Phát Triển Các Phương Pháp Dự Báo Cho Kế Hoạch Hóa Tài Chính



Trong đó:


PM =

ROA = PM × TATO ROE = PM × TATO × EM


aợ TUậ WJU TUế

RSJ T TU ; được gọi là lợi nhuận biên

RSJ T TU

TATO = )ổ f à Wả Yì T [Uâ ; được gọi là vòng quay tổng tài sản

)ổ f à Wả Yì T [Uâ

EM =

-BLi ; được gọi là hệ số nhân VCSH


Đầu tiên, doanh nghiệp cần thu thập số liệu về các yếu tố trên hàng kỳ, sau đó chạy mô hình hồi quy cho số liệu chuỗi thời gian để xác định các hệ số hồi quy và mức ý nghĩa thống kê của chúng. Kết quả hồi quy sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các yếu tố trên trong quá khứ, trong đó có cơ cơ cấu vốn được đo lường thông qua EM kỳ trước, gây ra tác động như thế nào tới lợi nhuận hiện tại, đồng thời là cơ sở để dự báo tác động của cơ cấu vốn kỳ này tới lợi nhuận của các kỳ sau.

Về phương diện kế hoạch hóa tài chính, các quyết định huy động vốn, vay nợ nhất thiết phải được tích hợp vào kế hoạch hóa tài chính dài hạn như một nội dung trọng tâm. Doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ trước khi quyết định vay thêm nợ bởi điều này có thể tác động tới lợi nhuận ở nhiều năm sau. Cũng có thể hiểu rằng, nếu doanh nghiệp muốn cải thiện lợi nhuận ở một vài năm sau thông qua điều chỉnh cơ cấu vốn thì sự điều chỉnh đó cần phải được tiến hành kịp thời ngay từ bây giờ. Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam thường có tỷ trọng nợ không cao nên có thể mạnh dạn vay thêm nợ một cách có chừng mực nếu điều kiện cho phép. Tất nhiên, điều này cần tiến hành trên cơ sở kết hợp với dự báo kết quả kinh doanh và tính thanh khoản trong tương lai của doanh nghiệp.

Xem xét trên một bình diện rộng hơn, kế hoạch hóa nguồn vốn và quản lý nợ còn liên quan tới bài toán về cơ cấu vốn tối ưu và giá trị doanh nghiệp. Đây là một chủ đề kinh điển trong nghiên cứu về tài chính, đã được đề cập trong rất nhiều công trình trước đây. Do đó, nếu nhìn rộng ra thì doanh nghiệp còn phải quan tâm tới mối quan hệ giữa thay đổi cơ cấu vốn với diễn biến giá cổ phiếu. Điều này đòi hỏi sự tìm hiểu sâu về các mô hình dự báo giá chứng khoán trong đó có tích hợp đến các yếu tố nội tại bao gồm cả cơ cấu vốn doanh nghiệp.


5.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Do tác động của yếu tố vốn lưu động thiên về ngắn hạn hơn hẳn dài hạn nên ở mức độ tối thiểu, nhân tố này cần tích hợp vào kế hoạch hóa tài chính ngắn hạn. Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi biến động của vốn lưu động, xác định nhu cầu vốn lưu động cho các quý tới và thực hiện các biện pháp đầu tư và huy động vốn ngắn hạn sao cho phù hợp, nhanh chóng. Một số chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động cũng có thể được sử dụng để thường xuyên đánh giá hiệu quả khai thác vốn lưu động của doanh nghiệp.

Vòng quay vốn lưu động = RSJ T TU TUầ

-ố jưU độ f Yì T [Uâ


Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam, tỷ trọng vốn lưu động dường như đang vượt quá mức tối ưu, gây ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp cần xem xét lại mức đầu tư vào vốn lưu động, hoặc giảm bớt các tài sản lưu động không cần thiết, hoặc tăng quy mô đầu tư tài sản cố định tương ứng, đảm bảo kết hợp tài sản lưu động và cố định theo tỷ lệ phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

Thực chất vốn lưu động là tập hợp của một số loại tài sản khác nhau có chung tính chất là lưu chuyển nhanh, thời gian thu hồi vốn ngắn, hình thái thường xuyên thay đổi, tuy nhiên mỗi loại vẫn có đặc thù riêng. Do đó, trong kế hoạch hóa tài chính ngắn hạn, bên cạnh định hướng chung cho quản lý vốn lưu động, cần xây dựng những nội dung chi tiết riêng với mỗi loại tài sản lưu động này.

Chẳng hạn, với hàng tồn kho, doanh nghiệp cần xác định mức dự trữ nguyên vật liệu tối ưu, nhằm tối thiểu hóa chi phí phát sinh do hàng tồn trữ, trên cơ sở ước lượng các chi phí lưu kho (bảo hiểm, thuê kho bãi, …) và chi phí đặt hàng (liên hệ nhà cung cấp, vận tải, …). Hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp lại bao gồm nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần này lại có mức chi phí lưu kho và đặt hàng khác nhau nên lại cần được ước lượng riêng, v.v… Doanh nghiệp có thể tham khảo một số mô hình quản lý hàng tồn kho như mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ), mô hình ABC, … hoặc kết hợp nhiều mô hình với nhau sao cho phù hợp với đặc thù hàng tồn kho của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp ước lượng quy mô hàng tồn kho và chi phí hàng tồn kho phát sinh trong kỳ và tích hợp chúng vào kế hoạch hóa kinh doanh ngắn hạn.

Với tiền mặt, doanh nghiệp cần xác định mức tồn quỹ tối ưu nhằm cân bằng giữa chi phí cơ hội nắm giữ tiền mặt và chi phí giao dịch (bán chứng khoán để thu tiền mặt hoặc rút tiền từ ngân hàng khi ngân quỹ thiếu hụt) và điều chỉnh số dư ngân quỹ khi cần


thiết. Những nội dung này thuộc mảng quản trị thanh khoản và cần được theo dõi thường xuyên. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số mô hình quản lý ngân quỹ như mô hình BAT và mô hình Miller-Orr, lựa chọn mô hình phù hợp với đặc điểm lưu chuyển tiền của mình. Nếu lưu chuyển tiền của doanh nghiệp tương đối ổn định, doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng mô hình BAT, ngược lại nếu lưu chuyển tiền mang tính mùa vụ, biến động theo thời gian, doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình Miller-Orr. Từ đó, doanh nghiệp ước lượng quy mô tồn quỹ rồi tích hợp chúng vào kế hoạch hóa ngân quỹ ngắn hạn… Nói chung, kế hoạch hóa ngân quỹ là một vấn đề có tầm quan trọng không kém kế hoạch hóa lợi nhuận và cũng là một trong những nội dung trọng tâm của kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp nên có thể được mở rộng hơn nữa trên cơ sở tham khảo những nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.

Với khoản phải thu, doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá lợi ích cũng như thiệt hại tiềm tàng từ chính sách tín dụng thương mại để ra quyết định đồng ý hoặc từ chối bán chịu cho khách hàng, hoặc xác định mức bán chịu phù hợp để cân bằng hai yếu tố trên. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp ước lượng quy mô khoản phải thu cuối kỳ.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng mỗi loại tài sản lưu động, doanh nghiệp có thể phân tích một số chỉ tiêu như vòng quay hàng tồn kho/kỳ tồn kho bình quân, vòng quay khoản phải thu/kỳ phải thu bình quân, chu kỳ tiền mặt (CCC), v.v…

Vòng quay hàng tồn kho = l á nố Tà f Yá

)ồ pTS Yì T [Uâ


Kỳ tồn kho bình quân = )ồ pTS Yì T [Uâ

l á nố Tà f Yá Yì T [Uâ


Vòng quay phải thu = ) ề Yá ]TịU Tà f TóJ

sTả TU Yì T [Uâ


Kỳ phải thu bình quân = sTả TU Yì T [Uâ

) ề Yá ]TịU Yì T [Uâ


Vòng quay phải trả = ) ề tUJ ]TịU nậ ư

sTả Kả Yì T [Uâ


Kỳ phải trả bình quân = sTả Kả Yì T [Uâ

) ề tUJ ]TịU nậ ư Yì T [Uâ


Chu kỳ tiền mặt = Kỳ tồn kho bình quân + Kỳ phải thu bình quân – Kỳ phải trả bình quân

5.2.5. Hoàn thiện chính sách cổ tức

Doanh nghiệp cần xây dựng chính sách cổ tức phù hợp với mục tiêu lợi nhuận của mình. Nếu doanh nghiệp đề cao mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong ngắn hạn thì không nên chi trả cổ tức quá nhiều bởi điều đó sẽ khiến cho nguồn vốn tự sinh của doanh


nghiệp bị giảm bớt và phải lệ thuộc nhiều hơn vào những loại vốn từ bên ngoài, chẳng hạn đi vay dẫn tới gia tăng chi phí vốn kỳ tới. Nói cách khác, giữ lại lợi nhiều hơn sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi ích từ lại vốn tự sinh này, giảm bớt chi phí vốn và đảm bảo được lợi nhuận của kỳ tới. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những doanh nghiệp có lợi nhuận bị sụt giảm trong thời gian gần đây và dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong kỳ tới. Về cơ bản, những doanh nghiệp này nên ưu tiên chính sách cổ tức giữ lại thụ động, theo đó quy mô lợi nhuận giữ lại cần thiết được xác định trước dựa trên nhu cầu đầu tư và cơ cấu vốn mục tiêu của thì tới kỳ tới, sau đó mới xác định quy mô cổ tức có thể chi trả trong kỳ dựa trên phần chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế và nhu cầu lợi nhuận giữ lại nói trên.

Ngược lại, nếu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang lạc quan và dự báo có thể tiếp tục duy trì như vậy trong một số kỳ tới thì doanh nghiệp có thể mạnh dạn hơn trong việc chi trả cổ tức, giảm lợi nhuận giữ lại và huy động thêm vốn từ bên ngoài để đầu tư. Để tránh sự suy diễn rằng doanh nghiệp tăng cổ tức, giảm lợi nhuận giữ lại là do có ít cơ hội đầu tư trong tương lai, doanh nghiệp cần làm rõ rằng chủ trương ưu tiên chi trả cổ tức và chính sách tài trợ mạnh dạn này xuất phát từ sự tự tin của ban quản trị về triển vọng kinh doanh tương lai của công ty.

Doanh nghiệp cũng nên quan tâm tới hiệu ứng phát tín hiệu của việc chi trả cổ tức, theo dõi tác động của công bố quyết định chi trả cổ tức tới thị giá cổ phiếu và giá trị trên thị trường của doanh nghiệp. Trường hợp thị giá cổ phiếu biến động bất ổn sau công bố này có thể là do nguyên nhân thực sự của gia tăng chi trả cổ tức chưa được truyền đạt một cách chính xác từ các nhà đầu tư, gây nên nhận định sai lầm, tiêu cực về triển vọng doanh nghiệp.

5.3. Nhóm giải pháp bổ trợ

5.3.1. Phát triển các phương pháp dự báo cho kế hoạch hóa tài chính

Để dự báo tài chính một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần vận dụng những phương pháp dự báo khoa học, thiên về định lượng, khai thác các số liệu tài chính kế toán chứ không chỉ đơn thuần dự báo một cách cảm tính dựa trên kinh nghiệm và xem xét kế hoạch kinh doanh và chỉ tiêu hàng kỳ là đủ. Doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu về các phương pháp dự báo của kinh tế lượng áp dụng cho số liệu chuỗi thời gian. Giải pháp này cần có sự tư vấn của các chuyên gia toán kinh tế cùng với phát triển các phần mềm thống kê chuyên dụng cho dự báo tài chính doanh nghiệp.

Một ví dụ đơn giản là mô hình hồi quy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu dựa vào ý tưởng của DuPont, có tích hợp độ trễ cho các nhân tố chi phối


ROA và ROE. Theo DuPont, ROA được phân tách thành tích của lợi nhuận biên và vòng quay tổng tài sản, ROE được phân tách thành tích của hai nhân tố trên và hệ số nhân vốn chủ. Mô hình hồi quy tuyến tính trễ có ROA và ROE kỳ hiện tại là các biến phụ thuộc, còn lợi nhuận biên, vòng quay tổng tài sản và hệ số nhân vốn chủ kỳ trước là các biến độc lập:

ROAt = α0 + α1PMt-k1 + α2TATOt-k2 + ut

ROEt = α0+ α1PMt-k1 + α2TATOt-k2 + α3EMt-k3 + ut

Hai mô hình trên được sử dụng để ước lượng mối quan hệ của ba nhân tố PM, TATO và EM kỳ trước với ROA và ROE kỳ sau. Dựa vào kết quả kiểm định, doanh nghiệp có thể dự đoán được chiều tác động và quy mô tác động của hiệu quả quản lý, hiệu suất sử dụng tài sản và cơ cấu vốn ở hiện tại tới lợi nhuận tương lai.

Ví dụ giản lược áp dụng mô hình trên:

Hai mô hình trên được áp dụng sơ bộ cho Vinamilk. Đây là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu, dẫn đầu ngành chế biến thực phẩm, với tình hình tài chính lành mạnh và kết quả kinh doanh được công bố hàng kỳ, số liệu được kiểm toán đáng tin cậy.

Ví dụ này sử dụng số liệu hàng quý trong giai đoạn nghiên cứu, trích ra từ các báo cáo tài chính hàng quý được công khai của Vinamilk. Để đơn giản, độ trễ của các biến độc lập được lựa chọn là 1. Các mô hình được cụ thể hóa như sau:

ROAt = α0 + α1PMt-1 + α2TATOt-1 + ut

ROEt = α0+ α1PMt-1 + α2TATOt-1 + α3EMt-1 + ut

Phương pháp hồi quy cho số liệu chuỗi thời gian phổ biến ARIMA được áp dụng, có tự hồi quy bậc 1, kèm theo ước lượng Robust.

Kết quả hồi quy của hai mô hình được tóm tắt như sau:


Bảng 5.2. Kết quả hồi quy mô hình ROA cho Vinamilk



Coef.

SE

z

P>|z|

95% Conf. Interval

PMt-1

0.277034***

0.05084

5.45

0.000

0.177389

0.376679

TATOt-1

0.122474**

0.054807

2.23

0.025

0.015055

0.229893

_cons

-0.02661

0.023429

-1.14

0.256

-0.07253

0.019311

ARMA

L1.

-0.26294

0.165654

-1.59

0.112

-0.58761

0.061738

/sigma

0.014147

0.001189

11.9

0

0.011818

0.016477

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 18

Bảng 5.3. Kết quả hồi quy mô hình ROE cho Vinamilk



Coef.

SE

z

P>|z|

[95% Conf. Interval]

PMt-1

0.36646***

0.065907

5.56

0.000

0.237283

0.495636

TATOt-1

0.159487**

0.064665

2.47

0.014

0.032746

0.286229

EMt-1

0.016905

0.024694

0.68

0.494

-0.03149

0.065305

_cons

-0.05799

0.044591

-1.3

0.193

-0.14539

0.029406

ARMA


L1.

-0.28386

0.158858

-1.79

0.074

-0.59522

0.027492

/sigma

0.01829

0.001593

11.48

0

0.015167

0.021413

(**, *** lần lượt chỉ mức ý nghĩa thống kê 5% và 1%.)

Kết quả kiểm định sơ bộ cho thấy hai biến PMt-1 và TATOt-1 có ý nghĩa thống kê cao. Kết quả này là minh chứng cho mối quan hệ chặt chẽ giữa hiệu quả quản lý và hiệu suất khai thác tài sản với lợi nhuận kỳ sau của doanh nghiệp. Dấu hệ số của chúng đều là dương, cho thấy mối quan hệ này là tích cực, đúng với nguyên lý doanh nghiệp quản lý chi phí càng tốt và khai thác các tài sản càng hiệu quả thì khả năng sinh lời càng được nâng cao. Hoặc cũng có thể suy đoán rằng doanh nghiệp cắt giảm bớt các chi phí bằng


hệ thống vận hành hiệu quả hơn chứ không phải bằng những biện pháp tiêu cực có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận về sau (dùng nguyên vật liệu kém chất lượng, trích lập khấu hao ít đi, …), đồng thời hiệu suất sử dụng tài sản cao không phải do doanh nghiệp thiếu hụt đầu tư tài sản. Tuy nhiên, hệ số của biến EM đại diện cho cơ cấu vốn có ý nghĩa thống kê không cao. Điều này có thể do trong cơ cấu vốn có một phần đáng kể là vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu của Vinamilk có quy mô và tỷ trọng rất lớn), thiên về gây ra ảnh hưởng trong dài hạn, trong khi mô hình khai thác số liệu hàng quý nên chỉ bóc tách được tác động ngắn hạn của các nhân tố mà thôi.

5.3.2. Phát triển nguồn nhân lực cho kế hoạch hóa tài chính

Bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp cũng không thể thành công nếu thiếu nhân lực, kể cả kế hoạch hóa tài chính. Do đó, phát triển nhân lực cho công tác lập kế hoạch tài chính là giải pháp thiết yếu.

Trước hết, doanh nghiệp cần bố trí bộ phận chuyên trách kế hoạch hóa tài chính (với những doanh nghiệp chưa có). Đội ngũ này cần được cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp hàng kỳ, có quyền tiếp cận với các số liệu kế toán chi tiết phục vụ mục đích phân tích. Đồng thời, họ cần nắm vững chiến lược và kế hoạch kinh doanh, thành thạo các phương pháp phân tích tài chính và phương pháp dự báo.

Để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch hóa tài chính và trang bị những kiến thức, kỹ năng trên cho đội ngũ, doanh nghiệp có thể kết hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức các buổi tọa đàm, mở lớp đào tạo ngắn hạn chuyên về kế hoạch hóa tài chính, bao quát cả kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn, nhấn mạnh vai trò của các nhân tố nội tại trong kế hoạch hóa lợi nhuận, cung cấp kiến thức về các phương pháp phân tích số liệu và mô hình dự báo khả dụng cho doanh nghiệp, cách thức sử dụng các phương tiện hỗ trợ (phần mềm phân tích thống kê, dự báo…), yêu cầu học viên vận dụng trực tiếp những kiến thức của bài học vào xây dựng mô hình kế hoạch hóa tài chính cho chính doanh nghiệp mình. Trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc khóa học, cần có bài kiểm tra hoặc thu hoạch để đánh giá sự tiến bộ về nhận thức cũng như khả năng lập kế hoạch tài chính của người học, tránh tình trạng tổ chức và tham dự nặng về hình thức, gây tốn kém chi phí vô ích.

Kế hoạch hóa tài chính cần có sự chỉ đạo từ lãnh đạo của doanh nghiệp do đó họ là bộ phận nhất thiết cần tham gia vào các khóa đào tạo nêu trên. Bên cạnh đó, các nhân viên cấp dưới chẳng hạn bộ phận bán hàng thông thường lại nắm rất vững về tình hình kinh doanh thực tế ở các cấp thấp hơn, chẳng hạn tới từng chi nhánh hoặc cửa hàng, nên những người này cũng cần được tạo điều kiện để tham gia vào các khóa đào tạo nêu


trên. trong trường hợp số người tham gia quá đông, doanh nghiệp cần dựa vào điều kiện kinh phí để xác định quy mô lớp học, có thể tách ra thành nhiều đợt đào tạo. Để tạo động lực cho người lao động tham gia vào các lớp học trên, kết thúc mỗi khoa học doanh nghiệp có thể đề nghị phần thưởng cho những cá nhân có thành tích học tập tốt và hình thức xử lý kỷ luật với những cá nhân không tích cực tham gia khóa học.

5.3.3. Phát triển các lợi thế cạnh tranh nhằm bảo vệ lợi nhuận bền vững

Hiện tượng đảo chiều suất sinh lợi về mức bình quân ngành có thể gây bất lợi đối với những doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao. Như đã giải thích ở trên, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này một phần là do các doanh nghiệp đối thủ trong cùng ngành có thể học hỏi, sao chép lợi thế kinh doanh của những doanh nghiệp đầu ngành, tiến tới giành bớt thị phần của các doanh nghiệp này, gia tăng lợi nhuận của mình, đồng thời làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp đầu ngành. Để hạn chế điều này, các doanh nghiệp đầu ngành cần thực hiện một số biện pháp sau:

Một là, tích cực bảo vệ các bí mật kinh doanh và quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là bảo vệ và phát triển thương hiệu. Một bài học điển hình gần đây cho vấn đề này là gạo ST-25 - một sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam, từng được đánh giá là gạo ngon nhất thế giới. Chính danh tiếng này đã giúp ST-25 thâm nhập thị trường quốc tế, cạnh tranh mạnh mẽ với những loại gạo của các quốc gia khác và thu về lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, loại gạo này mới đây đã bị 4 doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ tranh thủ đăng ký thương hiệu trong khi đây thực chất là sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam, do doanh nghiệp Việt Nam trồng cấy, thu hoạch, được sáng tạo bởi một kỹ sư – doanh nhân người Việt. Hiện phía doanh nghiệp này đang tích cực đẩy mạnh các thủ tục pháp lý để giành lại thương hiệu trên. Trường hợp vụ kiện không thành công, doanh nghiệp Việt Nam xem như bị mất thương hiệu vào tay đối tác nước ngoài, đồng thời từ giờ về sau doanh lợi thu được từ loại gạo trên cũng sẽ phải chia sẻ nhiều hơn cho đối tác. Ở phạm vi trong nước, sự tồn tại tràn lan của các mặt hàng giả với thương hiệu nhái cũng tác động tiêu cực không nhỏ đối với các doanh nghiệp ngành thực phẩm. Các ví dụ này cho thấy yếu tố thương hiệu có tầm quan trọng lớn như thế nào đối với tương lai của doanh nghiệp. Việc tăng cường bảo vệ thương hiệu tạo ra một rào cản pháp lý khiến các đối thủ không thể dễ dàng sao chép sản phẩm của mình, nhờ vậy doanh nghiệp có thể khai thác lợi ích kinh tế từ thương hiệu lâu dài hơn, góp phần đảm bảo khả năng sinh lời bền vững. Điều này có thể góp phần kéo dài độ trễ của hiện tượng đảo chiều suất sinh lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tranh thủ xây dựng kế hoạch đối phó với các đối thủ cạnh tranh.

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí