- Ngay khi bệnh nhân có thể uống được, cho uống 5 ml/kg/giờ dung dịch ORS.
- Sau 6 giờ (trẻ nhỏ) hoặc 3 giờ (trẻ lớn) đánh giá lại bệnh nhân bằng bảng đánh giá, sau đó chọn phác đồ điều trị phù hợp để tiếp tục điều trị.
- Nếu không thể truyền dịch được có thể bù nước bằng ống thông dạ dày dung dịch ORS 20 ml/kg/giờ. Cứ 1 - 2 giờ đánh giá lại tình trạng bệnh nhân, nếu sau 3 giờ tình trạng mất
nước không tiến triển tốt, chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để truyền dịch tĩnh mạch.
5- Dinh dưỡng điều trị bệnh tiêu chảy:
- Trong xử trí bệnh bệnh tiêu chảy, ngoài việc bù nước và chất điện giải, cho ăn là khâu không kém quan trọng để phòng ngừa suy dinh dưỡng. Cách dinh dưỡng hữu hiệu nhất là tiếp tục cho trẻ ăn trong lúc tiêu chảy và cho trẻ ăn thêm trong hai tuần sau khi đã ngưng tiêu chảy.
- Giảm tạm thời số lượng sữa động vật (hoặc đường lactose) trong chế độ ăn.
- Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin, muối khoáng cho cơ thể.
- Tránh cho trẻ những thức ăn hoặc nước uống làm tiêu chảy nặng thêm.
- Đảm bảo chắc chắn cung cấp đầy đủ thức ăn cho trẻ trong thời kỳ lành bệnh để hồi phục tình trạng SDD.
- Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy 60% các chất dinh dưỡng vẫn được hấp thu trong giai đoạn cấp của tiêu chảy.
5.1. Nuôi dưỡng trong khi bị tiêu chảy:
Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
Gạo (bột gạo), khoai tây. Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc. Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactoza. Dầu thực vật. Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.
Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp.
0 - 3 tháng | 4 - 5 tháng | > 6 tháng | |
Bú mẹ Sữa động vật Sữa công nghiệp | Tiếp tục Tiếp tục nhưng pha loãng 1/2 trong 2 ngày | Tiếp tục Tiếp tục nhưng pha loãng 1/2 trong 2 ngày, nếu không thì cho thức ăn mềm | Tiếp tục Tiếp tục cho ăn như thường |
Thức ăn mềm hoặc thức ăn đặc (#) | Không | Tiếp tục nếu bình thường đã cho ăn | Tiếp tục hoặc bắt đầu nếu chưa cho ăn |
Có thể bạn quan tâm!
- Triệu Chứng Toàn Thân: Trẻ Mệt Mỏi, Kém Ăn, Chậm Lớn. Da Khô, Tóc Dễ Rụng. Hay Bị Rối Loạn Tiêu Hóa, Viêm Phế Quản, Viêm Mũi Họng.
- Trình Bày Được Các Cách Lây Truyền Của Nhiễm Trùng Sơ Sinh Sớm (Ntss).
- Đau Khi Đi Cầu Do Nứt Hậu Môn, Áp Xe Trực Tràng, Hay Không Thích Đi Vào Hố Xí
- Sốt Tinh Hồng Nhiệt Mới Bị Trước Đó Vài Ngày Là Một Bằng Chứng Lâm Sàng Tốt Nhất Của Nhiễm Lck.
- Viêm Thanh Quản Cấp (Vtqc): Ðây Là Một Nhóm Bệnh Lý Có Diễn Tiến Cấp Và Nặng Được Xếp Vào Loại Bệnh Trầm Trọng Theo Chương Trình Ari. Cần Được
- Trình Bày Được Định Nghĩa, Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Theo Quy Ước Quốc Tế Và Nêu Được Các Đặc Điểm Dịch Tể Học Của Hội Chứng Thận Hư Tiên
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
(#): Những thức ăn này không cho trong khi đang bù nước nhưng phải cho ăn lại ngay sau đó.
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ:
Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, cho trẻ bú mẹ trẻ tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn những phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày.
Trẻ từ 6 tháng tuổi:
Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá, trứng, sữa… và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.
Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.
Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: Chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm… để tăng thêm lượng Kali, bê tacaroten, Vitamin C…
Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
+ Các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì những thức ăn này có thể làm tăng tiêu chảy.
+ Sử dụng thực phẩm: tuyệt đối không cho trẻ ăn cháo muối hoặc bột muối, vẫn cho trẻ ăn các món ăn như thường ngày không phải kiêng khem gì. Lưu ý: không cho ăn những thực phẩm cứng như rau già, thịt nhiều gân xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô: rau cần, măng, hoặc tinh bột nguyên hạt khó tiêu hoá như ngô, đỗ.
Số lượng thức ăn: Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn.
Chú ý:
- Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
- Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn bình thường.
5.2. Nuôi dưỡng trong thời kỳ hồi phục và theo dõi:
Cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong 2 tuần lễ sau khi bị tiêu chảy. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD) hoặc tiêu chảy kéo dài đang hồi phục thì cần kéo dài hơn thời gian cho ăn thêm bữa phụ cho tới khi tình trạng SDD được khắc phục.
6. Thuốc kháng sinh và các thuốc khác trong tiêu chảy:
6.1. Kháng sinh:
Kháng sinh không được cho một cách thường qui trong tiêu chảy cấp. 95% các trường hợp tiêu chảy ở trẻ em được điều trị thành công chỉ bằng bù dịch bằng đường uống và cho ăn. Kháng sinh được chỉ định cho trong lỵ do Shigella và trong tả.
- Lỵ trực trùng: Cotrimoxazol (Bactrim): 50 mg/kg cân nặng/2 lần/ngày, trong 5 - 7 ngày hoặc Acid Nalidixic (Negram): 50 mg/kg/ngày trong 5 - 7 ngày.
- Tả: Tetracyclin 30 mg/kg/ngày trong 3 ngày ( không dùng cho trẻ < 7 tuổi ) hoặc Erythromycin 30 - 40 mg / kg / ngày trong 3 ngày.
6.2. Thuốc chống ký sinh trùng:
Trong tiêu chảy có thể sử dụng những thuốc để điều trị một số bệnh nhiễm trùng khác. Chỉ điều trị lỵ míp khi điều trị lỵ shigella không khỏi hay thấy trong phân có đơn bào amíp ăn hồng cầu. Điều trị trùng roi (Giardia) khi tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày và có kén hay đơn bào trùng roi ở trong phân.
Điều trị trùng roi: Metronidazole (Klion, Flagyl): 15 mg/kg/ngày trong 7 - 10 ngày.
6.3. Các thuốc không nên dùng trong tiêu chảy:
- Các thuốc chống nhu động ruột như: immodium, các thuốc chống nôn như promethazine, các thuốc hấp thụ như actapulgite, smecta, than hoạt là những thuốc không có ích trong điều trị tiêu chảy.
7. Phòng bệnh tiêu chảy:
- Điều trị đúng một trường hợp tiêu chảy gồm phục hồi nước bằng dịch uống và
nuôi dưỡng có thể làm giảm tác hại của tiêu chảy như mất nước, suy dinh dưỡng và nguy cơ tử vong. Tuy nhiên dù tần suất các đợt tiêu chảy đã giảm thì vẫn cần có các biện pháp làm giảm lan truyền vi khuẩn gây tiêu chảy và làm tăng sức đề kháng của cơ thể trẻ để chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Có 7 biện pháp được xác định là những mục tiêu tuyên truyền.
7.1. Nuôi con bằng sữa mẹ:
Thành phần của sữa mẹ thì như nhau ở các chất dinh dưỡng (glucid, protein, chất béo), các chất vi lượng (các vitamin, các chất khoáng), các enzym, các hormôn và các yếu tố tăng trưởng, các yếu tố đề kháng của hệ thống miễn dịch và các yếu tố chống viêm.
- Vitamin: sữa mẹ có nhiều vitamin A hơn sữa bò giúp trẻ phòng bệnh khô mắt.
- Chất khoáng: canxi trong sữa mẹ ít hơn sữa bò nhưng dễ hấp thu và thoả mãn nhu cầu cho trẻ.
- Sắt trong sữa mẹ hấp thu cao hơn sữa bò. Do vậy, trẻ được bú mẹ ít bị thiếu máu.
- Các chất kháng khuẩn trong sữa mẹ bảo vệ trẻ không bị mắc bệnh:
Một số kháng thể từ mẹ truyền sang con qua rau thai đã giúp cho trẻ mới đẻ đã có sức đề kháng và miễn dịch một số bệnh trong 4 - 6 tháng đầu như sởi, cúm, ho gà...
Các bạch cầu: 2 tuần lễ đầu trong sữa mẹ có tới 4000 tế bào bạch cầu/ ml sữa.
- Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng: trẻ bú mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu có tác dụng giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp cấp. Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, béo phì, và là cơ sở cho trẻ bú kéo dài đến 2 năm.
- Tăng cường tình cảm mẹ con: mẹ cho con bú là điều kiện để mẹ con gần gũi nhau. Chính sự gần gũi tự nhiên đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho đứa trẻ phát triển hài hoà. Nuôi con bằng sữa mẹ tạo ra tình cảm gắn bó thắm thiết giữa mẹ và con.
- Bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ:
. Kích thích tiết sữa sớm, tránh cương tức sữa, tắc tia sữa, chống nhiễm trùng sau đẻ.
. Giúp mẹ chậm có thai.
. Trẻ bú ngay sau khi đẻ có tác dụng co hồi tử cung, cầm máu cho mẹ.
- Sữa mẹ kinh tế và thuận lợi: Sữa mẹ sẵn có trong 24 giờ và không cần phải chuẩn bị. Trẻ bú mẹ thuận lợi, không cần phải đun nấu, rẻ hơn so bất cứ thức ăn nào khác, tiết kiệm cho bà mẹ cả về kinh tế và thời gian.
7.2. Cải thiện tập quán cho trẻ ăn dặm
+ Ăn dặm là một quá trình tập cho trẻ quen dần với chế độ ăn của người lớn. Ăn dặm là một giai đoạn nguy hiểm vì trẻ không có thức ăn đủ giá trị dinh dưỡng, thức ăn cũng như nước uống có thể bị ô nhiễm bởi vì sinh vật gây bệnh, trong đó có nhiều tác nhân gây tiêu chảy.
+ Sữa mẹ đáp ứng được hoàn toàn cho trẻ trong 6 tháng đầu. Từ tháng thứ 6 trẻ phát triển nhanh đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng rất cao, ngoài sữa mẹ cần phải cho trẻ ăn thêm gọi là ăn bổ sung. Trẻ nuôi nhân tạo cũng cho ăn sam như trẻ bú mẹ.
- 5 tháng: bắt đầu cho trẻ ăn một bữa bột loãng.
- 6 tháng: 1 bữa bột đặc.
- 7 - 8 tháng: 2 bữa bột đặc.
- 9 - 12 tháng: 3 bữa bột đặc.
- Tháng 7 - 8: cho thêm các thức ăn khác như thịt, cá, tôm, cua, đậu, lạc, vừng...
- Từ tháng thứ 9: có thể cho ăn đầy đủ các thức ăn như của người lớn. Sau 6 tháng tuổi mới cho ăn bổ sung vì:
- Lứa tuổi này trẻ mới có biểu hiện thích ăn uống.
- Răng bắt đầu mọc, biết dùng lưỡi di chuyển thức ăn và nhai.
- Bộ máy tiêu hoá đã dần hoàn thiện hơn.
+ Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn.
Chất đạm: trứng, thịt | ||
Ngô, khoai | Sữa mẹ | Cá, tôm, đậu, đỗ |
Chất béo: dầu, mỡ, bơ | Vitamin, khoáng: rau, quả |
7.3. Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống:
Sự lan truyền của vi khuẩn gây bệnh có thể qua nhiều con đường:
- Truyền trực tiếp vi khuẩn ở người bệnh sang người lành theo con đường: phân
- chân tay - miệng.
- Từ chất nôn, phân người bệnh - ruồi nhặng, chuột, dán và các côn trùng khác đưa đến thức ăn và đến người lành.
- Từ chất nôn, phân người bệnh – nước – thực phẩm đến người lành.
Biện pháp vệ sinh môi trường và cá nhân:
- Vệ sinh môi trường trước tiên là việc khống chế sự phát triển ruồi, nhặng, gián, chuột... Muốn hạn chế cần thu gom các chất thải bỏ, xử lý rác hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Chính việc hạn chế sự phát triển ruồi, nhặng sẽ đóng góp một phần lớn vào việc ngăn chặn sự phát tán mầm bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh và an toàn nguồn nước sạch là rất quan trọng.
- Các nhà máy nước cũng như cơ quan giám sát chất lượng nước cũng có chế độ giám sát chất lượng vệ sinh nước liên tục. Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ. Tất cả nước ăn, uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất Chloramin B.
- Sử dụng nước an toàn: Gia đình cần chọn nguồn nước sạch nhất có thể; Không đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của bệnh nhân hay vứt súc vật chết, rác xuống ao, hồ, sông.
Không được tắm, giặt và đại tiện gần nguồn nước; Xây hố xí cách nguồn nước ít nhất 10 mét ở phía đất thấp hơn; Chứa nước trong chum, vại được rửa sạch hằng ngày, có nắp đậy; Dùng gáo cán dài để múc nước, không chạm tay vào nước;
Vệ sinh ăn uống: Ăn chin uống sôi, không ăn rau sống, nước đá làm từ nguồn nước sạch và đảm bảo chất lượng vệ sinh.
Tránh các thực phẩm và các món ăn dễ bị nhiễm khuẩn và dễ mang mầm bệnh, đặc biệt là các thực phẩm cuốn hút ruồi nhặng đến reo rắc mầm bệnh.
Không ăn các món ăn không nấu chín như các món tái, nộm, rau sống và ngay cả những thức ăn chín mà không được bảo quản vệ sinh tốt.
7.4. Rửa tay:
Rửa tay thường quy
Tất cả các nguyên nhân gây tiêu chảy được truyền bằng tay khi bị nhiễm bẩn phân. Tất cả thành viên trong gia đình cần phải rửa tay thật kỹ sau khi đi ngoài, sau khi vệ sinh cho trẻ đi ngoài, sau khi dọn phân cho trẻ, trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn. Rửa tay sạch đòi hỏi phải sử dụng xà phòng, có đủ nước để rửa tay thật kỹ.
Phải rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh phát tán mầm bệnh.
7.5. Sử dụng hố xí:
- Vệ sinh cá nhân trong việc phòng tiêu chảy cần lưu ý cho mọi người dân ý thức vệ sinh sau khi đi ngoài, hay giúp người bệnh vệ sinh chất thải.
- Quản lý và xử lý phân, chất thải của người lành và người bệnh chặt chẽ, đối với phân chất nôn của người bệnh tiêu chảy dùng Cloramin B, vôi bột để khử khuẩn, đảm bảo không còn mầm bệnh đưa vào môi trường
- Phân người phải được xử lý làm sao để không dính vào tay và làm ô nhiễm nguồn nước. Cách tốt nhât là mọi người thường xuyên sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
7.6. Xử lý an toàn phân trẻ nhỏ:
Ở nhiều nơi, người dân thường cho phân trẻ em là vô hại. Nhưng thực tế trẻ em hay bị nhiễm trùng các vi sinh vật gây bệnh đường ruột và phân trẻ em là một nguồn bệnh nguy hiểm lây lan cho người khác. Đối với trẻ đang tiêu chảy hay bị nhiễm trùng không triệu
chứng thì phân trẻ lại càng nguy hiểm.
Xử lý phân an toàn
Môi trường mất vệ sinh làm lan rộng các tác nhân gây tiêu chảy. Phân làm nhiễm bẩn nguồn nước nơi trẻ chơi, nơi bà mẹ giặt quần áo và lấy nước dùng cho gia đình. Các gia đình cần quan tâm đến chất lượng và vệ sinh của hố xí. Nếu hố xí không đạt tiêu chuẩn thì phải đại tiện vào hố và chôn phân ngay sau khi đại tiện. Phân của trẻ em thường chứa các tác nhân gây tiêu chảy, phải thu dọn, đổ vào hố xí hoặc chôn ngay sau khi đi ra ngoài.
7.7. Tiêm phòng sởi:
Phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc - xin theo lịch tiêm chủng mở rộng. Tiêm phòng sởi có thể giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của tiêu chảy. Tất cả trẻ em cần tiêm phòng sởi ở độ tuổi khuyến nghị.
Trẻ đang bị sởi hay mới khỏi bệnh sởi trong vòng 4 tuần thì mắc tiêu chảy nhiều hơn hay bệnh lỵ nặng và dễ tử vong, do bị tổn thương hệ miễn dịch sau sởi hoặc do tổn thương niêm mạc ruột chưa lành hoàn toàn sau thời gian mắc bệnh.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ.
Chọn câu đúng nhất:
1 -Tiêu chảy là :
A. Phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong 24 giờ
B. Đi phân lỏng trên 5 lần trong 24 giờ
C. Phân lỏng hoặc nước trên 4 lần trong ngày
D. Trẻ bú mẹ đi cầu phân lỏng. 2- Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp:
A. Trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa bò,bột, nước cháo thì hay bị tiêu chảy.
B. Do dinh dưỡng và nhiễm khuẩn.
C. Do nhiễm virus.
D. Do ăn uống không hợp vệ sinh.. 3- Đánh giá tình trạng mất nước:
A. Toàn trạng.
B. Mắt.
C. Khát, véo da . D.Tất cả đều đúng.
4- Điều trị tiêu chảy theo phác đồ điều trị A:
A. Chỉ dùng bằng đường uống.
B. Dùng bằng đường uống và truyền tĩnh mạch.
C. Đặt sond dạ dày cho trẻ uống.
D. Cho trẻ uống nước cháo muối.
5- Nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà:
A. Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường phòng mất nước: .
B. Sử dụng 3 nguyên tắc điều trị.
C. Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để đề phòng suy dinh dưỡng.
D. Chỉ ápdụng một trong 3 nguyên tắc điều trị .
6- Thuốc điều trị trong tiêu chảy cấp:
A. Kháng sinh.
B. Chỉ điều trị kháng sinh khi có nhiễm vi khuẩn.
C. Thuốc chống nôn ói.
D. Thuốc giảm đau.
7- Tuyên truyền phòng bệnh tiêu chảy cấp:
A. Cho uống oresol.
B. Có 7 biện pháp.
C. Cho uống nước cháo muối và cho ăn.
D. Tất cả đều đúng.
BÀI: 10
THẤP TIM VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG THẤP TIM
Mục tiêu
1. Trình bày nguyên nhân, cơ chế và các triệu chứng của bệnh thấp tim.
2. Trình bày được các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thấp tim.
3. Trình bày được các biện pháp điều trị và phòng bệnh thấp tim.
1. Đại cương
Bệnh thấp tim là một bệnh nhiễm trùng – dị ứng – miễn dịch gây tổn thương ở nhiều bộ phận của cơ thể: khớp, tim, não, da...Tổn thương có thể chỉ một bộ phận, nhưng cũng có thể ở nhiều bộ phận cùng bị trong một đợt tiến triển hoặc bổ sung thêm vào trong các đợt thấp tái phát kế tiếp. Tổn thương do thấp tim chỉ thoáng qua (ở da, ở khớp...)nhưng có thể kéo dài, tiến triển thành những tổn thương không hồi phục, để lại di chứng nặng nề suốt đời ( ở tim).
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh thấp tim là do liên cầu khuẩn ( tan máu nhóm A (LCK)
Bằng các phản ứng huyết thanh đặc hiệu, người ta đã phân lập được trên 80 týp khác nhau của LCK nhóm A, trong đó có 10 týp hay gặp là M týp 1, 3, 5, 6, 14, 18, 19, 24,
27, 29.
Tổn thương khởi đầu của LCK nhóm A là viêm họng, viêm amygdales, có thể gây bệnh thấp tim. Các tổn thương khởi đầu ở da do LCK không gây nên bệnh thấp tim.
3. Dịch tễ học
Lứa tuổi hay gặp : 5 - 15 tuổi. Hiếm gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 25 tuổi. Giới : nam nữ mắc bệnh tương đương nhau.
Hàng năm trên thế giới có khoảng 20 triệu trẻ em bị mắc bệnh thấp tim, trong đó có 0,5 triệu trẻ tử vong do di chứng van tim và hậu thấp.(Hội Tim mạch học quốc gia VN,2000).
Tần suất mắc bệnh thay đổi theo từng quốc gia , ở các nước đang phát triển vẫn còn cao, khoảng 1-12%.Ở Việt Nam, tần suất mắc bệnh từ 2 - 4,5 %, tỷ lệ tử vong 6,7 % ( Hội Tim mạch học quốc gia,2000)
Yếu tố thuận lợi :
Điều kiện sinh hoạt thấp kém : nhà chật hẹp, ẩm thấp, đông người, thiếu vệ sinh,dinh dưỡng kém.
Khí hậu : lạnh, ẩm .
Mùa đông và đầu xuân: Tần suất bệnh cao hơn các mùa khác trong năm. Cơ địa dị ứng.
4. Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh thấp tim dựa vào tiêu chuẩn Jones cải tiến :
4.1. Tiêu chuẩn chính :
4.1.1. Viêm đa khớp :
Thường gặp nhất (62 - 85%) với đặc điểm :
- Sưng, nóng, đỏ, đau, giới hạn cử động.
- Viêm từ 2 khớp trở lên.
- Hay gặp ở các khớp : gối, khuỷu, cổ tay, cổ chân…
- Có tính chất di chuyển từ khớp này sang khớp khác.
- Khớp viêm kéo dài từ 2 - 7 ngày.
- Khi lành không để lại di chứng.
4.1.2. Viêm tim : Có thể là biểu hiện đơn độc nhưng kèm với viêm đa khớp. Là biểu hiện thường gặp và nguy hiểm nhất. Chẩn đoán sớm, điều trị đúng, bệnh nhân có thể khỏi bệnh và được phòng tái phát. Chẩn đoán sai, điều trị muộn, bệnh nhân có thể tử vong do suy tim cấp hoặc do di chứng van tim.
Nếu viêm tim nhẹ thì bệnh nhi cảm thấy hồi họp, tim đập nhanh, nhịp thở nhanh, đau ngực, khám tim thấy tiếng tim mờ, nhịp tim nhanh, có các tiếng thổi. Nếu viêm tim nặng có các biểu hiện khó thở, phù mặt và hai chân, diện tim to, nhịp tim nhanh, có các tiếng thổi, gan to và đau.
4.1.3. Múa giật (chorée de Sydenham) :
Do tổn thương ở hệ thần kinh trung ương. Thường xuất hiện sau nhiễm LCK nhóm A trên 6 tháng. Hay gặp ở trẻ gái, lứa tuổi tiền dậy thì.
Ban đầu trẻ thay đổi tinh thần từ từ, hay cáu kỉnh, lo lắng, sợ sệt, kích thích, giảm trí nhớ. Động tác vụng về : viết khó, rơi bát đũa. Sau đó xuất hiện múa giật với các tính chất : Không tự chủ, không mục đích.Động tác dị thường, đột ngột, dứt khoát, quá mức, biên độ không đều, rối loạn về phối hợp động tác.
Vị trí múa giật : ở các gốc các đoạn chi : lắc đầu, giật cơ mặt, nháy mắt liên tục, nói ngọng, khó nói. Ngoài cơn : giảm trương lực cơ.
Múa giật tăng khi vận động gắng sức, xúc động, giảm khi ngủ. Không có rối loạn cảm giác và phản xạ bệnh lý.
4.1.4. Hạt dưới da (hạt Meynet) :
Hạt rắn, nhỏ, không đau, không nóng đỏ, đường kính từ 10 - 20 mm.
Không dính dưới da nhưng dính trên nền xương nông : khớp gối, khuỷu, cột sống. Số lượng từ vài hạt đến vài chục hạt Mất đi sau vài tuần không để lại di chứng.
4.1.5. Ban đỏ vòng (ban Besnier): (thường ít gặp)
Vùng giữa ban màu hồng nhạt, xung quanh đỏ thẩm, hình tròn hoặc dạng mụn rộp, kích thước to nhỏ không đều nhau. Xuất hiện ở thân mình và gốc chi, không bao giờ có ở mặt. Không ngứa, không đau. Mất sau vài ngày, không để lại di chứng.
4.2. Tiêu chuẩn phụ :
4.2.1. Lâm sàng :
Sốt : thường nhiệt độ >38 độ C.
Đau khớp : có thể đau một hay nhiều khớp, đau khi khám và di động.
Tiền sử thấp tim hoặc bệnh tim do thấp : trong tiền sử có viêm khớp rõ hoặc có di chứng van tim.
4.2.2. Cận lâm sàng :
- Các phản ứng viêm cấp :
Tốc độ lắng máu : tăng cao trong giai đoạn cấp, giảm và trở về bình thường khi khỏi bệnh. Giờ đầu VS tăng > 30 mm.
Công thức máu : bạch cầu tăng.
Phản ứng protein C (CRP: C reactive protein ) : dương tính
Khoảng PR kéo dài trên điện tâm đồ : bình thường PQ ở trẻ em trong khoảng 0.11 - 0.18s.
4.3. Dấu hiệu nhiễm LCK nhóm A :
4.3.1. Antistreptolysine O (ASLO) : tăng > 333 đơn vị Todd ở trẻ em. ASLO bắt đầu tăng sau nhiễm LCK nhóm A 10 ngày, kéo dài 3 - 5 tuần rồi giảm dần. Nên làm 2 lần