Xác Định Các Thông Số Đầu Vào Để Định Giá Tsvh Của Vhc Theo Phương Pháp Civ


Bảng 5.1. Xác định các thông số đầu vào để định giá TSVH của VHC theo phương pháp CIV




Chỉ tiêu


2014


2015


2016

Bình quân

2014-2016


VHC

EBT - Lợi nhuận trước thuế (triệu

VND)


587,062.07


386,668.35


672,433.46


548,721.29

TFA - Tổng TSHH

(triệu VND)


4,371,515.30


4,232,238.90


4,339,978.41


4,314,577.54

ROA trước thuế

13.43%

9.14%

15.49%

12.72%

Chi phí thuế TNDN

hiện hành (triệu VND)


124,375.70


59,566.18


108,826.51


Thuế suất thuế TNDN

21.19%

15.40%

16.18%

17.59%

Chi phí lãi vay

38,437.88

36,841.46

68,145.48


Nợ dài hạn bình quân

81,341.94

260,120.42

494,833.30


Chi phí nợ sau thuế

37.24%

11.98%

11.54%


Tỷ trọng nợ dài hạn

0.05

0.12

0.18


EAT - Lợi nhuận sau

thuế (triệu VND)


462,913.50


320,832.69


565,438.24


Vốn chủ sở hữu bình

quân (triệu VND)


1,677,325.84


1,988,043.67


2,241,221.48


Chi phí VCSH (ước tính

xấp xỉ ROE)


27.60%


16.14%


25.23%


Tỷ trọng VCSH

0.95

0.88

0.82


Chi phí vốn bình quân

- WACC


0.28044403


0.156571633


0.227537501


22.15%

Các công ty CBTP NY

EBT - Lợi nhuận trước

thuế (tỷ VND)


486,882


209,792


156,497


284,390.33

TFA - Tổng TSHH (tỷ

VND)


32,873,707


28,598,792


36,469,457


32,647,318.67

ROA trước thuế

1.48%

0.73%

0.43%

0.88%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 17


Thay các giá trị trên vào công thức CIV, ta ước tính được giá trị TSVH của VHC:

CIV = C

34)567' 89:;<à;>×)?:567 '

@A:BB567


=

C

DEFG$ ,$H ' ,FF%×E EDGG,DE ' G,DH%

@$$, D%= 1899,89 (tỷ VND).


Như vậy, giá trị tài sản vô hình của VHC ước tính theo phương pháp CIV là xấp xỉ 1899885,85 triệu VND. Kết quả này phần nào nói lên quy mô to lớn cũng như tầm quan trọng của TSVH đối với VHC. Công ty có thể sử dụng kết quả này để tham khảo và tích hợp nó như một dữ kiện đầu vào trong mô hình dự báo lợi nhuận và kế hoạch hóa tài chính.

Trong các loại tài sản dài hạn, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới đầu tư cho phát triển thương hiệu. Thực chất cho đến nay chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa thừa nhận thương hiệu là tài sản vô hình, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm dường như cũng chưa quan tâm đúng mực tới vấn đề quản lý thương hiệu, tuy nhiên tác động của thương hiệu tới khả năng sinh lời lâu dài thì không thể phủ nhận bởi đây là một trong những yếu tố vô hình tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho các doanh nghiệp cả trong phạm vi trong nước và trên quốc tế. Mặc dù về mặt hạch toán, những khoản chi cho hoạt động bảo vệ và phát triển thương hiệu như trên thường được hạch toán như một dạng chi phí quản lý doanh nghiệp hàng năm nhưng thực chất có thể xem chúng như những khoản đầu tư dài hạn vậy, do đó chúng cần được tích hợp vào kế hoạch hóa đầu tư dài hạn. Ngoài ra, việc tích hợp yếu tố đầu tư cho thương hiệu vào kế hoạch hóa tài chính còn đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được giá trị thương hiệu. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp có thể tham khảo một số mô hình định giá thương hiệu dựa trên các yếu tố tài chính như mô hình của Interbrand.

Ví dụ về áp dụng mô hình định giá thương hiệu của Interbrand cho công ty cổ phần Thủy sản Vĩnh Hoàn:

Bên cạnh xác định giá trị tổng TSVH, VHC còn cần quan tâm tới giá trị của riêng thương hiệu bởi đây là một yếu tố quan trọng giúp công ty thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, góp phần duy trì kết quả kinh doanh ổn định trong tương lai. Để định giá thương hiệu VHC, mô hình Interbrand được vận dụng có cải biên cho phù hợp với đặc thù của ngành chế biến thủy sản nói riêng và thực phẩm nói chung cũng như với thực tế của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Đầu tiên, sức mạnh thương hiệu của VHC được đánh giá theo 7 tiêu chí sau:


- Phạm vi địa lý: VHC có hoạt động xấu khẩu sang các thị trường Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và một số quốc gia khác với mặt hàng chủ lực là cá tra. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu cá tra của VHC tăng trưởng ổn định và liên tục dẫn đầu ngành thủy sản trong nước. Tuy nhiên, thương hiệu thủy sản Việt Nam chưa thật sự tạo được ấn tượng trong nhận thức của người tiêu dùng trên thế giới. Bên cạnh đó còn có áp lực từ thuế chống bán phá giá và đạo luật Farm Bill với những tiêu chuẩn khắt khe áp đặt cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam → Đạt 18/25đ.

- Tính dẫn đầu: Nếu một doanh nghiệp chiếm lĩnh trên 50% thị phần của ngành thì được xem là dẫn đầu ngành và đạt điểm tối đa (25đ). Năm 2018, doanh thu thuần của VHC bằng khoảng 17,25% tổng doanh thu thuần của các công ty thủy sản niêm yết tại Việt Nam. Dựa trên quy ước cho điểm theo quan hệ tuyến tính giữa thị phần và mức điểm, điểm cho yếu tố tính dẫn đầu của VHC là: (25 – 0)/(50% − 0%) × 17.25% ≈ 9đ.

- Tính ổn định: Yếu tố này phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. VHC thể hiện những đặc trưng của một doanh nghiệp thuộc giai đoạn trưởng thành với tính ổn định khá cao tuy chưa đạt tới trạng thái cực hạn của giai đoạn này → Điểm cho yếu tố tính ổn định của VHC là 13/15đ.

- Xu hướng lợi nhuận dài hạn: VHC thể hiện xu hướng lợi nhuận dài hạn tích cực với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hoạt động kinh doanh bình quân 5 năm gần nhất ở mức xấp xỉ 35,6%, cao hơn so với hai doanh nghiệp đối thủ có thị phần lớn là thủy sản Hùng Vương (9,2%) và thủy sản Minh Phú (18,4%), đồng thời độ lệch chuẩn của tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thường niên trong giai đoạn này của VHC xấp xỉ 21,6% cũng thấp hơn hai công ty trên (HVG: 22,5%, MPC: 66,9%) nên được xem là ít rủi ro hơn. Trong tương lai, VHC có thể tận dụng những thuận lợi từ chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp sản xuất của Nhà nước, từ đó càng đảm bảo duy trì lợi nhuận dài hạn, tuy có thể gặp phải ít nhiều khó khăn từ những rào cản trong xuất khẩu → Đạt 8/10đ.

- Thị trường: Theo Antic và Pancic (2008), ngành công nghiệp thực phẩm nói chung có thị hiếu người tiêu dùng ít biến động hơn so với một số ngành khác như may mặc hay nước hoa… Tuy nhiên dịch bệnh covid diễn biến phức tạp chưa có dấu hiệu kết thúc tác động tiêu cực tới thị trường của hầu hết các loại hàng hóa bao gồm cả thủy hải sản → Đạt 6/10đ.

- Hoạt động hỗ trợ: Năm 2018, VHC đã chi gần 50 tỷ VND cho các hoạt động hỗ trợ quảng bá thương hiệu. Tỷ trọng chi phí hội chợ, quảng cáo của VHC năm 2018 khoảng trên 18% tổng chi phí bán hàng, cao hơn mức trung bình ngành thủy sản (chưa đến 13%), đồng thời cũng cao hơn các đối thủ mạnh là HVG (chưa đến 12%) và MPC (chưa đến


6%). Tuy nhiên, công ty chưa khai thác triệt để tất cả những phương thức quảng bá thương hiệu mà mình có thể tiếp cận, chẳng hạn quảng cáo trên truyền hình, các mạng xã hội mới phát triển… → Đạt 8/10đ.

- Bảo hộ thương hiệu: VHC đã thực hiện đăng ký nhãn hiệu, logo và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá vào giữa năm 2005. Tại Việt Nam, khung pháp lý về việc bảo hộ thương hiệu cũng như sở hữu trí tuệ còn rất hạn chế → Đạt 3/5đ.

Như vậy, điểm cho sức mạnh thương hiệu của VHC là 65 điểm (Tổng điểm của các yếu tố trên).

Tiếp theo, điểm cho sức mạnh thương hiệu VHC được quy đổi thành lãi suất chiết khấu dựa trên mối quan hệ đường cong chữ S: Điểm số càng cao thì tức là rủi ro thương hiệu càng thấp, nếu điểm số đạt tối đa (100) thì lãi suất chiết khấu bằng lãi suất phi rủi ro của thị trường, quy ước bằng 5%. Nếu điểm số bằng không thì lãi suất chiết khấu bằng 33,33% tương ứng với lợi suất yêu cầu đối với cổ phiếu rủi ro nhất của ngành thủy sản năm 2018.

Phương trình đường cong sức mạnh thương hiệu (Brand strength score):

J

BSS = K + b

J

Với BSS = 100 thì r = 5% → D% + b = 100

J

Với BSS = 0 thì r = 33,33% →, % + b = 0

→ a ≈ 5,88 , b ≈ -17,65

D,FF D,FF

Vậy phương trình đường cong là: BSS =


D.FF

K – 17,65 r = 4LL @ G,MD

Với VHC: BSS = 65 → r = MD @ G,MD = 7,11%. Vậy lãi suất chiết khấu cho thu nhập từ thương hiệu VHC là 7,11%.

Thu nhập từ thương hiệu của VHC trong năm 2020 được ước tính sơ bộ như sau:

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = 821,7 tỷ VND.

- Chi phí vốn phát sinh = Chi phí lãi vay sau thuế + Chi phí VCSH

= Chi phí lãi vay×(1–thuế suất thuế TNDN) + VCSH×ROEbình quân ngành

= 101 × (1 – 20%) + 5176×11,2%

≈ 660,5 tỷ VND


- Thu nhập từ TSVH: 821,7 – 660,5 = 161,2 tỷ VND.

- Thu nhập từ thương hiệu = Thu nhập từ TSVH × Chỉ số vai trò thương hiệu

= 161,2 × 70%

= 112,84 tỷ VND.

Giả sử thu nhập từ thương hiệu được duy trì ổn định qua các năm, ta chiết khấu khoản thu nhập hàng năm này từ thương hiệu, sử dụng lãi suất chiết khấu bằng 7,11% được xác định ở trên để tính ra giá trị thương hiệu của VHC:

V = C

$,FE


= 112,84/7,11% = 1587,06 tỷ VND

Q @G, %

Kết quả ước lượng giá trị thương hiệu của VHC theo phương pháp Interbrand cải biên là xấp xỉ 1587,06 tỷ VND, cho thấy quy mô rất lớn của thương hiệu với tư cách một nguồn lực đóng góp thu nhập cho doanh nghiệp. Tất nhiên, đây mới chỉ là kết quả ước lượng sơ bộ. Doanh nghiệp có thể so sánh giá trị thương hiệu của mình với các đối thủ để biết được phần nào về hiệu quả khai thác thương hiệu và vị thế thương hiệu của mình trên thị trường. Doanh nghiệp cũng có thể đối chiếu kết quả ước lượng theo cách trên với giá trị thương hiệu của mình được xác định bởi các tổ chức chuyên về định giá để thảo luận thêm.

Kế hoạch hóa đầu tư tài sản còn gắn liền với vấn đề trích lập khấu hao. Hàng kỳ, doanh nghiệp cần xác định mức khấu hao được hạch toán vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, để từ đó có cơ sở quản lý chủ động và chặt chẽ hơn diễn biến của giá vốn hàng bán và tỷ trọng giá vốn trong doanh thu, xác định giá bán sản phẩm sao cho hợp lý đủ để bù đắp cho chi phí sản xuất. Biện pháp này có thể giúp doanh nghiệp phần nào tránh được nguy cơ thua lỗ do chi phí giá vốn quá cao, thậm chí vượt cả doanh thu như đã xảy ra trong thực tế với một số doanh nghiệp CBTPNY những năm trước. Bên cạnh đó, việc xác định phương pháp khấu hao và mức khấu hao cần căn cứ kế hoạch đầu tư dài hạn, trong đó có tính tới độ trễ của tác động dự kiến của các khoản đầu tư tới lợi nhuận trong các năm sau. Chẳng hạn, với độ trễ của tác động là khoảng 2 năm, nếu doanh nghiệp dự kiến rằng năm 2025 là thời điểm phù hợp để doanh nghiệp bứt phá lợi nhuận trên cơ sở cải thiện công nghệ sản xuất thì khoản đầu tư dài hạn cần thực hiện từ 2023. Tương ứng, việc hạch toán khấu hao cho những tài sản dài hạn trước đó cần được tiến hành sao cho hợp lý hóa được những khoản đầu tư mới này (ít nhất là về phương diện giá trị sổ sách).


Một trong những vấn đề đáng lo ngại là sự gia tăng đầu tư thái quá vào tài sản có thể dẫn tới hiện tượng phản quy mô kinh tế, khiến lợi nhuận bị giảm sút. Để tránh xảy ra hiện tượng này, gia tăng đầu tư tài sản dài hạn cần song hành với gia tăng đầu tư tương ứng các yếu tố khác phục vụ cho sản xuất (các tài sản lưu động, nhân công, ...). Bên cạnh đó, việc đầu tư vào tài sản cần phải được tài trợ bởi một cơ cấu vốn hợp lý. Đồng thời, để đánh giá hiệu quả đầu tư tài sản, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi và phân tích một số chỉ tiêu như vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản cố định, suất sinh lời cơ bản, tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản, ... Sự sụt giảm của chúng có thể là dấu hiệu tiêu cực phản ánh hoặc báo trước hiện tượng phản quy mô kinh tế, do các yếu tố đầu vào tăng trưởng không tương xứng với nhau (ví dụ tài sản dài hạn tăng quá nhiều trong khi tài sản lưu động tăng ít, khiến doanh nghiệp không thể khai thác triệt để công suất của khối tài sản dài hạn mới) hoặc do cơ cấu tài trợ cho đầu tư tài sản chưa tối ưu. Khi đó, doanh nghiệp cần điều tra nguyên nhân cụ thể và kịp thời xử lý (bổ sung tài sản lưu động, điều chỉnh cơ cấu vốn, ...)

Vòng quay tổng tài sản = RSJ T TU TUầ

)à Wả Yì T [Uâ


Vòng quay tài sản cố định = RSJ T TU TUầ

)à Wả ]ố đị T Yì T [Uâ


Suất sinh lời cơ bản (BEP) = aợ TUậ TSạ độ f

)à Wả Yì T [Uâ


5.2.2. Tăng cường quản lý khoản dồn tích

Các khoản lợi nhuận dồn tích gây ra tác động dương tới lợi nhuận của một quý sau, là minh chứng cho lợi ích của chính sách tín dụng thương mại ở khâu đầu ra của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Do đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy chính sách này, tạo điều kiện cho các khách hàng uy tín mua chịu sản phẩm của mình với thời gian khoảng từ 1 quý trở xuống. Khoảng thời gian trì hoãn thanh toán không nên kéo dài quá một quý bởi kết quả kiểm định không cho thấy tác động của các khoản dồn tích tới lợi nhuận của hai quý sau trở lên. Tất nhiên, để đảm bảo hạn chế rủi ro, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi các khoản phải thu khách hàng bằng cách kết hợp một số biện pháp định tính cũng như định lượng. Chẳng hạn, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi, phân tích các tỷ số phản ánh hiệu quả khoản phải thu và chính sách tín dụng thương mại như vòng quay khoản phải thu, kỳ phải thu bình quân đối với mỗi đối tượng khách hàng – trường hợp kỳ phải thu của khách hàng vượt quá chính sách của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đẩy mạnh thu tiền từ khách hàng trả chậm. Hoặc


doanh nghiệp so sánh giữa lợi ích kinh tế và thiệt hại tiềm tàng mà một khoản tín dụng thương mại có thể đem lại trên cơ sở giá trị hiện tại ròng.

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn dưới tác động của dịch bệnh kéo dài, một số khách hàng có thể tạm thời bị giảm khả năng thanh toán dẫn tới không thể hoàn trả kịp thời số tiền còn nợ doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp cũng nên linh hoạt trong việc thực hiện chính sách tín dụng thương mại, tạo điều kiện cho khách hàng kéo dài trì hoãn thanh toán, nhằm duy trì mối quan hệ kinh doanh tốt giữa hai bên. Tuy nhiên, nhìn chung sự trì hoãn này chỉ nên trong phạm vi một hoặc hai quý, tránh để lân sang những năm sau bởi kết quả kiểm định mô hình tác động dài hạn đã cho thấy rằng các khoản dồn tích có thời gian đáo hạn nhiều năm thiên về gây ra tác động tiêu cực tới lợi nhuận trong dài hạn. Các doanh nghiệp thực phẩm cần hết sức thận trọng và dứt khoát tránh để phát sinh những khoản phải thu có thời gian đáo hạn quá dài, đảm bảo kỳ phải thu bình quân và chu kỳ hoạt động ngắn thì sẽ phù hợp hơn với đặc trưng của ngành chế biến thực phẩm.

Dưới giác độ nghiên cứu, đánh giá khoản dồn tích là một nội dung thuộc mảng vấn đề rộng hơn là nghiên cứu chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi nhuận bền vững. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý khoản dồn tích và kế hoạch hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cũng cần quan tâm hơn tới mức bền vững của lợi nhuận, nhất là trong bối cảnh phát triển bền vững đang được chú trọng thúc đẩy như một xu hướng phát triển của nền kinh tế. Điều này đòi hỏi phân tách lợi nhuận dồn tích thành những bộ phận chi tiết hơn, chẳng hạn bộ phận được hạch toán đúng và bộ phận bị hạch toán sai, bộ phận có độ tin cậy cao với bộ phận có độ tin cậy thấp theo định hướng của một số nghiên cứu nước ngoài trước đây. Đồng thời, độ bền vững của bộ phận dồn tích trong tổng lợi nhuận cần được đặt trong quan hệ so sánh với độ bền vững của bộ phận thực thu. Nói chung, nếu chênh lệch về độ bền vững của hai bộ phận là có ý nghĩa về thống kê thì doanh nghiệp nên điều chỉnh cơ cấu lợi nhuận theo hướng tăng tỷ trọng bộ phận tiền mặt, giảm bộ phận dồn tích. Một mặt, doanh nghiệp cần rà soát công tác hạch toán số liệu kinh doanh, chú ý tới các chỉ tiêu doanh thu, phải thu, chi phí, phải trả, lợi nhuận và điều chỉnh khoản dồn tích nếu phát hiện sai sót. Mặt khác, doanh nghiệp cũng nên điều chỉnh chính sách tín dụng thương mại theo hướng thắt chặt bán chịu và thu tiền nhanh.

Cũng chính vì các khoản dồn tích và thực thu là hai bộ phận cấu thành nên tổng lợi nhuận không đổi trong kỳ nên quản lý dồn tích còn gián tiếp liên quan đến kế hoạch hóa ngân quỹ và dự báo dòng tiền. Vì vậy, yếu tố quản lý khoản dồn tích cũng nên được xem xét đến trong lập kế hoạch ngân quỹ của doanh nghiệp.


Nhìn rộng ra, các khoản dồn tích còn có liên quan tới rủi ro phá sản dây chuyền, do đó cần được tích hợp vào trong nghiên cứu rủi ro phá sản và thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp. Bài học kinh nghiệm từ hiện tượng phá sản dây chuyền của chuỗi giá trị ngành thủy sản 2013 đã chỉ ra rằng sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau trong thanh toán giữa các mắt xích của một chuỗi giá trị mà biểu hiện của nó chính là sự tồn tại của các khoản dồn tích quy mô lớn có thể dẫn tới rủi ro phá sản hàng loạt khi một trong các mắt xích đó gặp biến cố mất khả năng thanh toán: Nhà phân phối nợ doanh nghiệp chế biến (các khoản nợ này có tương quan chặt với lợi nhuận dồn tích), doanh nghiệp chế biến nợ nhà cung cấp nguyên liệu; nếu nhà phân phối mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp chế biến không thể thu hồi đủ và kịp thời tiền hàng, khi đó đến lượt doanh nghiệp chế biến sẽ không thể thanh toán cho nhà cung cấp, hệ quả là chuỗi giá trị bị sụp đổ. Đáng tiếc là, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu trực tiếp và toàn diện về phá sản dây chuyền dựa trên hướng tiếp cận từ phân tích các khoản dồn tích để từ đó đưa ra khuyến nghị phù hợp cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh, định hướng tạm thời cho doanh nghiệp để xử lý vấn đề này là theo hướng tiếp cận gián tiếp: Lồng ghép yếu tố khoản dồn tích vào trong phân tích và dự báo ngân quỹ, rồi tích hợp yếu tố quản trị ngân quỹ vào trong các mô hình quản trị rủi ro đã có sẵn, phân tích độ nhạy của mức rủi ro theo khoản dồn tích (khi quy mô và tính chất khoản dồn tích thay đổi thì rủi ro doanh nghiệp sẽ thay đổi theo như thế nào)…

5.2.3. Hoàn thiện kế hoạch hóa nguồn vốn

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, để có thể làm rõ tác động của yếu tố cơ cấu vốn tới khả năng sinh lời, cần phải quan sát mối quan hệ của chúng trong phạm vi dài hạn bởi kết quả kiểm định ở trên đã cho thấy rằng tác động của yếu tố đòn bẩy tài chính tới lợi nhuận chỉ ít nhiều có ý nghĩa thống kê trong dài hạn, không có ý nghĩa thống kê trong ngắn hạn. Một cách tiếp cận khác là bóc tách tác động của vốn dài hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Hiển nhiên, thời gian đáo hạn mỗi loại vốn có quan hệ chặt chẽ, thậm chí gần như đồng nhất, với thời gian tác động của chúng tới lợi nhuận (ví dụ khoản vay có thời gian đáo hạn 6 tháng thì tất yếu sẽ làm phát sinh chi phí lãi vay và giảm lợi nhuận trong 6 tháng đó thôi) nên một khi đã bóc tách như vậy thì không còn phải quá bận tâm tìm hiểu thời gian hay độ trễ trong tác động của chúng, vấn đề còn lại chỉ là quy mô tác động mà thôi. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng những công cụ phân tích đơn giản, phổ biến như mô hình DuPont để ước lượng tác động của thay đổi cơ cấu vốn tới lợi nhuận.

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí