện mà các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mực và còn nhiều hạn chế.

2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính thường niên được kiểm toán và báo cáo tài chính hàng quý của các doanh nghiệp CBTP NY trên hai sàn giao dịch HNX và HoSE trong giai đoạn 2007-2019, cùng với một số nguồn dữ liệu về kinh tế xã hội và tài chính khác. Số quan sát của bộ dữ liệu thường niên là 1729, của bộ dữ liệu hàng quý là 503.


Với nội dung phân tích thực trạng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp CBTP tại Việt Nam, các chỉ tiêu kinh tế và tài chính tổng hợp phản ánh khả năng sinh lời được sử dụng. Phương pháp so sánh theo cả chiều thời gian và không gian được vận dụng để làm sáng tỏ diễn biến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp này cũng như mối quan hệ của chúng với tình trạng chung của toàn ngành và nền kinh tế.

Với nội dung kiểm định tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp CBTPNY, hai nhóm mô hình hồi quy tuyến tính trễ được áp dụng: Một nhóm để kiểm định tác động trong ngắn hạn, một nhóm để kiểm định tác động trong dài hạn. Các biến được tích hợp vào mô hình trên cơ sở phát triển từ phương pháp và kết quả một số nghiên cứu quốc tế, có hiệu chỉnh cho phù hợp với bối cảnh ngành CBTP Việt Nam. Một số phương pháp hỗ trợ để chẩn đoán khuyết tật mô hình và hiệu chỉnh cũng được áp dụng để đảm bảo độ tin cậy của kết quả ước lượng.

3. Kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích thực trạng khả năng sinh lời cho thấy các doanh nghiệp CBTP tại Việt Nam trong những năm gần đây thực sự đã trải qua nhiều biến động bất lợi về khả năng sinh lời. Nguyên nhân đến cả từ phía thị trường cũng như nội bộ doanh nghiệp. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp.

Kết quả kiểm định tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời đã cho thấy tác động trong cả ngắn hạn và dài hạn có ý nghĩa thống kê của một số nhân tố như lợi nhuận quá khứ, đầu tư, cơ cấu vốn, cơ cấu lợi nhuận, quy mô, vốn lưu động, cổ tức tới khả năng sinh lời tương lai của các doanh nghiệp CBTP niêm yết. Một số nhân tố thể hiện tác động đồng nhất và rõ nét trong cả ngắn hạn và dài hạn trong khi một số khác có tác động không đồng nhất hoặc có ý nghĩa thống kê chưa cao. Đây là bằng chứng thực nghiệm vững chắc khẳng định sự ảnh hưởng của những nhân tố này tới khả năng sinh lời trong nhiều kỳ tương lai cũng như vai trò then chốt của chúng trong cải thiện kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp.

4. Giải pháp và kiến nghị

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, phân tích thực trạng khả năng sinh lời và kiểm định tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp CBTPNY tại Việt Nam, hệ thống giải pháp gồm 5 giải pháp trực tiếp và 4 giải pháp bổ trợ cùng với một số kiến nghị được đề xuất nhằm cải thiện kế hoạch hóa tài chính và khả năng sinh lời dự kiến của các doanh nghiệp trên. Nền tảng cơ bản cho các giải pháp và kiến nghị này là doanh nghiệp cần cải thiện quản lý các nhân tố nội tại có tác động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023